Đèn vàng mà là gì hở bác, đèn đỏ còn thản nhiên cắt ngang, tiện thể tạt đầu luôn xe đang đi đèn xanh cắt ngang cho nó "soang"! :shock:
Tôi sợ bác nói đúng . Sống ở nước ngoài, cả năm không nghe tiếng còi xe, dù ngoài đường xe nối đuôi nhau dài hàng Km. Nhiều ngã tư không có đèn xanh/đỏ, chỉ có bảng STOP, ai cũng tự động ngưng ngay vạch trắng, nhìn 2 phía, nếu ai đến trước thì qua trước. (vi phạm luật STOP sign phạt nặng lắm). Về VN, nếu tuân thủ đúng luật giao thông, chắc bị nghe chửi là HÂM suốt :lol: Giáo dục các em từ nhỏ là điều tốt. Nhưng liệu có tạo được điều kiên cho các em thực hành hay không, cũng quan trọng không kém.
Một hôm, em dừng xe ngã tư Lý Thường Kiệt, ngang qua ngã tư Phan Bội Châu, thấy có hai mẹ con đi xe máy gần tới đèn đỏ, bà mẹ ngồi trên yên còn đứa con đứng trước, mẹ nhìn hai bên rồi hỏi con: "Có công an không con?" Như vậy thì hỏng tiếp một thế hệ về chấp hành luật giao thông rồi (Em là người chấp hành luật giao thông khá ngon, trừ mỗi tội chạy quá tốc độ trên cao tốc thôi , chứ đã đi cùng con cái, thì dù luật giao thông chỗ gần nhà em có hơi chuối tí, em vẫn nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ) Truly
Sao không thấy Bác gì mà hay nói về tự hào dân tộc, chẳng cần học hỏi cái hay cái đẹp của người ta vì mình là No.1 rồi vào mà khen nhỉ? Hay là mở thêm vài topic nữa về Văn hóa xếp hàng,văn hóa ăn uống...để mọi người cùng vào khen.
Không biết cái suy nghĩ "xe lớn đụng xe nhỏ là xe lớn có lỗi" đã thay đổi trong suy nghĩ của người tham gia giao thông chưa?
Nước ngoài họ cũng phóng nhanh vượt ẩu , cũng vi phạm giao thông đầy ra đấy chứ nhưng so với ta thì ít thôi ạ Ở đâu mà chả có rác :lol: Nước ta là nước có đặc điểm giao thông vô cùng đặc biệt vì vậy cũng phải có văn hóa giao thông đặc biệt mới xứng tầm và phù hợp chứ ạ . @ bác Tào : Em chưa biết thay đổi hay chưa nhưng bây giờ cảnh sát giao thông & 113 nhiều lắm vì vậy phải dựa vào mấy ông này mới biết còn không thì hên xui phụ thuộc vào Người lớn...người nhỏ ạ
Em đâu có dám bàn nước ngoài nước trong gì ở đây cả Bác ạ, Bác cứ lôi vào thế này rồi không khéo lại mất hay. Cứ bàn ở ta cho nó vui.
Dạ , em hổng dám bàn ở ta ạ , ngộ nhỡ trúng phải nghành ngang , nghành dọc của bác nào trên này...ra đường nhòm thấy nick em...bác ý phạt vỡ đầu hoặc giam xe thì toi :lol: Mà em để ý bàn nhiều mấy chuyện ở ta mới mất hay ạ vì ở ta...ai cũng biết òi . Em chỉ dám Thư Giãn thôi chứ hổng có muốn Suy Ngẫm .
Bác lại đi quá xa nữa rồi,bàn về ý thức chấp hành luật giao thông của mỗi người thôi mà. Bác cứ làm sao nói sao để thấy mình thoải mái là được rồi.
Dạ không , em đi đúng ạ Topic này có 2 nhánh là Thư Giãn & Suy Ngẫm . Em chỉ theo hướng Thư Giãn thôi.
Chuẩn đấy bác. thế hệ con cháu chúng ta sẽ không thể thay đổi đc nếu vẫn còn tồn tại những ông bố bà mẹ như thế, cực kỳ nguy hiểm. Nhà trường thì chỉ cho văn hóa giao thông là môn học phụ nên các cháu khó tiếp thu đc, quan trọng hơn là những người làm cha mẹ chỉ hướng cho con học thật giỏi để sau này có cơ hội kiếm thật nhiều tiền chứ rất ít người quan tâm đến vấn để văn minh xã hội. các bác có điều kiện đến các nước phát triển thì về VN mới cảm thấy buồn.
Em thì hơi khác tí. Em bảo con em là thế này, rất đơn giản thôi, sống như những người xung quanh thôi. Xung quanh người ta làm gì thì mình bắt chước theo. Kỹ năng bắt chước là kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất của con người từ khi ra đời đến khi ra đi. Khi bắt chước tốt thì sống ở môi trường nào cũng đc. Chẳng lo. Ví thử những người đang hàng ngày bành chướng trên đường kia mà đặt họ vào xã hội ví dụ như Nhật bản, em thề là họ cũng xếp hàng cũng chấp hành luật lệ giao thông không khác gì người nhật. Thế nên nếu nói đấy là lỗi do cá nhân thì em nghĩ kô phải.
Em nhớ hồi đang học lái xe, ngày đó 8, 9 người cùng ngồi chung trên con Gaz 69 để tập. Theo lý thuyết thì các xe cùng đến ngã tư khi không có đèn tín hiệu giao thông cũng như không có hiệu lệnh của người hướng dẫn giao thông, thì xe phía bên phải không vướng gì thì được đi trước. Hôm đó xe của tụi em đến 1 ngã tư nhỏ, gặp tình huống như vậy, lúc đó 1 học viên đang cầm lái dừng xe lại nhường đương cho xe kia. Thầy giáo bảo sao lại dừng như vậy, học viên nói là chấp hành đúng theo những gì đã được học ở buổi học lý thuyết. Nghe thấy vậy thầy giáo nói tiếp rằng lý thuyết là lý thuyết còn thực tế mà như vậy thì đến tối không về được đến nhà, phải nhanh tay, nhanh mắt mà đè, mà tiến lên phía trước, mà vượt, thì mới đi được. Các bác đã gặp tình huống tương tự như vậy chưa? Chán!
Người nước ngoài nghĩ gì về giao thông Việt Nam ? “Giao thông ở Việt Nam như một vũ điệu ba lê, không được sắp xếp sẵn nhưng vẫn là một tuyệt tác của sự phán đoán đúng và xử lý chính xác”, biên tập viên tờ The Strait Times của Singapore kết luận sau bốn ngày ở TP HCM. Trong con mắt của Loh Keng Fatt, tình trạng giao thông ở thành phố này khá lộn xộn và dường như mọi người đi lại trên đường không có ai quan tâm đến luật giao thông. Anh viết trên tờ The Straits Times: “Tại một số điểm giao nhau ở thành phố Hồ Chí Minh, không có đèn giao thông, có nghĩa mọi thứ đều được đi – kể cả người đi bộ và đi môtô. Một số người tự do lấn làn trong khi giao thông đang tắc nghẽn. Xe máy, ôtô, xe tải, xe buýt và xe đạp tất cả đều chen lấn nhau và bấm còi om sòm”. Người tham gia giao thông ở Việt Nam “dường như không có khuynh hướng nhường đường cho người khác”. Thế nhưng có một điều đặc biệt trong giao thông ở Việt Nam đã khiến Loh Keng Fatt quan tâm, đó là trong bốn ngày ở Việt Nam, Loh không thấy bất cứ một tình huống nguy hiểm nào hoặc nghe sự va chạm của các xe với nhau. Theo cánh nhìn nhận của Loh thì có hai lý do chính khiến cho giao thông hỗn loạn ở thành phố Hồ Chí Minh đã không tạo ra tai nạn như nhiều người thường nghĩ. Lý do thứ nhất là do người Việt Nam dường như khá kiên nhẫn và có bản chất tốt. Việc bóp còi trong khi giao thông ở Việt Nam chủ yếu để cảnh báo cho những người khác về sự hiện diện của họ chứ không nhằm buộc người khác nhường đường. Và khi nghe tiếng còi, không có bất cứ ai có cái nhìn bực dọc hoặc có lời mắng nhiếc thậm tệ hay giận dữ như ở các nước khác. Lý do khác là mọi người dường như rất quan tâm đến những gì xảy ra quanh họ và phản ứng trong từng thời khắc, không có bất cứ sự xúc động nào. Đây cũng là cách để mọi người tự tránh được tai nạn giao thông xảy ra đối với mình và mọi người. Loh Keng Fatt cho rằng người đi đường ở Việt Nam có tài phán đoán đúng và xử lý chính xác. Anh nói điểm tốt của người Việt khi tham gia giao thông là kiên nhẫn, trong khi người Singapore nghĩ rằng “thật mất mặt” khi đi chậm hơn những người đi xe đạp hoặc khách bộ hành. Tuy không cho rằng cần áp dụng giao thông ở thành phố Hồ Chí Minh cho đường phố Singapore nhưng theo Loh Keng Fatt, hai lý do trên có thể là bài học cho người đi đường ở quốc đảo sư tử, nơi có những đường cao tốc tốt hơn, có cầu vượt và luật giao thông khá chặt nhưng vẫn thường xuyên xảy ra tai nạn. (TTXVN) Nguồn: http://forum.vietyo.com/topic/giao-thon ... 43695.html Các bác còn đòi hỏi gì hơn nữa , Dám cá là nếu người dân nước khác sống trong môi trường giao thông ở ta đảm bảo mức độ kẹt xe lẫn tai nạn giao thông sẽ ở mức...báo động đỏ .
Lại nói về đèn đỏ, không phải ngã tư nào đèn đỏ cũng có đèn báo thời gian. Dừng xe sát vạch thì chả nhìn thấy đèn đâu mà đi, dừng lùi lại một tí thì bị xe máy nhảy lên chặn đầu, mà họ chặn đầu, chen lên đứng đầu nhưng cũng chẳng có ý thức theo dõi đèn giao thông, cứ "đi theo người ta" thành ra đèn xanh được 4s 5s rồi thì cái mớ hỗn độn ở "nút giao thông" mới nhích lên được. Nan giải lắm ạ
10 điều để tham gia giao thông được an toàn : 1. Phải lạng lách, đánh võng giỏi: Vì nếu chẳng may có kẻ nào phóng tạt đầu còn biết cách mà né chứ. 2. Chớ dại mà tranh đường với mấy cái xe tải thồ, trông nhỏ con và xộc xệch thế thôi nhưng chạy thì “hăng máu” lắm đấy. 3. Phải tập vững thần kinh khi nghe còi ôtô tải quá lớn. Giật mình là dễ chết như chơi đấy. Đụng với xe tải thì phần thua ắt sẽ về… ta rồi. 4. Nhường đường cho mọi loại xe trên những tuyến đường hay xảy ra tai nạn. Vội gì, muộn vài phút còn hơn là muộn suốt đời. 5. Đi chậm không phải là an toàn nhất: Bằng chứng là có bận tôi đi chậm, gặp đèn đỏ, dừng lại thì bị một cái xe đi phía sau húc, méo cong cả biển số, đẩy tôi xô lên phía trước vượt qua cả vạch vôi, kèm theo một câu quát nhặng lên:”Đi gì mà chậm như rùa thế, sao không đi dừng lại làm gì, có cảnh sát đâu”. 6. Hãy đi xe buýt: Theo thống kê, trong các tai nạn giao thông do xe buýt gây ra thì đa số xe buýt vẫn an toàn còn nạn nhân khác thì ngắc ngoải. 7. Đi bộ qua đường cũng đừng mất cảnh giác dù là đang có đèn xanh cho người đi bộ. Nhiều người đi bộ vẫn chết như thường đấy thôi. 8. Lỡ chẳng may cùng tuyến đường với mấy “tay đua”, “tay xiếc lòng đường” thì tốt nhất là nên xuống xe, dắt bộ trên vỉa hè. Đời dài mà, đừng bán rẻ nó. 9. Nên đội thêm cái mũ vải bên trong mũ bảo hiểm. Có hai mũ vẫn an toàn hơn, vì làm sao mà biết chất lượng mũ nào thì đảm bảo được. 10. Cuối cùng, bạn hãy tự rèn luyện ở nhà sao cho mắt tinh, tai nhạy, chân tay nhanh để có bị đâm thì cố mà phóng lên vỉa hè rồi hãy ngã nhé.
Em nghĩ cái gì cũng cần có tiến trình, cần có gốc gác thì nó mới có ngọn ngon lành được ạ. Hồi ở Taiwan, (dân Vietnam sang đó đa phần đi xe đạp), các bác hình dung đường xá bên đó rộng như thế nào, băng ngang qua cái ngã ba bên ấy thì thường là bắt đầu phải từ lúc bật đèn xanh đến khi đèn chuyển sang đỏ vẫn chưa hết cái ngã tư, nhưng người tham gia giao thông đường ngang bên ấy thì bao giờ cũng đợi mấy thằng biker bọn em qua hết vạch đường, mới bắt đầu đi. Văn hóa giao thông của họ là vậy, còn ở các khu nội thị bên mình, cái đèn đếm ngược nó mới điểm 5-4-3 thôi là sau lưng còi đã rúc inh ỏi rồi. Đó cũng chỉ là một nét văn hóa giao thông của mình, cũng còn lâu lắm thì mới giải quyết được cái nét ấy
Em thấy tư duy đó đang thay đổi mãnh liệt bác ạ. Bằng chứng là khi xe lớn đụng xe nhỏ thì thường chủ xe lớn nhảy xuống rút đồ dấu trong xe ra phang chủ xe nhỏ tới tấp, có trường hợp phải nhập viện hoặc tèo ngay . Phang người xong mấy chủ xe lớn này còn gườm gườm nhìn bàn dân thiên hạ xung quanh xem còn thằng nào đáng chém không để chém nốt cho bõ công rút đồ :evil:
:lol: đọc post này của bác đồng xanh cười chết được. quên, nick bác có nghĩa greenfield hay green US dollar ?
Là nghĩa đầu bác ạ. Chả là em sinh ra lớn lên giữa phố phường chật hẹp. Mỗi lần có dịp ra ngoại thành là em thích hít thở cái không khí đồng quê lắm, rồi được phóng tầm mắt ra xa tít mà không bị cản bởi các khối bê tông xám xịt, xù xì. Em ước bao giờ có điều kiện chuyển khẩu về quê, mua lấy mảnh ruộng mảnh vườn tự cung tự cấp, chả phải trói mình theo khuôn phép 8 giờ vàng ngọc rồi quỵ luỵ van vỉ thằng nào sất là sướng nhất trần đời bác ạ
Bác lói chuẩn ạ. Văn hoá giao thông còn nhiều điều để nói. nhưng e thấy cái còi hơi này vô văn hoá nhất trong tham gia giao thông em biết bác mất cải dải cao ra sao rồi. E dính trưởng rồi ông hết cả đầu có thằng nó xiên dao vào đầu mình đúng khôg bác :mrgreen:
Còi xe khi tham gia giao thông là nét đặc trưng của Văn Hóa Giao Thông Việt Nam cần phải được bảo tồn và gìn giữ . Nếu để mất đi nét văn hóa này thì....tai nạn cũng như tình trạng kẹt xe sẽ hết đường cải cách ạ !
Đường đông...phải còi Xin vượt...cũng còi Rẽ trái , rẽ phải...phải còi để báo hiệu Đi thẳng...cũng còi để báo cho người phía trước biết có mình phía sau Đường vắng...phải còi để tránh mấy ông ở vỉa hè bang qua , từ ngõ hẻm nhào đến Chạy hàng 2 hàng 3...cũng phải còi để báo hiệu cho xe bạn biết thay vì gọi mỏi mồm . Dựng xe vỉa hè...cũng còi để thử cái còi mới lắp hoặc...sửa còi Chở mấy chú nhóc trên xe cũng hướng dẫn cho nó...còi...để nó thích và làm quen Lâu lâu buồn buồn mở khóa...bấm còi cái vì...ngứa tay . Nói chung còi mọi lúc , mọi nơi...tuy nhiên người Việt Nam là người có tính chịu đựng cao nhất về tiếng còi xe , ít khi nào họ than phiền về tiếng còi này bởi vì...nghiện rồi . Sống chung với lũ thôi các bác ạ , cai nghiện 1 đám đông thì dễ chứ cai nghiện cho cả cộng đồng thì khó lắm Nếu không vì thế thì không thể có câu : Còi To Cho Vượt !