Sau 10 năm minh viết bài này các cửa hàng bán cd ở Vn hầu như đóng cửa gần hết, nhạc trực tuyến đám mây, bản ghi âm đa kênh , hi res lên ngôi cần dung lượng bitrate cao ( mấy chục GB một bài 5 p). Cd bây giờ chỉ là những thú chơi hoài niệm như thú chơi băng cối, đĩa than.... nhường chỗ cho các Dac Hi-end nhỏ gọn, kết nối mạng. Ngay cả một dàn âm ly cổ chúng ta vẫn có thể vức cái đầu phát cd xịn sò, để thay vào một cÁi DAC hoặc một máy nghe nhạc tích hợp dac là xong. Tiện lợi, gọn gàng khỏi dây nhợ, mà chất lượng bỏ xa giới hạn của Cd.
Cũng giống như Vinyl thôi mà. Lúc lên voi ,lúc xuống đất rồi lại lên voi.... Dám cá là CD có suy giảm nhưng không chết. Có thể ngắc ngoải nhưng vẫn sống
Thực ra cái này gọi là lạc quan hơi sớm đấy bác. Hiện giờ thì chưa thể nói CD chết được đâu vì chỉ 6 tháng đầu năm vẫn có khoảng 18,9 triệu CD bán ra tại Mỹ. Vinyls khoảng 19 triệu. Hiện tại thì Vinyls đã vượt qua CD để trở thành định dạng phổ biến nhất sau 34 năm. Vinyls đang tăng trưởng gấp đôi. (nguồn cnbc) https://www.cnbc.com/2021/07/13/mus...inyl-albums-higher-in-first-half-of-2021.html
Bác nghĩ rằng đĩa than là hoài niệm là hết sức sai lầm rồi. Với đà tăng trưởng như hiện tại, đĩa than đang trở thành thế lực mạnh hơn cả nhạc số đấy. Ở Việt Nam thì không nói, nhưng thế giới nó rất khác.
Thị trường của Mỹ hiện tại đã ở mức ổn định (trong khoảng vài năm gần đây). Chơi nhạc số và định dạng vật lý cũng khoảng 50-50. Nếu chỉ ở mức này thì định dạng vật lý còn lâu mới chết các bác ạ. Chỉ có điều là đĩa VInyls sẽ rẻ đi và CDs đắt lên. Ai chơi nhạc thì đều biết điều này, trước đây CD chỉ khoảng 10$ bây giờ đã lên tới 13-14$, Vinyl trước 30$ thì bây giờ khoảng 23-25$. https://www.riaa.com/wp-content/uploads/2021/02/2020-Year-End-Music-Industry-Revenue-Report.pdf
Công nghệ là một thứ tiến triển từng giờ từng phút, việc mô phỏng chất lượng âm thanh hiend số luôn là một xu thế lấn át ko thể chối cãi. Cuộc chiến giữa công nghệ mới và văn hoá nghe “ truyền thống” sẽ hơi mất thời gian, vì văn hoá nó keo theo cả một cảm giác chơi, sưu tầm, hoài niệm. Cái này nó lau dài bất tận lắm, suy yếu dần trước khi bị xoá sổ. Mình không tin công nghệ loa cũ , nguồn phát, amply cũ có thể đuổi kịp những công nghệ sản xuất của hôm nay. Chính cd cũng từng là cuộc cách mạng kỹ thuật số đầu tiên thay thế cho các thể loại analog lạc hậu, và rồi với giới hạn của nó với dữ liệu ít ỏi không thể đáp ứng những nhu cầu âm thanh ngày càng chi tiết của khách hàng cầu toàn, nó sẽ phải nhường ngôi vị cho một chàng kỹ thuật số tối tân hơn. ( giống tivi từ trắng đen, màu, 1080, giờ là 8k, 32k ...) Nếu bạn chơi vì tinh thần hoài cổ thì không bàn nữa, còn nếu bạn theo đuổi sự cầu toàn hoàn hảo đơn giản tiện nghi và linh hoạt ( bây giờ là không dây và trực tuyến) buộc bạn phải chạy theo công nghệ. Tuy nhiên không phải cuộc cách mạng nào cũng sớm thành công, trước tư duy lối mòn, cứng nhắc của khách hàng truyền thống đông đảo. Người tiên phong muốn tạo trào lưu mới luôn là những người hùng đơn độc và trả cái giá đắt trước khi nó trở thành cái phổ thông. Trước đây Hãng tact amly lẫy lừng, đã tạo ta amply kỹ thuật số đầu tiên đe doạ những kẻ thống lĩnh thị trường lâu đời, luôn bị mắc kẹt và tiêu tốn tiền bạc vì sự phức tạp hỗn loạn của bán dẫn và đèn, cú chấn động thế giới diễn ra từ gần 20 nam trước, được 6-7 năm thì bổng nhiên chết yểu ( chắc cũng vì nó quá mới lạ) không biết gần đây có hãng nào kế tiếp công nghệ này không.
Công nghệ đúng là tiên tiến thì càng tốt, nhưng công nghệ luôn có giới hạn của nó bác ạ. Không phải cứ định dạng cao trong âm thanh là tiếng sẽ trung thực hơn đâu, đây là sự thật. Bằng chứng là SACD không thể đánh bại được Cd. Đĩa Vinyls ra đời cách đây cũng khoảng 100 năm rồi. Nhưng bây giờ mới là thời của Vinyls bác ạ. Như vậy việc nó chết hay không còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố: trong đó có khán giả, ở thập kỷ 90s người ta đã tưởng Vinyl tuyệt chủng nhưng bây giờ nó lại sống khỏe và sống dai nữa. Cuộc đời cũng chưa biết thế nào được, cái gì hôm nay tưởng đúng thì ngày mai đã sai rồi. Khoa học cũng vậy thôi, cái gì chưa chứng kiến thì không thể dùng nhận định chủ quan để đoán là nó sẽ chết được. Theo thống kê của Mỹ thì các định dạng vật lý đã ở mức ổn định (tức là ít tăng giảm) trong nhiều năm trở lại đây (tức là nó có một lượng fan trung thành, vẫn luôn sẵn sàng mua mà không quan tâm đến những thứ khác như công nghệ). Nếu nó chết, nó sẽ phải giảm rất nhanh bác ạ. Nên điều đó không thể diễn ra trong tương lai gần được đâu. Cũng giống như chủ nghĩa tư bản ấy, nó giãy chết lâu quá, chưa chắc chúng ta đã được chứng kiến nó chết đâu, mà có khi ta còn chết trước nó nhiều.
Chắc chỉ khi con người đột biến như cây lan var đột biến, thì lúc đấy mới thay đổi sâu sắc và triệt để được.
Thế mới thấy sự cố chấp của loài người. Thế mới bảo là vĂn hoá chơi âm thanh của con người nó quyết định việc cung ứng. Giết hoài không chịu chết. Mình mê cổ điển, và những thứ số đông đang theo đuổi là định dạng 2 kênh, hoặc trên dưới 10 kênh tiếng. Nhưng công nghệ mới đa kênh ( ghi âm đa kênh và amly, loa đa kênh..) mới có thể tái hiện nổi hàng trăm nhạc cụ một cách sống động như bạn đang đứng trong rạp hát. ( mỗi nhạc cụ được thể hiện bằng một loa riêng). Và tất nhiên chi phí rất đắt đỏ do sự cầu kỳ của nó nên khó có thể phổ quát nó nhanh chóng được. Ấy vậy dù tiền thân của nó ra đời từ rất lâu nhưng có những giai đoạn dường như xém chết yểu cũng vì cái cá biệt thú vị vẫn bị cái trào lưu số đông nhàm chán lấn át : https://tapchihifi.com/am-nhac-da-kenh-mot-thoi-tung-suyt-bi-bo-ngo-phan-3/
Và đây là cú chấn động 15 năm trước tại việt nam: https://www.google.com/amp/s/amp.vnexpress.net/toi-thoi-ampli-so-1501320.html