Thanh Lan và Ngọc Lan

Discussion in 'Âm nhạc' started by thienthanh, 30/6/10.

  1. thienthanh

    thienthanh Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    2.948
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    Chắc hẳn các bác đã từng nghe 2 ca sĩ này hát nhạc Pháp ít nhất một lần trong đời. Vâng câu hỏi đặt ra là:
    Thanh Lan và Ngọc Lan, ai hát nhạc Pháp lời Việt (dĩ nhiên thường có pha lẫn lyrics tiếng Pháp) đúng âm điệu và âm giọng hơn ai?
    Mời các bác :)
     
    Tags:
  2. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Thanh Lan trước 75.
     
  3. ttho

    ttho Advanced Member

    Joined:
    10/3/06
    Messages:
    768
    Likes Received:
    60
    Em nghiêng về Thanh Lan hơn, giọng Ngọc Lan hơi bị giọng mũi. Ngoài ra Thanh Lan cũng hát hay nhiều thể loại nhạc hơn.
     
  4. bala

    bala Advanced Member

    Joined:
    26/4/08
    Messages:
    890
    Likes Received:
    11
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Theo em quả thật cũng khó so sánh giữa 2 cô ca sỹ này, cá nhân em thì vẫn thích Ngọc Lan hơn, ngoài ra cũng tùy cảm nhận của từng người và tùy vào từng bài hát nữa.
    Nhiều bài Ngọc Lan thể hiện nghe dịu dàng, tình cảm mượt mà làm sao!! :D nghe như "rót mật" vào tai ấy!
    Đây là bài hát mà em rất thích: Lại gần hôn em - Ngọc Lan
    http://nhac.zing.vn/nhac/bai-hat/nghe-n ... IIE6D.html
    Mời các bác thưởng thức.
    Bala
     
  5. thienthanh

    thienthanh Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    2.948
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    tại sao bác Liêm lại nghĩ Thanh Lan hát nhạc Pháp lời việt chỉ trước năm 75 :?: :wink:
     
  6. thienthanh

    thienthanh Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    2.948
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    Nếu không so sánh nhạc Việt thuần túy ở đây mà chỉ so sánh trên âm điệu, âm giọng thì Thanh Lan hát chuẩn và đúng hơn, vì cô ta là người ngay từ nhỏ đã được gởi học trong trường Pháp. Sau khi trở thành ca sĩ cô ta là người hát nhạc Pháp gần như chuyên nghiệp ở Việt Nam. Nếu em nhớ không nhầm vì đã đọc được ở đâu đó thì thì cô cũng là Trưởng ban Pháp ngữ trong 1 đài phát thanh của Việt Nam trước năm 1975. Còn Ngọc Lan thì nhờ có chất giọng mền mại, nhẹ nhàng, uyển chyển, nên khi nghe cô hát nhạc Pháp ta nghe rất là ngọt ngào và lôi cuốn. Nói chung cả 2 em đều thích... ( hơi tham lam một chút...hì,hì,hì,....)
     
  7. CÒ GỖ

    CÒ GỖ Advanced Member

    Joined:
    1/3/10
    Messages:
    210
    Likes Received:
    0
    Tôi nghe các ca sĩ có tuổi mà hát nhạc ngoại, tự dưng trong người nó gai gai sao ấy :oops:
    các mợ ráng uốn giọng, nhưng khổ nỗi accent vẫn còn nặng mùi nước mắm.
    Thế hệ trẻ sau này trình diễn nhạc ngoại thì dễ hấp thụ hơn. Đây là cảm nhận cá nhân thôi, mỗi người 1 ý các bác nhỉ.
     
  8. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Em biết là Thanh Lan vẫn hát nhạc Pháp dài cho tới ngày hôm nay, nhưng em chỉ thích lúc Thanh Lan còn trẻ khi hát những bài hát Pháp/Việt thật dễ thương nên em chấm như vậy. Có lẽ là mình càng già thì thích nhất những gì mình thích lúc tuổi mới lớn.

    Còn phần hát tiếng pháp nghe chuẩn thì em chọn Kiều Nga hơn là Ngọc Lan.
     
  9. thienthanh

    thienthanh Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    2.948
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    Có 1 nhận xét thế này:
    "TL (trước 75) giọng sang và thần thoại hơn. Tui nghe mà lâng lâng như trên mây, trong 1 thiên đàng lạ lùng. Thời loạn mà tài sắc như thế thì chỉ có chơi với Tướng. Điều này làm tui không thể nào gần gũi TL, dù rất khâm phục và yêu thích giọng hát của cô.
    Giọng NL thăng quang lúc tui sắp biết yêu, điêu luyện lúc tui thất tình, nhiều lần. Tui lại có dịp mời NL hát cho một dạ vũ gây quĩ (NL không có lấy $ đó nghe). NL lại mất sớm. NL quá gần gũi, thực tế, như thiên thần mà mình cầm tay được. Mỗi lần nghe lại giọng NL, tui thấy như mình sống lại những năm tháng trong Đại học, thất tình thê thảm. Vừa yêu, vừa đau, vừa lâng lâng mơ màng quyến rũ ... Không thể nào quên được giọng hát NL. Nàng đã là 1 phần đời của tui rồi. TL không có cửa! "
     
  10. huy_av

    huy_av Advanced Member

    Joined:
    30/8/06
    Messages:
    9.737
    Likes Received:
    5
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Em rất đồng ý với Bác. Thanh Lan có lợi thế là dân Sài Gòn, học trường Tây. Thời đó, ai mà học trường Tây thì dĩ nhiên nói tiếng Pháp phải hay rồi (Khánh Hà cũng thế). Hơn nữa, Thanh Lan là một trong những người đầu tiên khai phá dòng nhạc trẻ Việt Nam trước 75, mà các bài hát chủ yếu là của Anh, Mỹ và Pháp. Vì thế, nói Thanh Lan hát nhạc Pháp, phát âm chuẩn là không có gì phải bàn cải. Tuy nhiên, em chỉ thấy thật sự Thanh Lan hát hay nhất cả nhạc Pháp, nhạc trẻ, nhạc Việt là thời trước 75. Giọng ca trong vắt rất dễ nghe. Thời xuân sắc đó em nghĩ chắc Thanh Lan đẹp lắm và đúng như lời Bác nói, Thanh Lan chỉ làm bạn với cấp Tướng trở lên thôi. Em biết vì nhà Nội em ở khu vực Chợ Bà Chiểu gần nhà của 1 ông Tướng thời đó. Tuy nhiên, sau khi ra hải ngoại, có lẻ do tuổi tác, giọng Thanh Lan không còn đẹp như xưa, hơi đã yếu hơn, nên Thanh Lan hát bài nào em cũng đều cảm thấy không còn hay nữa. Hơn nữa, với độ tuổi hiện nay em thấy phong cách của Thanh Lan không nên quá điệu khi trình diễn, em chỉ chấp nhận duy nhất mỗi Ý Lan điệu thôi (cái này em bị cực đoan 1 cách vô duyên các Bác nhỉ).

    Còn Ngọc Lan, là dân tỉnh lẻ (Nha Trang) chỉ hoạt động ca hát khi ra hải ngoại. Giọng ca mong manh, buồn đúng với nét mặt man mác buồn của cô ấy. Em cũng là người rất mê Ngọc Lan. Thật sự, giọng của Ngọc Lan không kỹ thuật, thậm chí có người nói là giọng mỏng. Nhưng chính cái mỏng manh, dễ vỡ đó lại rất đặc biệt. Nó không đóng đinh vào 1 số bài hát như các ca sỹ khác thường có bài ruột, nhưng giọng hát lại nhẹ nhàng đi vào lòng người nghe để rồi ở lại lúc nào không hay. Em không biết là Ngọc Lan có học trường Tây hay không, nhưng lại hát nhạc Pháp khá chuẩn. Ngọc Lan và Kiều Nga là một trong những ca sỹ mà em thấy hát nhạc Pháp chuẩn và hay ở hải ngoại sau này. Khánh Hà hát cũng hay nhưng ít hát nhạc Pháp.
     
  11. baoni

    baoni Advanced Member

    Joined:
    16/3/10
    Messages:
    248
    Likes Received:
    0
    Location:
    HCM
    Em thì rất thích nghe nhạc của 2 cô ca sĩ này, đặc biệt là NL ... đam mê.
    Thật sự tên thật của 2 cô ca sĩ đều là Thanh Lan nhưng do trùng tên nên đổi thành Ngọc Lan. Một phần của sự trùng lặp nữa là dòng nhạc của 2 cô ca sĩ trình diễn gần như giống nhau tuy nhiên TL thiên về những ca khúc nhộn nhịp trẻ trung hơn.
    - TL bắt đầu nổi tiếng ĐH Văn Khoa SG; cô là một trong số ca sĩ có trình độ về học vấn.
    - NL nổi tiếng từ hải ngoại.
    - Giọng TL "trong trẻo, chi tiết, thiên sáng" :)
    - Giọng NL "du dương, ấm áp" :eek:
     
  12. thoa

    thoa Advanced Member

    Joined:
    17/10/09
    Messages:
    122
    Likes Received:
    0
    Bác ơi, nếu như bác đã nghe trực tiếp rồi thì đâu có gì để bàn, bởi vì năm ngoái tôi có dịp nghe Phương Dung hát ở quán cafe Mộc Nguyên ở Thủ Đức, công nhận 1 điều là tất cả những giọng hát mình đã nghe qua thiết bị không thể sánh bằng,...chưa kể Ngọc Lan đã ghi lại một kỷ niệm và lại là thần tượng của Bác nữa,... cho nên với hai giọng hát đó đều đáng trân trọng và quý mến. Với Thanh Lan bài hát tình ca hồng là bài em thích nhất vì đó là kỷ niệm cùng với người bạn học lớp 10 trốn học uống cafe quán cóc ở quận 6 nghe băng cối,.... với Ngọc Lan thì " Lại đây bên em" đã thổi một luồng gió lạnh vào tuổi mới lớn đầy sôi nổi bồng bột của tôi thời đó.
    Cám ơn Bác đã có chủ đề gợi nhớ lại những kỷ niệm của mình, mà cũng có thể của nhiều người khác nữa chứ
    Chúc nhiều sức khỏe
     
  13. thienthanh

    thienthanh Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    2.948
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    Rất tiếc là ca sỹ Ngọc Lan đã qua đời nên sự so sánh chỉ bằng những bài hát mà 2 ca sỹ này đã thể hiện trước và sau năm 75 một thời gian
    Mời các bác nghe và đánh giá tiếp:
    1.http://www.megaupload.com/?d=BERR5N6W
    2.http://www.megaupload.com/?d=NDIDJUHX
    3.http://www.megaupload.com/?d=POWUH9WG
    4.http://www.megaupload.com/?d=H1QNFHJS
    5.http://www.megaupload.com/?d=FP1N9B8Q
    6.http://www.megaupload.com/?d=3WWBUROY

    Tracklist:

    Anh hỡi em về đây (Je suis revenue)
    Anh thì không (Toi jamais) - v. Kiều Nga
    Anh vẫn không đổi thay (Je n'ai pas changé)
    Áo em thu vàng (Compagnon disparu)
    Bài ca trữ tình (Et si tu n'existais pas)
    Biển nhớ muôn trùng (J'ai entendu la mer)
    Búp bê bằng sứ (Poupée de porcelaine)
    Búp bê không tình yêu (Poupée de cire, poupée de son)
    Căn nhà xinh (Anata)
    Chàng (Lui)
    Chỉ có thế thôi (Pour en arriver là)
    Chiều tà (Sérénade de Toselli)
    Cho nhau tình yêu (Tropique)
    Chờ phone của anh (Téléphone-moi)
    Cho quên thú đau thương (Main dans la main)
    Chuyện phim buồn (Quand le film est triste)
    Chuyện tình (Love story)
    Chuyện tình yêu (Histoire d'un amour)
    Còn đâu kiếp lãng du (Où est passée ma bohême)
    Còn đau vì anh (J'ai mal de toi)
    Cuộc tình tàn (Je sais)
    Cuộc tình vắng bóng anh (Après toi)
    Cuộc tình xót xa (Mal)
    Cuộc viễn du trong tưởng tượng ( En partant)
    Dạ khúc (Sérénade de Schubert)
    Đam mê trong tình yêu (Irresistible)
    Đàn trong đêm vắng (Johnny Guitar)
    Dáng tiên nữ (La chanson d'Orphée)
    Đêm buồn mênh mang (Je ne dors pas ce soir)
    Đợi chờ (Johnny Johnny)
    Đời như cơn gió (Une vie d'homme)
    Đưa em về quê hương (Voyage à Venise)
    Đừng xa em (Ne laisses pas ma vie sans toi)
    Được chết vì yêu (Mourir d'amour)
    Đường đời (Comme d'habitude)
    Em đẹp nhứt đêm nay (La plus belle pour aller danser)
    Em vẫn nhớ chàng (Je pense encore à lui)
    Giòng sông quê cũ (La playa)
    Giòng sông tuổi nhỏ (La Maritza)
    Giọt sầu trong tim (Quelque chose dans mon coeur)
    Hạnh phúc cho nhau (Il n'y a pas de fumée sans feu)
    Hạnh phúc đầu ngày (Le premier bonheur du jour)
    Hạnh phúc trôi xa (Adieu tristesse)
    Hãy dắt em vê (Emporte-moi)
    Hãy đến với em (Comme toi_v. Don Ho)
    Hãy đến với nhau (Joe Le Taxi)
    Hãy vui đùa (Jouer pour gagner)
    Hỡi người tình Lara (La chanson de Lara)
    Khi có chàng (Avec lui)
    Khi nàng yêu (Une femme amoureuse)
    Khúc luân vũ mùa mưa (La dernière valse)
    Khúc tình dối gian (Les dérobades)
    Lá thu vàng (Les feuilles mortes)
    Lại gần hôn em (Viens m'embrasser)
    Lời tình ái (Pourquoi parler d'amour)
    Lời tình cho anh (J'aurais voulu te dire)
    Lữ khách trong mưa ( Le passager de la pluie)
    Luân vũ ngày mưa (Les valses de Vienne)
    Mãi còn yêu (Encore)
    Mẹ hiền dấu yêu (Maman oh maman)
    Mối tình oan khiên (Amour defendu)
    Một lần bên nhau (Revoir)
    Một mai không có anh trong đời (Et si tu n'existais pas)
    Một ngày vui năm dó (C'était un jour en Italie)
    Một thời để chết (La vie c'est une histoire d'amour)
    Mùa hè vô tận (L'amour est toujours en vacances)
    Mưa trên biển vấng (Je ne pourrais jamais t'oublier)
    Muôn đời thiết tha (Tout ce que tu peux être pour moi)
    Nắng đã tắt (Il est mort le soleil)
    Nắng tuyết (Nue comme la mer)
    Nắng xuân (Solenzara)
    Nầy người yêu ơi (Voulez-vous)
    Ngất ngây bên anh (Je m'envole)
    Ngày tuyết lạnh (Jour de neige)
    Người lìa xa (Tu t'en vas) _ v. Elvis Phuong)
    Người tình (Toi, femme publique)
    Nguòi tình em yêu (Mlle chante le blue)
    Người yêu dấu ơi (Je suis d'accord)
    Người yêu nếu ra đi (Ne me quitte pas)
    Như môt nự hồng (Mon amie la rose)
    Những đêm xanh tình yêu (Blanche venait de Dordogne)
    Những kẻ yêu nhau (Les amants)
    Những lời mê hoặc (Paroles paroles)
    Những nự tình xanh (Tous les garcons et les filles)
    Những phút đầu tiên (Toute première fois)
    Niềm thương nhớ (Les yeux noirs)
    Nỗi đau riêng em (J'ai le mal de toi)
    Nước mắt cho mây (Une larme aux nuages)
    Sao không đến bên em (Casablanca)
    Sau cơn bão tố (Après l'orage)
    Sầu tình (Non je ne suis plus la même)
    Sống bên nhau (Vivre à deux)
    Tất cả cho anh ( Vivre pour toi, mourir pour toi)
    Tiếc nhớ cuộc tình (Si tu n'as pas compris)
    Tiếc nhớ ngày cũ (Non chéri)
    Tình đã tan rồi (Amour perdu)
    Tình đến rồi đi (Il pleut sur Bruxelles)
    Tình là thế đó (Comment ca va) _ v. Thái Tài)
    Tình ngàn năm còn nhớ (Y a des jours comme ca)
    Tình sử Roméo & Juliet
    Tình ta ( L'amour amor)
    Tình xanh (L'amour est bleu)
    Tình yêu bềnh bồng (L'amour c'est comme les bateaux)
    Tình yêu biển xanh (L'amour à la plage) - v. Kiêu Nga)
    Tình yêu còn mãi (Un jour tu ris, un jour tu pleures)
    Tình yêu đấm say (Je n'ai jamais aimé comme je t'aime)
    Tình yêu đầu đời (Faire l'amour la première fois)
    Tình yêu ôi tình yêu (Oh mon amour)
    Trên bến (Macumba)
    Trong nắng trong gió (Dans le soleil et dans le vent)
    Trưng Vương khung cửa mùa thu (Dis à Laura)
    Tuyết roi (Tombe la neige)
    Un roman d'amitié - (v. Thái Tài)
    Vắng bóng ngưới yêu (Sans toi)
    Vắng người yêu (Non chéri)
    Về đâu người hỡi (En courant)
    Vĩnh biệt người yêu (Avant de nous dire adieu)
    Vĩnh biệt tình anh (Adoro)
    Vĩnh biệt tình yêu (Adios amor)
    Vui trọn tháng ăam (365 dimanches)
    Xin tự hiểu mình (Tu te reconnaitras) _ v. Ki?u Nga & Luu Bích)
    Xuân yêu thương (T'as le look coco)
    Yêu anh lần đầu (Nostalgie-Cinéma)
    Yêu hoa (Tout L'amour)
    Yêu nhau đi (Besame mucho)
     
  14. Macao

    Macao Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.775
    Likes Received:
    8
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Cám ơn bác, em thấy cái list là thích rồi.
     
  15. huy_av

    huy_av Advanced Member

    Joined:
    30/8/06
    Messages:
    9.737
    Likes Received:
    5
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Trong list này, hầu như em đã nghe qua hết. Tuy có bài này "Đưa em về quê hương (Voyage à Venise)" nằm trong CD "Những tình khúc bất tử 8" hay 9 gì đó em quên rồi, mà mỗi khi em nghe sao trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng, đầu óc thật sự kg còn vướng bận gì nữa. Những ca từ được chuyển ngữ với nội dung rất lãng mạn, cộng với tiếng hát nhẹ nhàng làm em tưởng tượng tới một Miền quê ...tận Châu Âu, chứ không phải miền quê của VN với với cây cầu... Chắc tại giọng ca của NL xử lý bài này Tây quá, không ngọt ngào trữ tình nên nghe kg thể nào tưởng tượng ra được miền quê của VN :lol: . Mỗi khi bị stress do CV là em lại nghe bài này. Bài này Lưu Hồng cũng có hát, nhưng không thể nào bằng Ngọc Lan được.
     
  16. huy_av

    huy_av Advanced Member

    Joined:
    30/8/06
    Messages:
    9.737
    Likes Received:
    5
    Location:
    Xã Cắm Rút
     
  17. Cau Yem

    Cau Yem Advanced Member

    Joined:
    5/1/07
    Messages:
    1.289
    Likes Received:
    14
    Nhớ ngày xưa Thanh Lan mặc áo dài trắng (cũng có lúc mặc mini jupe) hát bài "Poupée de cire, poupée de son" với đôi mắt tròn xoe và đôi môi cong, vừa nhún nhảy thật nhí nhảnh và dễ thương làm cho bọn em chết mê chết mệt (mặc dù em nhỏ tuổi hơn Thanh Lan nhiều :mrgreen: ).
     
  18. thienthanh

    thienthanh Advanced Member

    Joined:
    9/2/07
    Messages:
    2.948
    Likes Received:
    60
    Location:
    Hạ Long - Quảng Ninh
    Một vài dòng tiểu sử về Thanh Lan
    Thanh Lan (1948 - ) là một ca sĩ, diễn viên Việt Nam nổi tiếng. Cô là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành công trên cả ba lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và sân khấu. Ca sĩ Thanh Lan, nổi tiếng với các ca khúc Pháp, là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nhạc trẻ ở Sài Gòn. Với điện ảnh, cô đã tham gia nhiều bộ phim nổi tiếng như Tiếng hát học trò, Ván bài lật ngửa.

    Tiểu sử
    Thanh Lan tên thật là Phạm Thái Thanh Lan, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1948 tại thành phố Vinh. Thuở nhỏ, Thanh Lan học tại trường trung học Marie Curie, sau đó cô theo học Đại học Văn khoa Sài Gòn và tốt nghiệp năm 1973. Sau 1975, Thanh Lan ở lại Việt Nam tiếp tục ca hát và đóng phim. Cuối năm 1993, cô sang định cư tại California, Hoa Kỳ.

    Âm nhạc

    Thanh Lan tham gia nghệ thuật từ rất sớm. Từ năm 9 tuổi, cô học dương cầm với các sơ ở trường Saint Paul, sau đó được vợ nhạc sĩ Thẩm Oánh và nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi hướng dẫn. Từ khi còn là nữ sinh của trường Marie Curie, Thanh Lan đã bắt đầu hát trên đài phát thanh trong ban Việt Nhi của nhạc sĩ Nguyễn Đức và tham gia trong ban nhạc sinh viên mang tên Hải Âu của nhạc sĩ Lê Hựu Hà - đây cũng là một ban nhạc có khuynh hướng Việt hóa nhạc trẻ đầu tiên ở Sài Gòn.
    Sau ban Việt Nhi, Thanh Lan gia nhập đoàn văn nghệ học sinh sinh viên Nguồn Sống. Cô thường hát dân ca và nhạc tiền chiến và ghi tên học các lớp dân ca và đàn tranh tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn. Trong chưong trình văn nghệ học đường quay hình trên đài truyền hình Sài Gòn, Thanh Lan xuất hiện trong tiết mục dân ca ba miền và liền sau đó đã được đài truyền hình liên tiếp mời tham gia chương trình nhạc tình ca. Đó là những năm 1967, 1968 khi Sài Gòn mới có những chương trình truyền hình đầu tiên.
    Ngay từ khi vào năm thứ nhất của Đại học Văn khoa, Thanh Lan bắt đầu trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô tham gia hát trong rất nhiều băng nhạc, hình ảnh Thanh Lan cũng hiện diện trên các bìa bản nhạc bày khắp nơi. Trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ của phong trào nhạc trẻ Việt Nam, Thanh Lan là một trong những khuôn mặt quen thuộc nhất với những ca khúc lời Pháp. Thanh Lan còn hát chung với nam ca sĩ Nhật Trường qua những tình khúc của Trần Thiện Thanh tạo thành cặp song ca ăn khách, rồi hai nghệ sĩ này còn đóng chung với nhau qua hai bộ phim truyền hình Trên đỉnh mùa đông và Mộng thường do Nhật Trường viết kịch bản và đạo diễn phát sóng trên đài truyền hình Sài Gòn trước năm 1975.

    Cô cũng đi lưu diễn ở một số nước trên thế giới. Năm 1973, tại Nhật Bản, cùng đi với hai nhạc sĩ Ngọc Chánh và Phạm Duy, Thanh Lan đã trình bày ca khúc Tuổi biết buồn được vào chung kết tại Đại hội âm nhạc quốc tế Yamaha tại Tokyo. Cô còn ở lại Tokyo để thu âm hai bài Ai no hio Kesanaide và Tuổi mộng mơ của Phạm Duy, được dịch sang tiếng Nhật là Yume o Miruno.

    Sau vài năm gián đoạn từ 1975, Thanh Lan lại tiếp tục hoạt động bên lĩnh vực ca nhạc, nổi tiếng với các bài hát như: Cô đi nuôi dạy trẻ, Đi qua vùng cỏ non, Phượng hồng, Em đi chùa Hương, Triệu đóa hoa hồng, Khi xưa ta bé (Bang bang), Trở về mái nhà xưa (Come back to Suriento), Búp bê không tình yêu, Giàn thiên lý đã xa, Samba Mambo, Trưng Vương khung cửa mùa thu. Cô tham gia hát nhiều nơi như Đoàn Kim Cương, đoàn Bông Hồng, đoàn Hương Miền Nam...

    Thanh Lan cũng tổ chức những buổi biểu diễn riêng như Tiếng hát Thanh Lan vào năm 1991 tại sân khấu 4A ngoài trời Nhà Văn hóa Thanh niên, Đêm nhạc Thanh Lan vào năm 1992 tại hội trường 1 Nhà Văn Hóa Thanh Niên. Thanh Lan đã từng thu âm băng nhạc cho các hãng băng như: Sài Gòn Audio, Bến Thành Audio, Vafaco, Phương Nam phim, Trẻ, Phú Nhuận...

    Cuối năm 1993, Thanh Lan sang định cư tại Mỹ và tiếp tục tham gia các hoạt động văn nghê. Cô đi trình diễn ở các tiểu bang của Hoa Kỳ và hợp tác thu âm cùng rất nhiều hãng đĩa. Cô từng đứng ra thực hiện riêng cho mình các CD, VCD, DVD ca nhạc, trong số đó có nhiều nhạc phẩm do cô soạn lời Việt từ những nhạc phẩm Pháp nổi tiếng.

    Sân khấu

    Từ năm 18 tuổi, Thanh Lan đã diễn vai chính nhiều vở kịch truyền hình trong ban kịch Vũ Đức Duy. Năm 1973, ban kịch Vũ Đức Duy trình làng vở kịch Những người không chịu chết của kịch tác gia Vũ Khắc Khoan trên truyền hình cũng như tại sân khấu rạp Thống Nhất và sân khấu Viện Đại học Đà Lạt với thành phần diễn viên: Thanh Lan, Vũ Đức Duy, Nguyễn Lập Chí, Lê Cung Bắc. Trong vở kịch này, Thanh Lan đóng vai cô gái hơi bị tâm thần con ông bảo vệ trong một thương xá tại Sài Gòn.

    Ngoài một số vở kịch vui của ban kịch Vũ Đức Duy, Thanh Lan đã nhận nhiều vai chính trong những vở bi kịch như Mắc lưới với ban kịch Linh Sơn, Chiếc độc bình Khang Hy, Người viễn khách thứ mười. Cô đã xuất hiện trong vở Chuyến tàu mang tên dục vọng tại sân khấu của Hội Việt Mỹ Sài Gòn.


    Sau 1975, Thanh Lan có tham gia đóng vai một nhân vật Mỹ trong một vở kịch ngắn trình diễn trên sân khấu đoàn ca nhạc điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh và tham gia thâu âm băng cassette chương trình hài kịch Đội lốt Việt kiều cùng với các nghệ sĩ Duy Phương, Tú Trinh, Nguyên Hạnh, Túy Phượng. Năm 1991, cô đã từ chối không tham gia vở kịch Tình nghệ sĩ do đạo diễn Hồng Phúc dàn dựng.

    Ở hải ngoại, Thanh Lan cũng đã diễn vai chính trên sân khấu California trong các vở kịch như: Lá sầu riêng, Lôi vũ, Lồng đèn đỏ, Đoạn tuyệt, Sân khấu về khuya, Phù dung tự. Những vở kịch này đã được lần lượt trình diễn tại các sân khấu của Orange County, San Jose, Houston, Atlantic City. Ngoài ra, Thanh Lan đã viết ba vở kịch vui: Công tử Bạc Liêu cùng diễn với Ái Vân tại vũ trường Ritz, Orange County và Baton Rouge, Chuyện vui này xuân cùng diễn với Mai Lệ Huyền tại vũ trường Majestic, Orange County và tại San Jose và Look Alike cùng diễn với Mạnh Đình tại Majestic, Orange County và tại Houston. Cô cũng đã từ chối hai vở Yêu và Tây Thi vì đang bận đi diễn xa. Cuối thập niên 1990, tại California các khán giả Việt Nam yêu kịch đã bầu Thanh Lan là nữ kịch sĩ xuất sắc.

    Sự nghiệp điện ảnh của Thanh Lan bắt đầu vào năm 1970, khi cô đóng vai chính trong bộ phim Tiếng hát học trò của đạo diễn Thái Thúc Nha do hãng phim Alpha sản xuất. Với vai diễn này, Thanh Lan đã đoạt giải nữ diễn viên nhiều triển vọng nhất của Giải thưởng Văn học Nghệ thuật trước năm 1975. Cuối năm 1974, tại phòng khánh tiết khách sạn Continental, Thanh Lan đã nhận giải diễn viên đẹp nhất miền Nam Việt Nam do đạo diễn Lê Dân trao.

    Trước 1975, Thanh Lan đã tham gia đóng 8 bộ phim điện ảnh cùng với 2 phim truyền hình, trong đó có một phim do hãng phim Amino Nhật và đạo diễn Nhật quay vào tháng 3 năm 1975: Number ten blues. Về sau bộ phim này được đổi tên thành Goodbye Saigon, trong đó Thanh Lan thủ vai nữ chính bên cạnh hai diễn viên người Nhật.

    Năm 1984, khi đang chuẩn bị quay tiếp bộ phim Ván bài lật ngửa tập 4 Cơn hồng thủy và Bản tango số 3 thì nữ diễn viên chính Thúy An mang thai, không thể tiếp tục tham gia vai diễn Thùy Dung với nhiều cảnh hành động. Để không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất phim trong năm 1984 của Xí nghiệp phim Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã quy định, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đành tìm chọn diễn viên khác thay thế. Ông đã mời nữ diễn viên Phạm Thúy Lan, nhưng Thúy Lan đang bận đóng phim Vụ án hồ Con Rùa của đạo diễn Trần Phương. Cuối cùng đạo diễn Lê Hoàng Hoa mời Thanh Lan và cô đồng ý tham gia bộ phim này.

    Sau khi thực hiện xong tập 4 Cơn hồng thủy và Bản tango số 3, hãng phim, đạo diễn Lê Hoàng Hoa cũng như đoàn làm phim Ván bài lật ngửa nhận thấy rằng Thanh Lan có ngoại hình rất phù hợp với nhân vật Thùy Dung, cô được đánh giá cao về mặt diễn xuất cho nên cô đã được mời tiếp tục đảm nhận vai diễn Thùy Dung cho các tập còn lại của phim Ván bài lật ngửa thực hiện trong các năm 1985, 1986 và 1987.

    Trong năm 1986, sau khi quay xong tập 6 Lời cảnh cáo cuối cùng của phim Ván bài lật ngửa, Thanh Lan được đạo diễn Nguyễn Xuân Thành mời vào vai Diệu Hương cho phim Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc. Cô đã diễn xuất thành công vai Diệu Hương. Bộ phim Bài hát đâu chỉ là nốt nhạc khi trình chiếu nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1987 đã ăn khách đứng hàng thứ hai sau phim Cao áp và nước lũ - tập 7 của Ván bài lật ngửa, đồng thời đây cũng là bộ phim Việt Nam ăn khách đạt doanh thu đứng hàng thứ ba trong năm 1987 sau các phim Cao áp và nước lũ, Trả lại tên cho em - tập 4 của phim Biệt động Sài Gòn.

    Năm 1987, sau khi hoàn thành vai diễn Thùy Dung trong Vòng hoa trước mộ - tập 8 của phim Ván bài lật ngửa, Thanh Lan tham gia phim Ngoại ô của đạo diễn Lê Văn Duy. Năm 1989, cô thể hiện vai Thục Nhàn trong tập 1 Số phận của phim Đằng sau một số phận do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện.

    Thanh Lan cũng đã lồng tiếng giọng Huế cho vai Nguyệt trong phim Cô gái trên sông của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Người thể hiện vai này là diễn viên Minh Châu. Trong sự nghiệp điện ảnh, Thanh Lan từng từ chối ba phim: Chuyện tình của biển (1989), Tên phim dành cho khán giả (1992), Qua mùa giông bão - tập 3 của phim Nước mắt học trò (1993).

    Cuối năm 1993, Thanh Lan chuẩn bị làm bộ phim điện ảnh đầu tay Đan Thanh do cô viết kịch bản và đạo diễn, với Nguyễn Chánh Tín và Lê Cung Bắc đóng vai chính. Nhưng chưa kịp thực hiện thì cô rời Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư.
     
  19. bala

    bala Advanced Member

    Joined:
    26/4/08
    Messages:
    890
    Likes Received:
    11
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Em bổ sung tiểu sử của ca sỹ Ngọc Lan:

    Ngọc Lan tên thật là Lê Thanh Lan, tên thánh là Maria. Sinh ngày 28/12/1956 (Bính Thân), lớn lên tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Là người con thứ 5 trong gia đình 11 anh chị em. - con ông bà Lê Đức Mậu - ông đã phục vụ trong ngành Truyền Tin của Sư Đoàn Bộ Binh QLVNCH. Ngọc Lan trải qua lứa tuổi ấu thơ tại đây trong sự chiều chuộng thương yêu của cả nhà, tuy nhiên nét mặt cô lúc nào cũng phảng phất một nét buồn vời vời như chính lời cô kể lại với một ký giả trong cuộc phỏng vấn cô dành cho anh tại Toronto trong dịp thu hình của trung tâm Asia tại đây vào năm 96: " Nếu mà buồn thì cái mặt Ngọc Lan từ bé mẹ đã nói là mặt mày giống như đưa đám ma mà!"

    Không những luôn mang một nét buồn trên một khuôn mặt thiên thần, Ngọc Lan còn có tính tình rất nhút nhát như theo lời một số bạn của cô kể lại trong thời kỳ theo học cùng với cô ở trường Thánh Tâm, trong thời gian gia đình cô cư ngụ tại Xóm Mới, Nha Trang trong một villa lớn, kín cổng cao tường. Vào những ngày chủ nhật, Ngọc Lan cũng như các chị em đều theo bố mẹ đi lễ ở Nhà Thờ Núi Nha Trang và đã tỏ ra rất sùng đạo từ khi còn trong tuổi ấu thơ. Lớn lên trong sự yêu thương đùm bọc của mẹ, Ngọc Lan đã tỏ ra hết lòng thương yêu người mẹ yêu quí của mình và thường nhắc đến bà trong những lần tâm sự. Thuở nhỏ cô học trường Trung Học Lý Thường Kiệt tại Quang Trung (Hốc Môn). Cô có người chị ruột là nhà văn nữ Lê Thao Chuyên mất năm 1993. Từ bé cô đã có khiếu ca hát và ngâm thơ, cô đã hát trong ca đoàn nhà thờ, ở Việt Nam, cô đã từng là học trò của nhạc sĩ Lê Hoàng Long (tác giả bài hát nổi tiếng "Gợi Giấc Mơ Xưa").

    Khi còn ở Việt Nam, Ngọc Lan đã từng có một thời gian theo học nhạc với nhạc sĩ Lê Hoàng Long và đã từng có những hoạt động với các ca đoàn công giáo trong thời gian cô cùng gia đình cư ngụ tại Gò Vấp.

    Năm 1980 cô đã vượt biên. Tỵ Nạn tại Laemsing (Thái Lan). Thời gian này cô có hoạt động văn nghệ trong trại tỵ nạn cùng với MC Trần Quốc Bảo. Sau đó định cư tại Hoa Kỳ, thời gian đầu cư ngụ tại Minnesota. Hai năm sau, Ngọc Lan về California và khởi sự tham gia các hoạt động văn nghệ tại Orange Countỵ Còn nhớ vào năm 1982 chỉ có vài quán cà phê trong cộng đồng Việt Nam như: Café Lan, Đỉnh Thiêng, Hoài Hương. Ngọc Lan vì muốn có tiền để tiếp tục việc học vấn nên đã nghĩ tới việc đi bán hamburger. Nhưng chưa thực hiện điều này thì Ngọc Lan được một người bạn quen từ khi còn ở Việt Nam giới thiệu với một quán cà phê cũng mang tên Lan ở vùng Little Sài Gòn để hát, thay vì đi bán hamburger như cô dự tính: "Thì Lan thấy nghe lời cô ấy cũng được nên Lan đến Lan xin để Lan được hát. Bà chủ quán tối hôm đó bà ấy kêu Lan lên hát thử. Bà ấy mới hỏi Lan là cô tên là gì, thì Lan nói dạ, dạ em tên Thanh Lan. Bà ấy nói không được đâu!, Đã có Thanh Lan rồi, tại sao mà còn lấy Thanh Lan nữa. Thôi tên Kim Lan đi. Thế rồi bà ấy lên giới thiệu là đây ca sĩ Kim Lan."

    Cuộc đời của Ngọc Lan bắt đầu đi vào một khúc quanh sau khi cô đi hát lần đầu tiên tại quán cà phê Lan này vào năm 83 với cái tên Kim Lan với hai nhạc phẩm "Dấu Tình Sầu" và " Giáng Ngọc". Đây là hai nhạc phẩm cô được một người quen tập cho trong thời gian ở trại tỵ nạn.

    Nhưng cái tên Kim Lan cô được giới thiệu khi bước lên sân khấu lần đầu tiên đó chỉ được biết đến trong một lần xuất hiện với tất cả sự hồi hộp và lo lắng của côù. Vì qua tối hôm sau, Ngọc Lan đã được giới thiệu đi hát ở một quán cà phê khác có tên là Hoài Hương "qua ngày mai Lan hát ở một cái quán khác tên là quán Hoài Hương thì cái ông chủ, ông ấy mới nói là lấy tên Ngọc Lan đi, đừng có tên Kim Lan kỳ lắm. Thì lúc đó Lan đâu có nghĩ mình là ca sĩ, Lan cũng chẳng có định trước cái gì. Lan nói rồi...tên Ngọc Lan cũng được. Giới thiệu Lan lên thì Lan hát ở đó một tuần lễ thôi "

    Thế là cái tên Ngọc Lan định mệnh bắt đầu có từ đó sau 3 đêm cuối tuần hát ở quán Hoài Hương với số tiền thù lao là 35 mỹ kim. Đối với Ngọc Lan với số tiền đầu tiên kiếm được trong cuộc đời đi hát đã khiến cho cô rất hài lòng vì dù sao cũng nhẹ nhàng hơn công việc bán hamburger: "Lan được trả 35 đồng mà Lan rất là happy. Happy hơn bây giờ nữa. Rất là happy tại vì đâu có tìm được số tiền nào khác...tại trong lúc đó mình đâu có tiền gì đâu. Mà đi làm như vậy, Lan thấy cũng dễ dàng hơn là bán hamburger. Thì Lan hát, nhưng mà Lan hát có một tuần lễ thôi "

    Tuy nhiên vì chưa quen hát nhiều, nên sau khi hát liên tiếp 3 đêm cuối tuần vì quá mệt mỏi nên Ngọc Lan quyết định xin nghỉ: "Xong rồi Lan về Lan mới nói sao mà hát mệt quá... hơn nữa cái thanh quản của Lan nó không quen với hát nhiều như vậy nên Lan mệt mỏi quá. Lan nói Lan không hát nữa đâu. Thôi Lan nghỉ, thành ra Lan không hát nữa".

    Vào ngày cuối cùng trước khi quyết định thôi hát tại quán Hoài Hương thì định mệnh đã đưa đẩy Ngọc Lan gặp được Trần Ngọc Sơn là người điều hành trung tâm Dạ Lan lúc đó, tức tiền thân của trung tâm Asia hiện nay. Nhận thấy Ngọc Lan có một giọng hát khá cùng với một sắc đẹp lôi cuốn, nên Trần Ngọc Sơn đã xin số điện thoại của cô để sau đó gọi lại mời cô thu tiếng trong những băng nhạc của trung tâm Dạ Lan. Với bản tính nhút nhát, Ngọc Lan cho biết khi mới vào nghề cô rất ngại xuất hiện trước khán giả. Cũng chính vì vậy cô đã quyết định không tiếp tục cộng tác với quán Hoài Hương. Nay nhận được lời mời thu băng nhạc nên cô thấy thoải mái hơn là đứng trên sân khấu, trước khán giả. Qua những băng nhạc đầu tiên với Dạ Lan, tiếng hát ngọt ngào của cô, lúc đó có nét phảng phất giống như tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Lan, đã chiếm ngay được cảm tình của thính giả.

    Sau một thời gian hát tại một số quán cà phê ở vùng Little Sài Gòn như Lan, Hoài Hương, Đỉnh Thiêng, Tay Trái, vv...tên tuổi Ngọc Lan bắt đầu được biết đến, tuy nhiên vẫn ở trong một phạm vi nhỏ. Đến năm 85, Ngọc Lan chính thức bước vào con đường nhà nghề khi được nhạc sĩ Ngọc Chánh khuyến khích vì nhận thấy cô có hội đủ những yếu tố để trở thành một ca sĩ tên tuổi. Ngọc Lan nhận lời và được trả thù lao là 250 mỹ kim cho một tuần

    Sau gần một năm đi hát ở vũ trường Ritz của nhạc sĩ Ngọc Chánh, tên tuổi Ngọc Lan được biết đến nhiều hơn để cô bắt đầu nhận được nhiều lời mời đi show ở các tiểu bang Hoa Kỳ và Canada. Ngọc Lan từ đó đã thật sự trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp và chiếm được lòng ưu ái của mọi người. Nhất là đối với những nhà tổ chức những chương trình ca nhạc, Ngọc Lan luôn biểu lộ một sự thông cảm. Những buổi tổ chức nào không được đông khách cô đều giảm bớt thù lao của mình xuống, để coi đó như một sự chia xẻ với người tổ chức

    Ngọc Lan tâm sự là trong thời gian bắt đầu đi hát ở vũ trường Ritz, cô vẫn còn có một sự lưỡng lự, đắn đo, không biết có nên dấn thân hẳn vào con đường này hay không. Qua những lần tiếp xúc với nhà thơ Nguyên Sa, cô luôn được nhà thơ này khuyến khích để trtở thành một ca sĩ chuyên nghiệp và được cô kể lại như sau qua cuộc phỏng vấn với ký giả Việt Tiến ở Toronto: "thì lúc đó ông Nguyên Sa ông ấy hay gọi Lan nói chuyện, ông nói cái lời nói này nó là một cái lời khuyên. Ông nói là cháu không thể nói cháu là amateur được. Vì cháu đã lấy tiền, cháu đi hát thì cháu phải là ca sĩ chuyên nghiệp rồi. Mà nếu là ca sĩ chuyên nghiệp thì cháu phải có một cái gì chứ, chứ lem nhem không được. Cháu muốn có đứa con thì cháu sẽ nói với con là ngày xưa mẹ cũng đi hát, rồi con nó nói làm sao, con nó nói là ủa sao mẹ đi hát mà con không biết mẹ là ai, không biết người ta nói gì đến mẹ thì cháu sẽ nghĩ xấu hổ như thế nào."

    Từ câu nói của nhà thơ Nguyên Sa, Ngọc Lan sau khi suy nghĩ kỹ càng, đã quyết định đi theo con đường ca hát nhưng vẫn có một thắc mắc không biết đó là một sự may mắn hay xui xẻo:" Lan suy nghĩ, đúng rồi! vậy thì phải đi hát chứ.! Thì Lan, Lan không biết cái đó là một dịp may, một cái may mắn đến với Lan hay là một cái xui xẻo. Lan không biết bây giờ Lan bước vào ngành hát không biết là may mắn hay xui xẻo"

    Nhưng dù sao một khi đã quyết định như vậy, Ngọc Lan đã bỏ công sức ra để trau dồi thêm về tài nghệ cùng một lúc nhận được sự chỉ dẫn của nhạc sĩ Thanh Lâm trong thời gian đầu tiên cô hát với ban nhạc Shotguns của Ngọc Chánh. Dần dần giọng hát gọt ngào của cô đã chiếm được cảm tình của khán thính giả trong những bài tình ca Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, cô còn trình bầy được cả nhạc Mỹ, nhất là nhạc Pháp, được coi là rất hiếm người trình bầy một cách suông sẻ.

    Đến năm 91 thì tên tuổi Ngọc Lan đã hoàn toàn chinh phục được cảm tình của mọi người, sau khi trung tâm "Mây" thực hiện riêng cho cô hai chương trình video đặc biệt dưới quyền đạo diễn của Đặng Trần Thức, người đã đạo diễn phim "Hè Muộn" trước năm 75 với Như Loan, Bội Toàn, vv.... Video thứ nhất mang tựa đề "Như Em Đã Yêu Anh" (Mây 1) sau khi tung ra thị trường đã được coi như một video bán chạy nhất lúc bấy giờ. Và cho đến hôm nay vẫn xứng đáng là một video giá trị nhất về mặt nghệ thuật được thực hiện riêng cho một giọng ca. Video thứ 2 được tung ra sau đó không lâu với tựa đề "Mặt Trời Bên Kia Mùa Hạ" (với một số nhạc phẩm của Đức Huy và Alan Nguyễn) cũng đã nhận được một sự chiếu cố nồng nhiệt nơi những người yêu nghệ thuật.

    Những năm kế tiếp, Ngọc Lan đã dành cho mình được một chỗ đứng cao trong làng ca nhạc Việt Nam hải ngoại sau những lần xuất hiện trên những chương trình "Hollywood Nights " của trung tâm Mây mà chương trình đầu tiên - và cũng là video ca nhạc đầu tiên thực hiện tại Hoa Kỳ, trong thời gian trung tâm Thúy Nga còn quay tại Paris - với sự có mặt của Ngọc Lan, được thu hình tại Irvine vào ngày 10 tháng 03 năm 92. Đây là lần đầu tiên Ngọc Lan trả lời một cuộc phỏng vấn trước ống kính thu hình. Một điểm đáng lưu ý đây cũng là lần xuất hiện đầu tiên của Nguyễn Cao Kỳ Duyên trên video với vai trò MC và cũng là video đánh dấu cho lần xuất hiện đầu tiên của Ý Lan. Qua cuộc phỏng vấn, Nam Lộc đã đặt cho Ngọc Lan 3 câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên là mẫu người đàn ông lý tưởng của Ngọc Lan ra sao ? Cô đã trả lời là nhân vật Dũng trong tác phẩm "Đoạn Tuyệt " của Khái Hưng. Đối với cô, không những Dũng là người có tình cảm gia đình, còn là người có tâm hồn đối với quê hương và đất nước. Câu hỏi thứ hai : Ngọc Lan có dự định đóng phim hay không? vì nhiều người đã nhận thấy cô rất có khả năng về điện ảnh qua 2 video thực hiện riêng cho cô trước đó. Ngọc Lan trả lời rất thích nếu có được cơ hội phát triển tài năng của mình. Khi trả lời câu hỏi cuối cùng về cảm nghĩ của cô đối với nền âm nhạc Việt Nam, Ngọc Lan cho rằng phải đổi theo sự đòi hỏi của khuynh hướng nơi thế hệ sau để phù hợp với xã hội hiện tại. Cũng theo Nam Lộc, anh không ngờ lại cũng là người phỏng vấn Ngọc Lan lần cuối cùng trước ống kính thu hình vào năm 98 và cũng vào ngày 10 tháng 03 như lần phỏng vấn đầu tiên!. Một sự trùng hợp lạ kỳ khác là cũng đúng vào ngày 10 tháng 3 vừa qua anh cũng lại là người thay mặt một số anh chị em nghệ sĩ tuyên bố những lời đưa tiễn Ngọc Lan đến nơi an nghỉ cuối cùng.

    Trong thời kỳ đầu tiên tiếng hát của Ngọc Lan thường được khán thính giả cho là có nét phảng phất giọng ca của Thanh Lan. Cũng chính vậy khi thu thanh tiếng hát của cô, một số trung tâm nhạc vì mục đích thương mại đã chỉ chọn những bài do Thanh Lan đã trình bầy trước đó để cho cô hát...

    Nhưng sau đó Ngọc Lan đã tìm cho mình một hướng đi riêng biệt để thoát ra khỏi ảnh hưởng của một người nữ ca sĩ đàn chị: "Nhưng càng lâu thì Lan càng nhận thức là tại sao mình lại phải giống một người khác. Mình phải có cái hay của mình chứ ! mình giống người khác nó có nhiều cái xấu hổ quá mà. Tại sao mình phải giống người khác? Lan thấy không được cho nên Lan tìm một cái đường đi riêng cho mình"

    Và Ngọc Lan đã thành công với con đường riêng biệt của cô trong nghệ thuật trình bầy những nhạc phẩm tình cảm, điển hình là nhạc phẩm "Mưa Trên Biển Vắng", được cô coi là nhạc phẩm đã gắn liền với tên tuổi của mình đưa Ngọc Lan đã nhanh chóng trở thành một trong những ca sĩ hàng đầu tại hải ngoại. Cô đã được ái mộ và tạo được sự thương mến của khán thính giả mọi giới. Cô hát được nhiều thể loại nhạc - từ nhạc Việt đến nhạc Pháp, Mỹ - tiếng hát Ngọc Lan như có một ma lực quyến rũ người nghe, như lời thì thầm kể lể của người tình với người tình.

    Sau khi ra mắt cuốn Video ca nhạc "Mặt Trời Bên Kia Mùa Hạ" (cuốn Video này có những hình ảnh đẹp quay từ vùng biển Santa Maria với những cồn cát có tên Point Sal Dunes) - Ngọc Lan đã từng cộng tác với hầu hết các Trung Tâm Băng Nhạc tại hải ngoại - và giữa lúc sự nghiệp ca hát của cô đang lên đến tuyệt đỉnh của danh vọng, thì bỗng nhiên Ngọc Lan dần dần ít xuất hiện sau năm 1993 (sau cái chết của người chị ruột). Phải nói Ngọc Lan là một hiện tượng mà ở mỗi nơi cô trình diễn khán giả đã đứng chật sàn nhảy mà không khiêu vũ để theo dõi từng lời ca và lối trình diễn của cô. Đầu năm 1994, Ngọc Lan trở lại sân khấu vẫn với tiếng hát buồn muôn thuở, nhưng ánh mắt thẫn thờ như không còn thiết tha với cuộc đời. Và đến tháng 12 năm 1994 cô quyết định thành hôn với Mai Đăng Khoa (có tên Kelvin Khoa, một nhạc sĩ xử dụng keyboard trong ban nhạc Bolero, ban nhạc này có xuất hiện trong băng Video Thúy Nga Paris số 15 với 2 M.C. Kim Anh và Trần Quốc Bảo). Sau đó Ngọc Lan vắng bóng luôn - vì biết mình đã mang chứng bệnh hiểm nghèo nên cô không muốn có con, trái với lời đồn là cô có hai con; sự thật Ngọc Lan chưa lần nào sinh nở. Vào khoảng năm 1999 tại Việt Nam có tin đồn Ngọc Lan đã qua đời vì chứng bệnh Diabetic, nên nghệ sĩ Nam Lộc đã dành một cuộc phỏng vấn cho vợ chồng Ngọc Lan trong chương trình truyền hình của đài Văn Nghệ VN Television vào một sáng thứ Bảỵ

    Có nhiều lời đồn về bệnh tình của Ngọc Lan khi thấy mắt cô bị kém thị lực. Nhưng sự thật cô bị bệnh thuộc dạng "The Demyelinating Diseases" mà trong danh từ y khoa Medical Term là M.S. có nghĩa là Multiple Sclerosis - bệnh này phá hỏng hệ thống thần kinh, làm cho các vỏ bao bọc dây thần kinh bị hủy hoại - đây là một loại bệnh hiện chưa có thuốc chữa, chỉ dùng thuốc Prednisone để kéo dài thời gian - y khoa không biết nguyên nhân từ đâu - bệnh này hiếm thấy ở người Á Châu và Phi Châu, và thường có tỉ lệ cao đối với phụ nữ. Bệnh này được biết xuất phát ở Faroe Island 20 năm sau khi Anh Quốc chiếm đóng hòn đảo này vào thời kỳ đầu của Thế Chiến Thứ Hai (theo tài liệu Text Book of Medicine, trang 2212). Bệnh này thường thấy ở Bắc Mỹ và Canada, và phía Bắc Âu Châu - có khoảng 60 người mắc bệnh này trong số 100,000 dân. Được biết một tỷ phú nổi tiếng trong giới sòng bạc của Hoa Kỳ tại Atlantic City cũng đang mắc bệnh nàỵ Triệu chứng mắc bệnh (First Symtoms of MS in 937 patients):

    - Weakness 48% (Suy yếu)
    - Paresthesias 31% (Giảm cảm giác, tê)
    - Visual Loss 25% (Hỏng thị giác)
    - Incoordination 15% (Không phối hợp, làm tay chân vụng về)
    - Vertigo 6% (Chóng mặt)
    - Sphincter Impairment 6% (Cơ vòng suy yếu không kiểm soát được)

    Cho đến nay giới y khoa vẫn không hiểu vì lý do gì - giống như một loại virus lạ xâm nhập vào não bộ và phá hủy lớp vỏ ngoài của dây thần kinh làm mất dần thị giác - cách đây hai tháng Ngọc Lan trở bệnh được đưa vào bệnh viện Vancor, và đột ngột từ trần vào 8 giờ 25 phút sáng thứ Ba ngày 6/3/01 - hưởng dương 44 tuổi. Hơn 500 khán thính giả ái mộ và nghệ sĩ thân hữu đã đến làm lễ tiễn đưa Ngọc Lan tại Thánh Đường Thánh Linh và Ngọc Lan đã được an táng tại nghĩa trang Chúa Chiên Lành, Huntington Beach vào sáng thứ Bảy 10/3/01 trong niềm thương tiếc của mọi người. Sự ra đi đột ngột của Ngọc Lan là một mất mát lớn cho nền âm nhạc Việt Nam.
    (Sưu tầm trên web)
    Bala
     
  20. huy_av

    huy_av Advanced Member

    Joined:
    30/8/06
    Messages:
    9.737
    Likes Received:
    5
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Rất cảm ơn Bác những thông tin về Ngọc Lan. Thật tiếc cho một tài hoa bạc mệnh. Âu cũng là do số mệnh đã an bày. Có khi như thế Ngọc Lan mới ở mãi trong lòng chúng ta, những người yêu tiếng hát của cô.
     
  21. huy_av

    huy_av Advanced Member

    Joined:
    30/8/06
    Messages:
    9.737
    Likes Received:
    5
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Em nghĩ Bác còn xót 1 chi tiết đấy. Đó là nốt ruồi duyên trên khóe môi cong cong. Thế thì làm sao mà không chết mê chết mệt Bác nhỉ! :)
     
  22. CÒ GỖ

    CÒ GỖ Advanced Member

    Joined:
    1/3/10
    Messages:
    210
    Likes Received:
    0
    Hình như đàn bà, ai có nốt ruồi trên mép, đều đẹp hoặc quyễn rũ, mấy bác giai nhỉ ? :wink:
     
  23. qtuanns

    qtuanns Advanced Member

    Joined:
    30/5/10
    Messages:
    831
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò Vấp-BRVT
    Mấy link trên đây hình như hết hạn rồi hả các bác?
    Bác nào có link mới share cho em với!!
     
  24. baohun00

    baohun00 Advanced Member

    Joined:
    14/6/09
    Messages:
    11.267
    Likes Received:
    18
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Ca sỹ nào tên Lan em thấy đều hát hay cả :D
     
  25. huy_av

    huy_av Advanced Member

    Joined:
    30/8/06
    Messages:
    9.737
    Likes Received:
    5
    Location:
    Xã Cắm Rút
    Em cũng thấy vậy: Thanh Lan, Ngọc Lan, Ý Lan, Hương Lan, Trang Thanh Lan...Xưa nữa thì có Dạ Lan.
     

Share This Page

Loading...