Cảm nhận lắng nghe giai điệu bài hát qua bài viết của Bobby Owsinski

Discussion in 'Kinh nghiệm' started by Tech-Info, 31/7/18.

  1. Tech-Info

    Tech-Info Support

    Joined:
    27/3/17
    Messages:
    221
    Likes Received:
    398
    Location:
    VNAV
    1.jpg
    Hầu hết chúng ta chỉ nghe nhạc mà không cần uy nghĩ nhiều ngoài cảm xúc về cái mà chúng ta nghe có thích hay không. Thực tế này cho thấy nếu chúng ta thực sự muốn nghe âm thanh chất lượng thì cần phải nghiêm túc với những gì ta đang thưởng thức. Khi tạo ra 1 sản phẩm âm nhạc, các phòng thu hay nhà sản xuất chuyên nghiệp sẽ thực hiện theo cách hoàn toàn khác và mang tính phân tích cao hơn cách mà chúng ta nghe như hiện nay. Khi đắm chìm trong âm nhạc là chúng ta đang lắng nghe các chi tiết của âm nhạc và âm thanh – những điều rất quan trọng đối với một sản phẩm nhưng lại rất hay bị bỏ qua khi nghe nói chung.

    Nếu chúng ta thực sự muốn hiểu một bản ghi âm và nghe nó theo một cách mới thì sau đây là một vài gợi ý về những gì mà ta cần chú ý. Tôi sẽ chia thành "Kỹ năng nghe phổ quát, và sau đó là "Kỹ năng nghe nâng cao bổ sung từ các nhạc sĩ và kỹ sư âm thanh – những người đã có kỹ năng nghe tinh tế hơn đại đa số.

    2.jpg

    Kỹ năng nghe nhạc phổ quát


    Nhìn thì có vẻ dài dòng, nhưng thực ra khi thẩm âm thì những đôi tai đầy kinh nghiệm ở phòng thu họ chỉ tự động nghe một vài yếu tố nhất định. Bản thân chúng ta cũng có thể tự tập nghe như vậy một cách khá dễ dàng. Hãy bắt đầu từng ít một, và tôi cũng xin nói trước là chúng ta cần lắng nghe bài hát một cách chủ động, thay vì chỉ nghe một cách thụ động (Nguyên bản – “listen through the song” chứ không phải là “just hear it”). Chú ý là sau khi nghe như vậy, trong một thời gian ngắn đôi khi chúng ta đôi khi sẽ sa vào trạng thái phân tích quá nhiều và mất đi sự hưởng thụ lẽ ra phải có khi nghe một bài hát (điều này cũng xảy ra đối với những sinh viên năm thứ nhất tại các trường dạy nhạc hay đào tạo về âm thanh).

    3.jpg

    • Xác định nhịp điệu (Pulse) từ các nhạc cụ trong bài hát. Đối với mọi thứ âm nhạc, kể cả ở một không gian nghe hoàn hảo như mơ, đều có nhịp điệu, và đó là điều đầu tiên chúng ta cần chú ý đến.

    • Xác định không gian (ambience). Giọng hát hay nhạc cụ ta nghe có như là đang ở trong phòng ngay trước mặt ta, hay như ở trong 1 club, như trong 1 nhà thờ, hay như trong một cái hang? Âm thanh có đuôi hay vọng lại hay không? Có nghe thấy tiếng vọng lại sau khi bản nhạc hay bài hát đã hết hay không?

    • Xác định tính chi tiết của bản mix (clarity of the mix). Ta có nghe thấy từng nhạc cụ và giọng hát rõ ràng trong bản mix đó không? Có chỗ nhạc bị lấp mất mà ta không thể phân biệt đó là gì không? Ta có thể xác định tất cả các nhạc cụ mà mình đang nghe không?

    • Xác định tính chi tiết của giọng hát và của từng nhạc cụ (clarity of each instrument or vocal). Nghe có âm thanh sống động như thật hay có bị méo không? Có hiệu ứng nào được sử dụng để thay đổi âm thanh không?

    • Cố gắng xác định các phân đoạn của bài hát (section of the song). Có gì mới xảy ra trong lần thứ hai và thứ ba khi ta nghe một câu hay điệp khúc không? Có một giọng hát hay nhạc cụ mới được thêm vào trong phần đó không? Có giọng hát hay nhạc cụ nào mất đi không? Có hiệu ứng nào mới được thêm vào hay bớt đi không?

    • Cố gắng xác định âm thanh lớn nhất trong bản mix (loudest thing in the mix). Giọng hát có lớn hơn các nhạc cụ hay thấp hơn ban nhạc? Âm Bass được thấy trước bộ trống hay ngược lại?

    • Xác đinh phần “đinh” của bài hát (hook of the song). Phần bắt tai nhất này do nhạc cụ hay giọng hát chính đảm nhiệm? Nó xuất hiện khi nào? Phần này được xây dựng xung quanh lời bài hát hay không? Bài hát/bản nhạc này liệu có phần “đinh” một cách rõ ràng không?

    • Lắng nghe trường âm thanh nổi (stereo soundfield) của bài hát. Các nhạc cụ hay giọng hát chỉ xuất hiện ở một bên hay không? Ta có thấy một bên là tiếng thuần (Tạm dịch từ chữ “dry” – không pha trộn) của nhạc cụ, còn bên kia thể hiện không gian (Ambience) của nhạc cụ đó?

    • Lắng nghe âm sắc tổng thể (timbre) của bài hát. Ta nghe thấy có vẻ sáng hay không? Nhiều tiếng bass không? Có nhạc cụ hay giọng hát nào trội lên vì âm sắc của nó hay không?

    • Lắng nghe độ động (dynamics) của bài hát. Bài hát có âm lượng hòa quyện với nhịp điệu không? Nghe có thấy vô cảm không hay các nhạc cụ và giọng hát nghe tự nhiên như là ta đang nghe trực tiếp ở 1 club nào đó?

    • Trạng thái (mood) của bài hát là gì? Vui hay buồn? Ta có thể giải thích tại sao lại có trạng thái như vậy không? Có phải là do nhịp độ (tempo) của bài? Hay do âm điệu (key) của bản nhạc?

    • Bài hát khi nghe có thấy thích thú không? Tại sao?


    4.jpg

    Kỹ năng nghe nâng cao

    Phần trình bày sau đây dành cho những người đã có chút kiến thức về âm nhạc hoặc thu âm qua đó có thể nghe chính xác hơn.

    • Lắng nghe số chỉ nhịp (time signature). Nhịp đầu (downbeat) nằm ở chỗ nào? Và có bao nhiêu beat trước khi chuyển nhịp?

    • Lắng nghe từng phân đoạn của bài hát. Có phân đoạn nào được lặp lại không? Bài hát đó có phần chuyển tiếp (bridge) không? Có đoạn giang tấu (interlude) giữa hai phân đoạn không?

    • Xác định khuông nhạc/nhịp (bar) trong các phân đoạn (section). Mỗi phân đoạn dài bao lâu? Khi lặp lại thì phân đoạn đó có còn độ dài tương tự không? Có thêm nhịp phụ nào nữa không? Tất cả các bản nhạc đều không đối xứng do không nhất thiết phải có các nhịp 4, 8, 12, hay 16, và trong rất nhiều trường hợp ta sẽ thấy có nhịp phụ trước và sau một phân đoạn.

    • Xác định hợp âm của bài hát (chord pattern). Hợp âm của bài hát có chuyển từ đoạn chính (verse) sang phần hợp xướng (chorus) hay phần nối (bridge) không? Hợp âm có thay đổi khi các phân đoạn được lặp lại không? Có sự thay đổi về âm điệu của bài hát không?

    • Lắng nghe giai điệu (melody) của bài hát. Có sự thay đổi đột ngột nào không? Nếu có thì ở phân đoạn nào?

    • Lắng nghe độ trễ (delay) của từng loại nhạc cụ. Độ trễ này có được tính toán cho khớp với nhịp của bài hát hay không? Nhiều nhạc cụ được set cùng độ trễ hay có sự khác biệt nào không?

    • Xác định không gian (ambience) của bài hát. Bài hát có nhiều không gian không? Mỗi phần riêng đó có hiện tượng bị mất (decay) không gian giống nhau không? Các không gian đó có cùng âm sắc (timbre) không?

    • Xác định việc bài hát bị nén lại (compression). Chúng ta có xác định được tiếng nhạc cụ nào đang bị nén lại không? Có nhận thấy những chỗ bị nén lại không? Bài hát ta đang nghe có bị nén nhiều hay ít hơn những bài hát khác mình nghe không?

    • Xác định giọng hát hay các nhạc cụ chơi có hòa bè/hòa điệu (doubled) không? Hiệu ứng stereo có được hiệu chỉnh panning cho các nhạc cụ và giọng hát không?

    5.jpg

    Ngoài ra còn có khá nhiều kĩ thuật khác ngoài những điều kể trên mà các tai nghe kinh nghiệm trong phòng thu có thể áp dụng, nhưng để bắt đầu thì như trên cũng là đủ đối với chúng ta. Điều tất nhiên là đừng quá cứng nhắc với những điều đó vì như vậy dễ làm chúng ta mất đi sự cảm thụ của bài hát vì đó mới là điều cốt lõi mà chúng ta hướng tới. Việc nắm được các kỹ thuật nói trên chỉ nhằm giúp chúng ta thưởng thức được bài hát tốt hơn.

    Chúc các bạn nghe nhạc vui vẻ.

    Bobby Owsinski là một kỹ sư âm thanh, nhà sản xuất, nhạc sĩ, diễn giả và tác giả người Mỹ sống tại Los Angeles, California. Ông được biết đến với vai trò là tác giả của hơn 20 cuốn sách trong lĩnh vực âm nhạc, thu âm nhạc và truyền thông xã hội, và cho kỹ thuật âm thanh, tham gia thu âm và hoà âm cho các ca sỹ như như Jimi Hendrix, The Who, Pantera, Weird Al Yankovic, Willie Nelson, Elvis , Neil Young, Iron Maiden, Ramones và Chicago


    Bobby Owsinski - Biên dịch bởi O'Brien PhuongHa
     
  2. lankhoa2002

    lankhoa2002 New Member

    Joined:
    29/5/17
    Messages:
    2
    Likes Received:
    4
    Location:
    ha noi
    Cảm ơn bác rất nhiều, mặc dù không hiểu lắm :d
     
  3. aimcontrol

    aimcontrol Advanced Member

    Joined:
    25/12/11
    Messages:
    79
    Likes Received:
    19
    Location:
    Vietnam
    Nghe kiểu này dùng cho các nhà hoà âm phối khí chứa đâu còn là thưởng thức âm nhạc
     

Share This Page

Loading...