Lo hão , thế có phải tiếng hà lội ngày nay là của con sen , người ở ngày xưa :?: :lol: @nghenhin : ngày trước có cả zú nuôi nữa nhé , cái này chắc là kụ thít :mrgreen:
Trích ngắn : ..................... Sau gần 200 ngày sống và làm việc quay quắt như một cái máy, rốt cuộc tôi lại có một khoảng thời gian thư thả để cà phê, để lang thang trên những con phố Hà Nội. 1. Mà lạ lắm nhé, cứ sau một chu kỳ làm việc mệt đến “chết đi được”, trở về với phố, thong dong cùng phố là tôi lại thấy phố có một nét mới - mới đến thổn thức. Như cách đây một năm chẳng hạn, khi trở về với phố tôi đã phát hiện và mê mẩn với một quán cà phê tên “cà phê chim” bên bờ hồ Thiền Quang, ở ngã tư Nguyễn Du - Trần Bình Trọng. Trời đất ơi, một buổi sáng tinh sương đi trên đường Nguyễn Du, bỗng nghe vọng lại từ quán cà phê kia những tiếng chim chào mào buổi sớm, tôi bỗng thấy lòng mình thăng hoa. Có lẽ vì những ký ức đẹp đẽ như vậy nên bây giờ khi trở về với phố, tôi đã quyết định chọn Nguyễn Du làm con phố vờn vẽ đầu tiên. Nhưng bây giờ thì tôi sốc, sốc trầm trọng khi một con phố thi vị nhường ấy giờ đã được “phù phép” thành... phố lẩu. Bạn có tin nổi không khi một phố Nguyễn Du nổi tiếng bởi mùi hoa sữa, một phố Nguyễn Du đã đi vào nhạc, vào thơ, một phố Nguyễn Du đã cất giữ không biết bao nhiêu mảnh ký ức lãng mạn của người Hà Nội giờ đây lại là một con phố bạt ngàn mùi... lẩu bay, mùi sa tế, mùi nhộm nhoạm, xô bồ... Phố Nguyễn Du thời bao cấp, nơi có trụ sở hội nhà văn - cái triển lãm tâm hồn đương đại của một xã hội, cũng là nơi đã chắp cánh cho bài thơ Hoa sữa nổi tiếng của Nguyễn Phan Hách: Tuổi 15 em lớn từng ngày Rồi một hôm bỗng trở thành thiếu nữ Hôm ấy mùa thu anh vẫn nhớ Hoa sữa thơm vương vất phía bên hồ... Nay ông nhà thơ lại bảo: “Bây giờ nhiều khi có việc phải đi qua phố Nguyễn Du, tôi thường chấp nhận đi đường vòng chứ tuyệt đối tránh né con phố này. Bởi nhìn thấy một phố Nguyễn Du bị biến dạng tôi thấy kinh hoàng, không chịu nổi”. 2. Ở rất gần phố Nguyễn Du là phố Bà Triệu - con phố của những ngôi biệt thự thời Pháp thuộc, cũng là con phố tôi đã được sinh ra, đã lớn lên và đã chứng kiến không biết bao nhiêu thăng trầm của nó. Trong ký ức thơ bé của tôi của phố, con đường này có một hàng lạc rất ngon và nổi tiếng tên “lạc bà Vân”. Nhưng bây giờ “lạc bà Vân” đã được nhân bản vô tội vạ, và thế là cả một đoạn dài phố Bà Triệu giờ trở thành... phố lạc. Nhưng cái man mác buồn của một con phố biệt thự bị biến dạng thành phố lạc cũng không nguy hiểm bằng việc ở đó chỉ có một hàng “lạc bà Vân” thật, còn lại là không thật. Không thật nên hàng nào cũng ra sức trưng lên những tấm biển đại loại: “lạc bà Vân xịn”, “lạc bà Vân chính gốc”, “lạc bà Vân thật 100%”. Đem chuyện này kể cho một anh bạn nhà báo thì bị anh trách tỉnh queo: “Thế cậu không biết bây giờ có vô số biển hiệu đại loại như “phở gà thật”, “quán ông già thật”, “quán rượu thật” hay sao? Mà đến một số hàng tẩm quất, matxa trên phố Trần Nhật Duật bây giờ người ta cũng phải treo biển là “tẩm quất thật”, “matxa thật” nữa là...”. Có phải con người đang dối nhau nhiều quá nên ở đâu cũng phải giăng ra những biển hiệu gắn liền với một chữ “thật” như thế? Và có phải vì những biển hiệu gian dối cứ xuất hiện nhan nhản như thế mà những con phố Hà Nội - một Hà Nội yêu mến của tôi - cũng đã trở nên xấu xí hơn rất nhiều hay không? 3. Viết tới chỗ này chợt nhớ hôm rồi có việc đi ra đường Giải Phóng - con phố cửa ngõ phía nam Hà Nội, con phố đầu tiên của Hà Nội mà người ta chạm mặt trong hành trình từ Nam ra Bắc. Bạn tin nổi không khi có một đoạn dài trên con phố này - đoạn đối diện Bệnh viện Bạch Mai, những phòng khám tư nhân không ngừng treo lên các biển hiệu xanh đỏ với những nội dung như “hút thai siêu nhanh”, “hút thai không đau”, “hút thai hiện đại...”. Khi vô tình đối diện những biển quảng cáo này tôi đã tự hỏi: đến ngay cả việc hút thai, cái việc chẳng đặng đừng khi hủy bỏ một sinh linh, mà người ta cũng quảng cáo công khai, quảng cáo rầm rộ, quảng cáo vô tội vạ như thế thì tính văn hóa của một con phố đã bị xuống cấp tới nhường nào? ...............
Hic! Ít thay đổi nhất là bầu trời HN : Vẫn trong xanh vào mùa Thu, u ám giữa Đông rét mướt... Bữa trước cuối Thu, ngồi nhâm nhi Ca fe gốc cây với thầy Cai trên phố Nguyễn Du vẫn thấy phê luôn .
"Chiều nay em ra phố về Thấy lòng nhói đau" Ai đang phá vỡ Hà Nội ? :cry: :cry: :cry: Phố Bà Triệu... Khu vực xung quanh bờ hồ đang trở nên Tàu hóa hơn bao giờ hết với đèn lồng bát giá màu mè treo cao. Hà Nội diêm dúa, Hà Nội màu mè. Hà Nội trễ nải như những em gái sau 24h trong vô số các pub của Hà Nội. Khóc hay cười đây ?
Khi có người "lạ" đầu tư từ A đến Z và nhận thức của Tổng chỉ huy "cao" hơn văn hóa thì điều tất yếu sẽ đến.... :wink: :mrgreen:
Lo gì bác , Hà nội vốn là đất Kẻ chợ , người đến rồi người lại đi , những người đc coi là gốc hay gần gốc thì cũng là hậu duệ người tứ xứ quãng trăm đổ lại thôi , ối người "lạ" lâu rồi ở miết cũng thành quen , chém gió chém bão chả khác gì dân bản địa :lol:
Khó chịu. Mấy bạn ra Hà Nội ít năm, suốt ngày tuyên bố đại loại là "tuy tôi không sinh ra ở HN nhưng luôn nhớ về HN" như một thứ làm sang cho mình vv và vv. Before master bọn mất gốc. Em nói thật, em ở đây từ bé, nhưng em vẫn chỉ nhớ cái đất Hà Nam quê em, ai hỏi em vẫn bẩu em quê Hà Nam. Trong khi mấy đứa bạn em, xong hộ khẩu phát là vỗ ngực "ai iem hà lội". Khơ khơ :lol:
Quê em là gốc xứ Đoài Xa xa dãy núi có con Bò vàng Từ ngày gộp tỉnh hóa sang Quê em bỗng chốc trở thành Thủ Đô Thủ Đô chẳng có ô tô Vẫn trâu đi trước vẫn cày theo sau Càng ngẫm nghĩ lại càng đau Quê hương yêu dấu còn đâu... xứ Đoài!
Khổ nỗi những bài hát hay nhất về HN lại toàn do những nhạc sĩ "quê" sáng tác. Nếu không có tình yêu sâu đậm với HN thì sao họ có thể viết những ca khúc hay như vậy được, và để có tình yêu sâu đậm đó thì e rằng những người bình thường như bác và em khó tưởng lắm..... :wink:
Iem sinh HN dưng CMT ghi quê Quảng ninh ,tiết thanh minh thì về Hà nam , giỗ tổ thì sang Bát tràng ... nên chả bít nhận quê đâu nữa :mrgreen:
Cụ hơi giống thằng bạn sinh tử của em. Quê nội Thái Bình, sinh ra ở Quảng Ninh, học hết cấp 1 ở Hải Phòng từ cấp 2 đến giờ thì ở Hà Nội.
Cóp nhặt từ "Báo Mới" em thấy đạo diễn Lê Hoàng viết khá nhiều phần đúng. Hình như bác Lê Hoàng này cũng được sinh ra và lớn lên ở HN thì phải, sau đó và Nam lập nghiệp. Nói gì thì nói, theo em Hà Nội vẫn rất đẹp và có cái gì đó vẫn rất riêng... Đạo diễn Lê Hoàng nêu 14 lý do để bạn... không tới Hà Nội (GDVN) - Trong bài biết ‘Những lý do để bạn tới Hà Nội’, Lê Hoàng đã liệt kê những lý do nên đến Hà Nội và những lý do…chẳng cần tới Hà Nội. Bài viết được rút từ tập ‘Phỏng vấn con bò’. Những lý do để bạn tới Hà Nội: 1. Bạn phải biết Hồ Gươm khi ở Việt Nam. Cũng như bạn phải biết “Hồ Thiên nga” khi ở nước Nga. 2. Bạn phải ăn kem Tràng Tiền, sau đó tự hỏi kem đã làm nên Tràng Tiền hay Tràng Tiền đã làm nên kem. 3. Bạn phải ăn bánh tôm Hồ Tây để hiểu lý do gì họ không có bánh tôm hồ Than Thở. 4. Bạn phải ngồi uống nước chè trên vỉa hè để biết đấy không phải là quán nước. Đấy là diễn đàn. 5. Bạn phải tới phố Hàng Đào, và sẽ hiểu lý do gì ở đấy họ bán đủ các thứ, trừ quả đào. 6. Bạn sẽ được ngửi mùi hoa sữa và được hoa sữa ngửi lại mình bằng cách rắc sữa lên đầu. 7. Bạn sẽ được biết thế nào là 1 thành phố đang ngủ. Trong khi ngủ, thỉnh thoảng nó cựa mình và nghiến răng. 8. Bạn sẽ gặp những ông lái xe ôm mặc comple và đi giày Tây. 9. Nếu may mắn, bạn sẽ được gặp cụ rùa. Bạn nhìn cụ và cụ nhìn lại bạn. Hai bên đều thán phục lẫn nhau. 10. Bạn sẽ được tới Chùa Một cột, và hiểu vì đâu chả cần đến cái cột thứ hai. 11. Bạn sẽ gặp 1 nhà thơ nhưng vẽ tranh, một nhà vẽ tranh nhưng lại xây nhà, một ông đạo diễn nhưng lại thiết kế dự án. 12. Bạn sẽ được ăn bánh chưng nhưng rán lên, sẽ được ăn quả sấu tuyệt ngon nhưng đựng trong những cái lọ tuyệt xấu và ăn những cái bánh gai không hề có gai. Những lý do để bạn tới Hà Nội nhưng không ở lâu: 1. Ở lâu sẽ quen nhiều. Quen nhiều thì sẽ phải về nhà ăn cơm. Không ăn sẽ bị coi là khinh người. 2. Ở lâu sẽ có nhiều chiêm nghiệm và tưởng niệm. Sẽ được tìm ra và mời họp lớp từ lớp 1 đến Đại học. 3. Ở lâu thế nào cũng nghiện nước chè. Và nghiện cả cách uống 1 chén nước bé tí cả giờ đồng hồ. 4. Ở lâu thế nào cũng ăn nhiều ô mai. Và phát hiện ra nhiều thứ ô mai khá giống nhau. 5. Ở lâu sẽ phát hiện ra Hà Nội ít trẻ bán báo, nhưng nhiều trẻ đánh giày. 6. Ở lâu sẽ phát hiện ra nhiều chỗ ăn ngon. Nhưng cùng hiểu, muốn ăn ngon phải leo trèo hoặc phải đi vòng vèo. 7. Ở lâu sẽ yêu 1 cô gái Hà Nội. Và nhận ra cô ấy thông minh, nhưng đáo để. Những lý do để bạn không tới Hà Nội: 1. Tất cả những gì mua ở chợ Đồng Xuân, bạn đều có khả năng mua ở chợ Bến Thành. 2. Khi có 1 kế hoạch được thông báo chỉ cần 5 phút nữa là xong, bạn cứ yên tâm là ít nhất 5 năm nữa. 3. Khi vào tiệm mua 1 món nào đấy, bạn có thể bị mắng là đừng cậy có tiền. 4. Khi có việc đi xa, bạn không sợ đường sá, mà hãy sợ ông lái xe. 5. Đi bộ trên vỉa hè phải cẩn thận, vì đó là đi trên quầy hàng của người ta. 6. Khi ăn bánh cuốn Thanh Trì, phải biết nó được làm ở nhiều nơi, trừ Thanh Trì. 7. Người mặc quần áo đẹp, cả nam lẫn nữ, chưa chắc đã là người không văng tục. 8. Bạn sẽ được gọi là “sếp”, mặc dù chả lãnh đạo ai cả, chỉ cần bước vào 1 quán karaoke. 9. Bạn sẽ phải bỏ giày hay dép khi vào nhà, nhưng không có gì chắc chắn bạn sẽ nhận lại đúng giày và dép của mình khi đi ra. 10. Khi bị ai đó đụng vào-nhất là thanh niên- để an toàn, bạn nên xin lỗi trước. 11. Ghế đá công viên không phải để ngồi. Nó để nằm. 12. Giấy vệ sinh là giấy chùi đũa hoặc chùi mồm. 13. Đừng nhìn đồng hồ taxi. Hãy nhìn vào túi tiền của mình. 14. Đừng tưởng gặp họ hàng khi có ai đó gọi mình là “anh giai”. Link tham khảo: http://www.baomoi.com/Dao-dien-Le-Hoang ... 919847.epi
Em xứ Đoài lai Kinh thành nên cũng có chút mất gốc, mắt bị cận nên khó nhìn xa xăm, không đeo kính nên hơi quáng gà thì sao mà u uất nổi... hở kụ... :lol:
Kụ tò nhâm, cận thị đến độ nào đó thì lại chuyên có kiểu nhìn xa xăm, mơ màng kiểu như....................................lão vừa chém kụ đóa :mrgreen:
Hà Nội lại đi qua một tháng năm Loa kèn muộn xao lòng người trên phố Nắng nặng nề liêu xiêu thêm bóng đổ Mong mưa về làm mát lại những cơn mơ Hàng sấu già vẫn kiên nhẫn đợi chờ Hè sẽ đến trên từng con phố nhỏ Nắng sẽ cháy bừng trong từng hơi thở Trong khát vọng của một thời ngày xưa Hà Nội ơi lúc dầm mình trong mưa Người có nhớ những đêm dài phố cổ Gió lạnh lùng xuyên qua ô cửa nhỏ Ánh đèn vàng của mùa đông năm nao Tháng năm về sẽ hết những hanh hao Mùa sấu chín sẽ ngập ngừng trước ngõ Mùa bằng lăng rơi tím cả bãi cỏ Mùa hồn nhiên ngày ấy bước vào đời…