Đề tài này em thấy các bác bàn nát ra mà vẫn chưa ngã ngũ còn gì. Em nghĩ hi- end hơi có tính tâm linh, nên nhiều người mới bỏ tiền triệu ra mua cái cầu chì và cảm nhận được sự khác biết :roll: Dây loa theo em có 3 thông số kỹ thuật chính, là R, L và C. - R thì lõi càng to, bạc hoặc đồng càng tinh khiết thì R càng nhỏ, ai cũng biết rồi. - L thì dây càng thẳng càng tốt, chiều xoắn các búi dây ngược nhau sẽ triệt tiêu nhau. - C thì khoảng cách 2 dây loa càng lớn, chất cách điện càng xịn thì C càng nhỏ. Tuy nhiên em thấy nhiều dây loa xịn chuyên dùng cho các bác dơi lại có thêm phần bọc chống nhiễu, cõ khi có dùng điện nữa, lớp cách điện không phải liền mà là hở, để cho dây thở. Đến đây thì em không hiểu rồi. Mời các bác chém hộ :mrgreen:
Về lí thuyết, tín hiệu âm thanh mà con người cảm nhận được có giải tần trong khoảng 20 Hz đến 20 kHz, ngoài giải tần này là hạ âm (thấp hơn 20 Hz) và siêu âm (cao hơn 20 kHz). Trong thực tế, giải tần này còn hẹp hơn nhiều, giới hạn trên đối với nhiều người vào khoảng 12 kHz. Tốc độ truyền âm trong không khí phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ môi trường. Ở điều kiện thông thường (nhiệt độ 20 độ C), tốc độ truyền âm trong không khí vào cỡ 345 m/s; ở tốc độ này thì sóng âm truyền trong không khí có bước sóng từ 17,25 mm (tương ứng tần số 20 kHz) đến 17,25 m (tương ứng tần số 20 Hz). Sự khác nhau về bước sóng này dẫn đến sự lệch pha là điều không thể tránh khỏi! Và cũng vì sự lệch pha này mà các bác cảm thụ được: ấm, ngọt, tròn, méo, lung linh, tơi nhuyễn...
Thế nào cái câu bôi đậm của bác cũng bị anh em "phản ứng" Nhà bác dùng bộ giàn nào vậy? Bác đọc đoạn này của em chưa?
[/quote] Bác thông cảm, em trình còi, dàn cỏ, tai trâu, nhà hở hoang hở hoác nên không hiểu và nhờ các bác giải thích mà. Có lẽ các bác được thử trong phòng cách âm được ghi vào Ghi nét phát hiện ra chăng?
Bác thông cảm, em trình còi, dàn cỏ, tai trâu, nhà hở hoang hở hoác nên không hiểu và nhờ các bác giải thích mà. Có lẽ các bác được thử trong phòng cách âm được ghi vào Ghi nét phát hiện ra chăng?[/quote] Mà trong điều lệ ghi nét có khi cũng chẳng ai đề cập đến vấn đề này và nhiều lý do khách quan, Có đến ít nhất 50% nhà các bác trên đây chẳng có bác nào có phòng cách âm ra hồn (đạt chuẩn) đâu bác ạ ,
Em mới lướt web đọc được thông tin về phòng cách âm này xong, có điều không ai ở trong phòng này được quá 45 phút :mrgreen:
he he, bác quote bài của em thì bác phải để nguyên văn chứ,...... :mrgreen: bác xoá đoạn sau đọc xong thấy giống.....ĐAU BỤNG UỐNG NHÂN SÂM.....THÌ CHẾT Ý. :lol: Hơn nữa. Phòng cách âm chưa chắc đã được sử dụng như phòng được thiết kế để nghe nhạc bác à. 2 điều này tuy giống mà khác, tuy khác mà giống bác nhé...... tặng bác mục này để bác tham khảo thêm xem sao viewforum.php?f=53
Ơ. Miềng tưởng độ dài bước sóng giống như bước chân, còn tần số giống tốc độ guồng. Bước chân mièng dài hơn con chuột nhiều nhưng nó lại guồng nhanh hơn. Nhà bị bắt trộm mất mèo nên bà xã bắt miềng đuổi chuột. Kết quả là nó xuất phát trước nên tuy miềng bước dài hơn mà đuổi nó mấy vòng quanh sân ra vườn vẫn cách nó 1 khoảng i trang ban đầu. Két luận: Mièng vẫn thua mèo. Mạng miềng đắt hơn mạng con mèo nhiều ( ít nhất là đối với bà lão nhà miềng). Dây loa đắt tiền không hơn, đôi khi còn thua dây điện dân dụng. Dân kỹ thuật luôn đúng, mỗi tội không biết nghe ( miềng cũng dân kỹ thuật)
Dây loa cho ra âm thanh khác dây điện khi cùng cắm vào 1 bộ dàn nó là chuyện đương nhiên như chuyện " Mắt thấy tai nghe" ( Vì tai mình nghe thấy nó khác mà các bác, bác nào nghe ko thấy khác rồi cứ phải cố chứng minh bằng kỹ thuật là nó không khác để chứng minh tai mình nó chuẩn hơn tai mấy thằng nghe thấy khác thì e cũng chả biết thế nào :lol: ) Dây dẫn là kim loại nên nó có 3 gồm 3 thành phần là R, L, C và cả 3 thành phần này cùng ảnh hưởng tới tín hiệu âm thanh, cái này là chắc chắn luôn khỏi bàn cãi. Ông R thì đặc trưng cho việc cản trở dòng điện, R càng to thì tín hiệu đi qua dây có cường độ càng nhỏ và tiếng ra loa chắc sẽ càng bé, Ông L như làm loa e biết là nó cản trở tín hiệu tần số cao còn ông C thì cản trở tần số thấp. Dây loa và dây điện có 3 cái thành phần này là khác nhau nên tín hiệu đi qua dây loa và dây điện nó suy hao cũng khác nhau. Cái vấn đề ở đây là mấy cái giá trị R,L,C ở trên 1 đoạn dây tầm 2m - 3m bất kể dây loa dây điện thì nó đều khá bé,dây loa càng tốt thì nó có xu hướng càng bé( Về giá trị tuyệt đối thì nó cũng là bao nhưng tính tương đối thì như e nhớ ở Topic của mấy bác trên vnav này tự đó nó cũng chênh nhau vài lần đến vài chục lần thậm chí hơn), các bác kỹ thuật thì bảo rằng tại nó quá bé rồi dây nối trong loa rồi trong âm ly quá lởm nên việc nghe ra là không thể nhưng e thấy chưa có bác nào chứng minh 1 cách thuyết phục được cái vấn đề này. Còn trên thực tế thì có rất nhiều người cả ô đi ô phai lẫn ko ô đi ô phai ( Như vợ e) có thể nghe ra được sự khác biệt khi thay dây. Trước e cũng là fan của dây và dùng qua đủ các loại đắt có rẻ có h thì dây loa e chuyển về dùng dây tự làm với jack càng cua tốt và dây cắt mét lõi đồng 7N ( Nghe nó bảo là tinh khiết dc 99.99997 %) to tướng , cách điện Teflon có chống nhiễu bằng giáp kim loại của thằng Furutech và yên tâm với cái sự lựa chọn này, e cũng chẳng còn quan tâm tới chất âm của cái sợi này nữa mua về cắm vào cứ thế mà nghe cho lành. Sở dĩ như vậy là vì khi dùng dây hãng có 1 số thằng rất nổi tiếng mà nó làm dây cực kỳ bố láo,thay vì làm dây dẫn theo tiêu chí truyền dẫn tốt với R,L,C nhỏ thì nó cố tình tạo ra cái gọi là chất âm cho dây, quảng cáo công nghệ này công nghệ nó ngâm dầu ngâm mỡ, vật liệu tinh khiết, vỏ bọc to đùng kín mít, nặng vật vã cắm thử vào thấy quái quái sao mà nghe nó lại mềm mềm, mượt mượt trong trẻo hơn thường ngày nhưng 1 số chi tiết trước nghe được h cứ thấy mờ tịt, nghe bài nào cũng thấy nó giông giống nhau, từ đó cứ thây dây nào quảng cáo là mượt mà nhạc tính là e chạy mất dép.
Thé mà mấy cao thủ lại bảo là đồng tinh khiét quá tiếng bass sẽ trong trẻo lung linh nhưng lạnh, không nhạc tính vì thiếu bass nên không ấm áp. Xem ra không nên nghe theo các cao thủ.
Oái vậy để e bật lên nghe lại xem có đúng thế ko đã bác nhé :mrgreen: Không khéo lại mua vào cái dây thiếu nhạc tính thì lại khổ e roài :lol:
Em nêu ra để tranh luân cho vui thôi vì cái này đòi hỏi cực kì nhiều kiến thức cơ bản. Theo em cách tốt nhất là test mù, khi nào có điều kiện các bác thử tổ chức xem sao vì em thấy sợi dây quá mắc, nhiều khi mình bị tâm lý khi sài đồ xịn. Nếu có câu kết luận cũng hay vì nhiều anh em còn chưa có cả điều kiện nhìn thấy cái dây xịn nhưng cũng rất mê âm thanh, họ có thể yên tâm mà chơi ạ. @dxpthvn: Đúng là phổ tần tai nghe thường được hiểu trong khoảng 20Hz đến 20kHz, nhưng xét ở góc độ truyền tín hiệu điện thì không như thế. Em xin lấy trường hợp hơi cực đoan 1 chút là bác có 1 chuỗi xung vuông lý tưởng truyền đi trong dây dẫn có tần số 2kHz chẳng hạn, nếu bác lấy vi phân ở đỉnh hay đáy xung lúc đó tần số coi như bằng 0 và ngược lại nếu lấy ở sườn xung thì tần số coi như bằng vô cùng vì vậy nếu xét trong miên tần số đầy đủ phải xét từ 0 đến vô cùng, thực tế không ai làm thế. Tín hiệu âm thanh rất phức tạp nhiều khi diễn biến gần như trường hợp cức đoan trên vì thế xét tín hiệu truyền trong dây dẫn cần xét đến thời gian đáp ứng tức là nếu có 1 xung vuông đi vào thì đầu ra có dạng gì, độ dốc hai sườn là bao nhiêu. Theo em ở tiêu chí này thì giây xịn và dây bình thường (không tính dây đểu nhé) có khác nhau, tuy nhiên đến mức ảnh hưởng đến tai nghe thì chưa chắc vì các bác còn phải lưu ý đến đống phân tần và loa nữa, đám này khó mà đáp ứng bằng tốc độ tín hiệu truyền trong dây dẫn.
@haisun: ý bác là như thế này? http://www.inner-magazines.com/news/25/69/Waves-Spectra-and-Sounds-Fourier-Analysis/
Mình không có ý định nói về biến đổi Fourier hay FFT, nó vượt quá khuôn khổ đề tài này, có lẽ tại mình dùng từ miền tần số theo thói quen. Mình biết có nhiều anh em không chuyên kỹ thuật theo dõi nên có gắng diễn đạt theo cách nôm na nên về mặt chuyên môn có thể không có sự chính xác tuyệt đối. Ý mình muốn nói về mặt truyền tín hiệu điện âm thanh qua dây dẫn, trong nhưng khoảng thời gian đủ ngắn bài toán nên chuyển về xét thời gian đáp ứng của tín hiệu qua dây vì xét ở tần số sẽ không thấy có sự khác biệt giữa dây xịn và dây thường, mình đưa vấn đề dải tần nghe được ở phía trên nhằm cho mọi người chú ý vì phần lớn mọi người đều biết khái niệm này, tuy nhiên nếu dùng nó để xét thì thấy ngay là 2 cái dây chẳng khác gì nhau vì 20kHz chưa đủ tạo nên sự khác biệt của cái gọi là dòng cao tần thì chạy trên bề mặt dây dẫn.
Em xin mạo muội: NHất trí là có nhiều bộ dàn (kể cả nhiều tiền) không phân biệt được dây loa và dây điện do Loa độ nhạy kém ampli công xuất cao Còn dây loa và dây điện về cấu tạo (không tính đến vật liệu làm lõi), dây điện chỉ thiết kế cho dòng điện 50 - 60hz trong khi dây loa dẫn điện có dải rộng hơn nên dây loa sẽ có cấu tạo phù hợp hơn với diều này (độ xoắn, mật độ, trật tự phân tử kim loại chất dẫn điện) chưa kể dây loa còn tính đến chống nhiễu. Dây điện nếu làm được như dây loa thì trở thành dây loa.
Tạm thời mình nên bỏ qua điện cảm và điện dung của dây cho dễ (sẽ xem xet sau) chỉ quan tâm đến vật liệu và cấu tạo của dây đáp ứng thế nào với việc truyên tín hiệu âm thanh. Nếu bỏ qua 2 thông số trên và xét tần số tín hiệu thôi thì dải tần của dây điện thừa sức đáp ứng dải tần âm thanh. Tuy nhiên như trên mình có nói phải xét tốc độ đáp ứng thì mới thấy rõ vấn đề, do đây là dây dẫn công suất nên đáp ứng tăng ích dòng và áp rất lớn. Với amp bán dẫn class AB chạy nguồn đối xứng 50V công suất đỉnh 120W khi bạn mở tương đối to thì điện áp có thể thay đổi cỡ +30V đến -30V (khoảng 60V) và dòng biến đổi vào khoảng từ -10A đến +10A (khoảng 20A) mình viết dòng +- với ý là dòng điện đảo chiều trong dây dẫn. Dòng điện là dòng chuyển dời của các electron nên nó có quán tính nhất định, ở biến đổi lớn thế này nó có thể gây trễ chút ít (rất ít thôi nhé). Mình xin trình bày thêm về bản chất dòng điện, nhiều bạn học qua về điện thì biết là dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời của các hạt electron (e) tự do và cho là nếu xuất hiện tín hiệu thì e tự do sẽ phải chạy từ đầu đến cuối dây dẫn. Nếu bạn để ý thì thấy là tín hiệu điện được truyền đi với vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng trong chân không, trong khi đo thì e chuyện động với vận tốc chậm hơn nhiều (giới hạn bởi khối lượng, để di chuyển với vận tốc ánh sáng, hạt phại có khối lượng gần như = 0) vì vậy khi tín hiệu truyền từ điểm A đến điểm B thì có sự chuyển dịch của e nhưng không có nghĩa là e phải đi hết quãng đường AB mới truyền được tín hiệu (minh trình bày sơ lược nếu bạn nào biết rồi thì thông cảm vì trình bày kỹ thì thành diễn đàn vật lý mất rồi)
Vậy các bác có nhiều kinh nghiệm cho em hỏi, liệu chơi dây đắt tiền có phải là do tâm lý phần nhiều không? Có phải do tâm lý, không đầu tư tốt nhất trong khả năng có thể thì không yên tâm?
Thế em hỏi bác, nếu test mù, cắm loạn xị ngậu lên liệu có phân biệt được không? hoặc chỉ cắm một sợi... các bác nghe có bao giờ thấy khác nhau không?