Cái bộ Fe này có diện tích lõi Fe và bobing thiết kế cho 60Hz nên quấn lại cũng nóng hoặc cháy. Bác vứt hết chổ đám cháy đó, rồi mua Fe khác bự hơn 20% theo bài pot của bác 5Hien ở trang trước và quấn lại thì mới hay được
Cháy do quá áp sẽ nóng và cháy từ bên trong cháy ra bác ui. Cái này cháy cục bộ do tuổi tác hay bị ẩm gì đó bác ui
Bác vui lòng PM cho tôi Địa chỉ bác nào có khả năng quấn lại nhờ họ quấn cho dạo này bận quá. Hôm qua nghe con 300B PP Mono Block của bác hay đấy chạy mãi mà không nóng :roll:
Con này cháy do quá áp, mọi lần chỉ chơi 105V thì vô tư đi, nhưng cắm vài 120V thấy nó hay hơn, moi khi tôi chỉ cắm chơi một lúc thôi, lần này sểnh ra một cái là ăn khoai nướng ngay :twisted:
Ở miền Bắc em không rành bác ơi. Cục nguồn tính đúng có nóng chút theo giới hạn cho phép cũng không sao, quấn dư CS sẽ ít nóng nhưng sau này con cháu nó nhìn vào nó cười và nói ông cha ta sao mà cứ nghèo. Như đồ Mỹ cứ tính cục nguồn cho 50Hz là dùng 60Hz vô tư mà nó có làm đâu, +20% vật liệu nếu làm hàng loạt cũng nhiều đó và thiệt hại cho già lước hàng chiệu đô la chứ chẳn chơi
Pờ rồ về Transformer Rề gu phán đúng rồi, cháy cuộn bên ngoài là do phóng điện và chạm nóng lên từ từ, nếu do Hz sẽ cháy cuộn sơ bên trong. Thế mà em cứ tưởng 120V đi đôi với 60 xích lô em mới phán sai :mrgreen:
Bác Blue Tra cứu giúp cho Với Tube 6V6 điện áp đang đặt tại đầu cực của đèn là 280V mà tăng lên 350V thì dòng điện tăng lên thế nào ? ba cái vụ này tôi cũng không sành lắm chỉ mò mẫm ngâm cứu thôi :lol: Tôi nghĩ con này chết do không chịu nổi dòng thôi vì tôi sờ vào BA nó rung khi chạy điện 120V, Vì nó cháy phần thứ cấp mà. :roll:
Em thấy đa số các máy đều đề 100V, 220V, 50-60Hz. Vậy biến thế của các máy này chế tạo thế nào mà chạy được 2 tần số vậy ạ ? Mà em nghĩ chắc cũng khó nhận ra sự thay đổi trong âm thanh khi cắm 2 tần sồ nguồn 50 và 60Hz, vì nếu không thì người ta bán máy cho ai được.
mấy thiết bị dùng điện 60Hz có nhất thiết dùng tụ thiết kế cho 60hz luôn không ? thỉnh thoảng em ra chợ, thấy 1 số tụ tháo máy ghi tụ 60hz trong khi nhiều tụ khác ghi dùng cho 50/60hz. tụ chuyên cho 60hz liệu có khác tụ cho 50hz ? tụ 60hz cắm điện 50hz thì vấn đề gì xảy ra ?
Chào anh em, minh đã đọc topic nay, và thấy một trong những điều quan trọng nhất trước khi đến độ lợi hại của việc chênh tần số 50hz và 60hz : chí số này về mặt kỹ thuật nói lên điều gì ( đơn thuần là kỹ thuật điện ). các yếu tố ảnh hưởng khi thay đổi tần số trên cùng một thiết bị. theo mình nghĩ: với tần số khác nhau thì biến áp trong thiết bị sẽ khác nhau, cuối cùng là dòng điện sau biến áp thì hoàn toàn giống nhau trên cả hai thiết bị 50hz và 60hz.
Mấy hôm bận quá kô lên Online được vì đang rươc một em Krell đỏng đảnh về cho dự án điện 60Hz. Nguồn điện yêu cầu 230/115 không nói đến Hz nhưng chắc là 60 thôi cắm điện 220v/50Hz nóng ran :twisted: . đã thử qua 60hz rồi không thấy nóng gì cả, phải nói rằng Krell chơi đúng tần số 60Hz nghe hơi bị giật mình :roll:
Đã mua được đâu mượn được một cái nghe thử thôi rồi kiếm sau chứ mua con PS-300 đắt lòi mắt ra :twisted: kết quả nghe Krell lại trái ngược với mấy bác Rì viu về Krell thế mới chết chứ , bác có thông tin Rì viu gì về nó bác ới cho một tiếng nhé :roll:
Đắt lòi mắt là khoảng bao nhiêu ạ! Krell thì em nghe mấy lần rồi nhưng chưa sở hữu vì không hợp. Hơn nữa.......em nói ra fan châu .......chém chết Vụ rì viu.....hay bác lên Gu gồ uýnh thử xem sao? Cám ơn bác!
Tôi chơi nó một tuần rồi , con này nó kén điện lắm điện nhà mình nó kêu không hay là phải, con này phải đúng điện kia mà phải là điện sạch nhé, nghe phê lòi . Cắm vào điện lưới nhà mình nó sinh ra lắm bệnh lắm :roll: Hôm nào rỗi mời bác qua nghe thử .
Re: Sự chênh lệch về tần số kẻ báo hại ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cảm giác thì không chính xác rồi,bác có thể cho mình biết model máy không?
Re: Sự chênh lệch về tần số kẻ báo hại Kể cả bác tiện lại Puli đi chăng nữa, xét về động cơ thôi thì công suất nó đã bị giảm đi khoảng 20% rồi cho nên tiếng nó bị chậm đi là đúng rồi. Nếu hãng nào nó tính dư CS thì không sao còn nó tính đủ thì không cái Puli nào chạy được cả. Thân
Bác có thể chia sẻ máy biến tần mua bao nhiêu, ở đâu không? E cũng đang ngắm con Krell 400xi mà lăn tăn vụ tần số 60HZ quá. Nghe nói để đổi lại tần số 50HZ phải nhờ hãng Krell bên Mỹ chỉnh lại mất khoảng 300 Obama
Bác ạ thôi cũng chia sẻ với bác vụ này tôi cũng làm chuột bạch thôi. Có đổi lại tần số nó chạy nóng và lẩm cẩm lắm. Lấy ngay cái MD-2 của tôi làm ví dụ luôn. Hay bị lỗi, không nhận một số đĩa, hay bị bỏ bài, điều khiển xa thỉnh thoảng bị lẩm cẩm không rõ nguyên nhân, Chạy sang tần số 60 Hz, thật là tuyệt vời mát như tủ lạnh, CD nào nó cũng đọc, chẳng bỏ bài nào cả, chẳng thấy lỗi gì hết, về chất âm của Krell khỏi bàn đi. Tôi cũng đang kiếm cái DA của Krell đây. Thân
Re: Sự chênh lệch về tần số kẻ báo hại Vậy các bác có bao nhiêu để lại em ôm tất. (giá bèo tý - 60hz mà)
Theo em thì 117V/60Hz cắm vào 120V/50Hz khó mà sôi sùng sục được trừ khi BA có dấu hiệu què cụt. Cũng không loại trừ khả năng BA khá nóng + bác chủ thớt thêm mắm thêm thắt tí muối cho câu chuyện đỡ nhạt (sorry bác, em cũng thích ăn mặn) . Thực sự thì em thấy BA bây giờ (đặc biệt là BA cách ly của Nhật) thường rất nóng khi ngâm điện. Có những cục nóng đến mức khó mà yên tâm được mặc dù vẫn có thể yên tâm. Bọn này khác hẳn với đồ thời chiến tranh lạnh, sờ vào cứ gọi là lạnh như tranh . Cắm điện cả ngày mà đôi khi chết sống không biết, cứ phải thò cái đồng hồ vào đo mới biết... à vẫn còn. Về chuyện nghe bị ù lì thì cũng có thể có cơ sở. Với 1 mạch nguồn cho trước thì việc tính giá trị của tụ, choke có phụ thuộc vào tần số. Về nguyên tắc, tụ và choke (có thể thêm cả đèn van, trở hạ áp) hình thành một mạch lọc. Mạch lọc này tối thiểu phải là một mạch lọc thông thấp lọc sạch gợn 100Hz (tín hiệu sau nắn 2 nửa chu kỳ của điện 50Hz) hoặc 120Hz (sau nắn của điện 60Hz) => Tần số cắt phải dưới 100Hz hoặc 120Hz. Để đơn giản hóa thì ta coi mạch nguồn chỉ gồm tụ và choke => Mạch lọc LC => Tần số cắt của bộ lọc: => Tần số cắt càng nhỏ thì yêu cầu L hoặc C phải càng lớn => Yêu cầu lọc đến 100Hz sẽ ác hơn 120Hz, đã lọc được 100Hz thì sẽ lọc tốt 120Hz. Nhưng ngược lại thì chưa chắc, lọc sạch 120Hz chưa chắc đã lọc tốt 100Hz => Phải chăng đây là lí do bác HoaRV thấy ù lì? Em giả thiết "con audio" 117/60Hz của bác HoaRV thiết kế rất chuẩn, các mạch lọc của cao áp, đốt tim, vv... đều thiết kế cho 60Hz => Khi chạy 50Hz, tần số xuống thấp các mạch này lọc bị thiếu => còn gợn => ù? Em cũng có một cách giải thích khác trực quan hơn là từ hình vẽ: Sau khi nắn, hình sin 2 nửa âm-dương sẽ lộn lên thành dương tất => điện nHz AC sẽ trở thành 2nHz DC. Với 50Hz => 100 => Khoảng cách hai đỉnh: 1 giây / 100 = 0.01 giây. Với 60Hz => 120 => Khoảng cách hai đỉnh: 1 giây / 120 = 0.0083 giây. Đường màu đen là điện sau nắn nhưng chưa lọc. Đường màu đỏ là điện đã lọc. Tụ điện và cuộn choke đóng vai trò là các vật dự trữ năng lượng. Nó nạp điện khi điện "nhô" lên và phóng ra khi điện bổ nhào xuống => Sau mỗi đỉnh đen đen, đường màu đỏ không nhào xuống ngay mà tụt từ từ, thoai thoải => Hình thành đường màu đỏ hình răng cưa cùn . Rõ ràng, nhìn độ dốc của đường màu đỏ thì khoảng cách 2 đỉnh càng gần càng tốt, càng gần độ tụt càng ít vì vừa tụt xuống là lại được kéo lên ngay :lol: . => Điện 60Hz (có khoảng cách 2 đỉnh là 0.0083s) sau khi nắn lọc sẽ có độ gợn ít hơn và đạt điện áp cao hơn 50Hz (có khoảng cách 2 đỉnh là 0.01s = 120% của 0.0083s) với cùng 1 mạch nguồn => thiết bị 50Hz đem chạy 60Hz thì điện sẽ phẳng hơn, B+ cao hơn. Ngược lại sẽ gợn nhiều hơn, B+ thấp hơn => Nếu thiết kế tại 60Hz vừa đủ thì chạy 50Hz sẽ hơi thiếu cả về áp và độ phẳng => Em nghĩ tai bác nào thính nhỡ đâu lại nhận ra
@Nero , Nó chỉ là một cái chân làm bằng thủy tinh được ngâm dưới biển gần trăm năm , nhưng điều đáng quan tâm nhất là nó có một lớp dán trên mặt phần tiếp giáp với CD nó làm cho âm thanh hay lên thôi. :mrgreen: