Hà Nội tản mạn ký

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by tai_trau, 18/10/07.

  1. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.536
    Likes Received:
    5.001
    Location:
    Hà Nội
    Ngày trước thì hay tập trung ở số 10 LTK, nhưng sau khi "HN mở rộng" thì các bang nhóm cũng chia "địa bàn" hoạt động nên tùy chỗ bác à.
    Bác ở khu vực nào?
     
  2. panamera

    panamera Advanced Members

    Joined:
    3/2/12
    Messages:
    440
    Likes Received:
    10
    Nhà em ở Gia Lâm nhưng em hay uống cafe ở Trần Hưng Đạo,chỗ đầu Yết Kiêu hoặc chỗ Nguyễn Siêu.Bác hay hoạt động ở chỗ nào hôm nào cho em ké với.
     
  3. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.569
    Likes Received:
    36
    Location:
    247Express
    @bác rẽ ngang xuống Lê Văn Hưu, bác Tai đang có thửa ruộng canh tác hàng ngày ở đó

    Còn bên kia cầu Long Biên, bác liên hệ với phang chủ gia lâm Cà thối :D
     
  4. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.536
    Likes Received:
    5.001
    Location:
    Hà Nội
    Vậy cũng gần chỗ lão King vừa nhắc đến. Hôm nào bác rảnh em mời bác 1 ly nhé.
    @King: Đấu giá con 81 đê. 15 chai trôi không
     
  5. KING

    KING Advanced Members

    Joined:
    23/8/06
    Messages:
    7.569
    Likes Received:
    36
    Location:
    247Express
    15 chai hửm, cho ông 2 cái xẻng về soi gương nhổ râu nhá :D

    @tý nữa hôm trước phá bĩnh tay lái buôn đẩy con 40D :lol: , mình lại cứ xui 5DMK2
     
  6. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.536
    Likes Received:
    5.001
    Location:
    Hà Nội
    Hà Nội: Lòng tự trọng còn xa xỉ nói gì đến văn hóa!
    Chủ nhật 05/08/2012 11:06

    “Hà Nội là Thủ đô của gần 90 triệu dân mà không opera, không ballet, không giao hưởng. Với "thành tựu" văn hóa duy nhất hiện nay là thi hoa hậu thì nói đến văn hóa là sáo từ. Một đất nước có hơn 9.000 giáo sư mà chỉ có 12 bằng phát minh trong 10 năm thì còn gì là văn hóa và khoa học. Lòng tự trọng còn là thứ xa xỉ thì nói gì đến văn hóa anh Dương Thụ ơi”, TS Phạm Huy Thưởng bày tỏ.

    Hà Nội thời “tả pí lù”

    Bài viết “Văn hóa thấp đi nhưng người Hà Nội vẫn rất tự tin” thể hiện quan điểm của nhạc sĩ Dương Thụ bàn về đời sống văn hóa của người hiện đại đã nhận được rất nhiều phản hồi của độc giả. Phần đông độc giả đồng tình với quan điểm và cách nhìn của nhạc sĩ.

    Độc giả TS Phạm Huy Thưởng bày tỏ ông là một người sinh ra và lớn lên trên đất Hà Nội. Là người Hà Nội, ông không thể không đau xót khi nghe những nhận xét của nhạc sĩ Dương Thụ: “Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Dương Thụ về Hà Nội xưa, Hà Nội mới và Hà Nội thời tả pí lù. Thật đau đớn khi nói về văn hóa Thủ đô khi một năm chỉ có vài nhạc công cổ điển quốc tế đến biểu diễn.

    Hà Nội là Thủ đô của gần 90 triệu dân mà không opera, không ballet, không giao hưởng thì nói về văn hóa là sáo từ. Các vở kịch, "tác phẩm văn học" hiện tại thì nhạt nhẽo, chợ búa và hoàn toàn không có bản sắc và tính triết học. Với "thành tựu" văn hóa duy nhất hiện nay là thi hoa hậu thì nói về văn hóa là quá xa vời. Một đất nước có hơn 9.000 giáo sư mà chỉ có 12 bằng phát minh trong 10 năm thì còn gì là văn hóa và khoa học. Lòng tự trọng còn là thứ xa xỉ thì nói gì đến văn hóa anh Dương Thụ ơi”.


    Một trong những hành động không đẹp mắt giữa ban ngày ở Hà Nội. Ảnh: Tuổi trẻ
    Hà Nội trong mắt độc giả Thúy Phạm cũng “tả pí lù”, nhếch nhác không kém: “Hà Nội là thủ đô, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị, là đầu não của cả nước mà cơ sở hạ tầng nhếch nhác bẩn thỉu, không có sự đầu tư, đường sá thì chật chội, con người chỉ toàn lừa lọc, không văn minh. Xài tiền ở Hà Nội giống như chúng ta bị ăn cướp vậy, giá cả thì trên trời, gấp 3-4 lần trong Sài Gòn. Thật khủng khiếp. Nếu chúng ta đi xe bus thì sẽ được nếm cảnh xô đẩy, chen lấn và bị móc túi bất cứ lúc nào. Vào bến xe thì hàng đống các thành phần "cò" chèo kéo. Bây giờ cứ nghĩ phải ra Hà Nội là một nỗi kinh hoàng”.

    Còn độc giả Thanh Tâm thì đồng ý với quan điểm của nhạc sĩ cho rằng người Hà Nội rất tự tin: “Người Hà Nội có nhiều cái quá tự tin. Tự cho mình thanh cao, là bề trên của những người khác xem thường nhũng người khác ra mặt. Lấy ví dụ khi Hà Nội sáp nhập với các tỉnh khác thì "người cũ" đã bắt đầu kỳ thị "người mới" gọi họ nào là "Hà Tây vĩ đại", rồi những thói hư tật xấu, cách ứng xử nơi cộng cộng,... người ta lại đổ lỗi cho dân "tỉnh lẻ" lên Hà Nội gây ra”.

    Độc giả này còn so sánh Hà Nội với cuộc sống ở Sài Gòn, nơi độc giả này đang sinh sống: “Sài Gòn cũng đâu thua kém Hà Nội, cũng có dân tỉnh lẻ lên, thậm chí chiếm đến hơn 30% dân của thành phố. Nhưng thử hỏi có người Sài Gòn nào lại đổ tội cho dân tỉnh lẻ hay chưa, hay dân tỉnh lẻ ở Sài Gòn văn hóa hơn dân tỉnh lẻ tại Hà Nội? Là dân của thủ đô cả nước, đáng lý ra người Hà Nội phải là tấm gương sáng, phải là niềm tự hào của nhân dân cả nước. Đằng này thử hỏi có bao nhiêu người tự hào với người Hà Nội? hay chỉ có người Hà Nội là tự hào về mình thôi?”.

    Sinh ra trong một gia đình có 5 đời sống ở Hà Nội, độc giả Thanh Trang không tự nhận mình là Người Hà Nội nhưng vẫn cùng chung một dòng cảm luyến tiếc về Hà Nội với nhạc sĩ Dương Thụ: “Hà Nội trong tâm trí tôi được xây dựng bởi câu chuyện của ông bà, cha mẹ. Tôi là thế hệ thứ 5 trong gia đình, là một trong vài người không được sinh ra ở Hà Nội còn tất cả đều sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Những ký ức về Hà Nội như được truyền đi trong hơi thở, nhịp đập, trong cái nếp sống dù ở xa nhưng chúng tôi vẫn luôn giữ được.

    Gia đình tôi, đã hơn 4 đời, tính đến đời tôi và các anh em họ là đời thứ 5, tất cả ngoại trừ tôi và vài người được sinh ra nơi đất khách, nhưng chưa ai trong chúng tôi ghi trong tờ khai về quê quán 2 từ Hà Nội. Một phần chúng tôi trân trọng nguồn gốc Nam Định của mình nhưng phần khác, phần nhiều, chúng tôi tự biết rằng, 3 chữ Người-Hà-Nội không phải một danh hiệu mà nó là tinh thần, là những lời dạy bảo, khuyên răn, là lối sống của các thế hệ trong gia đình. Chúng tôi lưu giữ nó như một sự tự hào, không cần phải nói ra, nhưng như đã nói nó chảy trong huyết quản chúng tôi. Dù có đi đâu, về đâu, chúng tôi vẫn chỉ muốn nhớ về Hà Nội, một trái tim hồng, luôn trường tồn với thời gian”.

    Cho rằng cách nhìn, sự đánh giá về Hà Nội của nhạc sĩ là rất đúng, rất có trách nhiệm và bao dung. Rất nhiều độc giả bày tỏ lời cảm ơn với nhạc sĩ Dương Thụ.

    “Cảm ơn nhạc sĩ. Cách viết của nhạc sĩ cũng giống như những nét nhạc của ông; dung dị, sâu lắng, rung động và rất có trách nhiệm. Vấn đề là ai đã tạo ra văn hóa Hà nội như ngày nay, một Hà Nội xô bồ, nhộm nhoạm với văn hóa ứng xử thấp kém. Chỉ có người tạo ra nó thì mới có thể sửa đổi nó, giống như việc chỉ có người buộc chuông thì mới cởi được nút chuông”, độc giả Trần Hoàng bày tỏ.

    Lập diễn đàn để rộng đường dư luận

    “Đồng ý rằng ai cũng công nhận Hà Nội là một cái chợ rồi, song ta làm gì?” đó là câu hỏi của rất nhiều độc giả trăn trở với nền văn hóa của thủ đô. Rất nhiều độc giả lên tiếng, đóng góp cao kiến để vực dậy văn hóa nơi đây. Trong đó, nhiều độc giả cho rằng chính quyền thành phố nên lập diễn đàn, hội thảo để mọi người cùng đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.

    Độc giả Chung Sức lên tiếng: “Tôi nghĩ rằng những người tâm huyết với Hà Nội đã nhận thấy vấn đề, nhưng làm sao để thay đổi. Không lẽ người VN chúng ta chỉ ngồi nhìn và chấp nhập thực tế như vậy? Hay là chúng ta chỉ ngồi trông chờ vào thời gian để mọi việc thay đổi từ từ? Hoặc lại đổ lỗi cho cái cơ chế hiện tại chưa cho phép làm? Đây chính là thời điểm thách thức để thể hiện lòng quyết tâm của mình”.

    Độc giả Vũ Núi đưa ra giải pháp: “Tôi thấy cần thiết phải mở rộng đường (và tạo điều kiện) cho dư luận bàn về vấn đề xuống cấp của Văn hóa Người Hà Nội, để cho "Người Hà Nội" mở mắt ra nhìn rõ mình hơn (Tôi thành thật xin lỗi những Người Hà Nội chân chính), không ảo tưởng, tự tin duy ý chí nữa, để cho chính quyền, cơ quan quản lý hiểu đúng về "sản phẩm văn hóa" mà mình được nhân dân cả nước giao cho lãnh đạo, quản lý. Có vậy mới cứu vãn được sự xuống cấp của văn hóa Hà Nội”.

    Độc giả Anthony, một việt kiều cũng đóng góp ý kiến: “Thiết nghĩ những người yêu Hà Nội thật sự thì cần phải ủng hộ chính phủ duyệt điều chỉnh quy hoạch Hà Nội mở rộng 2030-2050 trong đó sẽ chuyển TT hành chính, kinh tế, chính trị lên Ba Vì. Để Hà Nội cũ mãi mãi là TT văn hóa, xứng đáng là Thủ Đô của Việt Nam. Nếu được biểu quyết, tôi sẵn sàng kêu gọi đuợc trên 1000 người ở Hà Nội, SG và kiều bào tán thành đề án này. Nếu điều đó thành sự thật thì mới mong rằng cuối thế kỷ 21, VN mới có thể tự hào với thế giới là có 1 thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến được”.

    Còn độc giả Bi Vũ lại kêu gọi mọi người bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: “Tôi nghĩ cần có một diễn đàn để mỗi người nêu một giải pháp cụ thể. Nhiều người yêu Hà Nội, quan tâm đến Hà Nội sẽ đọc và làm theo. Từ hành vi, thói quen sẽ trở thành văn hóa. 1 năm, 2 năm hoặc 10 năm cũng vẫn còn hơn là không bao giờ thay đổi được. Ví dụ, Tôi không vứt rác linh tinh trên đường, con tôi cũng không làm thế, nếu có tôi phải nhắc ngay và quay lại nhặt. Bất kể thứ gì không được vứt trên đường phố, vỉa hè, những bà mẹ có con nhỏ cũng hãy làm như thế. Việc dù rất nhỏ... nhỏ lắm nhưng thể hiện con người bạn thế nào đấy”.

    Cũng đồng quan điểm với nhạc sĩ Dương Thụ, cho rằng trách nhiệm vực dậy văn hóa thủ đô thuộc về toàn thể nhân dân cả nước, nhưng người then chốt vẫn là lãnh đạo thành phố, độc giả Đỗ Nha Trang bày tỏ:

    “Tất cả là ở lãnh đạo. Khi được hỏi về cao kiến để có thể biến Hà Nội trở thành một đô thị có nếp sống văn minh, sạch đẹp nhạc sĩ Dương Thụ cho rằng “Người yêu Hà Nội nhất, có tư cách để trả lời câu hỏi này nhất chính là ông Bí thư Thành ủy và vị Chủ tịch Thành phố Hà Nội”. Không biết các vị lãnh đạo của thành phố có khi nào nghĩ đến những điều này hay không?”


    Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/SachBaoVanTh ... 035263.epi
     
  7. Cai thang

    Cai thang Advanced Member

    Joined:
    22/3/12
    Messages:
    1.067
    Likes Received:
    6
    nhạc sĩ Du Thượng sai be bét, sai toét nhè, sai cơ bản, sai lòi tù và, sai ..... như đúng rồi
     
  8. Listen_by_heart

    Listen_by_heart Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    3.855
    Likes Received:
    11
    Location:
    Gò Vấp - Sài Gòn.
    Gần 70 năm rồi, thời gian đủ để thay đổi nhận thức của 2 thế hệ, không thay đổi được đâu.
     
  9. smallvill

    smallvill Advanced Member

    Joined:
    4/11/08
    Messages:
    1.098
    Likes Received:
    12
    Ông Bí thư Thành ủy và vị Chủ tịch Thành phố vẫn dưới một ông, đó là...LUẬT. Luật nghiêm sẽ điều chỉnh hành vi của con người từ thói quen tới ý thức.
     
  10. panamera

    panamera Advanced Members

    Joined:
    3/2/12
    Messages:
    440
    Likes Received:
    10
    Các ông ý chỉ dưới tứ trụ triều đình thôi bác ơi :mrgreen: Nếu mà các ông này dưới ông luật thật thì e là ...Ông Dương Thụ này tâm hồn nghệ sĩ quá nên tưởng tượng ra ng yêu HN nhất là bí thư thành ủy và chủ tịch thành fố,em nghĩ ng yêu HN nhất chính là ông Dương Thụ :lol:
     
  11. muoimeo-2005

    muoimeo-2005 Advanced Member

    Joined:
    10/10/11
    Messages:
    1.153
    Likes Received:
    2
    Không phải tâm hồn nghệ sĩ đâu bác,nói "kháy" đấy ạ :D
     
  12. panamera

    panamera Advanced Members

    Joined:
    3/2/12
    Messages:
    440
    Likes Received:
    10
    Em ko đọc kĩ câu sau,đúng thế thật.Cụ này đúng là ... :mrgreen:
     
  13. phidiep

    phidiep Advanced Member

    Joined:
    6/12/08
    Messages:
    4.678
    Likes Received:
    72
    Location:
    Bang chém zó
    Người ta có câu: "làm giàu thì vào Nam làm quan thì ra Bắc". Tại cái nơi quan trường hơn chiến trường này cái thói xô bồ, bon chen, kèn cựa, đội trên, đạp dưới, xu thời, bợ đít... đã ăn vào máu của những kẻ cơ hội. Khi quan chả ra quan, dân chả ra dân thì lấy đâu ra văn hóa. Những người còn chút lương tri đứng ngoài vòng xoáy của thế thời thì bị cho là hâm, là gàn, là dở... Rất nhiều việc đáng quý đáng trân trọng nếu ở nơi khác được mọi người tán dương ủng hộ thì ở HN lại bị cho là hâm, là gàn, là dở hơi, thừa cơm... buồn quá, chán chẳng buồn... chán
     
  14. skmeyou

    skmeyou Advanced Member

    Joined:
    14/6/12
    Messages:
    63
    Likes Received:
    0
    Hà nội xưa là một cái gì tĩnh lặng êm đềm-hà nội nay như một cái hồ lô chứa đủ các đồ vật trong lộn nhộn,bươn chải
    hà nội xưa là tháp rùa rêu phong cổ kính-hà nội nay vẫn là tháp rùa nhưng đã được bọc trát bởi một lớp xi măng vô hồn kiên cố để có sức chống chọi sự xói mòn của thời gian
    những gì sâu lắng đã dần nhường chỗ cho những cái gì khí thế, trổ hoa
    con người cũng vậy -hồ hởi hơn,sức sống hơn,nhiều việc cần làm hơn chóng yêu và cũng chóng quên hơn
    chừng nào còn nhìn hà nội dưới con mắt xi măng chừng đó hà nội vẫn hiển hiện như là trong mơ
    hà nội xưa là cầm ,kỳ, thi ,họa
    hà nội nay là nhạc vi tính,xóc đĩa, chữ mua và tranh chép treo phòng khách
    cái gì sâu lắng như hơi thở đã lui dần tưởng như biến mất..
     
  15. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.536
    Likes Received:
    5.001
    Location:
    Hà Nội
    Cám ơn những dòng tự sự của bác.
    Nhưng cũng có chỗ em chưa hiểu lắm. :(
     
  16. skmeyou

    skmeyou Advanced Member

    Joined:
    14/6/12
    Messages:
    63
    Likes Received:
    0
    vâng -hà nội phát triển ra thì nó thế thôi-mặc áo mới mà bác tai
     
  17. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Kụ Tai sao tối Trí thế :wink: ý kụ í là cái đám trẻ thích khắc tên người iêu trên văn vật di tích khi nhớn rồi có quyền chức rồi thì nó "trát xi măng" che lấp cái chỗ ngày xưa nó viết - tiện 1 công xoá tuốt tuột cái những thằng khác viết :lol:
     
  18. smallvill

    smallvill Advanced Member

    Joined:
    4/11/08
    Messages:
    1.098
    Likes Received:
    12
    Lại thêm một lập luận nữa về văn hóa Hà Nội http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/tuanv ... 062015.epi
    Có hay không sự xuống cấp của văn hóa Hà Nội?
    Tác giả: Nguyễn Thảo
    Bài đã được xuất bản.: 09/08/2012 05:00 GMT+7

    Nói văn hóa Hà Nội là thanh lịch, tinh tế, hào hoa... chẳng khác nào chúng ta đang lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể, là 1 sự "ngoa ngôn", "quy chụp" cho văn hóa Hà Nội.

    Người Hà Nội đương đại

    Tiếng thơm của Hà Nội được lưu truyền qua câu ca dao: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

    Trong tâm thức của nhiều người, hai tiếng thanh lịch vang lên đầy kiêu hãnh trong câu ca dao trên được coi là biểu tượng văn hóa của con người Hà Nội nghìn năm văn hiến.

    Hay nói cách khác, từ trước cho tới nay, mọi người vẫn gắn người Hà Nội với sự thanh lịch. Và ngược lại, sự thanh lịch cũng "để dành" để chỉ người Hà Nội. Dường như, đây là một sự thật miễn bàn!

    Ấy thế mà, "bức tường thành" vững chãi về cái gọi là hằng số của văn hóa Hà Nội trên đang có nguy cơ sụp đổ, hoặc đã sụp đổ, khi người ta đang nhìn thấy toàn những sự "xô bồ, nhộm nhoạm, với văn hóa ứng xử thấp kém" của người Hà Nội đương đại.

    Và hiển nhiên, sản phẩm của bất kì 1 tư duy đơn giản nào cũng phải cho ra kết luận đánh giá về văn hóa của người Hà Nội hiện nay là "thụt lùi", "thấp kém", hay thậm chí là "xuống cấp".

    Nhận thức trên đã tạo cảm giác tiếc nuối cho 1 Hà Nội của thời "vàng son" về văn hóa!? Để rồi, khi quay lại nhìn vào Hà Nội với văn hóa "chướng tai gai mắt" hiện hữu, người ta dấy lên cảm xúc thất vọng, tức giận, đau xót, xấu hổ, chán nản....

    Hơn thế nữa, từ chỗ coi Hà Nội trong quá khứ là 1 cái gì đó mới là đỉnh cao về văn hóa, người ta đi đến giải phẫu nguyên nhân và tìm phương cách để "phục hưng" nó. Một trong số nhiều ý kiến cho rằng, chính dân nhập cư, dân tỉnh lẻ đã làm xấu đi hình ảnh Hà Nội.

    Nhưng e rằng, ngay từ bước đầu tiên của quá trình nhận thức về văn hóa Hà Nội, chúng ta vấp phải sai lầm, để rồi kéo theo một chuỗi các sai lầm khác. Tiền đề người Hà Nội thanh lịch cần phải được hiểu cho đúng.

    "Cột mốc" không đủ vững chãi?

    Khi nói đến sự xuống cấp của bất kể sự vật, hiện tượng nào, tức là người ta đang đặt nó trên 1 trục thời gian để so sánh. So sánh với chính nó ở giai đoạn trước đó nhưng đẹp đẽ hơn, chuẩn mực hơn.

    Nói văn hóa Hà Nội xuống cấp, ngầm hiểu là văn hóa Hà Nội không còn được sự thanh lịch, tinh tế, lịch sự... như nó từng có - những mỹ từ ít ra đã tồn tại trong nhận thức của chúng ta. Nhưng tiếc rằng, cột mốc để ngắm này không đủ vững chãi để đem ra so sánh.

    Chưa kể đến hiện nay người ta đang dần không coi văn hóa Hà Nội là thanh lịch nữa, thì ngay cả trong lịch sử, nói rằng văn hóa Hà Nội gắn với thanh lịch là đánh đồng, ngộ nhận.

    Từ trước cho tới nay, mọi người vẫn gắn người Hà Nội với sự thanh lịch.

    Là kinh đô của cả nước, Hà Nội tập trung rất nhiều người đến từ khắp các nơi, và sự phân tầng trong xã hội cũng diễn ra rõ rệt. Không gian sống khác nhau của các thành phần dân cư khác nhau đã tạo nên không gian văn hóa đa dạng.

    Mặt khác, sự không ổn định về mặt dân số, do di dân (chủ yếu là nhập cư) và liên tục mở rộng địa bàn hành chính, là 1 yếu tố nữa khiến cho văn hóa Hà Nội luôn luôn biến động.

    Vì vậy, nếu có đi chăng nữa, không thể đánh đồng văn hóa Hà Nội là văn hóa của sự thanh lịch, hay là bất kì 1 hằng số văn hóa đơn nhất nào khác. Mà thay vào đó, văn hóa Hà Nội là sự hội tụ văn hóa của nhiều tầng lớp dân cư khác nhau.

    Trong nghiên cứu "Cấu trúc và giải cấu trúc bản sắc văn hóa Hà Nội", PGS. TS Nguyễn Văn Chính đã có những lý giải mang tính khoa học về văn hóa Hà Nội.

    Bằng những cứ liệu lịch sử, ông đã chứng minh, nho sỹ dưới thời phong kiến và trí thức, thị dân dưới thời Pháp thuộc luôn chiếm 1 bộ phận rất nhỏ so với nông dân và giữa các nhóm này có không gian cư trú khác nhau.

    Chẳng những thế, ngay cả với quan chức hay những người "ăn nhờ, ở đậu" trong thành phố, họ vẫn tiếp tục giữ mối liên hệ chặt chẽ với quê hương, với đồng ruộng thông qua sở hữu đất đai và các công việc liên quan đến tổ tiên, hương hỏa dòng tộc. Văn hóa Hà Nội bao gồm 2 dòng văn hóa "văn hóa bác học" và "văn hóa dân gian" song song tồn tại.

    Nói như vậy để thấy rằng nếp sống thanh lịch không có tính chất "gốc".

    Trên 1 phương diện nào đó, ông đồng ý với ý kiến cho rằng tính thanh lịch mà người ta đang nói đến "chỉ trở nên phổ biến và được nói đến nhiều dưới thời cận đại, trong những gia đình trí thức, quan lại và công chức Tây học, trên cơ sở tiếp nối truyền thống kẻ sỹ của những đạo đức nho học trước đó".

    Nhưng ông cũng khẳng định, cách nói người Hà Nội thanh lịch là để "thể hiện một ước vọng muốn phổ biến và phát triển những lối sống và thế ứng xử có văn hóa của người dân thành phố hơn là 1 thuộc tính phổ quát có thật, đã từng tồn tại ở Hà Nội mà nay đã mất đi".

    Mới đây, trong bài viết "Người Hà Nội chưa bao giờ ... thanh lịch" của tác giả Phan Đăng trên báo VietNamNet, như nhan đề của nó, tác giả không coi sự thanh lịch là tính cách của người Hà Nội. Tác giả lập luận, dưới thời phong kiến, có đến "80 - 90% dân số là nông dân, mà sự thanh lịch dĩ nhiên không thể là tính cách điển hình của người nông dân".

    Trong khi đó, thời Pháp thuộc, bộ phận trí thức, tiểu tư sản- thành phần được coi là có nếp sống thanh lịch, thì cũng chỉ chiếm số lượng hết sức nhỏ nhoi so với một "biển nông dân" mà thôi.

    Như vậy, nói văn hóa Hà Nội là thanh lịch, tinh tế, hào hoa... chẳng khác nào chúng ta đang lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể, là 1 sự "ngoa ngôn", "quy chụp" cho văn hóa Hà Nội những đặc tính trên hay sao?

    Nếp sống thanh lịch không có tính chất gốc!

    Sự thay đổi của Hà Nội đã được nhạc sỹ Dương Thụ, 1 người được coi là am hiểu về văn hóa Hà Nội cảm nhận qua cách ông gọi Hà Nội qua các thời kì. Ông coi, trước năm 1945, Hà Nội là "một Paris thu nhỏ ở Châu Á". Sau năm 1954, Hà Nội là một "Hà-Nội-Mới", và bây giờ là một "Hà-Nội-Khác".

    Hà Nội luôn biến đổi và văn hóa của nó cũng vậy. Vậy thì tại sao vẫn cứ gán Hà Nội với sự thanh lịch? Đây thực chất chỉ là một thói quen trong suy nghĩ đã ăn sâu, bám rễ do được truyền tụng trong 1 thời gian dài hơn là thực tế.

    Hơn nữa, nói rằng người Hà Nội thanh lịch hay văn hóa Hà Nội thanh lịch còn trở thành 1 yếu lý nếu xét từ góc độ chủ nhân của nó, người Hà Nội.

    Bởi "nếp sống thanh lịch được hình thành và phát triển trên cơ sở của những gia đình nhập cư. Vì phần lớn những người làm quan, học hành đỗ đạt và làm công chức trong bộ máy công quyền ở Hà Nội, đều được tuyển dụng từ nơi khác đến, và hợp thành 1 nhóm tinh hoa của đô thị".

    Nói như vậy để thấy rằng nếp sống thanh lịch không có tính chất "gốc".

    Như vậy, nếu coi sự thanh lịch là điểm tựa để đưa ra kết luận đánh giá về văn hóa Hà Nội đã xuống cấp là không có cơ sở.

    Vì vậy, xin đừng cho rằng, vì Hà Nội - là Thủ đô của cả nước, hay vì Hà Nội trong suy nghĩ đã từng là một Hà Nội thanh lịch mà văn hóa Hà Nội phải "sạch", người Hà Nội ai ai cũng văn minh, lịch sự hơn các nơi khác.

    Dù Hà Nội có được trao những sứ mạng lớn lao đến đâu đi chăng nữa mà không có bàn tay và khối óc quản lý can thiệp kịp thời, thì những "vấn nạn" văn hóa hiện hữu sẽ mãi tồn tại và chắc chắn sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

    Sự hoài niệm, bi quan yếm thế chỉ làm lu mờ đi trách nhiệm đối với những vấn đề văn hóa "nhức nhối" mà chúng ta không làm được mà thôi.
     
  19. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    16
    Em thích dòng bôi đậm này của bác. Người ta hiểu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1 cách rất ngây thơ theo kiểu trẻ trâu rằng nó chính là xi măng hóa, bê tông hóa tất tần tật mọi thứ :wink: .

    Em có ông xếp (chỗ làm cũ) vốn xuất thân trẻ trâu. Ra HN làm ăn nhờ giời và phúc đức tổ tiên nên cũng có của ăn của để. Mua đất xây nhà được những mấy căn có cả mặt đường lẫn chung cư. Nhiều quá chán đất TP nên ông ấy đầu tư mấy hecta làm trang trại trên HB. Mua xong ông ấy cho san phẳng toàn bộ cây cối gò ụ, lấp sạch ao chuôm và đổ bê tông với xi măng tuốt tuột, xây cái nhà 5 tầng to vật cũng toàn bằng bê tông với xi măng...mùa hè mà lên trang trại của ông ấy thì sạch sẽ, chói chang và bức mắt không thua sa mạc là mấy. Hình như trong tư duy của một số người thành đạt có tuổi ấu thơ gắn bó với ruộng vườn thì bê tông, xi măng mới là biểu hiện của sự thành đạt. Bây giờ đi vào một số làng cổ quanh HN và các tỉnh lân cận thấy đường làng ngõ xóm được bê tông hóa, tường rào bằng cây cũng xây gạch đỏ chói, cây cối thưa thớt, ngõ hẹp ngoằn ngoèo chả thua mấy xóm liều trên HN là mấy....
     
  20. phidiep

    phidiep Advanced Member

    Joined:
    6/12/08
    Messages:
    4.678
    Likes Received:
    72
    Location:
    Bang chém zó
    Các bác bàn và phân tích một câu mà theo em trong tiếng Việt người ta gọi là tối nghĩa. Em không giỏi ngôn ngữ đề viết nên những câu văn hay nhưng em hiểu thế nào là tối nghĩa. :D
     
  21. Mike

    Mike Advanced Member

    Joined:
    11/9/09
    Messages:
    9.171
    Likes Received:
    26
    Location:
    San Fanx...Long
    Phidiep: See u on Sunday, SGN chào đón bác. :mrgreen:
     
  22. VQ_audio

    VQ_audio Advanced Member

    Joined:
    13/7/06
    Messages:
    9.261
    Likes Received:
    28
    Cái bác gọi là "tối nghĩa" chả qua là họ nói tránh ra để tránh "đụng chạm" trực tiếp - cái cách nói "bóng gió" này tiếng Việt rất phổ biến :mrgreen: mà để nói thẳng đc cho nó lọt tai thì phải chờ những Molière , Vũ Trọng Phụng đời mới ...
     
  23. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.536
    Likes Received:
    5.001
    Location:
    Hà Nội
    Dạo này em cũng thấy các bác có mốt dùng từ "trẻ trâu".
    Chắc mai mốt có thêm "già trâu" vì quê em có vô khối các cụ già chăn trâu bò giúp con cháu.
    @phidiep: Câu đó không phải là tối nghĩa mà là không có nghĩa. Các cụ nhà mình tán tụng giỏi thật.
     
  24. panamera

    panamera Advanced Members

    Joined:
    3/2/12
    Messages:
    440
    Likes Received:
    10
    Trước em cứ dùng từ "trẻ trâu" có ý nói bọn trẻ con choai choai.Hóa ra fai là trẻ đi chăn trâu mới đc gọi là trẻ trâu :D
     
  25. tai_trau

    tai_trau Moderator

    Joined:
    11/4/06
    Messages:
    15.536
    Likes Received:
    5.001
    Location:
    Hà Nội
    Em thấy được diễn giải trên mạng là "Trẻ trâu ám chỉ đến những thanh niên có hành động bốc đồng,ngông cuồng,đú đởn,nghịch xxx quê quê giống trẻ chăn trâu và rất thích thể hiện..."
    Nó là 1 từ chế, mới có nhưng được các bác nhà mình cập nhật khá sành điệu.
     

Share This Page

Loading...