Thư pháp

Discussion in 'Hội họa' started by dtt, 22/1/09.

  1. dtt

    dtt Advanced Member

    Joined:
    14/2/08
    Messages:
    700
    Likes Received:
    32
    Location:
    Hà Nội
    Xin mời các bác!
     

    Attached Files:

    Tags:
  2. meoden

    meoden Advanced Member

    Joined:
    13/9/08
    Messages:
    311
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    Tôi có đọc ở đâu đấy nói tới thư pháp là môt nghệ thuật, chủ yếu áp dụng cho chữ Hán, vì chữ Hán bản thân nó là chứ tượng hình, mỗi chữ đều có ý nghĩa. Người ta đã lập ra nhiều cách để viết chữ, côt thể hiện được cái thần của chữ
    Rất tiếc tiếng Việt là theo hệ chữ Latinh, gần đây có một số người áp dụng máy móc thư pháp TQ vào, cốt bôi cho chữ lằng nhằng, dài dài, bẩn bẩn rồi tự nghĩ đó là thư pháp, một số người VN không hiểu cũng hưởng ứng
    Nói chung là đừng nghĩ tiễng Việt là thư pháp
    Đấy là ý kiến tôi đọc được đấy nhé-tôi chả hiểu gì về thư pháp nên chỉ cóp lại thế thôi
     
  3. mesl45

    mesl45 Advanced Member

    Joined:
    20/6/07
    Messages:
    2.587
    Likes Received:
    25
    Location:
    Hà nội - Thành viên Xã đoàn gầm cầu

    :lol: :lol: Thế này thì bác nói làm gì, vậy em vẽ 1 con rùa thật đẹp là thể hiện được cái thần của con rùa ấy rồi :wink: .
     
  4. dtt

    dtt Advanced Member

    Joined:
    14/2/08
    Messages:
    700
    Likes Received:
    32
    Location:
    Hà Nội
    Thưa bác!
    Rất tiếc là bác đã không biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng để có kiến thức về những lĩnh vực mà mình còn chưa am hiểu. Đã thế bác lại còn phỉ báng. Quả thật, rất đáng tiếc cho bác...


    http://www.google.com.vn/search?q=th%C6 ... =firefox-a

    Người ta nói gì về Thư pháp chữ Việt
    Saturday, 08 November 2008 10:01

    Thời gian gần đây xuất hiện một số bài viết chỉ trích thư pháp chữ Việt. Tác giả các bài viết đó là một vài nhà văn, nhà báo, thậm chí có cả giáo sư ngôn ngữ học. Có những bài viết khá công phu, trau chuốt, chứng tỏ các tác giả đã vận dụng hết khả năng và vốn hiểu biết của mình khi trình bày những ý kiến đó. Trong rất nhiều ý kiến, có một số lời phát biểu tôi thấy cần phải nêu ra đây để cùng nhau xem xét lại. Tôi xin được trich nguyên văn các ý kiến đó.

    Nhà báo (M): “Chữ Quốc ngữ được tạo thành bởi sự kết hợp lạ lung giữa lý trí cứng nhắc của phương Tây và sự uyển chuyển, thánh thót của giọng nói Đại Việt. Sự hài hoà đó đã được minh định bằng cả kho tàng văn học Việt Nam hiện đại. Nếu ai muốn dùng chữ Quốc ngữ để “vẽ vời” đều sẽ làm mất cân đối sự kết hợp đó. Do vậy, chúng trực tiếp làm bẩn chữ Quốc ngữ.”

    Giáo sư Trần Trí Dõi :”Theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, cách viết chữ Việt theo hệ Latin không thể gọi là thư pháp được. Có lẽ tại Việt nam, chỉ cách viết chữ Hán mới có đủ các điều kiện để gọi là”thư pháp” vì đây là chữ tượng hình.”

    Sau khi các ý kiến trên được công bố, đã có nhiều ý kiến phụ hoạ tán đồng,nhưng cũng không ít những ý kiến phản đối.Có nhiều ý kiến phản đối gay gắt đến mức như “chửi” thẳng vào mặt các vị đó. Đúng, sai ra sao, các vị đó có thực sự mang tiếng oan hay không, chúng ta hãy bình tâm xem xét lại cho công bằng.

    Có lẽ chúng ta nên bắt đầu từ khái niệm về chữ viết. Do nhu cầu về trao đổi và lưu giữ thông tin trong xã hội loài người, chữ viết được hình thành. Chữ viết, thực chất là một hệ thống các kí hiệu được sắp xếp theo một qui luật để diễn đạt thông tin mà con người muốn trao đổi với nhau. Chữ viết chỉ là sự qui ước thuần tuý của một tộc người có mối quan hệ nhất định, vì vậy, chữ viết của mỗi tộc người một khác. Như vậy,tất cả các loại chữ viết có chức năng hoàn toàn bình đẳng. Tuy nhiên, trong sử dụng chữ viết, lại có sự “hơn” “thua” (ví dụ như mức độ chính xác trong diễn đạt, mức độ thuận tiện trong sử dụng…). Từ lâu, người Trung quốc, khi nhận ra nhược điểm chữ viết của mình trong sử dụng, đã rất muốn Latin hoá chúng mà chưa thành công. Trong khi trình bày ý kiến của mình, nhiều người đã cố gán cho chữ Việt những thuộc tính mà họ cho rằng chỉ riêng chữ Việt mới có như: duyên dáng, dịu dàng, ngay ngắn …và đó là cơ sở để yêu và tự hào về nó, thậm chí còn kêu gọi mọi người hãy bảo vệ sự trong sáng của chữ Việt. Không rõ họ có biết rằng : chữ Việt đâu phải do người Việt tạo ra. Các thuộc tính của chữ Việt , phần lớn cũng chính là các thuộc tính của chữ Latin. Nếu có tự hào thì ta hãy tự hào vì dân tộc ta đã sáng suốt chọn loại chữ mà ông Alexandre de Rhodes đã tạo ra chứ không chọn loại chữ phương bắc để làm chữ Quốc ngữ.

    Ông (M) bảo rằng “Chữ Quốc ngữ được tạo thành bởi sự kết hợp lạ lùng giữa lý trí cứng nhắc của phương Tây và sự uyển chuyển, thánh thót của giọng nói Đại Việt.” thì quả thật là lạ lùng, lạ lùng đến mức cả tây lẫn ta đều không hiểu nổi tại sao lại có người dám “bịa” ra sự kết hợp lạ lùng đó. Không rõ ông (M) muốn nói “lý trí cứng nhắc” là đặc trưng điển hình của phương Tây hay chỉ là của một bộ phận người phương Tây. Nếu là của cả phương Tây thì quả là liều mạng. Còn nói rằng cái “lý trí cứng nhắc “chỉ là một thứ có tồn tại trong xã hội phương Tây, thì Tác giả quá cố của chữ Việt, ông Alexandre de Rhodes, có sống lại cũng không thể hiểu được tại sao mình lại chọn cái “lý trí cứng nhắc “đó để cưỡng hôn với “sự uyển chuyển, thánh thót của giọng nói Đại Việt” (?!). Giả sử trên đời này có sự kết hợp đó thật thì sự kết hợp lạ lùng đó không biết có đẻ ra sự hài hoà như ông (M) nói không. Ông lại còn mang cả kho tàng văn học Việt nam hiện ra để minh định cho sự hài hoà mà ông tưởng tượng ra. Nếu chữ Việt có thuộc tính hài hoà, thì chắc chắn không phải là con đẻ của sự kết hợp cưỡng bức nói trên. ông (M) còn bảo sự kết hợp đó là cân đối thì quả thật là “liều mạng”. Cuối cùng ông lại nói “Chữ Quôc ngữ mang tính lý tính cao thể hiện trên cơ sở các ký tự Latin của phương Tây,…” Vậy xin hỏi ông những loại chữ nào trên thế giới mang tính lý tính thấp ?! Xem ra thật đáng buồn cho ông trong những hiểu biết về chữ Việt. Có người đã hỏi ông “Anh có phải là tội nhân môi giới ngôn ngữ, lăng mạ chữ mẹ đẻ, nhổ toẹt vào di sản ông cha ?” Câu hỏi đó có thể là gay gắt, nhưng không phải không có lý. Và bây giờ chúng ta sẽ nói tới thư pháp.

    Thư pháp – Đó là gì vậy?

    Thư pháp là một thuật ngữ dùng để chỉ loại hình Nghệ Thuật Viết Chữ Đẹp. Với định nghĩa như vậy thì THƯ PHÁP, trước hết phải được hiểu là một BỘ MÔN NGHỆ THUẬT. Vì vậy sản phẩm của nó là TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT. Sản phẩm của nó bao gồm hai loại:

    * Văn bản
    * Tranh chữ (thư hoạ)

    Văn bản có thể là một trang hoặc một tập hợp trang văn, thơ, cũng có thể là một sắc phong, một bằng khen hoặc một thiếp mời…

    Tranh chữ có thể chỉ có một từ chủ đạo hay một tập hợp từ được trình bày trong một khuôn hình nhất định.

    Mỗi loại sản phẩm có những đặc tính riêng và do đó có những yêu cầu riêng.

    Văn bản là loại hình thư pháp nặng về truyền tải thông tin và nó thường chứa đựng số lượng thông tin tương đối lớn. Yêu cầu của loại hình này, trước hết, phải rõ ràng để người đọc không hiểu sai bất kỳ một thông tin nào. Yêu cầu thứ hai là phải đẹp, khiến người đọc yêu nó, trân trọng nó và hiểu thấu đáo nội dung mà tác giả muốn truyền tải. Loại hình này rất phổ biến trong thực tế vì nó có mặt khắp nơi như: Biển quảng cáo, bìa sách, bằng khen, những bài thi viết chữ đẹp của học sinh trong cuộc thi do Bộ GD&ĐT và báo CAND tổ chức vừa qua chẳng hạn.

    Tranh chữ là loại hình thư pháp mà yêu cầu đầu tiên tác giả phải vươn tới là ĐẸP. Ở đây đòi hỏi tính thẩm mỹ rất cao. Mặt khác, nội dung mà tác giả muốn truyền tải đến người xem không chỉ bó hẹp trong nghĩa của chữ mà nó còn phong phú hơn nhiều ví dụ như khí phách của người cầm bút, sự rung cảm của tác giả hoặc khát vọng vươn tới sư hoàn mỹ…

    Bởi vậy, để có một bức tranh chữ, người cầm bút phải có trình độ thẩm mỹ cao và phải có hiểu biết hoặc năng khiếu về nghệ thuật tạo hình. Như vậy, biết đọc và viết chữ chỉ là điều kiện cần mà chưa đủ để trở thành nhà thư pháp hay nhà phê bình thư pháp. Điều đó giải thích tại sao có những nhà văn, nhà báo, thậm chí cả giáo sư ngôn ngữ học khi bàn về thư pháp, mặc dù đã cố gắng hết sức, vẫn như những anh chàng ngây ngô, ngớ ngẩn và tự đắc một cách đáng thương.

    Trong tranh chữ, yêu cầu về nghệ thuật tạo hình là rất cao. Khi nói đến nghệ thuật tạo hình là nói đến nghệ thuật bố cục và nghệ thuật cách điệu hoá. Bố cục của một bức tranh cho thấy rõ ý đồ của tác giả, còn nghệ thuật cách điệu giúp tác giả thể hiện những ý đồ đó. Nghệ thuật bố cục và cách điệu là hai yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ tác phẩm tạo hình nào (tất nhiên không loại trừ tác phẩm thư pháp).

    Thư pháp chữ Hán - hình minh họaTrong thể hiện thư pháp, chữ Hán là loại chữ có những ưu thế so với chữ Latin. Nhiều người cho rằng, sở dĩ như vậy vì chữ Hán là loại chữ tượng hình. Nói rằng chữ Hán là loại chữ tượng hình, có lẽ, do nó có xuất xứ từ những kí tự tượng hình. Tuy nhiên khi trình độ nhận thức của con người phát triển thì những kí tự tượng hình không thể đủ diễn tả những thông tin mà con người cần trao đổi. Vì vậy, người ta phải có những qui ước sắp xếp các kí hiệu để diễn tả các thông tin. Những chữ như vậy không còn mang tính tượng hình nữa. Hiện nay, số lượng chữ Hán được coi là tượng hình chiếm rất ít, đại đa số là những chữ được cấu tạo từ những kí hiệu thuần tuý theo qui ước. Vậy ưu thế của nó nằm ở đâu?. Nhìn vào chữ Hán ta thấy rất rõ ưu thế của nó trong thư pháp là nó chứa đựng nhiều yếu tố tạo hình hơn các loại chữ khác, chẳng hạn như chữ Latin. Điều đó không có nghĩa, trong chữ Latin và các loại chữ khác không có những yếu tố tạo hình. Nếu biết khai thác các yếu tố đó, người ta cũng có thể tạo nên các tác phẩm thư pháp không kém gì các tác phẩm thư pháp chữ Hán. Tất nhiên, để làm được điều đó, các tác giả phải cố gắng rất nhiều, nhất là trong nghệ thuật tao hình. Trong bức thư pháp, không thể thiếu nghệ thuật tạo hình. Ai dám bảo trong chữ Việt không có các yếu tố tạo hình (?). Vậy có lý nào chúng ta không thể tạo nên các tác phẩm thư pháp chữ Việt đẹp?

    Qua những phân tích trên, ta có thể thấy những ý kiến của giáo sư Trần Trí Dõi và một số người cho rằng thư pháp là không thể đối với chữ Việt, chỉ có thể đối với chư Hán như đã nói ở trên là quá vội vàng, nếu không muốn nói là sai lầm. Cũng phải thông cảm với họ vì kiến thức về nghệ thuật tạo hình và khả năng thẩm mỹ của họ có hạn. Chỉ có điều “không biết” lại cứ “thưa thốt” và sui dại người khác để người ta nghi ngờ về danh vị của mình thì thật đáng buồn (!).

    Tóm lại, có thể khẳng định Nghệ thuật Thư pháp không chỉ dành riêng cho chữ Hán mà có thể cho mọi loại chữ viết trên thế giới. Đó là tất yếu khách quan xuất phát từ khát vọng tự do, khát vọng vươn tới sự hoàn mỹ của con người. Dù ai cố tình phủ nhận điều đó, nghệ thuật thư pháp của toàn nhân loại vẫn tồn tại như nó đang tồn tại và ngày càng phát triển.

    Thái độ của chúng ta đối với nghệ thuật thư pháp chữ Việt

    Dù muốn hay không ta cũng phải thừa nhận sự tồn taị và phát triển của thư pháp chữ Việt. Mặt khác cần xem xét và đánh giá lại tình hình phát triển của nó nhằm xây dựng và phát triển thư pháp Việt xứng tầm quốc tế.

    Trước hết không nên “thần thánh hoá” bất kỳ một loại thư pháp nào, nhất là thư pháp chữ Hán. Đã từ lâu, trong dân gian còn truyền tụng nhiều giai thoại về việc xin, cho chữ (Hán). Người ta coi đó là những chữ “thánh hiền”. Khi đến xin chữ, ngươì ta thường đem lễ vật với thái độ hết sức thành kính. Người cho chữ cũng có thái độ hết sức trịnh trọng khi viết. Đem chữ về, nhiều người còn đặt nó lên bàn thờ, kính cẩn cầu khấn rồi mới đem đặt ở những nợi trang trọng trong nhà mình. Cho đến bây giờ ta vẫn còn được chứng kiến cung cách đó ở Văn miếu Quốc Tử Giám mỗi khi Tết đến. Cho đến thế kỷ 21 này, người ta vẫn cho rằng, bất cứ chữ gì liên quan đến chốn thờ cúng linh thiêng đều phải là chữ nho : hoành phi , câu đối, bài vị, sớ cầu khấn…đều phải là chữ nho mói có giá trị. Hiện tại, trước thực tế đó, nhiều người càng củng cố niềm tin và càng thần thánh hoá thứ chữ, thậm chí, mình và ngay cả những người mình cầu khấn cũng chẳng hiểu gì cả(!). Nhưng có không ít người (trong đó có tôi) lại nghĩ khác. Ngày xưa, việc xin, cho chữ diễn ra trong bối cảnh dân mình còn quá lạc hậu. Số người biết chữ (nho) rất hiếm, đại đa số dân ta mù chữ. Những người “có chữ “được mọi người ngưỡng mộ, tôn sùng. Chẳng thế mà trong dân gian có câu:“Chẳng tham ruộng cả ao liền. Chỉ tham cái bút cái nghiên anh đồ”. Trong nghèo khó, ai cũng muốn vinh hoa phú quí . Đã phú quí rồi, lại muốn phú qúi, cao sang hơn. Trong xã hội, một số nguời thì đầy tham vọng, nhưng đại đa số đều muốn hướng thiện dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Người ta thường treo những bức “đại tự”để thể hiện ước vọng, để nhắc nhở, động viên mình, để răn dạy con cháu trong nhà... Nhu cầu xin, cho chữ bắt đầu từ đó. Thái độ trân trọng của người xin chữ, thực chất dành cho người cho chữ- người đã đọc bao sách thánh hiền, có kiến thức uyên thâm - người như tấm gương sáng mà con cháu mình phải noi theo. Nhưng quan trọng hơn là người ta trân trọng cái ý nghĩa của chữ mà người ta muốn xin chứ không phải chủ yếu trân trọng cái loại chữ mà người cho thể hiện. Đối với bức thư pháp đó, người ta có thể hài lòng vì nó đẹp và vì vậy có thể được treo ở những chỗ xứng đáng, thậm chí đặt lên bàn thờ. Điều này giải thích tại sao người ta thường nhờ cậy những người viết đẹp. Cũng chính từ đây, nẩy sinh hiện tượng “tâm linh hoá”,”thần thánh hoá” trong Thư pháp. Sắc thái “tâm linh” có chăng, nó được thể hiện ở chỗ: Người viết muốn thể hiện sắc thái tình cảm của mình qua nét bút, còn người xem cảm nhận được điều đó. Thế thì sắc thái “tâm linh” đó, đâu chỉ có trong thư pháp chữ Hán. Một minh chứng rõ ràng là: Khi xem một bức thư pháp chữ Việt, có người cảm thấy hài lòng, nhưng có người lại cảm thấy bực mình, muốn nổi xung lên. Thái độ bực bội đó đã được thể hiện trong các bài viết như ta đã thấy. Như vậy, cái hồn đâu chỉ có trong thư pháp chữ Hán (?)

    Viết những điều trên, tôi muốn nói rằng : Sự tôn sùng quá đáng chữ nho và cho rằng “…chỉ cách viết chữ Hán mới có đủ các điều kiện để gọi là “thư pháp”…” là một ý nghĩ sai lầm, gián tiếp coi thường chữ quốc ngữ. Mặt khác, các nhà thư pháp của ta chớ nên chủ quan khi thấy người ta suýt soa, trân trọng tác phẩm mình trao (bán,tặng…) cho họ mà tự mãn, coi mình là nhất quả đất. Sự tự mãn nóng vội của nhiều người đã đẻ ra những sản phẩm non nớt, thiếu thẩm mỹ và phản cảm, không những tự hại chính mình mà còn gây nên những bức xúc trong dư luận. Nghệ thuật thư pháp có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, vì vậy cần phải có thái độ nghiêm túc khi dấn thân vào nghệ thuật này, ngay cả khi ta coi nó là một thú chơi.

    Thư pháp là một bộ môn nghệ thuật. Ta có thể học thư pháp để rèn luyện bản thân …nhưng để có thể trở thành nhà thư pháp, tối thiểu phải có năng khiếu thẩm mỹ, quá trình học hỏi và rèn luyện kiên trì. Thư pháp không chấp nhận sự dễ dãi, hời hợt. Các nhà thư pháp Việt lại càng cần phải thận trọng vì họ đang chịu sức ép rất lớn trong chuyên môn và của dư luận xã hội.

    Chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại và phát triển thư pháp chữ Việt, không nên bàn cãi việc có hay không nên có thư pháp chữ Việt nữa. Theo tôi, chúng ta nên ủng hộ sự phát triển của thư pháp chữ Việt bằng cách góp ý, phê phán một cách công bằng các tác phẩm sao cho Thư pháp Việt ngày càng được khẳng định và xứng tầm quốc tế. Trước khi đặt bút viết những lời khen, chê, những ai có ý định phê bình thư pháp nên xem lại vốn hiểu biết của mình về lĩnh vực đó và nhất là không nên khẳng định những điều mà bản thân mình cũng chưa nắm vững. Người phê bình không nên “vơ đũa cả nắm” mà phải chỉ rõ cụ thể từng tác phẩm xem chỗ nào đạt, chỗ nào chưa đạt.Sự vội vàng, thiếu trách nhiệm của người phê bình sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của nghệ thuật thư pháp chữ Việt.

    Phạm Đức Nhuận
    E-mail: nhuanpd@yahoo.com.vn
    Mobile : 0912.154.235
     
  5. meoden

    meoden Advanced Member

    Joined:
    13/9/08
    Messages:
    311
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    Tôi có tự nghĩ ra đâu, mời các bác cứ phản biện thoải mái, nhưng chỉ sợ lại sa vào đèn hay bán dẫn thôi
    Xem: http://www.nvhtn.org.vn/diendan/showthread.php?t=948

    cách nhìn nhận Thư pháp quốc ngữ của Vietimes - 08-10-2007 , 08:33 PM

    Không được mạo danh thư pháp để làm bẩn chữ Quốc ngữ!
    Thứ ba, 2/10/2007, 07:00 GMT+7
    Chữ Quốc ngữ được tạo thành bởi sự kết hợp lạ lùng giữa lý trí cứng nhắc của phương Tây và sự uyển chuyển, thánh thót của giọng nói Đại Việt. Sự hài hòa đó đã được minh định bằng cả kho tàng văn học Việt Nam hiện đại. Nếu ai muốn dùng chữ Quốc ngữ để “vẽ vời” đều sẽ làm mất cân đối sự kết hợp đó. Do vậy, chúng trực tiếp làm bẩn chữ Quốc ngữ.


    Ngoài chữ Quốc ngữ, chữ Hán và chữ Nôm, thư pháp còn được chuyển tải qua tiếng Anh, tiếng Đức và chưa biết chừng sẽ có cả thư pháp… chữ Arab cũng nên. Vậy nên có rất nhiều người đang làm bẩn chữ Quốc ngữ bằng cách mạo danh thư pháp.


    Thư pháp hay thư..."ngáp"?


    Chữ Quốc ngữ mang tính lý tính cao được thể hiện trên cơ sở các ký tự Latin của phương Tây, trong khi thư pháp mang theo một số yếu tố tâm linh của phương Đông. Cách thể hiện của hai lối viết này là hoàn toàn khác nhau. Vậy thì cái gọi là thư pháp Việt ngữ cho đến giờ phải chăng là sự ngụy ngôn của một số người mang danh thư pháp gia và nó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho tiếng Việt?

    Phóng viên (PV): Chưa có một sự công nhận chính thức nào của những người quản lý văn hóa tại Việt Nam dành cho bộ môn viết chữ Quốc ngữ đẹp theo một số quy tắc của thư pháp Hán, tôi tạm gọi là thế. Giáo sư có nhận xét gì về cái gọi là thư pháp Việt ngữ - như là cách nhìn nhận của số đông ở nước ta hiện nay?

    Giáo sư Trần Trí Dõi (GS.TTD): Theo ý kiến của riêng cá nhân tôi, cách viết chữ Việt theo hệ Latin không thể gọi là thư pháp được. Có lẽ tại Việt Nam, chỉ cách viết chữ Hán mới có đủ các điều kiện để gọi là “thư pháp” vì đây là chữ tượng hình. Bản chất của tượng hình đòi hỏi mỗi chữ phải thể hiện tất cả các nét trong một “khung” hay một không gian xác định và các nét chữ ấy được thể hiện theo “những quy ước” có giá trị nhất định. Vì thế, mỗi chữ viết là một “bức họa” đầy đủ. Ở trong bức họa ấy, người viết vừa có thể thể hiện hết ý nghĩa của chữ viết, vừa thể hiện cái tài hoa thông qua cách viết của người viết. Với lại, “những quy ước” để chữ viết là một “bức họa” trong cách viết chữ Hán đã có từ hàng nghìn năm nay. Đây chính là lý do thứ hai quy định giá trị “thư pháp” của cách viết chữ Hán.

    Giáo sư Trần Trí Dõi

    Giáo sư Trần Trí Dõi hiện là Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đồng thời là Chủ nhiệm Bộ môn "Ngôn ngữ và Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam".



    Còn cách viết chữ Việt theo hệ Latin là khác. Cách viết này là cách viết phiên âm. Chữ viết, vì thế, trước hết là thể hiện âm của ngôn ngữ rồi nhờ đó nó mới mang nghĩa. Cho nên, dù thể hiện nét chữ như thế nào người ta cũng phải làm sao để người đọc quy nó về một âm nhất định. Nhờ có thể quy về một âm như thế người ta mới nhận ra “nghĩa” mà nó thể hiện. Như vậy, làm sao có “thư pháp” được?! Cho nên anh nói rằng: “Chưa có một sự công nhận chính thức nào của những người quản lý văn hóa tại Việt Nam dành cho bộ môn viết chữ Quốc ngữ” [về] cái giá trị thư pháp thì cũng là điều bình thường.

    PV: Trong bài viết “Vấn đề chữ viết nhìn từ góc độ lịch sử tiếng Việt” của giáo sư có đoạn: “Chữ viết là một phương thức biểu thị chuỗi lời nói bằng những ký hiệu viết-đồ hình, do đó cũng như ngôn ngữ, nó luôn luôn mang tính hệ thống. Điều này cũng có nghĩa chữ viết luôn luôn là một dạng thức ký hiệu có tính hệ thống của ngôn ngữ. Chính vì thế, khi nhìn ở khía cạnh lịch sử, người ta chỉ có thể nói một kiểu văn tự nào đó đã ra đời khi những ký hiệu viết-đồ hình ấy đã thỏa mãn tính hệ thống cả ở bản thân chúng lẫn sự hành chức của chúng. Người ta có thể nhìn nhận tính hệ thống ở nhiều khía cạnh khác nhau…” Chữ Quốc ngữ nhìn từ góc độ của thư pháp, vốn đang là một trào lưu và được một bộ phận công chúng yêu thích. Theo giáo sư, dưới góc độ ngôn ngữ học, “cái gọi là thư pháp Việt ngữ” ấy sẽ đi theo chiều hướng nào trong khi đa số công chúng vẫn chưa nhận thức rõ về vấn đề này?

    GS.TTD: Anh nói đúng, “chữ Quốc ngữ nhìn từ góc độ của thư pháp, vốn đang là một trào lưu”. Theo tôi, trào lưu có nghĩa là mới chỉ có ở một số người chứ chưa phải là số đông trong xã hội. Ngôn ngữ - bản chất của nó - là một hiện tượng xã hội. Vì thế nếu nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, như tôi đã trả lời ở trên, khó có thể gọi trào lưu ấy là thư pháp được. Nó chỉ là cái cách để “một trào lưu” thể hiện mình thông qua cách viết chữ Việt theo hệ Latin khác nhau mà thôi.

    Những chữ viết Latin được gọi là thư pháp như thế có thể có những lý giải khác nhau. Những người đọc mãi vẫn… không nhận ra chữ gì thì trong những bức chữ được gọi là thư pháp Việt ấy, có lẽ, họ thấy chữ viết “chân phương nhưng uyển chuyển” đẹp hơn. Còn số người viết kiểu chữ “thư pháp Quốc ngữ” ấy sẽ tự mình giải thích “nó đẹp như thế nào” và “vì sao nó đẹp” và họ có quyền giải thích theo cách của họ.

    Vấn đề là làm sao họ “chinh phục” được số đông cần thiết trong xã hội khi mà ở nhà trường người ta đang dạy cho học sinh vở sạch “chữ đẹp”. Làm sao mà người đọc nói chung cảm nhận được cái đẹp của chữ đó khi cùng một âm ở từ này thì thế này, ở từ khác lại thế khác. Có thể người ta đến “xem” rất đông. Nhưng ai loại trừ [ngoài những người] đến là do nhân tiện, [còn đều] đến là do hiếu kỳ thấy chữ viết lạ hoặc loại trưởng giả học làm sang?

    PV: Từ khi Alexandre De Rhodes áp dụng các ký tự Latin vào Việt Nam, trải qua mấy trăm năm nay, tiếng Việt thực sự được “mềm hóa” qua thời gian do ngữ âm uyển chuyển của người Việt. Vậy những bức chữ được viết theo kiểu tạo hình và mang một số quy tắc nhất định của thư pháp Hán liệu có ảnh hưởng không tốt đến tiếng Việt và quá trình phát triển của tiếng Việt hay không?

    GS.TTD: Anh nghĩ “những bức chữ được viết theo kiểu tạo hình và mang một số quy tắc nhất định của thư pháp Hán sẽ có ảnh hưởng không tốt gì đến tiếng Việt” là lo hơi xa đấy. Tôi xin lấy một ví dụ để anh suy ngẫm. Nếu như anh đã từng nhìn chữ viết của những trí thức “thời Tây học”, thì anh hiểu ra ngay khi người ta biết bản chất của nó là gì, thì kiểu tạo hình của thư pháp Hán đòi hỏi người ta phải viết chân phương chữ Việt hơn. Những người ở lứa tuổi “cổ lai hy” ấy có học hoặc sống trong môi trường chữ Hán, đã viết chữ Quốc ngữ đẹp như thế nào. Bây giờ chúng ta khó luyện cho học sinh, sinh viên của ta như thế được.





    Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng nước Việt



    PV: Với vài kỹ xảo cơ bản của thư pháp Hán, một chút khéo tay và sáng tạo, cả việc khéo léo PR cho bản thân, người ta có thể tự biến mình thành một “thư pháp gia” khả kính trong con mắt nhiều người trong khi nền tảng văn hóa lại chưa đáp ứng được việc lý giải những gì mình viết ra. Nhiều bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được, phải chăng “thư pháp Việt ngữ” đang góp phần làm… tối nghĩa tiếng Việt bằng cách “bóp méo” chữ viết trong khi chúng ta đang kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giáo sư đánh giá gì về việc này?

    GS.TTD: Ở đây nên có sự phân biệt giữa chữ viết Việt và tiếng Việt. Phải khẳng định rằng những “bức chữ được cố ý tạo hình quá đáng, thậm chí còn không đọc được” mà người ta cho là “thư pháp” như anh nói ấy cũng ảnh hưởng khá nhiều đến sự trong sáng của tiếng Việt. Nhưng, theo tôi, nó còn đang góp phần làm rắc rối cho lớp trẻ đi học. Trong khi nhà trường và xã hội đang yêu cầu “viết chữ đẹp” (tất nhiên không phải đẹp kiểu của các “thư pháp gia” hiện nay), thì lại có một kiểu viết “đọc không được” lại cho là đẹp! “Ông giáo dục” yêu cầu một đằng, những người tự nhận là mình đang làm “văn hóa” lại cổ súy một nẻo. Chỉ lợi cho những em ngại viết chữ đẹp có “lý lẽ” để tranh luận với bố mẹ hay thầy cô thôi.

    PV: Hiện nay, như tôi đã nói, có rất nhiều người mang danh “thư pháp gia” và đi kèm cùng họ là những cơ sở giảng dạy cái gọi là thư pháp Việt ngữ; theo giáo sư, nên chăng phải dừng lại việc cổ súy cho phong trào viết chữ… khó hiểu này? Bởi tuy không phải là một loại hình nghệ thuật nhưng “cái gọi là thư pháp Việt ngữ”, cũng có ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa và phần nào là đời sống tâm linh của xã hội. Vì vậy, liệu những tác động mang tính hạn chế hay cấm đoán phong trào này có thể gây ra một số phản ứng thái quá?

    GS.TTD: Nếu là cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội có tính chất nhà nước mà cổ súy, thì nên dừng lại, vì chưa có đủ cái lý để thuyết phục số đông xã hội, [thì] khó có thể chấp nhận. Còn những người họ tự mang danh “thư pháp gia” cho đó là thư pháp và có những cá nhân chấp nhận họ, thì đó là quyền của họ. Bởi vì “cách viết chữ” như thế là những cuộc chơi nên mỗi người có quyền lựa chọn thú chơi và cách chơi.

    Chơi cũng có “ba bảy đường chơi”. Tôi xin lấy một ví dụ, một “thư pháp gia” nào đó viết một văn bản nhất định theo kiểu “thư pháp”. Nếu nó [có] giá trị đích thực, thì người ta sẽ “đổ xô đến” để chiêm ngưỡng, có ngăn cũng không được. Nhưng thời gian vừa qua, tôi chỉ thấy một vài người gửi bài đến một vài tờ báo để “chứng minh cho mọi người cái đẹp của thư pháp Latin”. Và như đã nói, nhiều người đến xem chỉ vì tò mò, hiếu kỳ mà thôi. Có khi chính những người đang thao thao nói về thứ thư pháp ấy cũng… chưa chắc biết họ nói về cái gì, [tôi] nói có đúng không?

    PV: Xin cảm ơn giáo sư.


    Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng Đại Việt




    Mai Quốc Ấn (VieTimes)
     
  6. Blueman

    Blueman Advanced Member

    Joined:
    8/12/05
    Messages:
    163
    Likes Received:
    0
    Đây cũng chỉ là ý kiến cá nhân của người viết và không thể xem như là chân lý được. Em chỉ thấy có đoạn kết luận sau cùng là không nên bàn cãi thôi:

    "Chúng ta phải thừa nhận sự tồn tại và phát triển thư pháp chữ Việt, không nên bàn cãi việc có hay không nên có thư pháp chữ Việt nữa. Theo tôi, chúng ta nên ủng hộ sự phát triển của thư pháp chữ Việt bằng cách góp ý, phê phán một cách công bằng các tác phẩm sao cho Thư pháp Việt ngày càng được khẳng định và xứng tầm quốc tế. Trước khi đặt bút viết những lời khen, chê, những ai có ý định phê bình thư pháp nên xem lại vốn hiểu biết của mình về lĩnh vực đó và nhất là không nên khẳng định những điều mà bản thân mình cũng chưa nắm vững. Người phê bình không nên “vơ đũa cả nắm” mà phải chỉ rõ cụ thể từng tác phẩm xem chỗ nào đạt, chỗ nào chưa đạt.Sự vội vàng, thiếu trách nhiệm của người phê bình sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của nghệ thuật thư pháp chữ Việt."

    Ý kiến cá nhân thì em không ủng hộ việc lấy chữ quốc ngữ ra vẽ bằng cọ Tàu rồi gọi là thư pháp, nên gọi là thư họa thì đúng với bản chất của nó hơn.
     
  7. Loving

    Loving Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    1.913
    Likes Received:
    24
    Location:
    Cực Chuối Lạc Bang Giáo
    Em nghĩ nếu cứ tranh luận thì có mà kéo dài cả chục trang cũng chẳng ngã ngũ được điều gì cả. Các bác cứ nhìn vào sự phát triển của môn nghệ thuật này mà tự rút ra kết luận cho mình là đúng nhất, các bác nhỉ...
     
  8. mesl45

    mesl45 Advanced Member

    Joined:
    20/6/07
    Messages:
    2.587
    Likes Received:
    25
    Location:
    Hà nội - Thành viên Xã đoàn gầm cầu
    Đúng. cái gì cũng có sự phát triển của nó. không tốt, không dùng được thì sẽ sớm bị đào thải ngay :) quy luật phát triển mà .he he :lol:
    ví dụ. Các bác thử mang bài thử Ý Niệm ra viết theo hai cách rồi treo lên, 1 bức viết theo cách bình thường, 1 bức viết theo cách thư pháp (thư họa?) rồi thử xem mình xẽ đọc bức nào nhiều nhất :) . rồi tự rút ra cho mình câu trả lời :). bức nào khiến cho mình chú ý nhiều hơn, suy ngẫm nhiều hơn... (như vậy là nó đã đạt được mục đích của mình rồi)
     
  9. maihung

    maihung Advanced Member

    Joined:
    3/7/08
    Messages:
    71
    Likes Received:
    1
    Thư pháp là một nghệ thuật gần gũi với các nước có sử dụng bút lông để viết chữ như Trung Quốc, hàn Quốc, Nhật bản. với các chữ cái mang tính tượng hình. Còn thư pháp Việt (chữ quốc ngữ) cũng chỉ là thể nghiêm mà thôi.
     
  10. Wildhorse

    Wildhorse Advanced Member

    Joined:
    12/3/08
    Messages:
    1.430
    Likes Received:
    3
    theo các bác, đây có thể coi là thư pháp không?
     
  11. super_voz

    super_voz Advanced Member

    Joined:
    24/8/06
    Messages:
    346
    Likes Received:
    0
    Location:
    Ở nhà
    Thời khóa biểu của em có 2 môn là thư pháp và vẽ Trung Quốc em chả đi học bao giờ :mrgreen:
     
  12. daithu

    daithu Advanced Member

    Joined:
    11/3/09
    Messages:
    262
    Likes Received:
    157
    Cái nầy là viết nét thanh nét đậm thôi.Thư pháp đâu hả bác
     
  13. beanby

    beanby New Member

    Joined:
    5/4/09
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    cái mà gọi là thư pháp tiếng việt ( dùng mực tàu viết chữ la tinh ), theo mình thật đúng là râu ông nọ cắm cằm bà kia, chả có tí nghệ thuật nào , hoàn toàn là trò dỗi hơi của những kẻ đua đòi không biết chữ nho. Ý kiến của mình rằng đó là một cách nhấn mạnh bản sắc dân tộc ko có , hoàn toàn là văn hóa trung quốc. Trên con đường tìm lại ngôn ngữ dân tộc lại vô tình quay trở lại với quá khứ đau buồn ko chữ viết , ko hệ thống văn hóa của riêng mình. Hy vọng những người cuồng thư pháp sớm nhận ra chân lý .
     
  14. gacon

    gacon Advanced Member

    Joined:
    25/12/07
    Messages:
    1.359
    Likes Received:
    8
    Location:
    hanoi
    Các bác cứ coi như Trần Mạnh Tuấn thổi bèo dạt mây trôi hay một ngày nào đó đàn Nhị, Tranh, Bầu có chỗ trong giàn nhạc giảo hưởng chẳng hạn :roll: :mrgreen:
     
  15. antonop

    antonop Advanced Member

    Joined:
    4/11/08
    Messages:
    509
    Likes Received:
    7
    Đàn dân tộc có trong giàn nhạc giao hưởng đã biểu diễn nhiều ở VN nhiều rổi bác.
     
  16. phuongdk

    phuongdk Advanced Member

    Joined:
    6/9/06
    Messages:
    653
    Likes Received:
    27
    Location:
    Hòn ngọc Viễn Đông
    Em đồng tình với bác, chữ Việt không nên viết thư pháp một cách bừa bãi như tiếng Hán, nhìn rối rắm mà lắm khi chả nhìn ra là chữ gì :lol:
    Nên chăng có rất nhiều cách viết chữ đẹp theo mẫu hệ Latinh thì hay hơn :D
     
  17. Wildhorse

    Wildhorse Advanced Member

    Joined:
    12/3/08
    Messages:
    1.430
    Likes Received:
    3
    em thấy nhiều người cố làm sao để cho chữ Việt giống chữ Hán, rồi gật gù khen hay, khen đẹp. nhung nếu làm như vậy thì chẳng khác gì nấu món giả cầy, dù nấu có ngon đến đâu cũng không thành chó đc.
     
  18. mrtlinh123456

    mrtlinh123456 Advanced Member

    Joined:
    5/10/10
    Messages:
    197
    Likes Received:
    0
    Thấy các bác bàn món này hăng quá nên cũng góp ý kiến tí vậy.
    Em thấy các bác trên đây nói toàn đúng cả. Quan điểm của e là ko có cái gì sai và đúng cả. Thư pháp xuất phát từ Trung Hoa thì vẫn là cái gốc. Còn nhưng thứ như viết tiếng việt bằng cọ lông thì cũng rất hay và phong phú nhưng ta chỉ nên coi đó như 1 trải nhiệm nghệ thuật thôi. Giống như oánh đàn tranh trong giàn nhạc giao hưởng vậy. Chỉ có thể có chút thử nhiệm phong cách mới hoặc cải biên cho phong phú thêm các loại hình nghệ thuật, chứ tuyệt nhiên ko thể thay thế. Không ai oánh toàn nhạc cụ VN bản giao hưởng số 9 của Bet mà lại khen hay cả (tất nhiên là oánh được). Nó chỉ lạ và may ra thì độc đáo tí thui.
    Thực ra những môn nghệ thuật này ko cần, ko nên và ko phải nói quá nhiều về nó.E gọi nó là "Vô ngôn pháp". :mrgreen: Giống như thiền và luyện khí công của Kungfu Bồ đề đạt ma ấy. Nói ít thôi, thử làm thì biết cái hay cái được của nó.
    Bản thân e cũng bít tí chút nên cũng hào hứng tham gia làm mỏi mắt các cao nhân khác vậy.

    P/s: Bác nào viết được món này hoặc ngâm cứu sâu món này mà đọc được những lời này chắc chắn sẽ cười khẩy e. Cao thủ ko xuất đầu lộ diện mà. :mrgreen:
     
  19. Legolas00

    Legolas00 Advanced Member

    Joined:
    19/8/08
    Messages:
    133
    Likes Received:
    1
    Theo em, đã là chữ "tượng thanh", thì bôi loằng ngoằng thế nào, đọc lên đúng "thanh" thì vẫn là cái chữ ấy. Vậy thì "vẽ" chữ latin làm gì?
     
  20. garbolino

    garbolino Advanced Member

    Joined:
    28/3/07
    Messages:
    6.862
    Likes Received:
    11
    Location:
    ZVL Skalica
    Em chả biết tiếng Tàu, mà thư pháp viết bằng chữ Tàu thế nào cũng còn một lô một lốc chữ nhỏ nhỏ xung quanh. Em chả đọc được.
    Thư pháp bằng tiếng Việt, lúc đầu có thể chưa đọc được (tại người viết cố tình làm cho rối rắm) nhưng treo trong nhà lâu dần cũng đọc được hết.
    Với em thư pháp viết bằng chữ nước ta vẫn hay hơn, gần gũi hơn. Còn đẹp thì cũng tuỳ, chả chắc cái nào đẹp hơn cái nào.
    Đúng hay sai em cũng chả cần quan tâm, nghệ thuật nó là vậy rồi.
    Nhiều khi nhìn những bức tranh nổi tiếng của các danh hoạ cũng nổi tiếng ơi là nổi tiếng (tất nhiên là hình chụp lại thôi) em cũng chả cảm thấy nó đẹp chỗ nào, nó đáng quý chỗ nào. Mà cũng chả thấy ai bắt mình phải thấy nó đẹp cả.
     
  21. garbolino

    garbolino Advanced Member

    Joined:
    28/3/07
    Messages:
    6.862
    Likes Received:
    11
    Location:
    ZVL Skalica

    Ừh, thì em phân biệt chữ nước ta với chữ ..... nước lạ ấy mà :lol:
     
  22. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    - Trong lịch sử chiến tranh xâm chiếm bao giờ cũng dễ hơn là đô hộ. Để đấnh chiếm một vùng đất, một quốc gia chỉ cần vài năm, vài tháng, thậm chí vài ngày. Nhưng để đô hộ, thuần hóa người dân bản địa thì cần thời gian, công sức lớn hơn nhiều.

    - Trong hàng ngàn năm xâm chiếm và đô hộ nước ta, cái đau đầu với bao triều đại TQ là vấn đề cai trị dân tộc bất khuất này. Một trong những kế sách thâm độc và hiệu quả nhất được áp dụng từ thời mở đầu 1000 năm bắc thuộc là xóa bỏ văn hóa, chữ viết của người bản địa. Kèm theo đó ban phát bổng lộc hậu hĩnh cho những kẻ chịu hợp tác với chính quyền đô hộ bằng nhiều hình thức, trong đó đáng chú ý nhất là chế độ thi cử khoa bảng kèm chức tước, bổng lộc trong bộ máy cai trị, tất nhiên là bằng văn hóa và ngôn ngữ của kẻ thống trị. Qua hàng trăm, hàng ngàn năm hình thành trong tư duy của dân bản xứ những tấm gương thành đạt, đáng noi theo là những người hiểu biết sâu sắc văn hóa thiên triều, thi cử đỗ đạt, ra làm quan với bao bổng lộc hậu hĩnh...dần dần ý chí phản kháng sẽ bị thủ tiêu. Chính sách này ko chỉ có TQ áp dụng mà những nước đế quốc thực dân sau này vẫn áp dụng thành công với nhiều biến thể mới.

    Trở lại vấn đề thư pháp, em cho rằng đây là một tàn tích văn hóa còn rơi rớt lại từ tư duy của những người vọng cổ. Họ ko đáng trách vì nếu xét cho công bằng thì thứ văn hóa nô dịch kia cũng có những nét đẹp, những nét đáng trân trọng và lưu giữ vì dù sao nó cũng là một nền văn hóa lớn, có sức lan tỏa mạnh và cái tàn tích đó cũng phản ánh một giai đoạn lịch sử khá lâu dài của dân tộc. Chỉ trừ khi phong trào phát triển mạnh mẽ quá mức do sự tài trợ ngầm từ kinh phí và thủ đoạn thâm độc của những kẻ lăm le cai trị nước ta một lần nữa, thì mới cần cảnh tỉnh và ngăn chặn.
     
  23. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Ứ ừ, cái tàn tích văn hóa bác nói nó nhiều vô kể, nó rơi rớt nhưng thấm béng vào cái "đậm đà bản sắc dân tộc" mất rồi ý chứ :(
     
  24. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Biết là nó thấm nhưng cố gắng tẩy rửa may ra vài trăm năm nữa mình sẽ có bản sắc riêng cụ nhể :mrgreen:
     
  25. bv

    bv Advanced Members

    Joined:
    8/4/07
    Messages:
    2.373
    Likes Received:
    31
    Location:
    Saigon
    Bản thân cách dịch nghĩa của từ Hán-Việt "thư pháp" của tác giả này cũng đã sai khi hướng nghĩa nó thành một môn "nghệ & đẹp".

    Cũng như ở trên, tác giả đã dùng từ "thuật ngữ" là từ Hán-Việt để chỉ "cách dùng chữ", thì "thư pháp" chỉ có nghĩa là THUẬT VIẾT CHỮ - cách viết chữ. Thuật ở đây có nghĩa là "cách" chứ không mang nghĩa là "nghệ" = nghề = mỹ = đẹp. Dịch như vậy thì e là không đúng và thừa ý.

    Ví dụ: học hội họa mỹ thuật = học cách vẽ cho đẹp.

    Tuy vậy, "nghề viết văn" không phải là "văn nghệ" nhé các bạn (chỉ đùa cho vui). :)
    Từ Hán-Việt, nếu ta hiểu chúng một cách rõ ràng thì sẽ có thể uyển chuyển lưu loát để sử dụng.

    Ví dụ: từ "cách vẽ", ta có thể thay thế bằng từ "họa thuật".

    BV tự ví dụ như vậy thôi nhưng có lẽ là chưa ai dùng hai từ này vì nó thật sự không cần thiết để nhấn mạnh hay làm trang trọng nó để chuyển đổi qua từ Hán-Việt, hơn nữa ta không thiếu từ để dùng cho nghĩa đó. Khi ta sử dụng đến từ Hán-Việt, có hai lý do. Một, đó là cái vốn từ duy nhất mà không có từ nào đắt hơn để có thể thay thế vào đó. Hai, cũng là vì ta muốn trang trọng và súc tích cho ngắn gọn, hoa mỹ (đừng dịch là đẹp như hoa, các bác nhé - cũng là đùa vui). Nhưng hầu hết chiếm đại đa số trong vốn từ của ta là từ Hán-Việt. Chúng ta không nên vì chính trị hay sự cảm tính yêu-ghét, mà lập lại cái điều mà trước đây bộ văn hóa đã vô cùng sai lầm khi kêu gọi hủy bỏ các từ Hán-Việt trong giáo dục, trong văn chương khoảng năm 1984-1985 mà BV nhớ không lầm. Làm cho dân ta dở khóc dở cười. Học sinh nhìn cô giáo - cô giáo nhìn học sinh... im lặng vì không có từ để dùng, không biết làm răng để kết thúc một tiết học cho xong. Vì đó là thời kỳ TQ bắt đầu lăm le xâm chiếm đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó tuy không có văn bản hay lệnh phục hồi cái lệnh đó, Bộ Giáo Dục cũng âm thầm im lặng rút lại lệnh cấm. Cũng may mà rút lại, không thì cũng là tội nhân thiên cổ trong việc làm hủy hoại, làm mòn đi ngôn ngữ nước Việt đã hình thành qua văn hóa bao đời. Bởi không ai có quyền tự do thay đổi từ ngữ của tiếng Việt trong đó bao gồm từ Hán-Việt là tài sản chung của chúng ta, bất kể ngàn năm văn hiến.

    Thời kỳ sau này, khi xã hội thanh bình, một cách rất tự nhiên, con người ta ngoài việc được ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn, còn hướng về những thú vui hưởng thụ, mà tùy theo sự hấp thụ ăn hóa trong điều kiện hay hoàn cảnh của mỗi người. Trong đó, có thú vui viết chữ. Dần dà, trong khi muốn hoàn thiện, nét đẹp và tạo thần trong nét chữ, thì người chơi cũng đã tìm thấy niềm vui và một triết lý nào đó tùy theo người cảm nhận. Đó chỉ đơn thuần là một thú vui, thú chơi chữ cũng như chơi chim-hoa-cá-cảnh, hay thú chơi âm thanh, bàn tán chém gió chơi đùa và trao đổi về thú chơi đồ âm thanh của chúng ta. Nhưng môn thư pháp nó dễ làm cho người ta thích, dễ gần gũi, dễ thưởng thức, và dễ đi sâu vào mọi tầng lớp xã hội, con người, và dễ lưu truyền để trở thành một "văn hóa chơi thư pháp", vì nó là công cụ để chuyển tải những ý tưởng, lời người xưa, chuyển tải những lời hay, ý đẹp mà con người chúng ta muốn gởi gấm cho nhau. Nó hay, nó đẹp, mà dễ làm, nó gần gũi, nó sâu sắc, nó nhắc nhớ và huấn dạy con người ta làm những điều lành, tránh những điều dữ, cho nên nó rất dễ trở thành "kinh điển". Một cái mà người ta sẽ đem treo vào những nơi mà được lưu ý nhất và trang trọng nhất.

    Người Việt Nam mình có tính hiền hòa, tình cảm, yếu mềm, hướng thượng, cầu toàn và mau chán. Nên cũng dễ say mê, dễ tín, dễ thần tượng một điều gì. Cũng là bản chất của người Á Đông. Nhưng rồi tất cả cũng là một trào lưu và cũng trở thành một "huyền thoại" mai sau khi nó không còn được ưa chuộng nhiều nữa. Nó cũng chỉ là một môn nghệ thuật, một sự yêu thích một điều đem lại sự bình yên trong tâm hồn khi chiều tà. Mai sau các bác vẽ thư pháp ấy uống tách trà rồi sẽ nhắc lại.

    Cũng như xưa kia, khi BV còn là sinh viên thì BV có quen với các anh lớn hơn mình đến 8 hay 10 tuổi là lớp đàn anh trong trường Mỹ Thuật TPHCM. Có một anh bạn lớn hơn BV 4 tuổi trong trường có cảm tình với BV và đã tặng cho BV một cuốn băng cassette, do chính anh ấy tự chọn và thâu có chủ đề là "Vũng Lầy Của Chúng Ta". Anh ấy đã tự viết một đoản văn lãng mạn nói về cảm nghĩ về tình yêu đôi lứa và có đoạn viết là "... thấp thoáng bóng dáng em trên những con đường mà anh đi qua" :oops: Lúc đó còn nhỏ quá chả hiểu gì? :D Thấy nổi da gà quá trời, và thấy cải lương. Và anh ấy đã đem bài viết đó vào đài truyền hình TPHCM để nhờ cô phát ngôn viên đài TH, người có giọng nói miền Nam thật tuyệt, nữ xướng ngôn viên lớn tuổi cùng với cô Việt Hà người có giọng Bắc rất hay, thường hay thuyết minh phim thời đó như "Thép Đã Tôi Thế Đấy", "Trên Từng Cây Số".v.v... Và BV thích nhất là bìa trang trí chữ "Vũng Lầy Của Chúng Ta - Album" là do anh ấy nhờ một anh họa sỹ là đàn anh trong trường viết chữ. Đó là một nét bút rất phóng khoáng và nghệ sỹ, nhưng không còn là nét bút (viết) nữa mà là một nét vẽ bằng cọ và mực Tàu đen thẳm. Rất súc tích, bay bổng nhưng gọn gàng, cô đọng và chau chuốt; bay đúng lúc, dừng đúng chỗ; trong cái mềm ở nét cong, thì có nét cứng ở nét thẳng; không xiên, không xẹo, vừa phải mà không tự do quá trớn. Có sự tôn trọng sự cân đối hài hòa và dáng chữ Việt Nam theo ngữ pháp tiếng Việt, mà không phải là cách điệu, nhái lại, lai căn, để cố tình biến chữ quốc ngữ thành một thứ hình thù biến tấu, cong vẹo, thiếu chân phương và khó hiểu, bắt chước như chữ Tàu; và nghiêng ngã, yếu ớt, vô thần như một số nét bút thư pháp. Mà có khi người ta không chừng lại còn hân hoan đặt tên cho đó là "biến tấu của thư pháp"!? :D

    Muốn viết thư pháp cho đẹp, có hồn, cương nhu, mạnh nhẹ, dứt khoát, thì trước hết là người viết phải luyện cho có sức khỏe, phổi mạnh để hít hơi sâu, tập trung tinh thần, để không thiếu khí mà mất nét nửa chừng những lúc cần nhu, hoặc lúc cần nhấn thì tương vào cả đống mực, không đủ khéo và uyển chuyển để kềm được ngòi bút. Chữ viết mà nối lại là thất bại. Đồng thời cánh tay và bàn tay phải có lực, nhưng phải thật mềm dẻo và uyển uyển bàn tay, nhất là cổ tay, cánh tay hay là vai. Vì cách cầm cọ không giống cách cầm viết là tỳ cườm tay vào cuốn vở, mặt giấy rồi điều khiển bằng các khớp ngón, mà cả cổ tay và cánh tay cũng tham gia. Luyện viết thư pháp, có lẽ cũng là luyện tập cho tinh thần, giúp định tâm, khéo léo và nhẫn nhịn chăng?

    Hồi còn trẻ, BV đã thích viết kiểu chữ mỹ thuật đó, và hay trang trí trong thiếp chúc mừng cho bạn bè. Hiện tại BV còn giữ cả ngòi bút mực có mủi bằng để tạo nét to nhỏ, mà BV đã mua được ở đường Lê Lợi Sài Gòn ngày xưa còn đi học để dành viết bảng danh dự cho học sinh thời phổ thông. Còn sau này, không ngắm nghía hay say mê cái gọi là thư pháp. Rõ ràng thư pháp giờ đã trở thành một "trường phái" hay là một cái đạo như "trà đạo" của Nhựt Bổn, cũng là một phong trào mạnh vào những năm 1998 - 2000 ở sài Gòn, lan tỏa và thu hút khá cao, và sau đó thì tắt lịm. Nghe nói thư pháp, lâu nay nhiều người đã đang tập tành, học hỏi say mê và xem là một môn nghệ thuật mang tính triết học, sâu sắc, cao siêu mà dễ thực hiện. Nó cũng là một môn hay nhưng rồi cũng sẽ đi vào quên lãng. Mỗi người mỗi ý thích, không thần thánh hóa hay đặt để, gieo trồng.

    Bất cứ gì cũng vậy, cũng sẽ phát triển đến mức cao nhất và sẽ quay ngược trở lại để nhường chỗ lại cho một điều khác, cũng là một cách hết sức tự nhiên như để giữ mực quân bình âm dương trong đời sống con người và xã hội. Một lẽ thường tình thôi. Thế mới là xã hội, là con người!

    Nhân đây, BV rất thích nét vẽ của anh muoimeo_2005, trong đó mang nét cương nhu, sắc xảo, súc tích và lôi cuốn.
    Rất thích bức vẽ nhân vật "mod Tai_Trâu và đồng hồ chỉ 6g" thật là ấn tượng và để đời. :D
     

Share This Page

Loading...