Kô phải chế đâu kụ ạ , quê ngoại em vùng chiêm trũng có hẳn từ "trẻ trâu" từ xưa vs cái ngữ nghĩa như kụ đã diễn ở trên :wink: em dám khẳng định như thế là do nhân 1 lần có hỏi các kụ cao niên trong làng lý do các bia mộ cổ chỉ ghi tên Thụy - tức là vai vế trong phả hệ , chức tước đương thời của người chết chứ kô ghi tên thật , tên cúng cơm thì các kụ bảo : ghi tên thật để trẻ trâu nó réo nó chửi à ... đến cái chậu hoa đặt ngoài mộ các kụ dặn phải đúc chân cho thật chặt kẻo trẻ trâu nó phá
Các cụ nhà ta ở quê thì dùng từ này từ lâu, vì khi em còn bé cũng là 1 trẻ trâu vì hay thả trâu bò với lũ bạn trong làng và đủ trò nghịch ngợm. Cái mà em đang nói đến là các cụ chưa già nhà ta giờ ngồi khề khà ở vỉa hè Hà Nội, bàn chuyện "trẻ trâu" nhưng đúng rồi, gán ghép mấy tay choai choai lêu lổng hư đốn ở thành thị thành trẻ trâu cũng không phải là điều hay, tội lũ trẻ nhà quê. Em vốn người nhà quê nên thấy ngứa tai khi nghe người thành phố dùng từ này kiểu xách mé hay giễu cợt.
Óe, em chào cụ Xơ. Lâu rồi không thấy cụ ra HN nhể. HN dạo này mưa nhiều, sắp thu roài, bác ra thu hoạch hạt rau là vừa. Hay cuối tuần này ra SG cà phê mí em đê?
Em thấy kụ xách mé người thành phố cũng ra trò đấy chứ :wink: chung quy là ai bàn chiện ai kô quan trọng nhưng khởi nguồn cái từ "trẻ trâu" nó trở thành hót từ media ra đến vỉa hè thì phải nói công to là ở cái tay phó tổng AGB vs cuốn tự truyện xxx :lol:
Bật mã ôn có đeo mười cái ách thì vạn kiếp khỉ vưỡn hoàn khỉ :lol: Giang sơn dễ đổi - bản tính khó rời !
Bao giờ kụ sắm đc cái vườn cây nghìn tỉ , dao quăng mỏi tay chưa chưa hết đất thì nhà cháu xin cắp tráp theo hầu kụ :lol: ĐÚ
Hà nội vào mùa lễ vulan mấy chục năm trước hà nội khg rầm rộ vào mùa vulan ,đơn giản vì hồi đó nhà nước kg khuyến khích cúng vái dưới bất kỳ hình thức nào các nhà vẫn làm nhưng âm thầm làm,thường là các gia đình buôn bán thì làm khá rôm rả còn cán bộ viên chức thì ai còn nhớ đến tổ tiên làm tí chút đơn giản ,đĩa xôi nải chuối đã là may từ những năm 80 đổ ra, cúng vái ông bà tổ tiên bắt đầu quay trở lại mạnh mẽ-người ta bắt đầu quan tâm đến tổ tiên ,trời phật nhiều hơn nó ngày càng phát triển mạnh và trở thành mảnh đất mầu mỡ cho thị trường tâm linh hà nội-các nhà làm hương,các hộ hàng mã làm ăn tấp nập và phát đạt đến mức một vài năm họ có thể mua nhà dễ như chơi-các hình thức cúng vái cũng bung ra trăm hoa đua nở việc ma chay cũng diễn ra to tát cùng việc xây mộ tổ tiên sao cho đàng hoàng hơn vậy là sau bao nhiêu năm mải lo bươn chải các con cháu có dịp bù lại cái lỗ hổng bất hiếu của mình xưa kia-với các cán bộ công nhân viên chức thì quay lại cúng vái một cách kg qua loa đại khái gần như là một việc làm mới mẻ đầy bỡ ngỡ và ngơ ngác như đi học ngoại ngữ việc xây mộ cũng diễn ra tuy âm thầm nhưng đầy tính cạnh tranh-nhà nó chỉ làm nghề ất ơ mà còn xây được mộ cao to hoành tráng thế ,đã thế nhà mình phải làm hơn- một cô em gái 70 trách ông anh 80-anh là nhà giáo sử học toàn nói sử đâu đâu ,sử họ nhà mình thì kg bao giờ để ý-mộ bố mẹ bao năm qua cũng chẳng đoái hoài,chẳng qua anh lo con anh sau này quên cúng anh thôi một bà mẹ tâm sự đấy bà xem mang tiếng là giám đốc đấy, ngày nào vợ chồng con cái nhà nó cũng đi ăn hiệu mà nó có bao giờ biết nghĩ mua về cho tôi miếng ngon nào đâu một ông già 60 quì xuống dưới chân mẹ con xin bà tha thứ cho con,mấy chục năm qua vợ con nó hỗn hào mà con kg dạy được vợ,con mải lo cho các cháu nên kg lo cho mẹ được bà mẹ nói- thôi tôi cũng chả nghĩ gì đâu..đẻ anh ra là luôn lo cho anh thôi mà-bà mẹ nói ,miếng trầu rơi cùng giọt nước mắt rơi ấy mới là-xá tội vong nhân chưa thấy đâu..
Hà nội -quán nước vỉa hè Sài gòn rất nhiều quán nước-nó là thủ đô của trò quán xá,Ca FE,nhạc bar Nhưng Hà nội lại là thủ đô của nước chè,kẹo lạc-chưa bao giờ hà nội nhiều quán nước vỉa hè như bây giờ ai cũng có thể thoắt một cái biến thành chủ quán nước chè-ai cũng có thể thoắt cái làm bạn của nhau-chỉ cần một hai câu bắt truyện là nhập môn đơn giản vì người hà nội ăn thì cọng giá cắn làm đôi mà chém gió thì sẵn sàng vui cả buổi,qua giờ cơm trưa luôn niềm vui của dân hà nội là được thủ thỉ mạn bàn mọi thứ từ nhỏ nhặt ,có vẻ bí mật cho đến những sự án to tát trên đời kể cũng lạ,trai hà nội chăm chỉ kg dám nhận, nhưng về tán phét thì kg hề thua ai,nhất là chuyện mình chuyện người vào đúng cái thời điểm giờ làm việc và người nước ngoài có cái cớ để chê trai việt ở điểm này-chê thì chê vậy thôi chứ sửa thì hơi khó-cũng giống như phạm ngà có chê trai việt kỹ hơn nữa thì cũng thế thôi...
A, bác skmeyou nói đến quán nứoc vỉa hè làm em nhớ, hôm nọ chợt gặp trên mạng, nói đến "trà chanh" là nét độc đáo của người HN (tất nhiên là mấy bác teen teen), em giật hết cả nẩy, chiều lẻn vợ phi ra đường ngồi uống thử cho đỡ lạc hậu. Chui vào miệng xong em tí biu ti phun, nó là trà mạn bỏ đường và thêm chanh (trà mạn này thì rõ "bồm"). Mịe, đúng là 1 thứ "cốc tai" bất tri kỳ vị. Nhưng nhìn dưới con mắt xi măng, giờ nó đại diện cho HN có lẽ cũng có cái lý của nó :cry: :wink:
10 nghìn 1 cốc trà có cả đường + chanh + ... sành điệu mờ kụ còn đòi hỏi cái rì :mrgreen: hồi đầu năm có thời điểm chanh tươi 60k/cân tức là cỡ 4-5k/quả đoá !
đã "trà chanh" là phải đi kèm với "chém gió" nữa thì nó mới "hữu" tri kỳ vị được. Cụ trốn vợ đi đánh quả 1 mình thế thì không thấy ngon là đúng roài. Em cứ tưởng tượng ra cảnh cụ Cai quần soóc 1 mình ngồi im thin thít giữa những chân và chân trắng nõn mà em lại bật cười
Em thấy thỉnh thoảng hắn lại liếm môi và nuốt nước bọt đánh "ực" một cái. Rõ là ... Mắt thì "đánh võng" liên tọi, tội mỗi tay chân cứ "cứng đơ" :twisted:
Lại nói chuyện đánh cờ ở Hà nội Hà nội kg phải là đất đánh cờ,đất đánh cờ phải là Nam định,nơi ấy con người suy luận sâu xa lắm. Vào các buổi sáng mùa thu,các bác cao niên thường làm ấm trà,rủ mấy anh bạn trẻ bên hàng xóm sang bài binh bố trận,chơi và xem đều thật là vui . Cờ nó kg phân biệt tuổi tác,hậu sinh có thể là khả úy , Võ sĩ,ca sĩ thi đấu phải cùng hạng nhưng họa và cờ thì xé vé đồng hạng luôn,họa cũng kg có hạng. Trong thi đấu cờ tướng,cay nhất là mấy bác già ham thể hiện phẩm chất bậc tiền bối, bị bạn trẻ nó lừa cho như chơi. Bạn trẻ chơi cờ bao giờ cũng khiêm nhường,nhưng độp cờ thì hơi bị nhanh. Cờ Hà nội ít khi đánh đôi,thường có người ngoài ngồi xem- trớ trêu nhất là vào cái lúc đang chắc ăn thì cái thằng thứ ba ngồi ngoài nó lại cho thằng kia nước thoát,đúng là từ lúc nào tới giờ,nó cứ ngồi im ,đến lúc mình sắp ăn thì nó lại giở trò quân sư. Cờ sinh viên cũng lắm cái hay,đánh tiền hay đánh chay cũng đều được cả Các bác trung niên bày cờ thế kiếm tiền ,đánh với sinh viên thua thường hay ...chú cho anh xin Cờ Hà nội đánh ở gần hồ hoàn kiếm,có cả cờ người để cho nhiều người ngước cổ lên xem Cái vỗ tay tán thưởng trước một nước cờ hay nó kg ầm ỹ,nó nhẹ nhàng,cái nhẹ của những anh thích thâm nho, tinh tế
Bác ơi em đề nghị bác khi viết để ý đến câu cú ngữ pháp chứ tiếng Việt bị tra tấn thế này đọc oải quá.
ồ xin lỗi bác tai-tại hạ xin cung thỉnh-ồ mà tại sao em đọc em thấy kg oải lắm-chắc là thấy đông vui nên em nói leo quên hết cả văn phạm-em sẽ sửa bác tai ạ
Bác viết thì đọc không thấy oải là đúng rồi "văn ta vợ người" mà :lol: Em nghĩ cờ tướng 100% là xuất phát từ bọn anh ba,nhìn quân cờ là biết :mrgreen:
Vâng bác Pan,nhưng nó bị việt hóa rồi-giống như chuyện cô gái khai ở tòa là :em biết anh ấy định ,,bắt nạt,,em, nên em chủ động ,,bắt nạt ,,anh ấy trước Về chuyện,, văn mình ,,em đã sửa lại bài ở trên.
Vâng, em cũng mong bác sửa vì nếu quá đà sẽ thành ra vi phạm nội qui và làm mất đi tính trong sáng và chính xác của ngôn ngữ. Bác đọc thêm ở đây: viewtopic.php?f=6&t=8