Nhạc cổ điển - Nghe và cảm nhận như thế nào ?

Discussion in 'Kinh nghiệm' started by Schumacher, 17/9/09.

  1. totorauxom

    totorauxom Advanced Member

    Joined:
    2/3/11
    Messages:
    367
    Likes Received:
    2
    Em toàn nghe mozart nghe hoài nên quen ạ, hồi ngày xưa vợ em có bầu em đi làm 1 loạt các thể loại nghe nát hết cả CD, từ sáng tới tối và từ tối tới sáng cho con mình sau này thêm tý IQ, nên quen đâm thấy cũng hay, em thấy nghe nói nhạc Bet ảnh hưởng k tốt đến trẻ con nên hồi đó em không nghe nên không thích, may quá.Hóa ra em bị nghe cưỡng bức các bác ạ.
     
  2. vinh67

    vinh67 Advanced Member

    Joined:
    11/6/08
    Messages:
    2.065
    Likes Received:
    347
    ====================
    :?: :?:
    Em đọc và biết bản sonat ánh trăng của Beethoven viết là ông muốn tả lại ánh trăng cho cô bé mù biết, vì cô bé bị mù có một ước mong là nhìn thấy ánh trăng :!: Và cô bé đã rất hạnh phúc khi được ngắm ánh trăng quả những nốt nhạc của Beethoven - Bác Mr Reel nghĩ sao ?
     
  3. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi
    Hôm em vào Nhà Hát Nhớn gặp ngay 1 con ma, về ghe Phantom of the Opera hay thế k biết
     
  4. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Hôm trước nghe cái Heifetz phê wé , ra đường đụng ngay ô cổ nghẹo nghẹo tay run run :mrgreen:
     
  5. Niagara

    Niagara Advanced Member

    Joined:
    10/3/09
    Messages:
    2.332
    Likes Received:
    305
    Location:
    Nhị Hà.
    50 nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trong lịch sử âm nhạc

    Để có cái nhìn tổng quát, tiêu biểu về một số nhà soạn nhạc lừng danh nhất, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử âm nhạc thế giới, chúng tôi tìm cách xếp loại và tóm tắt những nét đặc trưng nhất của từng người trong số họ.

    Việc làm này thật không đơn giản. Dựa trên các tiêu chuẩn của nhà lý luận âm nhạc Mỹ Phil G. GOULDING và những quan điểm phân tích âm nhạc của nhà soạn nhạc Mỹ nổi tiếng thế giới Aaron COPLAND, chúng tôi cố gắng đưa ra một cách sắp xếp, phân loại tương đối. Danh sách những nhà soạn nhạc bậc thầy của nền âm nhạc từ thời Baroque đến nửa đầu Tk. XX được chia làm 4 nhóm: Bất tử - Kiệt xuất - Thiên tài - Ưu tú.

    NHÓM BẤT TỬ

    1. Johann Sebastian BACH (1685 – 1750 )
    Người Đức.Thời kỳ âm nhạc: Baroque. “Chàng khổng lồ của nghệ thuật âm nhạc phương Tây”.

    2. Wolfgang Amadeus MOZART (1756 – 1791)
    Người Đức, Thời kỳ âm nhạc: Cổ điển. “Thiên tài âm nhạc siêu nhiên”.

    3. Ludwig van BEETHOVEN (1770 – 1827)
    Người Đức, Thời kỳ âm nhạc: Cổ điển. “ Thần sấm bất tử của cảm xúc và sức mạnh”.

    NHÓM KIỆT XUẤT

    4. Richard WAGNER (1813 – 1883)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc bi kịch vĩ đại nhất.

    5. Franz Joseph HAYDN (1732 – 1809)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Cổ điển. “Cha đẻ” của giao hưởng và Tứ tấu dây.

    6. Johannes BRAHMS (1833 – 1897)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc Lãng mạn. Nhà soạn nhạc giao hưởng thuần khiết nhất và nhạc sĩ viết ca khúc hàng đầu của Đức.

    7. Franz SCHUBERT (1791 – 1828)
    Người Đức .Thời kỳ âm nhạc: Cổ điển /Lãng mạn .Thiên tài về giai điệu và piano trữ tình, lãng mạn và cổ điển; “Vua ca khúc Đức”.

    8. Robert SCHUMANN (1810 – 1856)
    Người Đức .Thời kỳ âm nhạc Lãng mạn .Tinh hoa của nền âm nhạc lãng mạn, bậc thầy của ca khúc, nhạc cho piano, và giao hưởng.

    9. George Frideric HÄNDEL (1685 – 1759)
    Người Đức.Thời kỳ âm nhạc: Baroque . Người tạo giai điệu đẹp nhất thời Baroque; Thiên tài về thể loại oratorio.

    10. Peter Ilyitch TCHAIKOVSKY (1840 – 1893)
    Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc hàng đầu của Nga; Bậc thầy về giai điệu.

    NHÓM THIÊN TÀI

    11. Felix Bartholdy MENDELSSOHN (1809 – 1847)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Thần đồng của thời Lãng mạn; Âm nhạc cho piano và giao hưởng đầy tính giai điệu, tao nhã.

    12. Antonín DVOŘÁK (1841 – 1904)
    Người Sez. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc đứng đầu số 3 nhạc sĩ Sez có tên trong danh sách này; sáng tạo giai điệu tuyệt vời..

    13. Franz LISZT (1811 – 1886)
    Người Hung-ga-ri. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn. Nghệ sĩ piano hay nhất, người sáng tạo ra thể loại “Thơ giao hưởng”.

    14. Frédéric CHOPIN (1810 – 1849)
    Người Ba-lan. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Được mệnh danh là “Ngài Piano”.

    15. Igor STRAVINSKY (1882 – 1971)
    Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX . Nhà soạn nhạc hay nhất của thế kỷ XX và dẫn đầu nhóm nhạc sĩ Tiền phong (Avant-Garde).

    16. Giuseppe VERDI (1813 – 1901)
    Người Ý. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn. Nhà soạn opera được yêu mến nhất.

    17. Gustav MAHLER (1860 – 1911)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Tác giả của 9 giao hưởng độc đáo và các ca khúc.

    18. Sergei PROKOFIEV (1891 – 1953)
    Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX . Thần đồng, một “hợp âm nghịch” tuyệt vời trong nền âm nhạc .

    19. Dmitri SHOSTAKOVICH (1906 – 1975)
    Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX . Nhà soạn nhạc hàng đầu của nước Nga Xô-Viết.

    20. Richard STRAUSS (1864 – 1949)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn . Tiền thân của “nền Âm nhạc mới”; người sáng tạo nên 8 bản thơ giao hưởng lừng danh.

    NHÓM ƯU TÚ

    21. Hector BERLIOZ (1803 – 1869)
    Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhạc sĩ lãng mạn thuần túy; Chuyên gia về thể loại “Tranh giao hưởng” (symphonic spectacle).

    22. Claude DEBUSSY (1862 – 1918)
    Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX. Nhà soạn nhạc đầu tiên của trường phái Ấn tượng; nổi tiếng về ca khúc, nhạc cho piano và các tác phẩm dàn nhạc.

    23. Giacomo PUCCINI (1858 – 1924)
    Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Bậc thầy của opera Ý thời “hậu Verdi”.

    24. Giovanni da PALESTRINA (1525 – 1594)
    Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Phục hưng . Bậc thầy của nhạc nhà thờ Công giáo thời Phục hưng.

    25. Anton BRUCKNER (1824 – 1896)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhạc sĩ hàng thứ 6 trong số 7 nhạc sĩ giao hưởng của Vienne.

    26. Georg TELEMANN (1681 – 1767)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc : Baroque. Bậc thầy của âm nhạc Baroque với khoảng 3.000 tác phẩm.

    27. Camille Saint-Saësns (1835 – 1921)
    Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. “Hoàng tử” của nhạc kịch và thơ giao hưởng Pháp.

    28. Jean SIBELIUS (1865 – 1957)
    Người Phần-lan. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX. Nhà soạn nhạc số một của Phần-lan.

    29. Maurice RAVEL (1875 – 1937)
    Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX. Nhà soạn nhạc Pháp nổi bật, thường được gắn liền với nhạc sĩ trường phái Ấn tượng Debussy.

    30. Gioacchino ROSSINI (1792 – 1868)
    Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Bậc thầy của opera Ý thời “tiền Verdi”.

    31. Edvard GRIEG (1843 – 1907)
    Người Na-uy. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc hàng đầu của Na-uy, theo chủ nghĩa quốc gia .

    32. Christoph GLUCK (1714 – 1787)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc Hậu Baroque / Cổ điển Nhà cải cách opera Cổ điển, hậu Baroque.

    33. Paul HINDEMITH (1895 – 1963)
    Nguời Đức. Thời kỳ âm nhạc :Thế kỷ XX. Một trong năm nhạc sĩ được ví như “hợp âm nghịch” của “Âm nhạc mới” thế kỷ XX.

    34. Claudio MONTEVERDI (1567 – 1643)
    Người Ý. Thời kỳ âm nhạc : Baroque . Là nhạc sĩ hiện đại hóa hòa âm Baroque; Nhà soạn nhạc kịch đầu tiên.

    35. Béla BARTĨK (1881 – 1945)
    Người Hung-ga-ri. Thời kỳ âm nhạc : Thế kỷ XX . Nhạc sĩ được ví như “hợp âm nghịch” của âm nhạc Hung-ga-ri thế kỷ XX, theo chủ nghĩa quốc gia.

    36. César FRANCK (1822 – 1890)
    Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn. Giai điệu đẹp, quý phái; nổi tiếng về ca khúc, oratorio, giao hưởng và các thể loại khác.

    37. Antonio VIVALDI (1678-1741)
    Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Baroque. Bậc thầy của âm nhạc dành cho violon thời Baroque.

    38. Georges BIZET (1838 – 1875)
    Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc : Lãng mạn . Carmen,…. và hơn thế nữa!

    39. Modest MUSSORGSKY (1839 – 1881)
    Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc Nga có khuynh hướng quốc gia mạnh nhất, thành viên nhóm “5”.

    40. Jean-Phillipe RAMEAU (1683 – 1764)
    Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Baroque . Thiên tài âm nhạc Pháp thời đầu, nhà lý thuyết và chuyên gia về nhạc kịch nổi tiếng.

    41. Gabriel FAURÉ (1845 – 1924)
    Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nổi tiếng về ca khúc và âm nhạc thính phòng Pháp.

    42. Nikolai RIMSKY-KORSAKOV (1844 – 1908)
    Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nổi bật nhất trong số các nhà soạn nhạc Nga theo chủ nghĩa quốc gia.

    43. Gaetano DONIZETTI (1797 – 1848)
    Người Ý. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Chỉ đứng sau Rossini trong thể loại nhạc kịch Ý thời “tiền Verdi”.

    44. Ralph Vaughan WILLIAMS. (1872 – 1958)
    Người Anh. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX Nhà soạn nhạc TK. XX, theo chủ nghĩa quốc gia của nước Anh.

    45. Bedrich SMETANA (1824 – 1884)
    Người Sec. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Người sáng lập “Âm nhạc theo chủ nghĩa quốc gia” của CH Sec.

    46.Johann STRAUSS (1825 – 1899)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Được mệnh danh là “Ngài Valse”.

    47. Karl Maria von WEBER (1786 – 1826)
    Người Đức. Thời kỳ âm nhạc: Tiền Lãng mạn. Gạch nối giữa Gluck và Wagner trong thể loại nhạc kịch Đức.

    48. Leo ŠJANÁCEK (1854 – 1928)
    Người Sec. Thời kỳ âm nhạc: Thế kỷ XX. Nhà soạn nhạc Tiệp thế kỷ XX, hiện đại nhất trong số ba nhạc sĩ Sec có trong danh sách này.

    49. François COUPERIN (1668 – 1733)
    Người Pháp. Thời kỳ âm nhạc: Baroque . Bậc thầy về clavecin baroque của Pháp .

    50. Alexander BORODIN (1833 – 1887)
    Người Nga. Thời kỳ âm nhạc: Lãng mạn. Nhà soạn nhạc Nga theo chủ nghĩa quốc gia (nhóm “5”) có giai điệu đẹp nhất.

    Tất nhiên, cách mô tả trên đây hết sức tóm tắt và chắc hẳn sẽ có đôi chút thiên lệch, mang tính tương đối. Ví dụ, Chopin được gọi là “Ngài Piano” chỉ vì các tác phẩm nổi tiếng của ông gần như đều viết cho piano. Trong khi đó Liszt cũng là một thiên tài piano, nhưng đồng thời được nhà “phát minh” ra thể loại thơ giao hưởng và có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều lãnh vực âm nhạc khác. Hoặc, Schumann, Schubert và Brahms được coi là những nhạc sĩ sáng tác ca khúc hàng đầu, như thế đã bỏ qua Hugo Wolf, một thiên tài lớn.

    (ST)
     
  6. Quyềnh phở

    Quyềnh phở Advanced Member

    Joined:
    9/9/10
    Messages:
    554
    Likes Received:
    470
    Nhạc của Cụ Liszt này thích nhất là György Cziffra chơi...phê thôi rồi! Nghe kể rằng sau khi bị Hungary nghi ngờ tội phạm chính trị, bị tù đày khổ sai, 2 bàn tay bị thương tật, vậy mà sang Pháp ông vẫn tiếp tục chơi và nổi nên từ đất Pháp

    Mời các bác nghe thử : Rhapsodies Hungary (1-5)
     
  7. Schumacher

    Schumacher Advanced Member

    Joined:
    3/9/08
    Messages:
    1.510
    Likes Received:
    145
    Location:
    Hà Nội
    Em xin lại copy & Paste một bài em thấy rất hay về phim Black Swan.

    Em rất thích xem vở Ballet Hồ thiên nga, nên tò mò xem phim Black Swan xem dân Mỹ họ làm ballet thế nào. Nhưng xem xong bộ phim đó em thấy có cái gì đó khó chịu, chắc vì thế nên đọc bài này mới có nhiều sự đồng cảm.

     
  8. HoanComf

    HoanComf Advanced Member

    Joined:
    29/5/09
    Messages:
    888
    Likes Received:
    61
    Location:
    Hà Nội
    Em chưa xem múa ba lê bao giờ nên xem phim Black Swan không bị phần múa nó ảnh hưởng. Nói chung là phim này xem được!
     
  9. Goute

    Goute Advanced Member

    Joined:
    12/9/11
    Messages:
    53
    Likes Received:
    0
    Cái này là em mới nghe lần đâu !? hix em nghe chẳng hiểu nổi nó nói về cái gì nữa, nhiều lúc chỉ nghe mấy bài của Secret Garden cho nó đỡ căng thẳng và dễ ngủ, chứ nghe nhạc bet cứ phải căng đầu, căng tai ra nghe xem nó nói về cái gì, thành ra mệt cả người mà cuối cùng vẫn không thấy hay chỗ nào . Chẳng nhẽ mình phải mù thì mới có thể hiểu đc ??? Tai em nó hơi bị trâu các bác thông cảm đừng nhảy vào chửi bới em tội nghiệp nghe :D
     
  10. khanhr2r

    khanhr2r Advanced Member

    Joined:
    5/10/11
    Messages:
    283
    Likes Received:
    6
    mong rằng các bác hiểu biết về nhạc cổ điển vào đây chơi và chia xẻ cho a e vui
     
  11. khanhr2r

    khanhr2r Advanced Member

    Joined:
    5/10/11
    Messages:
    283
    Likes Received:
    6
    chương trình bình luận nhạc cổ điển vẫn chưa bắt đầu các bác ui-e có cảm giác vẫn chỉ là phần mào đầu và giới thiệu-chính vì thế nó lại càng hấp dẫn và hồi hộp
     
  12. FalconJapan

    FalconJapan Advanced Member

    Joined:
    17/6/10
    Messages:
    2.442
    Likes Received:
    10
    Location:
    Haiphong-Hanoi-Saigon-Vungtau
    Hehe, bác nói vậy ai còn dám nghe cổ điển nữa, cùng một tác giả cũng có nhiều tác phẩm với nhiều thể loại mà, nếu bác không muốn đánh vật với cả tác phẩm đồ sộ thì có thể tìm nghe các trích đoạn hay trước đã. Em chỉ sợ bác lặn hụp vào đấy rồi lại quên cả lối về :mrgreen:
    Em nghe cổ điển không phải vì tính bác học của nó (theo em nghĩ rất nhiều người nghe như em) mà là em tìm nghe những âm thanh cuộc sống đời thường lẩn khuất đâu đó trong bản nhạc, hay đôi khi đơn giản chỉ là để tìm phút giây thư giãn...
    Ngoài ra còn một số người được đào tạo bài bản hoặc có hiểu biết sâu rộng về cổ điển thì cách họ nghe và cảm thụ nhạc cổ điển lại khác nữa (cái này cũng em nghĩ vậy) :roll: ... vấn đề được đưa ra bàn lúc này có thể sẽ là hoàn cảnh sáng tác và tính triết lý, logic của tác phẩm ..... cái này đau đầu ầ nha :lol: em chạy....
    Nói chung làm một thính giả đơn giản hơn rất nhiều các nhà lý luận phê bình âm nhạc phải không các bác ? Vậy hãy cứ thưởng thức những gì mà âm nhạc mang đến cho ta (nhưng cũng có thể mang đến sự bực tức cho nhà hàng xóm :cry: )
     
  13. HoaRV

    HoaRV Advanced Member

    Joined:
    5/9/11
    Messages:
    512
    Likes Received:
    8
    Location:
    Hanoi
    Thì ít ra cô bé ấy cũng được sinh ra ở cái nôi VH châu Âu, Còn bản nhạc này đưa cho cô mù ở VN và hỏi xem cô ta cảm nhận như thế nào ? liệu nó có giống như cái bánh bao không ?
     
  14. khanhr2r

    khanhr2r Advanced Member

    Joined:
    5/10/11
    Messages:
    283
    Likes Received:
    6
    ôi âm nhạc-nó đẹp không chỉ ở sự thưởng thức -nó còn đẹp bởi sự săn tìm và cả sự tranh cãi-he he
     
  15. ADN

    ADN Advanced Member

    Joined:
    2/5/10
    Messages:
    6.417
    Likes Received:
    69
    Có bác "cho mình là đẳng cấp audiophile GIÀ" nói là nghe nhạc mà không biết nghe cổ điển thì chưa phải là nghe nhạc.
    Em hổng dám tranh luận vụ này, các bác vào cho ý kiến đi ah. :mrgreen:

    Cơ mà với em, em nghe cho em, em thấy hay cái tai em ,,,, nhưng em thấy mình tự ti quá vì em ko nghe được thể loại này.
     

    Attached Files:

  16. Schumacher

    Schumacher Advanced Member

    Joined:
    3/9/08
    Messages:
    1.510
    Likes Received:
    145
    Location:
    Hà Nội
    "Tản mạn" chút xíu về nhạc cổ điển ạ !

    Có nàng đại diện cho cái ngành "Công nghiệp không khói" của một đất nước đang phát triển. Trong một buổi họp báo tại NHẬT BẢN để quảng bá "kỳ quan vũ trụ mới" của quê nhà.

    Một phóng viên hỏi nàng:

    - Thưa Quí cô, chắc là Quí cô đây rất hay nghe NHẠC CỔ ĐIỂN ạ ???

    Nàng mừng rơi nước mắt. Ở quê nhà, tuy danh nổi như cồn, nhưng vẫn bị coi là "Có nhiều khúc mắc trong vấn đề học vấn". Nhưng sang một đất nước phát triển cao vòi vọi này lại được coi là "Văn hóa cao". Không thì làm sao người ta lại cho là mình "Hay nghe NHẠC CỔ ĐIỂN !!!"
    Tuy sướng lắm, nhưng Nàng cũng không dám trực tiếp trả lời thẳng vào câu hỏi của phóng viên kia, mà hỏi lại:

    - Tại sao ngài "Biết" là em hay nghe NHẠC CỔ ĐIỂN ạ ? :D

    Phóng viên đáp:

    - Không những tôi biết cô hay nghe NHẠC CỔ ĐIỂN, mà tôi còn tin chắc là cô hay nghe nhạc MÔ DA nữa kia.

    Đến đây thì nàng không kìm giữ được sự xúc động vì sung sướng, hai mắt nàng hình như ngấn lệ thì phải. Trấn tĩnh cơn xúc động hồi lâu, nàng mới thẽ thọt hỏi lại:

    - Sao quí ngài lại "biết rõ" như vậy ạ ??? :D


    - À, có gì đâu !!! Vì ở nước tôi, chúng tôi cho BÒ SỮA nghe nhạc MÔ DA thì sản lượng sữa tăng vọt ! :mrgreen:

    :lol:


    Have FUN !
     
  17. swordfish

    swordfish Advanced Member

    Joined:
    7/8/06
    Messages:
    1.401
    Likes Received:
    118
    Location:
    Hà nội
    Giờ đi đám cưới là hay được nghe nhạc cổ điển, nhất là khi cô dâu, chú rể hoan hỉ tiến vào hội trường, ánh sáng rực rỡ, pháo giấy muôn màu rơi xuống, .......... Lúc ấy thấy cả hội trường phê lắm, mặc dù cái loa nó mở hơi lớn, ù cả tai. :mrgreen:
     
  18. ballade

    ballade Approved Member

    Joined:
    9/3/10
    Messages:
    5
    Likes Received:
    0
    bao nhiêu năm nghe nhạc thích mỗi câu này của bác :" Đến giờ chỉ còn sót lại được mỗi 3 thứ: 2 nốt và một dấu thôi ạ.
    Là : ĐÔ, LA và dấu THĂNG thôi ạ, tất cả được đặt vào khóa SON :D"
     
  19. viking

    viking Advanced Member

    Joined:
    31/7/09
    Messages:
    336
    Likes Received:
    307
    Em cũng đang tập tành nghe cô điển vì bị Bác Thi thuốc, vì mới tập nên Em nghe bằng DVD để vừa nghe vừa nhìn cho dễ phân biệt vị trí nhạc cụ và lúc nào đánh. Hôm ghé AV show tại HCM thấy Sơn hà cũng trình diễn kiểu đó, ấn tượng thật.
     
  20. minhaudiovn

    minhaudiovn Approved Member

    Joined:
    28/10/12
    Messages:
    30
    Likes Received:
    0
    Nhờ bác viking mà topic này nổi lên, em đọc thấy hay quá, mời các cao thủ vào bình tiếp ạ
     
  21. Audio Dream

    Audio Dream Advanced Member

    Joined:
    22/3/10
    Messages:
    104
    Likes Received:
    1
    Hồi mới nghe classic em cũng toàn nhét cd best seller classic, tutti, strauss, bốn mùa Vivaldi, paganini for two, schubert for two và một số cd classic tổng hợp với các trích đoạn. Thấy hay lém. Sau đó học dần nghe các cd với các tác phẩm sâu hơn chút như 9 Symphony của Beethoven, các piano conerto của Chopin..., với mấy tác phẩm này mới nghe thấy hơi khó hiểu, nghe không được hết đĩa. Bẵng qua một thời gian tìm hiểu thêm âm nhạc cổ điển, em nghe lại cũng chính các đĩa này thì thấy hay quá, nhất là các cd do Horowitz, VanClinburn, Rubintein, Kissin trình diễn,violin e hay nghe David Oistrahk, Heifetz, Mutter, Gil Shaham, Accardo...
    Hiện tiếp tục sưu tầm và học hỏi thêm từ các bác.
     

Share This Page

Loading...