mỗi lực từ nhất định sẽ đi đôi với moving mass của loa. cái này hãng đã tính toán. khi lực từ yếu đi theo thời gian, hoặc do nam châm bị nóng lên sau quá trình sử dụng nhiều liên tục. các bác nạp từ lại, hoặc gắn thêm nam châm sẽ thấy âm thanh chi tiết hơn, nhanh hơn là chiện phình phường bác nên lưu ý loa càng rung nhanh, mạnh thì damping càng thấp và tiếng càng dễ bị méo. bác có thể thử bằng cách cho loa công suất nhỏ vài quát hát những bài nhanh, mạnh, hoành tráng với mức volume cao thì sẽ rõ. chính vì thế làm loa khó nhất là cái màng loa. màng giấy rung khác màng vải, khác màng nhôm, khác màng kevla... khác màng ribbon, gốm, kim cương.... còn độ chi tiết, độ dynamic, chất âm liên quan chủ yếu đến ampli là trước tiên và màng loa. bác chơi ampli đèn single end 1 quát đánh loa độ nhạy cao thì khó mà rung bằng ampli bán dẫn chơi loa độ nhạy trung bình.
Em tưởng ngược lại chứ bác ? Damping factor càng thấp thì màng loa mới kém ổn định hơn chứ. DF không thay đổi lệ thuộc vào sự rung mạnh nhẹ của màng loa. :roll:
Cuộn dây loa di chuyển dọc theo nam châm và chịu sự định vị của màn loa + nhện,nó luôn tìm về vị trí cân bằng nhưng không thể cân bằng ngay do có quán tính,nếu nó bị đẩy mạnh thì lực cân bằng ngược chiều lại với lực đẩy cũng mạnh lên => lực quán tính mạnh lên => suất điện động phản kháng quay lại ampli cũng mạnh lên và điều này làm cho ampli cần có damping factor cao thì mới khống chế được suất điện động này,nếu damping factor thấp thì gây méo tiếng trong loa và hiệu suất đẩy loa cũng giảm do có sự trừ nhau của tín hiệu ngay tại ...cọc loa. :roll:
bác gắn dùm em thêm mỗi bên 2 cục nam châm bự vào 1 loa. sau đó bác cho loa ây hát và xem nó thế nào. bàn về lý thuyết... chắc đến sáng các bác từng thử ampli có damping thấp, ví dụ ampli đèn PP 5 cực không có feedback chưa ?
Cái loa có trở kháng để ampli tác động vào,nó thể hiện bằng đường biểu thị trở kháng loa mà các cụ thường thấy. Có thể xem đây là trở kháng mà ampli nhìn thấy(1) Ngoài ra nó cũng có trở kháng phản ánh khi nó di chuyển thì luôn có xu hướng sinh ra lực(cũng là sinh ra suất điện động/sinh ra dòng điện) ngược chiều với dòng điện mà ampli tác động vào. Có thể xem như đây là trở kháng mà loa nhìn thấy ampli(2). Trở kháng này càng nhỏ càng tốt,càng nhỏ thì mức độ tác động ngược của nó càng không đáng kể. Damping factor là trở kháng loa(1)/trở kháng ampli(2). Nếu tăng lực từ nam châm tức là tăng trở kháng(2) thì damping factor sẽ nhỏ lại,như trên em vừa lý luận là phải tăng thêm damping factor từ phía ampli là do nguyên nhân này. Coi chừng các cụ hiểu sai ý em :roll:
nghe cụ UL giải thích...bác dominhduc chuyến này... tẩu rùi. em đã tẩu từ lâu... nay có thêm bạn tẩu... vui quá :lol: . thôi cụ cứ bám vào mấy cái ví dụ em nêu ra cho nó lành. em từng thử nghiệm qua hết ráo rùi... :lol: cụ Quan xen, topic này cũng tương tự như thư giãn vậy mừ... và nó nằm trong mục Tổng hợp :mrgreen:
Kỹ thuật sao khó quá! Các Hãng Hái Èn đôi lúc cũng tránh các thông số kỹ thuật cho khỏe, cho đỡ bị pháo :lol: Vậy sx đồ Audio có cần kỹ thuật hay không ?
Ấy thế nên có 1 số hãng hay nhà thiết kế nổi tiếng thế giới chỉ thích thiết kế/sx rề hoặc em nhưng không đụng đến thiết kế/sx loa! Và điều ngược lại cũng xảy ra ... :wink:
ví dụ Audio Note thích làm pre, amp. hình như họ ít khi công bố độ méo, độ ồn, đáp tuyến chi tiết các bác nhỉ cơ mà ampli vẫn bán giá cao và nghe vưỡn hay. họ có làm loa... nhưng số người mua... hiếm nhỉ vừa rồi có topic của bác Vincin về thi đấu 30 cái OPT, cái của Audionote có thông số bèo đoạt giải nhất. trong khi 2 cái có thông số tốt nhất bị loại ở vòng đầu và vòng tứ kết :mrgreen:
Topic này nó nóng toàn vào giờ linh. :lol: Em vừa có câu sô lô gân là: Kỹ thuật vị nghệ thuật có nghĩa là dùng kỹ thuật để tạo ra những cái mà tai người thích nghe một cách chủ động/có chủ ý hẳn hoi chứ không phải là hên xui. Sau này em làm ampli để nghe hoặc bán cho người khác nghe em cũng công bố thông số chung chung,tránh những chổ có thể gây tranh cãi,dĩ nhiên là em có phù phép trông số mạch có chủ ý trong đó để sao cho nghe nó hay. Nếu em làm ampli để đo thì em làm cách khác,tất cả phải thẳng tưng,chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhưng em đang phục vụ cho cái máy đo chứ không phải phục vụ đôi tai. Cả 2 đối tượng mà em cần phục vụ(máy đo và tai người) đều cần dùng đến kỹ thuật,chỉ có khác là đối với tai thì dùng kỹ thuật làm sao cho nó sai 1 cách phù hợp với đôi tai số đông,còn với máy đo thì em dùng kỹ thuật làm sao cho nó thẳng như ruột ngựa là ăn tiền. Wed em đang xây dựng chưa hoàn chỉnh có câu sô lô gân này đây. http://ultraudio.net/ Các cụ nghía qua rồi đóng góp ý kiến em với. Em chưa xây dựng xong,các cụ coi mê nu đỡ,chưa có nội dung nhiều.
Biết ngay là cụ hiểu nhầm ý em. :twisted: Em có nói tăng trở kháng loa đâu,em nói tăng trở kháng phản ánh(tức tăng trở kháng ra ampli mà) :roll:
Em thì hiểu tăng trở kháng ở đây, theo ý bác UL là tăng cái sức điện động mà voice coil sinh ra khi di chuyển trong từ trường của nam châm loa. Như ta đã biết thì sức điện động này tỉ lệ thuận với lực từ của nam châm(Tesla). Nên khi tăng lực từ (thêm nam châm, thay đổi nam châm từ ferit sang neodymium...) thì nó cũng tăng theo. "Trở kháng" này không đo bằng Omh mà đo bằng mili-Vôn hoặc micro-Vôn
Chưa có hàng,quảng cáo cái mê nu :lol: Chắc wed này làm đến tết năm sau mới xong,em nghĩ kỹ rồi viết hết toàn bộ phần lý thuyết âm học và lý thuyết điện tử em sẽ chuyển sang...viết tài liệu luôn,khỏi bán buôn gì nữa. P/S:Mai cho mượn cái máy ảnh đê,em úp cái gôn mân lên luôn cho nó máu,ở nhà không có máy ảnh. :wink:
Dễ hình dung nhất là mạch điện gồm loa nối với amply thì khi loa rung, cuộn voice coil sẽ trở thành một nguồn điện nữa, có phase ngược 180 độ với ngõ output amply. Nên đây là dòng điện có ảnh hưởng xấu đến sự kiểm soát độ rung của màng loa --> giảm chất lượng âm thanh. Mạch điện nối loa và amply lúc này sẽ gồm 2 nguồn điện và 2 nội trở kháng Do vậy người ta phải giảm nội trở của amply càng nhỏ càng tốt để tránh sự ảnh hưởng của dòng điện ngược pha sinh ra bởi sự dịch chuyển của voice coil. Damping factor là một chỉ số để đánh giá sự tương tác giữa trở kháng loa và nội trở của ngõ ra output trên amply. Giả sử loa 8 ôm, nội trở amply là 0,08 ôm, thì ta có DF = 8 : 0,08 = 100. Cũng cái amply này, khi mắc loa 4 ôm thì DF chỉ còn = 4 : 0,08 = 50. Do có tính chất đặc thù như vậy nên chỉ số DF trên amply chỉ ép-phê với driver bass, do loa bass có biên độ rung lớn nhất. Còn mid và nhất là treble thì chỉ số DF của amply cao hay thấp ko có ý nghĩa nữa
Vẫn nhầm bác ơi. DF có phải là hằng số đâu, với tải thay đổi thì nó cũng thay đổi theo. Chỉ có nội trở của amply là const theo thiết kế của nhà SX thôi
Cụ này chỉ được cái nói đúng. Nhưng mà...cũng lại cái nhưng mà này nữa :twisted: Cái loa nó rung theo quán tính nó cũng sinh ra các hài âm,giống như tiếng vang ấy,nó làm âm thanh trở nên dày hơn,tự nhiên hơn,...hay hơn :roll: Bây giờ trở kháng ampli coi như bằng 0 ohm thì đang ngắn mạch cái nguồn phát từ loa,ngắn mạch này làm cho cái màn loa không thể rung theo quán tính được=> tiếng cụt lại,dứt khoát,kém tự nhiên,...nghe dở hơn. :roll: Vậy damping factor cao thì có lợi về mặt kỹ thuật nhưng hại về mặt nghệ thuật,vấn đề ở đây là làm sao nó được cái lọ mà không mất cái chai,cần dùng nhiều kỹ thuật ngay cái chổ này để dung hòa 2 bên đây.