Nhạc cổ điển - Nghe và cảm nhận như thế nào ?

Discussion in 'Kinh nghiệm' started by Schumacher, 17/9/09.

  1. anmy

    anmy Advanced Member

    Joined:
    7/7/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    1
    Tự hào như vậy chưa đủ đâu bác.
    Theo em nói thật ra thì :
    - chả đủ tiền để thuê nhạc công giỏi nước ngoài về đánh.
    - nhân tài đạt giải cao quốc tế lác đác, mà đào tạo ở nước ngoài hầu hết đấy chứ.
    - có trường đào tạo môn "nhạc bác học" chả đáng tự hào.

    Thôi, nói nhiều lại động chạm :(
     
  2. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội

    Em không bình luận gì về dòng bôi đỏ của bác nhưng thấy thương mấy ông Belinner Phiharmonic, New York Phihamonic vì thỉnh thoảng vẫn phải thuê thêm nhạc công nước ngoài.
     
  3. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    39
    Location:
    Hanoi

    Bác Crystal nên có dẫn chứng cụ thể :D
     
  4. crystal01

    crystal01 Advanced Member

    Joined:
    10/2/06
    Messages:
    1.385
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội

    Hé hé. Vụ này em xin phép. Các Cụ tự tìm hiểu. :x
     
  5. anvn

    anvn Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    1.082
    Likes Received:
    4
    Chương trình ngày hôm nay,thứ 6 2/10-Dàn nhạc giao hưởng VN,tại phòng hòa nhạc DNGHVN,226 Cầu Giấy HN.
    Conductor Kim Xuan Hieu
    SOlo Basoon:Nguyễn Trí Dũng.
    Nội dung:
    1.C.M.Weber:Oberon Overture
    2.C.M.Weber:Concerto for Basoon and Orchestra,F major ,opus.75
    3.W.A.Mozart,Sym no.35
     
  6. Schumacher

    Schumacher Advanced Member

    Joined:
    3/9/08
    Messages:
    1.510
    Likes Received:
    145
    Location:
    Hà Nội
    Dàn nhạc giao hưởng New York Phiharmonic sắp lưu diễn tại Việt Nam !!!!!

    Hình như là 16-17/10/2009 tại Nhà hát lớn HN thì phải.

    Bác nào có thông tin gì không ạ???
     
  7. anvn

    anvn Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    1.082
    Likes Received:
    4
    Thông tin duy nhất em biết được là giá vé khá cao, ko thể dành cho những người như em,3-7trieu vnd/vé,ớn quá.
    Một số nhà hát họ có bán vé vào xem...tập dượt của dàn nhạc,chỉ khoảng 10% giá vé trung bình,ko biết mình họ có làm thế cho người nghèo ham mê ko nhỉ?
     
  8. kinglanghe

    kinglanghe Approved Member

    Joined:
    31/8/09
    Messages:
    5
    Likes Received:
    0
    Thực ra nó cũng chỉ khoảng 200$ cái giá đó nếu ở nước ngoài mà chương trình hòa nhạc của dàn nhạc nổi tiếng đó chắc cũng không bao giờ rẻ.
     
  9. Loa Phường

    Loa Phường Advanced Member

    Joined:
    9/7/09
    Messages:
    310
    Likes Received:
    7
    Em mới lượn qua Nhà hát Bán xôi Vịt lam (Nhà hát nhớn đấy ạ, Bán xôi là tiếng Rút-Xi-a :lol: ) thấy thông báo:

    Giá vé:

    VIP 3,5~7 Triệu VND
    Hạng thường dân: 2,5Tr
    Hạng con nhà nghèo (nghèo hơn VIP thôi): 1,5 Tr

    Hạng dân đen như em: Ngồi nhà mà mở CD :lol:
     
  10. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Hay đề nghị họ bán 1 vé cho 4 người chung nhau, mỗi ông nghe 1 chương rồi ra cho ông khác vào như chạy tiếp sức ấy. Hơn 300 nghe 1 chương thì chấp nhậ được. :lol:
    Chả biết hay dở ra sao nhưng không được xem thì tiếc mà đi thì đắt quá.
    Tôi cam đoan sẽ có già nửa các vị ngồi vé hạng 7T ngủ gật.
     
  11. dlamtv

    dlamtv Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    221
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    Em được tặng đôi vé hạng B.....đang định bán giá gốc để mua LP nghe dần.
    Theo các bác thế có được không?
     
  12. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Bác đổi đĩa không?
     
  13. thanhchi

    thanhchi Advanced Member

    Joined:
    25/8/06
    Messages:
    6.471
    Likes Received:
    73
    Location:
    HCM
    Coi chừng bị ... gài.

    Có vé mà bán, không đi thì người tặng vé nói là không biết nghe nhạc ....
    Có vé mà đi mà không ngủ thì bị ông TuanCD chửi ... thầm trong bụng.
    Có vé mà đi mà ngủ thì bị ông TuanCD chửi ... thành tiếng. :lol:

    Đằng nào bác cũng bị gài rồi. :mrgreen: :lol:

    @Thôi bác tặng lại em đi cho em ... toát mồ hôi thêm một lần nữa. :twisted:
     
  14. TuanCD

    TuanCD Advanced Member

    Joined:
    16/3/08
    Messages:
    2.235
    Likes Received:
    21
    Đừng nghe kế ly gián mà tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa đấy :wink:
    Tại sao mọi người cứ kêu vé đắt nhỉ. Tôi thấy báo họ bảo tiền bán vé chỉ dùng để chi trả đưa đón, ăn ở ngủ nghỉ cho họ vưỡn còn thiếu hơn 1 tỷ nữa. Vé máy bay và lương hơn 100 con người là họ biếu không cho chúng ta đấy.
    Tính sơ bộ thé này nhé: Vé khứ hồi: 100 người x 1500u$/ người= 150000u$.
    Tính cả tiền xa nhà và công tác phí mỗi người 1 tuần lương ( 1/4 tháng lương) tức 10000u$: 4=2500u$/ người, vị chi 100 người là 2500u$/ngườix100 người =250000U$.
    Họ biếu chúng ta cả 2 khoản là : 250000+150000=400000U$
    Số ghế chính thức trong nhà hát cỡ 800 gì đó.
    Vậy cứ 1 người vào được đó là coi như được họ tặng 400000:800=500U$.
    Ấy là chưa thèm tính 1 tỷ ăn ở ngủ nghỉ nhà nước ta bù lỗ nhé!
    Rẻ quá! Quá rẻ!
    Mai đi mua lun cái vé hạng 7t, coi như đi xem miễn phí, vẫn thừa hơn trăm đô mua đĩa than nghe.
    Nhưng vé 7t và 3,5T nghe nói hết lâu rồi. Hình như chỉ còn vé 1,5T.
    Xem ra dân mê cổ điển thì người giàu nhiều hơn người nghèo.
    Nghe cổ điển đê cho nó nhanh giàu còn lấy tiền đổi đồ. :(
     
  15. emotions

    emotions Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    574
    Likes Received:
    451
    Em nghĩ về nhạc cổ điển nhất là giao hưởng thế này (em cũng có mấy năm tự học classical guitar nên cũng có chút tìm hiểu và lắng nghe).

    Thể loại nhạc thính phòng và giao hưởng, nếu chưa bao giờ nghe và chưa bao giờ tìm hiểu cái nội dung của bản nhạc đó nói lên điều gì thì không thể thấy nó hay và cũng chẳng thể hiểu được, như kiểu vịt nghe sấm. Nói đơn giản và gần gũi là trên vnav có mục riêng rành cho các DIY, nếu người nào biết về mạch điện tử thì sẽ thấy rất hấp dẫn, còn nếu không biết thì đúng là cái topic chán nhất luôn. Âm nhạc cũng vậy, để thấy được một bản nhạc hay, thì không chỉ nghe mà còn phải tìm hiểu hoàn cảnh nhạc sĩ sáng tác, và cái ẩn ý hay nội dung mà mà tác giả muốn đưa đến người nghe. Cũng giống như mình nghe một soundtrack của một bộ phim, nếu chưa xem phim đấy bao giờ thì chả thể hình dung được đoạn nhạc đó nó thế nào. Nhưng nếu xem rồi thì, à chỗ này nhạc lên cao trào vì có đánh nhau này, chỗ này lại dịu dàng êm ái vì có cảnh tình tứ này, vân vân và vân vân.

    Đấy là cảm nghĩ của em về cổ điển đấy :)
     
  16. antonop

    antonop Advanced Member

    Joined:
    4/11/08
    Messages:
    509
    Likes Received:
    7
    Hình như 26-10 này có hòa nhạc HENNESSY vào 8h tối có cả VN ta diễn cùng,có truyền hình trực tiếp,các bác tìm hiểu xem dúng ko ạ,dể ae vnav dón xem.
     
  17. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
    Lang thang tham khảo nhạc cổ điển đọc phải bài thấy hay hay đem về góp gió topic cổ điển..

    " Quan điểm về âm nhạc cổ điển gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới bình dân lẫn trong giới chuyên môn.Những nhà chuyên môn, họ cho rằng âm nhạc cổ điển rất chọn lọc người nghe.Vì sao ư ? Vì nó đòi hỏi người nghe phải có một kiến thức âm nhạc cơ bản một sở thích và một tí năng khiếu.Âm nhạc cổ điển không thể biễu diễn đại trà không thể thưởng thức một cách qua quít và nó không phải là một lọai nhạc dùng để giải trí.Khi bạn muốn nghe nó bạn phải đến những chambre music hay những nhà hát lớn trực tiếp ngồi nghe. Bạn phải trực tiếp cho màng nhĩ của mình tiếp xúc trực tiếp với những âm thanh mà những nhạc cụ được phát ra,bạn phải nhìn thấy được những nét mặt của người chơi hay của người nhạc trưởng,bạn phải bị cuốn theo những cảm xúc của giai điệu tình cảm của tác giả ….Tất cả những thứ ấy tạo cho bạn một cảm giác thất khó tả mà bạn không nhận ra khi âm nhạc bắt đầu vang lên trong khán phòng.Và rồi khi tác phẩm kết thúc bạn tiếc nuối nhưng bạn lại cảm thấy thỏai mãn với những gì mình được nghe một cảm xúc bật ra trong bạn và bạn vỗ tay không ngừng vẻ mặt bạn rạng rỡ như vừa khám phá một điều bất ngờ trong cuộc sống này.Chính vì nó quá tuyệt vời như vậy nó đòi hỏi sự làm việc không mệt mỏi của những nghệ sĩ cả về tình cảm và kỹ thuật chơi.Không chỉ thế những tác phẩm cổ điển rất hòan thiện về logic đó chính là sự sáng tạo của nhũng con người tài hoa bác học.Vì vậy nó phải được trên tất cả những thứ âm nhạc khác. Đó là lý do họ đưa ra.Tuy nhiên cũng có tất nhiều người nghĩ rằng âm nhạc là tài sản chung của tất cả mọi người ai cũng có quyền đựơc thưởng thức và không có sự phân biệt “giai cấp”trong đối tượng được thưởng thức âm nhạc.

    Còn những bình dân họ nghĩ sao về nhạc cổ điển?Họ nghĩa rằng người ta nói đó là nhạc cổ điển nhạc “bác học” họ không có đủ trình độ để nghe.Nó quá khó hiểu khó đi vào trái tim và cảm xúc của họ.Họ chấp nhận nó theo cách máy móc và không bao giờ thử,quan niệm đó ăn sâu vào tâm trí họ.Và với một cái giá quá đắt để đi nghe hòa nhạc.Thế là một cái hố ngày càng được đào sâu thêm ngăn cách họ đến với nhạc cổ điển.Khỏang cách về “giai cấp”tự hình thành thêm.Đa số nghĩ đến nhạc cổ điển như những lời ru mang đến giấc ngủ cho họ.

    Hai chữ”bác học” dù trên hai quan điểm khác nhau.Một theo đúng nghĩa của nó mang tính chất cao cấp và khó gần gũi.Một nghĩa theo sự mỉa mai.

    Nhưng bạn có biết không âm nhạc cổ điển đi sâu vào cuộc sống của chúng ta hằng ngày mà chúng ta không nhận ra.Đa số những đọan nhạc trong những bộ phim họat hình Walt Disney đều có nguồn gốc từ nhạc cổ điển.Trong bộ phim “the sleeping beaty”,tất cả nhạc nền đều được lấy từ vở ballet “the sleeping beaty” của Tchaikovsky,ngòai ra trong một số phim khac có những trích đọan các sonate hay concerto của các nhạc gia nổi tiếng như Beethoven,Mozart,Brahms,Bach hay “The swan lake”, “The seasons”(opus37b) của Tchaikovsky hay “Four seasons” của Vivaldi.Hãng Walt Disney cũng tung ra một đĩa nhạc mgang tên “FANTASIA 2000” với 17 chương.Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa hình ảnh họat hình và các tác phẩm của nhạc cổ điển như “Symphony No.5” của Beethoven với điệu nhảy linh họat của đàn bướm hay “Piano Concerto No.2,Allergo,Opus 102” của Dmitri Shostakovich với câu chuyện cảm động của vịt Donal đã cứu thế giới lòai vật thóat khỏi trận lụt hay một đọan rất vui nhộn “Rhapsody in blue” của George Gershwin với những chú hồng hạc thật dễ thương….Không những thế nhạc cổ điển còn có mặt trong những bộ phim tình cảm lãng mạn của Hàn Quốc như phim “Bản tình ca mùa đông” với bài “13 jours en France” hay “Hương mùa hè” với bài Serenade của Schubert.Tác phẩm được phim Hàn Quốc ưa chuộng nhất là “romance d’amour”…Không chỉ ở nước ngòai nhạc cổ điển mới được sử dụng nhiều đến thế,cả ở Việt Nam cũng vậy.Trong các đọan quảng cáo hay nhạc hiệu của các chương trình trên tivi.Nhạc sĩ Phú Quang với album “69’59’’” cùng với ca sĩ Ngọc Anh trong bài “Điều giản dị” ông đã sử dụng nhạc đệm là bài “Romance d’amour” tấu bởi cây đàn guitar tạo nên một cảm xúc mới cho tác phẩm.Album “Chat với Mozart” sự kết hợp giữa hiện đại và cổ điển….Khi đi ngang qua môt quán café ,một giai điệu của nhạc cổ điển cụng làm ta xao xuyến.Bạn có nghĩa rằng bạn biết về nhạc cổ điển nhiều hơn bạn nghĩ không?Bạn có biết rằng chỉ với những điều tưởng như không thể đã trở thành có thể.Âm nhạc cổ điển đang bên bạn đang sống cùng với nhịp thở hằng ngày của bạn,đang dần đi vào trái tim của mình khi nào mà mình không hay.Nhạc cổ điển,một vị khách âm thầm dịu dàng xoa nhẹ trái tim của bạn khi nó đập lọan xạ.Nó làm vơi bớt nỗi bức giận lòng hận thù trong một lúc nóng giận của bạn.Nó rút ngắn khỏang cách không gian và thời gian,rút ngắn giữa quá khứ hiện tại và tương lai,rút ngán khỏang cách giữa các quốc qia và các châu lục.Vì đon giản nó là một thàng viên trong gia đình lớn âm nhạc.
    Nhạc cổ điển du nhập vào nước ta từ khi nào?Có lẽ từ khi thực dân Pháp bắt đầu đặt kế họach xâm lược nước ta .Tất cứ sự việc hay vật thể gì cũng liên quan đến lịch sử.Âm nhạc phương Tây du nhập vào nước ta như vậy ấy.Những nhạc cụ của nhạc cổ điển dần dần được biết đến : piano,violon,cello(violoncell),viola,double pass….Nhạc cổ điển đã đến với với chúng ta quá trễ,vì vậy mà nó không phát triển nhiều như những nước khác trong khu vực.Ngòai ra còn do một số vấn đề khách quan như kinh tế,chính trị,xã hội…Ngày xưa chúng ta chỉ biết đến những món ăn phương Tây như bơ,sôcola,phô mai như những món ăn xa xỉ và rất đắt tiền.Và cũng rất nhiều người không thể ăn được vì nó có vị quá lạ.Nhưng ngày nay ai cũng biết phô mai ,sôcola là gì và nó đã trờ thành món ăn không thể thiếu của nhiều người trong bữa ăn sáng của mình.Âm nhạc cổ điển cũng vậy,thật khó khăn tiếp thu một lọai hình âm nhạc mới mẻ (mặc dù nó có bề dày lịch sử) và rất khó nghe vì nó quá lạ lẫm với chúng ta.Nhưng hiện nay cùng với sự phát triển về mọi mặt,bạn có thể thấy những người nghệ sĩ đang ra sức đưa âm nhạc cổ điển gần gũi hơn với chúng ta.Bạn có thể đi nghe hòa nhạc với một số tiền không đắt lắm nếu so sánh với những liveshow của những ca sĩ nổi tiếng.Bạn chỉ cần có trong tay khỏang 100.000 ngàn đến 200.000 ngàn bạn sẽ tận hưởng được một không khí âm nhạc cổ điển thật thụ trong một khán phòng ấm cúng.Những tác phẩm âm nhạc cổ điển dài và khó nghe đã được chuyển sang những đọan nhạc rất vui nhộn dành cho trẻ em,hay những đọan nhạc trong phim họat hình…Tất cả rút ngắn khỏang cách và cố gắng lấp lại cái hố sâu ngăn cách nhạc cổ điển và người Việt Nam.Bạn nói rằng nhạc cổ điển khô khan không lời ư ? Không đâu,có nhiều tác phẩm cổ điển đã được thêm những lời bài hát thật lãng mạn,nó giúp bạn hiểu rõ thêm về cảm xúc của tác phẩm.”Chat với Mozart” của Mỹ Linh cùng với ban nhạc Anh Em và một ví dụ.Bạn có thể cùng một lúc thưởng thức được sự bí ẩn của nhạc cổ điển,sự ấm áp và lãng mạn của ca từ,sự kết hợp hài hòa giữa nhạc cụ cổ điển và nhạc cụ hiện đại với sự phối khí và hòa âm tài ba của nhạc sĩ Anh Quân,nhạc sĩ Quốc Trung.nhạc sĩ Dương Thụ và cùng với giọng ca du dương của Mỹ Linh.Tất cả êkip làm việc cực khổ trong suốt 2 năm chỉ để mong đưa âm nhạc cổ điển đến với người Việt Nam và thể hiện tình yêu của họ đối với nhạc cổ điển.Ngòai ra bạn cũng có thể tìm thấy bộ Album “Những ca khúc bất tử “ với 3 đĩa:”Điệp khúc tình yêu”,”Chủ nhật buồn”,”Khúc lãng mạn”.Trong Album này tập hợp tất cả những tác phẩm kinh điển của nhạc cổ điển với tiếng hát của Quang Dũng,Quang Minh.Xuân Phú,Đoan Trang,Đức Tuấn,nhóm AC&M.Sau khi nghe những nhạc phẩm này bạn sẽ rất tò mò về tác phẩm gốc của nó như bài “Avec Maria” của Bach,”When we were young” của Johann Strauss,”Ne me quitte pas” của Jacques Brel hay bài “La Cumparsita” của Gerardo Matos Rodriguez…Bạn đang đi đến với nhạc cổ điển khi nào bạn không hề hay biết.
    Bạn có thể luyện tập tai nghe của mình từ từ.Ban đầu bạn chỉ nghe những đọan nhạc cổ điển dành cho thiếu nhi vui tươi thỏai mái.Rồi dần bạn nâng cao cấp độ nghe nhạc của mình bằng những tác phẩm có lời rồi đến những tác phẩm nhỏ như những bản sonate hay muniet,rondo dành cho đàn piano,violon,cello…rối đến những tác phẩm lớn hơn như những khúc 4 mùa,các vở nhạc kịch,vở ballet,hay những bài hát opera nổi tiếng.Khi đó,bạn sẽ thấy âm nhạc cổ điển thật gần gũi và dễ dàng đến với bất kỳ ai.Và bạn có thể bỏ được 2 chữ”bác học” và “giai cấp”.

    Cuối cùng một ngày nào đó, bạn sẽ bắt đầu một ngày mới bằng một đọan nhạc của Beethoven hay “Four seasons” của Vivaldi.Hay khi bạn buồn bạn có thể tìm đến nhạc cổ điểm để chia sẽ để tìm sự an ủi.Đó không còn là những gì cao cấp hay bác học nữa.Nó trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của bạn.Một người bạn dễ gần và thân thiết với mọi người Việt Nam. "


    Nguồn : nhipcauykhoa.net
     
  18. phuongthu

    phuongthu Advanced Member

    Joined:
    19/2/06
    Messages:
    3.780
    Likes Received:
    16
    Location:
    Sai Gon
  19. HoanComf

    HoanComf Advanced Member

    Joined:
    29/5/09
    Messages:
    888
    Likes Received:
    61
    Location:
    Hà Nội
    Em đọc được định nghĩa:
    "Nhạc cổ điển là nhạc mà do các nhạc sỹ đã chết sáng tác".
    :lol:
     
  20. Quyềnh phở

    Quyềnh phở Advanced Member

    Joined:
    9/9/10
    Messages:
    554
    Likes Received:
    470
    em vẫn chưa hiểu gì nhiều, chỉ biết trc kia có Ông chuyên gia người Áo sang Ctác, tặng mọi người đĩa, về bật lên không biết nghe kiểu gì, thay đĩa khác. rồi qua vnav đến nhà vài anh bạn đc nghe, về giờ bật lên nghe thấy hay, nghe hết đĩa.....nhưng việc hiểu các bản đó ntn thì vẫn không hiểu, nhg giờ e nghe được 1 mình luôn ;)

    và vẫn khg có ý định hiểu, thích là đc roài (em đào mộ cổ tý)
     
  21. phonoaudio

    phonoaudio Advanced Member

    Joined:
    5/4/06
    Messages:
    542
    Likes Received:
    7
    Em cũng đang nghe loại nhạc này và thấy rằng trong các loại nhạc mà mình đã nghe, nghe loại nhạc này cần sự lắng đọng nhiều nhất, có thế thôi... :(
     
  22. Mr Reel

    Mr Reel Advanced Member

    Joined:
    4/1/10
    Messages:
    400
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hanoi
    Thế là ý của bác muốn nói rằng chỉ có người đã chết mới có khả năng sáng tác nhạc giao hưởng :lol: :lol:
     
  23. Mr Reel

    Mr Reel Advanced Member

    Joined:
    4/1/10
    Messages:
    400
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hanoi
    Để muốn nghe và hiểu biết sâu về nhạc giao hưởng.
    Những ngừoi sáng tác ra chủ yếu nằm ở châu Âu. Do vậy ngừoi nghe nên tim hiểu về văn hóa Châu Âu Qua các tác phẩm văn học cổ điển, nói ra thì cũng khó mình phải hiểu văn hóa của họ thì mình mới cảm nhận đựoc âm nhạc của họ.
    Chúng ta chưa bao giờ đứng trước sông Danuyp , chưa từng nhìn dòng sông đó qua các tác phẩm văn học chưa bao giờ có cảm xúc trứoc dòng sông thì làm sao chúng ta thấy tác phẩm Sóng Danuyp hay được.
    Chưa trải qua cuộc chiến tranh với Mỹ, chưa bứoc chân lên trừong sơn thì bạn không thể cảm nhận thấy hết cái hay của bài hat trên đỉnh trường sơn. Nếu không tin bạn cứ thử hỏi bon trẻ xem. Tôi hỏi chúng, chúng bảo chẳng hay, không bằng hát nói kiểu Mỹ. :cry: :cry:
     
  24. moonbeam

    moonbeam Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    503
    Likes Received:
    5
    Location:
    Hà Nội
    các bác mod ơi, hình như topic này phải nằm bên box âm nhạc mới đúng chứ nhỉ? :roll:

    Em không hoàn toàn đồng ý, tất nhiên nên tìm hiểu văn hóa, lịch sử, bối cảnh...thì lúc nghe sẽ dễ hiểu và dễ cảm hơn, nhưng không tìm hiểu cũng không đến nỗi không cảm nhận được.

    Vì, bài hát trên đỉnh Trường Sơn là nhạc có lời, có câu có chữ, nội dung của nó rất cụ thể và chỉ có một cách cảm "đúng" là hiểu cho đúng và rõ cái nội dung đó, nếu từng trải qua thì còn gì bằng. Trong khi khí nhạc cổ điển phương Tây thì không lời, và phần nhiều không có nội dung cụ thể đến thế, những bài có nhiều hình ảnh và nội dung cụ thể như Sóng Danuyp chỉ là số ít. Một khi nội dung đã không thật cụ thể thì mỗi người mỗi cách hiểu, mỗi cách suy nghĩ riêng, tóm lại là chẳng có "đúng" hay "sai" gì hết, cứ để cho trí tưởng tượng của mình tự do bay nhảy, miễn sao khi nghe không cần phải quá cố mà vẫn thấy hay là được.

    Em thấy cái quan trọng nhất là lúc nghe phải để tâm vào, không vừa nghe vừa làm việc khác, nghe không thấy có gì hay thì nên bỏ ngay.

    Nhân thể nói về Sóng Danuyp, mời các bác nghe thử bài này - cũng tả về một con sông, suốt mấy lần đầu nghe nó dù rất thích nhưng cách hiểu và những gì em tưởng tượng ra lại chẳng liên quan gì đến sông suối cả, mãi sau nghe thuộc lòng rồi thì hỏi Google mới biết :mrgreen: :

    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/Librar ... Moldau.wma
     
  25. anmy

    anmy Advanced Member

    Joined:
    7/7/06
    Messages:
    301
    Likes Received:
    1
    Bác cho em hỏi là bọn trẻ nó không phải người Mỹ, cũng chả mấy đứa được sang Mỹ, không ăn bơ sữa bánh mì nhiều bằng cơm rau muống, thế tại sao lại thấy hát nói kiểu Mỹ hay hơn bài Trường Sơn hả bác?
     

Share This Page

Loading...