Cụ ơi, nếu mà xét cả quá trình thâu và phát (không thay đổi pha của tín hiệu trong quá trình xử lý trong Computer) thì hai quá trình ngược nhau này nó bảo toàn pha của tín hiệu gốc. Em đoán vậy không biết có đúng không nữa :mrgreen: Như vậy nếu muốn làm pha của loa chính xác thì chi bằng ta nghiên cứu thật kỹ cái Micro thâu âm nhỉ :lol:
Cụ nói đúng luôn nhưng cái bản thu không chỉ có thu từ micro mà còn thu từ các nhạc cụ điện tử nữa nên chắc là nó không thể bù trừ nhau hết,vấn đề là làm sao biết rằng nó đến tai người nghe chưa đúng(so với bản thu gốc) để mà điều chỉnh ...phân tần lại cho nó đúng phase khi thu :roll:
Bệnh của cụ là hay dùng toán học thái quá , còn bệnh của em là cái gì cũng vác máy đo ra ngắm :lol: , sau mấy năm vật vã thì em dám tự tin nói leo rằng thực tế lệch pha ở khoảng 2KHz trở lên không có nhằm nhò chi rứa, cái đoạn đau đầu nhất chính là đoạn giao nhau từ Bass sang Mid-Low, Nghe tiếng contra bass nó mờ câm thì có nước khóc thét, tệ hơn nữa là nó mất tiêu luôn vài nốt chơi cho bõ ghét , để tránh cái vụ này thì chỉ dùng 1 loa bass thôi, kiểu như bookself cắt ở 5KHz là hết chuyện, do vậy mà em đâu có phản đối gì bác Alibaba đâu, chẳng qua hỏi bác ấy cái vụ độ nhạy thôi . Ngủ đi các bác, mai còn đi kiếm cơm . Thân mến
Nhạc Cụ điện tử thì người ta cũng mô phỏng làm sao cho đúng nhạc cụ thật mừ. Nhạc cụ điện tử mà cho phase không giống nhạc cụ thật thì không Hái èn, Ao đi ô Phi lê không nghe đâu :lol:
Cái này xưa rồi ... DIYễm ơi! :lol: Cách đây hơn 10 năm đã có 1 trường học đại bên Mẽo đã nghiên cứu 1 "hệ thống hồi tiếp dùng cơ điện" kết hợp mi-cờ-rô thâu âm thanh phát ra loa để làm 1 vòng hồi tiếp cơ điện kín và kết quả đạt được chất lượng kỹ thuật tuyệt vời. Chỉ tiếc rằng là mỗi cái mi-cờ-rô có đáp tuyến khác nhau nên chất lượng hồi tiếp khác nhau. Đương nhiên về mặt kỹ thuật thì hợp lý vì cái mi-cờ-rô thực tế làm dễ đạt chất lượng kỹ thuật có cao hơn cái loa nên nếu củng cố được chất lượng thêm phần nào là tốt phần đó. Nếu nhiều tiền thì mua cỡ chục cái mi-cờ-rô được dùng ở các phòng thâu thay vô thay ra để thay đổi âm thanh thì cũng thỏa mãn cái thú vui tính ... Ngoài ra trên đời cũng có 1 bộ cân chỉnh luôn cả biên độ và pha cho cả dàn âm thanh từ em đến loa đến 6 kênh gắn vào máy vi tính giá chỉ 500-600 Ô-bâm-mờ dùng xử lý kỹ thuật số để cân bằng biên độ và pha cho dàn máy thẩm âm phòng thâu. Đương nhiên lúc này bắt buộc phải dùng nguồn âm là cái máy máy vi tính chứ không thể dùng đầu nghe rời như bình thường. Mà nguồn âm là máy vi tính thì cũng hợp lý và hay chán chứ có gì là không được? :wink:
Vậy ai thắc mắc vụ pha xin mời chơi loa toàn dải cho đỡ mệt, qua bên topic Nirvana tranh luận với cụ tcqanh :mrgreen:
Không đâu cụ! Cái em nói là 1 cái cục khác mà hình như có cụ Dztronic hay cụ Tubemosfet đã từng bàn tới. Cái món này em biết được là nhờ đọc lại bài của các cụ lão ấy mà thôi ... Đương nhiên cụ vẫn cần 1 cái sao-cạc nào đó để phát ra âm thanh thì cái Tê Xê cũng là 1 ứng cử viên tốt để thực hiện chức năng phát này và đương nhiên là mấy cái Sao Bờ-lát-tơ cũng xài được nhưng chất lượng sẽ không bằng dùng cái Tê-Xê mà thôi .... :wink:
Em tính ra phát cho nó rỏ để khỏi mất thời gian suy diển lung tung,cái đoạn mid-low mà cụ nói thì em thấy cha nào chả vướng,giải pháp là chọn cái loa bass nào có đáp tần phía trên ngon ngon tí là lấy múc chỉ phía trên luôn => khỏi suy nghĩ gì cho nhức óc. Lúc đó trở lại với câu nói của bác sĩ là củ loa nào ngon thì nghe tiếng ngon chứ phân tần không ảnh hưởng nhiều. :twisted: Có điều là không tìm ra cái loa ngon như thế nên mổi hãng đều phải cắt dời lên dời xuống sao cho nó dung hòa kỹ thuật và nghệ thuật => Diyer cũng dính y chang => cãi nhau ỏm tỏi. :roll: Chơi loa toàn dải coi bộ ngon à :mrgreen: Thôi,em đi ngủ
Cái củ loa Bass như Cụ nói Em tìm hết Madisound cũng chưa thấy, ngoài mấy cái loa toàn dải giá trung bình. Cụ thử tìm ở bển có loại nào thì cho AE hay :wink:
- Ai bảo loa toàn giải không lệch pha trên toàn giải? - Nếu có loa nào trên đời mà không lệch pha trên toàn giải thì đã có bảo đảm là nó không có chứa tải mang dung kháng và cảm kháng hay không? - Mà nếu tải loa đã có chứa dung kháng và cảm kháng trên toàn giải thì khi phối với cục khuếch đại công suất với 1 tổng trở ra nào đó thì có dám bảo đảm là sẽ không lệch pha trên toàn giải hay không? ---> Nói dàn nào "nghe hay" hơn giàn nào thì nói đến tết Giai-Ia mới xong các cụ ơi! Tốt nhất là nên bàn vào cái "nghe hay" để cho khoảng cách và thời gian nó thu hẹp lại chút để mà còn gần đến ... tết :mrgreen:
Vấn đề sắp gút được rồi mà Cụ lại thêm mấy cái gạch đầu dòng này vô nhức đầu quá, kiểu này bàn tới tết năm sau :mrgreen:
Ừ hé,cái loa cấu tạo từ cuộn dây thì nó mang tính cảm kháng mừ,làm gì có chuyện không lệch pha giữa các tần số. :lol: Không khử vụ này được mình chuyển qua tìm cách làm thay đổi tốc độ âm thanh đi. :wink: Nó nhanh thì mình kéo nó lại,chậm thì mình buộc dây kéo nó lên. Phương án này hay dưng các cụ bàn đi nhé,cái này sư phụ em chưa dạy. :roll: :lol: Bàn xong nhớ cho em biết kết quả,em đi ngủ nhé.
Em cũng sợ đem Toán vào giống cụ Uống-Trà thì không khéo lại bị "bẩu" vị Toán học thái quá nên chuyển qua chơi văn chương gạch đầu dòng cho nó ngắn gọn và cô đọng tí ---> Quá lắm là bị "bẩu" vị ... gạch đầu dòng! :lol:
Anh Công đừng đi ngủ quá sớm! Nếu các thầy mà cụ đã từng học qua mà chưa đủ trình thì cụ phải tiếp tục tầm sư học đạo ... khác! Ngày nào mà còn chưa lên đến Niết bàn hoặc Thiên đàn thì ngày đó chưa ... mãn nên cứ phải học và tầm sư ! Hãng Vê-lô-đai khi xưa nổi tiếng làm loa sấp đã có gắn lên miệng cái côn loa 1 cái cảm nhận vận tốc mà Tây gọi là Sen-sơ để khống chế hoặc điều hòa cái vận tốc thun ra thun vô của cái côn ---> Như thế là điều khiển được vận tốc ... cái côn loa cái nhể ? :roll: Còn vụ khống chế dung kháng hay cảm kháng của tải loa hòng để khống chế hoặc điều khiển Pha thì theo lý thuyết nếu cụ "có linh kiện nào" vừa có thể thay đổi và điều khiển được dung kháng mà vừa thay đổi hoặc điều khiển được cảm kháng thì cụ ... úm-ba-la gắn nó vào bộ loa sao đó làm mạch bụ trừ là phẳng Pha cái loa đấy cái ngay! Em cũng nhờ dạo này tham gia nhiều mục không dính đến kỹ thuật nên học được nhiều kế hay để giắt lưng hòng khi cần là thế! :mrgreen: Tại cụ không biết đấy thôi vì những người được gọi là tai vàng hay tai kim cương trong giới Hái-Èn thì tai và não người ta có khả năng dời chỉnh Pha hay vận tốc hay xử lý bất cứ cái gì liên quan tới âm thanh mà cụ hay thiên hạ có thể nghĩ ra mà các pp KHKT muốn xử lý đều bó tay ... Trong 1 số trường hợp em cũng đọc ở đâu đó thì có người còn có khả năng xuất hồn hoặc nghe được tiếng nói của người xưa thuộc về quá khứ rồi lặp lại cho người đương thời nghe .... thì nếu vậy thì những người này nếu nghe 1 cái an-bum nhạc nào đó thì biết đâu họ nghe được cái âm thanh thật trước khi vào phòng hay dàn thâu cũng nên ... nên chắc là không bị nghe cái âm thanh của an-bum đã dời lệch hay sai Pha hay chế biến gì gì sau khi vào và ra khỏi phòng thâu .... :lol:
Thư giãn ư? Vầy là đủ rồi,muốn nữa kiếm quả chân Dài tới nách nó xoa nắn cho thì "Giãn hơn" Có khi nào em nói cái Woodhorn em làm DIY tốt hơn WoodHorn hãng chắc chả Tây nào nó tin đúng không nào......? Bây giờ em khoái làm thêm vài cặp Woodhorn chơi mà cũng chẳng có thời giờ thì :wink: Vẫn còn 50 mươi năm cuộc đời tiếp diễn ........ Em sợ thi đua với cụ bên mục đó em " thua " nên hổng dám mò vô. :mrgreen:
Hôm nay em mới ngồi xem mấy bài cuối của topic này thấy hay quá chừng! Cụ đang nói về sự lệch phase của 2 loa con phát cùng 1 tần số ảnh hưởng lên đáp tuyến tần số tổng hợp của thùng loa thì lại có cụ bàn về sự lệch pha của các tần số khác nhau trên cùng 1 loa ảnh hưởng thế nào đến người nghe! :shock:
Dạ. Cái màu đỏ là hiển nhiên. Còn trên nó thì em cũng đang học hỏi cho nó có tý lý thuyết ạ. Vì có lý thuyết mới có thực tiễn mà.
Dạ cả đoạn màu xanh và màu đỏ ở trên đều là hiển nhiên cả! Đoạn màu đỏ mà gây ra đoạn màu tím thì chả khác nào ông thổi kèn phải chạy tới chạy lui mỗi khi chuyển nốt không thì khán giả phải chạy ra chạy vào khán phòng để nghe! Em chỉ không hiểu là sao là mỗi người nói theo mỗi ý của mình mà chẳng ăn nhập gì nhau thôi! :wink: Mới đầu năm mà đã có nhiều topic vui quá! Hứa hẹn năm nay sẽ là một năm đầy thú vị đây! 8)
cụ thử gắn thêm nam châm vào đít cái củ loa đê... hổng chừng tốc độ âm thanh tăng lên chút chút :mrgreen: . trước em thử rùi... và cuối cùng em phải tháo nam châm ấy ra vì âm thanh quá nhanh như máy bay Công cọoc. :lol: cụ CHip, bàn về pha... thì vô phương có điểm dừng vì nó phức tạp quá mức... ngay cả chức năng room correction của mấy em EQ cũng bó tay thì phải :roll:
Cái sự nhanh ở đây không biết có phải là lực từ của nam châm tác dụng lên lực từ của cuộn dây loa không các bác ơi? Khẳng định hay phủ đình cho em cái
khi gắn thêm nam châm vào thì độ Tesla hay độ Gauss, tức là lực từ sẽ tăng lên. như thế lực tác động lên cuộn dây loa sẽ tăng hơn với cùng 1 dòng điện so với trước đó. như thế loa sẽ kêu to hơn và các nốt nhạc nhanh hớn chút chút nhưng... chuyện gì xảy ra ? - lực từ tăng chút đỉnh thì không sao. nhưng lực này tăng bao nhiêu là hợp lý ? nó đỏi hỏi thực nghiệm thôi. - khi lực từ tăng quá mức, thì cuộn dây và màng loa rung quá mức không như tính toán ban đầu của hãng. dẫn đến âm thanh bị méo. có lần em gắn thêm nam châm bự vào loa thì âm bị méo xẹo em giải thích vậy được hông bác ? :lol: