Thế nào là âm thanh phòng nghe hi-end chuẩn mực

Discussion in 'Thiết kế phòng nghe' started by PDAlove, 23/7/07.

  1. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    14
    Em chưa nhất trí với bác về cái chỗ bôi đỏ. Thực tế trong quá trình DIY amp đèn 3 cực đốt tim trực tiếp em muốn phát khùng vì phải nghĩ cách xử lý cái tiếng ù 50Hz này, mặc dù phòng nghe/DIY của em bé tẹo, em ngồi ngay trước loa để làm và test, khoảng cách có lẽ khoảng 0,5m.

    Nếu mọi sự trên đời đều ngon như mình ngồi tính trên giấy thì đời đơn giản biết bao bác nhỉ ? :wink:
     
  2. lehuulinh

    lehuulinh Advanced Member

    Joined:
    14/7/10
    Messages:
    663
    Likes Received:
    9
    Bác vẫn nghe được âm thanh <50Hz với khoảng cách 0.5m nhưng với điều kiện phòng của bác không phải là phòng tiêu âm tuyệt đối, cái âm thanh <50Hz mà bác nghe được là âm tán xạ chứ không phải là âm trực tiếp từ loa.
     
  3. pktuong

    pktuong Advanced Member

    Joined:
    12/2/06
    Messages:
    2.044
    Likes Received:
    17
    Vậy nếu ở ngoài trời, nghe từ loa sân khấu ngoài trời thì mấy bác ở gần chắc không nghe được các bước sóng dài hả bác? Vậy thì ngồi gần loa chắc đỡ mệt hơn! :D
     
  4. dongxanhvp

    dongxanhvp Advanced Member

    Joined:
    25/11/10
    Messages:
    1.302
    Likes Received:
    14
    Khổ quá, cái tiếng ì ì ì như xe tải hạng nặng nó vọt từ cái loa ngay trước mặt em chui thẳng vô lỗ tai em vì em ngồi cách nó có 0,5m, em mà ghé tai vào cái lỗ phếch của thùng loa thì càng rõ hơn bác ah,
     
  5. lehuulinh

    lehuulinh Advanced Member

    Joined:
    14/7/10
    Messages:
    663
    Likes Received:
    9
    Em quên nhắc bác là người ta nghe không phải chỉ bằng màng nhĩ mà còn nghe được rung của xương, bằng chứng rõ nhất của việc này là bác lấy cái giao thoa (dụng cụ để cho dân piano lên dây đàn), gỏ cho nó rung, rồi đưa lên giữa đỉnh đầu sao cho tai không nghe thấy nửa, sau đó đưa sát vào xương sọ giữa đỉnh đầu thì bác sẽ nghe thấy thôi (mà màng nhĩ lúc đó không rung bác nhé). Với loa sân khấu ngoài trời do CS lớn, không khí chuyển động mạnh nên rung chấn cũng mạnh, tốc đồ truyền âm của sóng âm qua xương sẽ nhanh hơn qua không khí nên bác vẫn nghe thấy tiếng trầm nếu ngồi gần, nhưng cũng cảm thấy rất tức ngực, tai thì ù vì màng nhĩ bị căng liên tục (chứ không phải rung liên tục)

    Nảo bác thực chất không thể phân biệt được 2 sóng âm có độ chênh nhau <50ms, nếu phòng bác nhỏ thì sóng tán xạ còn nhiều nửa, nên bác không thể phân biệt nổi sóng từ đâu đến. Giờ bác bịt mắt lại, cho loa phát tiếng ù ù đó, nhờ người khác di chuyển loa em tin là bác khó biết được chính xác hướng của loa di chuyển, giống như bác ở xa mà nghe xe tải nó đi qua thì nhận biết hướng khá tốt, nhưng đứng sát xe tải và xe nó di chuyển chậm chậm tới lui thì bác khó mà biết được hương di chuyển chính xác của xe tải. Hay dễ hiểu hơn, nếu bác đứng bên ngoài xe tải, máy nó nổ ở đâu bác dễ biết, nhưng nếu vào trong xe tải thùng kín, thì bác vẫn nghe ù ù nhưng sẽ khó biết tiếng máy nổ từ đâu.
     
  6. Teablue

    Teablue Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    4.259
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    Bác dùng đồng hồ đo chổ ra loa coi bao nhiêu Hz. Thường là 100Hz
     
  7. khivang

    khivang Advanced Member

    Joined:
    2/10/06
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    33
    Kể cả với 100Hz thì theo tính toán của bác lehuulinh và khoảng cách 0,5m của bác dongxanhvp vẫn ko nghe đc cụ ơi vì bước sóng của 100Hz là 3,4m
     
  8. pktuong

    pktuong Advanced Member

    Joined:
    12/2/06
    Messages:
    2.044
    Likes Received:
    17
    Bác chia sẻ làm cách nào để xử lý mấy cái sóng dài này ạ!
     
  9. lehuulinh

    lehuulinh Advanced Member

    Joined:
    14/7/10
    Messages:
    663
    Likes Received:
    9
    Em cũng chỉ học lóm được trong cái box này thôi, ví dụ như bài viết quá hay này:
    http://vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=53&t=58024
    Ở bài viết này các bác mổ sẻ phân tích rất rõ tác dụng của âm tán xạ rồi ạ, không có nó thì mấy cái phòng bé bé của chúng ta sẽ nghe dở tệ đấy ạ.
     
  10. Yeubongco

    Yeubongco Approved Member

    Joined:
    3/10/15
    Messages:
    23
    Likes Received:
    7

    Hi chủ thớt
    Đề tài bác đưa ra rất hay, nhưng theo xxx ý của mình thì nó quá to lớn cho 1 topic :D
    Thế nào là 1 phòng hiend chuẩn có lẽ sẽ chẳng có câu trả lời, vì thực sự quá phức tạp liên quan tới hàng trăm yếu tố: trang thiết bị, phòng ốc, thể loại nhạc, tai người nghe. Mà 1 trong 4 cái đó nói tới già cũng không hết.
    Có nhiều thể loại và trường phái chơi hi-end. Hiend là "nghệ thuật thứ 8" , cũng như trong hội hoạ có trường phái ấn tượng - phục hưng - hiện thực - siêu thực hoặc lập thể. Mỗi trường phái đều có cái hay cái độc đáo riêng.

    Nghệ thuật phục vụ cho người nghe là bác! Bác cứ nghe sao bác thấy hay nhất theo nhạc cảm của bác đó là điều hay nhất ( vì đơn giản là phù hợp với bác nhất). Bác chuyên vẽ tranh cổ điển thì ko nên hỏi ý mấy ông vẽ lập thể! Nếu bác chuyên nghe nhạc vàng cần độ dẻo thì ko thể tham chiếu những bác thích nghe nhạc cụ ( độ nảy, đanh, gọn)

    Quá trình làm nghệ thuật là quá trình đào luyện 5 giác quan. Bác là nghệ sĩ, khi bác lên cao hơn, nghe nhiều hơn, nhạc cảm mạnh mẽ hơn. thì tự bác sẽ có những cách riêng của bác chả giống ai nhưng vẫn trên nền tảng là sự thừa hưởng.

    Vài dòng góp vui chủ thớt ! :D
     
  11. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.539
    Likes Received:
    2.181
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Post thứ 8 của bác yeubongco kinh thế :lol: Khi nào bác rãnh, muốn ghé bác chủ topic giao lưu thì hú mình cùng ghé bác chủ nhé :)

    Đành rằng mỗi người nên có một chuẩn riêng cho mình, nhưng chia sẻ cái chuẩn của mình ra để tìm người đồng điệu, rồi cùng bàn luận để đi tới chân lý cho riêng mình cũng lý thú đấy chứ.
     
  12. Yeubongco

    Yeubongco Approved Member

    Joined:
    3/10/15
    Messages:
    23
    Likes Received:
    7
    Như em chia sẻ trên. Đề tài quá rộng lớn. Đôi ba dòng chỉ làm rối loạn thêm chiến trường. Em chỉ chia sẻ mang tính chất...chém gió theo định hướng Audio Chủ Nghĩa nói riêng và Art nói chung bác ạ. Hãy cứ đam mê- hãy cứ dại khờ.
     
  13. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Kính chào các bác,
    Topic này em đã ngưng viết từ 2007 để đi tìm câu trả lời, nay cảm thấy hình như đã có câu trả lời nên em post tiếp.
    Trước tiên em xin lỗi nếu có làm các anh, các bác phật lòng, và em biết sẽ rất nhiều bác phản đối em. Tuy nhiên đây hoàn toàn là suy nghĩ của em, các bác khoai tây thường dùng từ IMHO ( nghĩa là theo ý kiến khiêm tốn của cá nhân tôi), và bài này cũng vậy em cũng IMHO. em không bao giờ nghĩ mình hơn ai, không bao giờ nghĩ là mình luôn đúng, mà em luôn tìm hiểu do đó, có thể hôm nay em thấy như vậy là đúng, nhưng sau 1-2 năm em lại hay đổi quan điểm. Vì vậy, cái em nói ra ở đây chỉ là quan điểm của em trong giai đoạn hiện tại.
    Vâng IMHO , IMHO và IMHO
    Để giảm bớt sự tranh cãi, trước tiên em xin phân chia cái mục tiêu nghe làm 2 mục tiêu. Nghe cho sướng và nghe cho đúng. Tuy nhiên nghe cho đúng là 1 phân nhóm nhỏ trong cái nghe cho sướng
    1.Nghe cho sướng, vâng, cách nay gần chục năm, khi mới viết ra topic này, em thường khuyên bạn bè mới chơi của em là nghe sao cho sướng là được rồi. đừng theo người ta làm gì cho nó tốn tiền. và quan điểm này vẫn hoàn toàn đúng cho đến bây giờ cho đa số chúng ta. Bởi vì chơi là để mang lại cảm giác, vậy thì mỗi người có 1 tính cách, mỗi người có 1 gu, làm sao mà gu nghe như nhau hết được, làm sao dàn âm thanh của ta thỏa mãn được hết mọi đôi tai bạn bè được (giới hạn ở tiền, ở sự khác biệt gu, khác biệt về khả năng nhận thức của mỗi người). và dàn audio đó là cho ta nghe mà (trừ trường hợp ta làm để mời bạn bè khen, để ta được nghe lời khen thì khác, em cũng không phản đối kiểu này vì mỗi người mỗi tính mà).
    Vâng, đó là ưu điểm vì nó làm ta sướng nhanh chóng, tuy nhiên với 1 số người thì điều này là chưa đủ. tham lam quá các bác nhỉ,, biết sao được, tham lam cũng là động lực cho sự phát triển mà. Nhưng chưa đủ ở chỗ nào
    - Trung thực. Chúng ta thường luôn nghe rằng sản phẩm này, sản phẩm kia quảng cáo là trung thực, nhưng mà có mấy người trong chung ta được nghe 1 nhạc cụ thật đâu, đó là chưa nói đến cũng piano nhưng mỗi cây, mỗi nghệ sĩ, trong mỗi môi trường biểu diễn và dưới bàn tay mixer nào đó mà âm thanh sẽ có sự thay đổi. vậy làm sao biết được trung thực là thế nào.
    - Trung thực. Chúng ta muốn dàn audio của ta nghe được nhiều loại nhạc. thế nhưng chính chúng ta cũng hay nói rằng dàn này, loa này chuyên nghe nhạc vàng, cái loa kia thể hiện nhạc giao hưởng quá tuyệt vời, và 1 số ai đó có post lên rằng giúp bác ấy chọn loa, amp, … nghe nhạc vàng, nhạc jazz …., . Chúng ta đang làm gì vậy ?? chúng ta đang tìm một thiết bị âm thanh thể hiện thật tốt loại nhạc yêu thích của chúng ta, có nghĩa là chúng ta đang tìm 1 thiết bị âm thanh nhuốm màu gì đó mà chúng ta thích. Cũng như vì thích màu vàng, chúng ta sẽ dùng đèn vàng, và tất cả các đồ trong nhà sẽ đều có màu vàng. Và hậu quả là khi thích nghe nhạc thể loại khác, chúng ta sẽ cần 1 dàn âm thanh khác. Vâng, em có biết 1 số bác có mấy dàn âm thanh trong nhà. Nhưng mà Tiền Tiền, … đào đâu ra, chưa kể đến việc có rất nhiều loại nhạc khác nhau chứ không phải có chỉ 2 hay 3 loại nhạc, chưa kể đến việc 1 lúc nào đó ta tự thắc mắc về tính trung thực và rồi lại đổi chác các bù.
    Và đó chính là bối cảnh khiến cho việc xuất hiện mục tiêu thứ hai. TRUNG THỰC
    2. Trung thực, tại sao lại phải trung thực. có nên theo mục tiêu này không . Em xin từ từ viết tiếp, khuya rồi em ngủ đây
     
    Ha Do Viet likes this.
  14. PDAlove

    PDAlove Advanced Member

    Joined:
    10/7/07
    Messages:
    565
    Likes Received:
    295
    Em xin tiếp
    2. Nghe cho đúng = âm thanh Trung thực, tại sao lại phải trung thực. có nên theo mục tiêu này không , ưu khuyết của mục tiêu này.
    - với 1 dàn audio trung thực, chúng ta sẽ nghe được đúng màu sắc của từng bản thu, từng loại nhạc, nghe mà nhận ra được cây đàn piano này là đàn loại đứng hay nằm, Yamaha hay Steinway and son … dây căng hay trùng,, …. Nhận ra được kiểu phối của tay nhạc trưởng này chứ không phải tay nhạc trưởng khác.
    - với 1 dàn audio trung thực, chúng ta sẽ nghe được tất cả các loại nhạc trên cùng 1 dàn máy , sẽ không có chuyện chúng ta nghe nhạc giao hưởng mà lại nhuóm màu nhạc vàng
    - khuyết điểm là cái bản thu có gì dở, yếu kém là thể hiện ra ngay, các khiếm khuyết bản thu không thể che lấp được.
    - 1 khuyết điểm khác là nhiều bạn bè sẽ chê vì nghe không quen, vì đây là xu hướng ít người chơi. Nhất là tại VN, nơi mà tiếng việt mình rất giàu giai điệu làm cúng ta quen với việc giai điệu thật ngọt (nịnh tai) mới được, nó cũng giống như khi thích ăn chua thì ăn phở, ăn bún , hủ tiếu …. Gì cũng phải vắt chanh vào, giống như xu hướng người bắc than là người nam hay nấu đồ ăn có vị ngọt nhiều đường quá (em không nam chê đâu nhé vì vợ em người nam nấu em ăn quen rồi, còn ghiền kiểu nấu hơi ngọt nữa Hì hì. Hì.
     
  15. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.539
    Likes Received:
    2.181
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Em đoán bác chủ cũng thích vị Phở Quyền ở gần ngã tư Phú Nhuận vì phở ở đó có vị Nam. Khi nào mệt bác chủ ra làm tô phở cho khỏe và chia sẻ tiếp nhé :D
     
  16. atlantic

    atlantic Advanced Members

    Joined:
    14/7/06
    Messages:
    1.812
    Likes Received:
    143
    Mừng cho anh đã tìm được con đường đi mới phù hợp, và mừng cho em vì đã có bạn đồng hành. :) )
     
  17. Tien_Hung

    Tien_Hung Advanced Member

    Joined:
    18/8/06
    Messages:
    976
    Likes Received:
    20
    Location:
    Đây là đài tiếng nói Tây Hồ, Hồ Tây
    Ôi....Trung thực với bản thân là dc òi , đâu cần khẳn định với ng khác đây mới là trung thực phỏng các cụ :lol:
    Giờ cái chi cũng gắn chữ Hi End vô nghe kỳ thấy mồ !
     
  18. hangbinhdan

    hangbinhdan Approved Member

    Joined:
    8/11/09
    Messages:
    10
    Likes Received:
    0
    EM cũng đang đi tìm Trung Thực, các bác dẫn đường cho em theo nhé.
     
  19. nghiaquangtran

    nghiaquangtran Approved Member

    Joined:
    17/8/13
    Messages:
    46
    Likes Received:
    2
    Chào các Bác, em có đăng bài này bên Bastrap, giờ mới thấy topic này nên đăng thêm, mong MOD thông cảm

    Em nhờ các Bác chỉ giáo dùm, cái phòng nghe của em bố cục nó không chuẩn (rộng 3m, dài 4m) tường song song nhưng "so le",
    -thiếu 1/2 tường vế trái khu để loa (do thông qua phòng ăn)
    -Thiếu 1/2 tường vế phải vị trí ngồi nghe (do thông lối của ra vào) ==> em ở chung cư mà :)

    Các bác có thể thấy vế loa trái sẽ bị "loãng" âm do thông qua gian phòng khác mà không có tường ngăn, nên tiêu tán âm tường sao cho hợp lý
    Em đang setup tiêu âm tường (tấm rockwool 120x60x5cm), các bác tư vấn dùm nhé

    Cám ơn nhiều
    Quang
     

    Attached Files:

  20. nghiaquangtran

    nghiaquangtran Approved Member

    Joined:
    17/8/13
    Messages:
    46
    Likes Received:
    2
    ...Em đã setup xong tiêu âm tường (rockwool 5x60x120 cm)

    Vụ loãng âm vế trái có cải thiện chút, nhưng xem ra vẫn phải gắn rèm kéo ngang qua lối thông phòng (nhưng hơi lăn tăn vụ thẩm mỹ)

    Các bác ai có cao kiến gì xin tư vấn để không phải gắn rèm

    Cám ơn nhiều
    Quang
     

    Attached Files:

  21. hifi-do

    hifi-do Approved Member

    Joined:
    19/5/14
    Messages:
    10
    Likes Received:
    4
    Em mạng phép xin đưa ra vài ý kiến trái chiều để góp vui và cùng mở rộng vấn đề:
    + Chúng ta bàn về thế nào là phòng nghe Hi-end, làm mọi thứ mọi cách để cho phòng nghe phức tạp và rắc rối như hệ thống Hi-end, để rồi quên đi mục tiêu cuối cùng mà tất cả ae trong diễn đàn đang hướng đến, đó là âm thanh "Hi-end". Chúng ta lại đặt ra câu hỏi: thế nào là âm thanh "Hi-end"? Theo ý kiến cá nhân em, đó là âm thanh tái tạo lại bản ghi mà lúc master,ghi đĩa phòng thu âm muốn đóng gói gửi đến audiophile, là âm thanh càng thực càng tốt.
    + Theo ý kiến chung của các bác, hình như dãi tần nào cũng bi tiêu diệt để cặp loa thốt ra nhưng âm thanh "trung thực", "trung tính" dẫn đến âm thanh "trung bình". Nhưng các bác quên rằng cái phòng là một nhân tố, mắc xít vô cùng quan trọng, vô hình (đối với các bác đi tìm và diệt tần số) cũng như hữu hình (các bác có quan điểm phòng là vấn đề lớn, kết hợp với dàn máy để tái tạo âm thanh). Tất cả âm thanh trong chúng ta nghe được dù đến từ loa chỉ 20%, trong khi đó âm phản hồi va đập từ các phia là 80%. Nếu chúng ta hút sạch và diệt tận gốc 80% âm phản hồi này kết quả sẽ như thế nào? Có lẽ chúng ta sẽ ko thể nào phân biệt được sự cộng hưởng của các nhạc cụ có thùng 1 cách chính xác. Steinway sẽ nghe na ná như Yamaha hoặc của Korg điện tử. Contra bass, doule bass sẽ gần với violon. Các loại trống sẽ phân biệt nhau qua chất liệu mặt trống, không cảm nhận độ lớn của thùng. Như vậy có còn đảm bảo yếu tố trung thực cho âm thanh?
    + Phòng nghe sau khi xử lý hoàn toàn, không còn âm phản dội, phản hồi chẳng khác như chúng ta bê cả dàn Hiend ra trước sân để chơi (kiểu hát đám cưới, đám thôi nôi ở nông thôn), mà chất lượng âm thanh còn thua các bộ ampli Karaoke của sân khấu lắp trong nước. Gần giống như các demo của các cửa hàng bán đồ second hand chợ trời Nhật Tảo, tiếng nhạc hoà lẫn tiếng xe, đôi khi át bởi tiếng còi. (Nói hơi quá vì trong phòng chắc cũng đã cách âm, chẳng còn tạp âm). Khi đấy, hệ thống rẻ tiền sẽ gần hơn bao giờ hết với các hệ thống đắt tiền.
    + Chắc các bác có 1 sự liên tưởng giữa cách thu âm trong Studio với việc tái tạo lại âm thanh của phòng nghe của mình nên xử lý khá giống nhau: hút càng nhiều càng tốt. Em cũng chia sẽ quan điểm cá nhân. Ở phòng thu, người ta đặt tiêu chí: chỉ thu lại các âm thanh cần thu, cái nào ko cần thu sẽ loại bỏ ngay từ vòng Microphone. Đó là phòng thu ca sĩ cách âm tiệt đối, trần nền tường, lại còn tiêu âm ở các cạnh bên trong, để chỉ ghi lại âm thanh phát ra từ ca sĩ, từ môi, từ mũi, từ lồng ngục cũng như từ cuống họng cũng như vòm họng. Rõ ràng cây micro thu hát cũng không cần full dãy tần qua khỏi tần số voice. Tương tụ thế đối với từng loại nhạc cụ khác nhau mà có các kiểu ghi khác nhau giữ lại âm sắc cũng như âm hưởng mỗi loại. Sau đó mới mix lại và cân chỉnh cường độ, balance để tạo ra hiệu ứng stereo, chiều sâu sân khấu (bác nào làm phòng thu còn rõ hơn em). Sau đó, từ đĩa master in ra bản thương mại đến tay các bác. Việc của chúng ta là bỏ vào hệ thống thưởng thức lại âm thanh đã được sắp đặt có chủ ý, hình dung ra sân khấu to rộng, ca sĩ thấp cao, nhạc công tiến lùi (thực tế có khi ghi âm ca sĩ nhạc công ở những thời điểm khác nhau, ca sĩ đôi khi ngồi hoặc nằm ca cũng không chừng) Tất cả đều do anh ngồi bàn mix, cũng giống như phim được lồng tiếng bởi âm thanh được tạo bởi dụng cụ ngoài phim. Thế mà các bác nhà ta đi sâu và đi xa vào công nghệ tiêu tán âm, cách âm và biến phòng nghe thành phòng thu: hút tiệt đối. Thế thì phải làm sao là chuẩn? Nhiệm vụ phòng nghe trong trường hợp này giống như phân mềm zip, giải nén âm thanh ra từ loa (cd đã giải mã cd nhạc ra pre-pow đến loa), xử lý, kiểm soát âm thah tần số va dội để khôi phục lại sân khấu (đạo diễn ngồi bàn mix mong muốn dựng ra) một cách sống và thực. Trong trường hợp này âm thanh nhận được sẽ sai lệch với kịch bản của bản ghi.
    + Khẳng định thêm lần nữa chúng ta đang nghe nhạc trong một cái phòng (phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ kể cả phòng vệ sinh) hoặc trong cái nhà (nhà kho, nhà xưởng). Dù muốn dù không chúng đã và đang tồn tại (hơi triết học) và chúng được tạo bởi các yếu tố cấu hình từ rất nhiều vật liệu (trần thạch cao, trần bê tong, mái ngói, mái lá, sàn gỗ, sàn gạch, sàn đất, tường đá, tường gạch, vách tre...nói chung những gì ta thấy trong phòng), và tất cả đều tương tác với âm thanh, hút - hít - tán - tụ, chỉ khác nhau ở mức độ (hệ số hút âm). Sau vài lần va chạm (first - second - third reflec gì đấy, sẽ tạo ra âm đuôi, hài âm, triệt tiêu hay cộng hưởng. Những vật liệu kể trên là những thành phần cơ bản nhất của phòng và liên quan mật thiết với âm học phòng (các bác đã từng thay đổi trần nền sàn sẽ thấy âm thanh thay đổi như mới đổi đồ đánh!). Đây cũng là những hệ thống tiêu tán âm tự nhiên nhất, không cần mua ai cũng có. Quay lại việc di chuyển âm thanh trong phòng, âm thanh va đập và mất dần năng lượng rồi tắt hẳn (nếu cd chỉ phát ra 1 nốt nhạc hay 1 tiếng động), chúng ta sẽ cảm nhận được thời gian âm thanh di chuyển (hiệu ứng delay kéo đuôi giống chỉnh delay trong karaoke). Thời gian delay này phụ thuộc vào thể tích, kích thước phòng, phong nhỏ delay ngắn, phòng to delay dài. Vậy thì ngắn dài bao nhiêu là đủ? Cái này lại phụ thuộc vào mục đích sử dụng của phòng, phòng xem phim, phòng hoà nhạc, rạp chiếu bóng, phòng họp, hội nghị, trong đó có phòng nghe nhạc (Hiend như Hifi) Các bác cứ hỏi anh Google, mình không nhớ cái bảng delay cụ thể. Việc của chúng ta là gì trong trường hợp này là gi? Xách cái máy va Microphone đi đo từng dãi tần từ thấp đến cao rồi vẽ biểu đồ....nhiệm vụ bất khả thi, chúng ta mà làm được thì thành kĩ sư Nasa mất rồi. Cũng may có một số website hỗ trợ cho chúng ta trong việc đo delay cơ bản khi chúng ta khai báo vật liệu cũng như kích thước phòng bằng công thức (từ khoá google delay time và coefiecient absorption). Sau khi có được các thông số trên, chúng ta mới biết cần phải thanh lý và giữ lại tần số nào. Đến giai đoạn này, các bác bắt tay vào các tiêu tán âm, bẫy tần số, nhằm mục đích giữ lại cái đang đủ, bỏ cái dư ( đỡ tốn kém hơn "giết lầm hơn bỏ xót") mà âm thanh còn độ tươi xanh! Song song với việc đấy là di chuyển, kê - kéo loa, hiệu quả hơn dùng keo (dán tùm lum tùm la lên sàn trần tường) và kê (kê loa kê thiết bị, kê linh tinh). Ở đây mình nói hiệu quả hơn chứ không phủ định tác dụng cá đồ chơi cách li chống rung hàng chính hãng (ko thì các bác chém chết).
    Thôi thư đã dài, em xin dừng cuộc chơi viết lách. Trước khi làm phần kết luận, nêu cảm nghĩ, cảm xúc cá nhân, em xin đưa ra 2 ví dụ để các bác phân tích giùm
    Vd1: nhà thờ từ hồi xa xưa, lúc chưa có bóng đèn, xài đèn dầu và đèn cầy, mấy ông cha giảng kinh thánh đứng đâu, nói kiểu gì để cả nhà thờ đều nghe (hồi xưa chứ bây giờ đã có micro va loa phóng thanh, đứng bên ngoài nhà thờ vẫn nghe).
    Vd2: nói nhà thờ có không gian kín thế thì tại sao các vị vua và hoàng đế mỗi lần chầu họp ngoài sân, ngoài cung làm sao để toàn thể bá quan, binh lính có thể nghe thấy (vua thì các bác cũng hiểu, sức lực ko mạnh như người thường vì dàn hậu cung, thê thiếp dày đặc, chỉ ngang ngữa hay thua tí sức audiophile thời nay ảnh hưởng bởi bia rượu và thuốc lá, còn vụ kia nữa thì còn mệt hơn vua!)
    Giải đáp luôn để đi ngủ, cả 2 đều liên quan đến xử lý âm học. Nhà thờ thì có những mái vòm, trụ tròn, các bức tượng...sân chầu thì có đặt các bia đá, phiến đá, cột đá, nhất là bức tường chắn phía cuối cổng (các bác nào ở Huế, bữa nào làm buổi thực nghiệm acoustic cho a diễn đàn rõ) và tất cả đề làm từ đá hay vật liệu cứng, ít hấp thụ âm thanh. Thế mà các bác audiophile nhà ta nỡ nào mang tất cả tần số lên tru di tam "tần" (bass, mid, treble), diệt cỏ tận gốc, đề phòng hậu hoạ...tiếc thay cho dàn máy các bác phai làm việc hết công sức để phát được thứ âm thanh "sạch, sành, sanh" một các yếu đuối, loay hoanh thử nghiệm hết phối ghép này đế phối ghép khác, từ hiệu này đến hiệu khác để vừa đôi tai, đúng gu hợp ý với quan điểm cá nhân ... Để rồi vứt áo ra đi, trao đổi tù binh các thiết bị, hệ thống, có thể không phải là nguyên nhân gây rối. (Lúc mua ai cũng như ai, háo hứng, hăm hỡ, hy vọng, hỳ hục để rồi hồng hộc, hằng hặc cho lên đường)
    Với em, phòng Hiend phải đủ 3 yếu tố Thiên thời (phòng đẹp golden ratio, xử lý vừa đủ âm học thôi), Địa lợi (cấu hình phối ghép hạp, đặt để loa hợp lí), Nhân hoà (hiểu rõ bản thân cần gì ở dàn máy, phòng nghe, hiểu rõ âm thanh chân thật, và thấy hệ thống mình hay nhất thế giới, ko hay thì làm cho hay) Là phòng không phải xử lý quá nhiều vật liệu, tầng tầng lớp lớp tiêu tán, tiêu tan (chỉ làm đáp tuyến tần số, âm thanh gãy khúc, đứt đoạn hay nằm ở mức zero toàn phần (điện tim đồ lúc tắt thở) Đừng làm phòng nghe thành bức tường cách li con người với hệ thống , với âm thanh. Phòng Hiend là một equalizer Pasive Hiend không cần nguồn điện, là hơi thở của cặp loa, đưa tiếng hát từ cặp loa đến đôi tai và phục vụ cho thần kinh, não bộ chúng ta. Xin đừng bóp mũi cặp loa thân yêu chúng ta.
    Đoàn kết và quyết thắng.
     
    Manh Nguyen likes this.
  22. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.754
    Likes Received:
    2.182
    Location:
    Q3, Saigon
    Bác Hifi-đạo viết bài dễ thương quá. Em là khoái vụ "đừng bóp mũi cặp loa thân yêu" lắm à :)
     
  23. eng.tuananh

    eng.tuananh Advanced Member

    Joined:
    26/11/08
    Messages:
    2.217
    Likes Received:
    482
    Location:
    Ha Noi
    Bác có 5 posts mà kiến thức uyên thâm quá! Vấn đề đau đầu nhất với audiophile chính là cái phòng nghe, rất nhiều vấn đề trăn trở.
    Em có đến nghe nhà 1 bác xử lý âm bằng cách hút sạch, tiêu sạch, cảm giác khi nghe rất khó tả, kiểu như ...bị khảo cung, mọi thứ xung quanh lành lạnh đến đáng sợ.
     
  24. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.539
    Likes Received:
    2.181
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Cám ơn bác Hifi-do đã viết ra những điều, mà em đã có những cảm nhận khá tương tự, với giọng văn rất thú vị và các minh họa xuất sắc. Em vào phòng nghe thử được trang âm rất kỹ của các shop lớn mà cảm giác rất ngột ngạt, chỉ muốn thoát ra thật mau!
     
  25. audioman10

    audioman10 Advanced Member

    Joined:
    23/7/10
    Messages:
    108
    Likes Received:
    5
    Em đang định làm cái phòng nghe nhưng tham khảo thấy nhiều quan điểm khác nhau và phức tạp quá. Hút, tiêu, tán thế nào là vừa đủ hả bác hifi-do?
     

Share This Page

Loading...