Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao...?

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by Lamsaigon, 24/1/16.

  1. Tt-Chicken

    Tt-Chicken Approved Member

    Joined:
    10/12/13
    Messages:
    29
    Likes Received:
    16
    Location:
    Saigon
    Sự thật thì xin hãy trả lại sự thật. Kiểu định hướng, bưng bít chỉ làm cái xấu,cái ác lên ngôi, bản thân, người dân thấp cổ bé miệng, xã hội đã lãnh hậu quả quá sức chịu đựng. Em nghĩ nếu ta là người Vô Tri, Vô Giác thì không còn gì đê nói rồi ạ.
     
  2. hoangtrong

    hoangtrong Advanced Member

    Joined:
    2/5/13
    Messages:
    3.539
    Likes Received:
    2.183
    Location:
    Sài Gòn - Gia Định
    Rất nhiều người đang âm thầm làm tốt hay làm thật tốt công việc của mình, những việc bản thân nghĩ rằng có ích lợi cho xã hội, không ngược lại bản tâm, coi đó là trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội, đó cũng là một thái độ và cách sống tích cực, đáng trân trọng! Những người này không được giới truyền thông soi chiếu, hy sinh thầm lặng. Cho nên mới có câu, nhưng người sống bình thường nhất là những người (thực sự) anh hùng nhất, sống lặng lẽ rồi âm thầm trở về với thiên nhiên.
     
  3. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    890
    Likes Received:
    148
    Hợp lý.
    Em nghe đâu đó có ai từng nói. Cái gì có lý thì nó tồn tại.
     
  4. Tt-Chicken

    Tt-Chicken Approved Member

    Joined:
    10/12/13
    Messages:
    29
    Likes Received:
    16
    Location:
    Saigon
    Rất nhiều người đang âm thầm làm tốt hay làm thật tốt công việc của mình, những việc bản thân nghĩ rằng có ích lợi cho xã hội, không ngược lại bản tâm, coi đó là trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội, đó cũng là một thái độ và cách sống tích cực, đáng trân trọng! Những người này không được giới truyền thông soi chiếu, hy sinh thầm lặng. Cho nên mới có câu, nhưng người sống bình thường nhất là những người (thực sự) anh hùng nhất, sống lặng lẽ rồi âm thầm trở về với thiên nhiên.[/quote]
    Họ cũng rất cần được khích lệ. Lịch sử thì luôn biến đổi, không ai bẻ ná mà chống trời được.
     
  5. thuhuong

    thuhuong Advanced Member

    Joined:
    8/2/12
    Messages:
    133
    Likes Received:
    2
    Bác chủ, cũng bác chơi audio hãy ngó kỹ bộ dàn nhà các bác xem có hàng Tau ko.
    Hoặc ngó sâu vào các thiết bị linh kiện xem có hàng Tàu không.
    Hoặc ngó rộng ra thị trường audio, thương hiệu audio xem hàng Tàu chiếm lĩnh như thế nào.
    Rất khó để ngăn cản, để từ chối. Chỉ nhìn nhỏ mọn trong lĩnh vực audio đã vậy, các nghành nghề khác khi không mua hàng Tàu thì các bác mua hàng Nhật, Hàn, Mỹ, Âu... khi nào thu hồi vốn.?
    Lựa thôi, chứ hô hào suông chả để làm gì.
     
  6. potatohaha

    potatohaha New Member

    Joined:
    20/10/16
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    uppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppppp
     
  7. hochoiaudio

    hochoiaudio Approved Member

    Joined:
    29/7/11
    Messages:
    33
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    Bác chủ và mọi người đang nói về cái cây, cây cổ thụ. Bác lại nói về một chiếc lá trên cây cổ thụ rất lớn ấy...
    Dường như một vài bác chưa đọc những bài viết ở trên, hoặc có đọc mà không hiểu thì phải...
    Tiếc thật.
    Chúc vui.
     
  8. thuhuong

    thuhuong Advanced Member

    Joined:
    8/2/12
    Messages:
    133
    Likes Received:
    2
    Gớm cụ! Cái gì mà cây với lá vỹ mô thế?
    Thế cụ tòm tắt 5 dòng xem các ý cụ ý là ý gì?
     
  9. BDF

    BDF Advanced Member

    Joined:
    20/3/07
    Messages:
    72
    Likes Received:
    29
    Xin gửi bài viết về nước mắm.
    Nguyễn Nhã
    Nước mắm và Truyền thông
    Đăng lúc: 24.10.2016 20:14
    In bài viết

    http://motthegioi.vn/resize/nuoc_mam_va ... resize.jpg
    Nhà báo Nguyễn Công Khế
    http://motthegioi.vn/assets/images/mtg-small.png Sự cố ở báo Thanh Niên là một nỗi buồn lớn của tôi, bởi vì tôi đã là người viết và biên tập những dòng đầu tiên cho đến 23 năm sau trong cương vị Tổng biên tập, có lúc tờ báo đã lên đến trên 500.000 bản 1 ngày. Rất đau xót, khi tôi phải rời xa nó. Tất cả những đồng nghiệp ở đó đều thân thiết và máu thịt của tôi.
    Tôi không biết mình ăn nước mắm từ khi nào, nhưng chắc mẹ tôi thì biết, chắc là bà cho tôi ăn nước mắm từ khi tôi mới lọt lòng. Lúc tôi sinh ra, năm ký Hiệp định Genève phân chia nước Việt nam bắt đầu từ vĩ tuyến 17. Năm đó, Việt Nam còn nghèo, chắc là tôi có ăn bột gạo trộn nước mắm, vì lúc đó chưa có nhiều loại sữa như sau này. Ông Phạm Duy có một bài hát rất hay là bài “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”. Tôi nghĩ không người Việt Nam nào sinh ra mà cái lưỡi của mình không dính những giọt nước mắm làm bằng cá cơm hoặc cá thu ướp với muối biển. Theo hiểu biết của tôi, trên thế giới có hai nước sản xuất và ăn nước mắm là Việt Nam và Thái Lan. Nước mắm Việt Nam được nổi lên với cái tên hòn đảo ở cực Nam của đất nước có tên là Phú Quốc. Đến nỗi Thái Lan có lần bán nước mắm ra ngoại quốc cũng ghi tên 'made in Phú Quốc'. Tôi nhớ, năm 1978 thì phải, tôi đi ra viết bài ở Phú Quốc ăn một nồi cá tuyệt vời mà tôi chưa bao giờ được ăn lại, nước mắm nhĩ nguyên chất được gia chủ kho với những con cá nục, cá bạc má mà không nêm nếm bất cứ một gia vị nào khác. Bữa ăn ngon tuyệt vời. Tôi chưa thấy trong đời có một bữa ăn nào ngon đến như vậy đối với tôi.
    http://motthegioi.vn/media/duythong/24_ ... C4%83m.jpg
    "Tôi nghĩ không người Việt Nam nào sinh ra mà cái lưỡi của mình không dính những giọt nước mắm làm bằng cá cơm hoặc cá thu ướp với muối biển"- Nhà báo Nguyễn Công Khế. Ảnh minh họa
    Mấy ngày nay làm bóng đá U.21 ở Quảng Ninh, anh Quốc Phong bạn hiền của tôi, từng là Phó tổng biên tập báo Thanh Niên mấy năm trước kể lại cho tôi câu chuyện: Anh có một người thân, là ông nội của anh ở Hải Phòng. Ông làm nghề đông y theo cha truyền con nối (cụ nội anh Quốc Phong có bằng cử nhân nhưng cáo quan ở nhà nghiên cứu đông y dược giúp người). Ông nội anh là một thầy thuốc rất nổi tiếng, những năm 60-70 của thế kỷ trước từng nhiều năm được Ban Bảo vệ sức khoẻ Trung ương hằng tuần cho xe xuống Hải Phòng đón ông lên Hà Nội chữa bệnh cho Bí thư Thứ nhất Trương ương Đảng Lê Duẩn, Chủ tịch UB Thường vụ Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ....
    Một lần, ông đã chữa trị cho bệnh nhân, một người phụ nữ giàu có ở Tân Thế Giới về Hải Phòng định cư. Sau khi ông chữa qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo, bà cảm kích hỏi ông: Bây giờ, bác muốn bất cứ thứ gì, tôi có thể tặng bác vì các con tôi rất đông, các cháu đang sống ở nhiều nước khác nhau. Ông thầy thuốc đã từ chối tất cả. Nhưng khi người tỏ lòng tạ ơn mà ông không thể thoái thác, ông bảo: cô chỉ làm sao kiếm cho tôi một chai nước mắm Phú Quốc là tôi thích nhất vì đã lâu tôi không được dùng.
    Đó lại là thời điểm Hải Phòng vào năm 1971, chiến tranh tạm yên nhưng còn chia cắt đất nước, làm gì có nước mắm Phú Quốc. Nhưng rất may, bệnh nhân này thuộc hàng khá giả, lại có bà con ở khắp nơi. Bà bệnh nhân đã nhờ người con sống Paris gửi thư sang cho bạn Sài Gòn nhờ mua một thùng nước mắm Phú Quốc rồi gửi qua Phnompenh (Campuchia). Sau đó, gửi tiếp sang Paris, rồi từ đó, con bà đã gửi về cảng Hải Phòng để biếu thầy thuốc, như một sự tri ân đặc biệt. Đúng là "của một đồng, công một nén", khó đong đếm bằng tiền. Ông thầy thuốc, sau khi nghe nói cũng rất ân hận vì ông ước một điều tưởng quá đơn giản, mà phải tốn công tốn sức như vậy. Thùng nước mắm được mua tại Phú Quốc rồi đi nửa vòng trái đất để về Việt Nam.
    Nước mắm truyền thống nó có sức hấp dẫn với bất cứ người Việt Nam nào.
    Song đến giờ này, nó lại bị nhóm lợi ích nào đó kết hợp với một Hội gọi là bảo vệ Tiêu dùng và một nhóm truyền thông bất chính bố ráp tiêu diệt. Nó muốn tiêu diệt cả một món ăn quốc hồn quốc túy của bao đời người Việt Nam luôn nâng niu giữ gìn và làm cho nó quốc tế hóa đến nỗi đi đến ở đâu, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc, người ta đều có nước mắm Việt trong siêu thị. Đó là sự nhẫn tâm không tưởng tượng được.
    Tôi xin được nói về truyền thông trong thời đại này, nhất là tôi muốn nói về truyền thông và mạng xã hội trong nước. Một vài cơ quan truyền thông đã có tội rất to trong việc này mà Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã nói một câu rất hay: đó là loại “truyền thông bất lương”. Từ khi mạng xã hội ra đời, tôi mừng không thể tả được. Một vũ khí lợi hại để mọi người có thể truyền tải tâm tư, nguyện vọng của mình đến tất cả mọi người, mỗi người có thể là một Tổng biên tập của một tờ báo. Facebook, các trang mạng cá nhân nở rộ. Tín hiệu của một xã hội tự do.
    Bây giờ, đến như tôi, tôi cũng ít đọc báo giấy mà đọc các trang mạng. Nhưng với tình trạng các trang mạng và blog ở Việt Nam, nhiều trang đọc rất thú vị, bổ ích và nhiều thông tin hơn các trang trên báo chính thống. Nhưng ngược lại, có những trang tôi không thể nào chịu nổi. Báo chí hay blog, facebook, đối với những người chủ của nó chỉ có lương tâm trách nhiệm ràng buộc chứ chả có ai kiểm soát nổi cả. Chính như tôi, ngồi ở nhà làm bóng đá, làm truyền thông sự kiện, mà cuối năm 2015, họ đã lập một trang mạng lấy tên tôi và vu khống tôi đủ điều. Họ dùng thủ thuật của hacker lấy những tài liệu và ảnh trong tư liệu lưu trữ của cơ quan tôi, để đưa ra lắp ghép, xuyên tạc, vu khống không thương tiếc. Nếu trong loạt bài họ viết về tôi, chỉ cần chứng minh được một điều đúng, tôi xin thọ tội. Lúc đó nhiều người đồng nghiệp bảo là họ sẵn sàng “phản công lại”, mọi tư liệu đã chuẩn bị làm cho rõ ngô khoai. Tôi bảo với bạn bè, một nhóm trong bóng tối họ giả dạng an ninh và có một vài người trong làng báo chính thống mà tôi biết hẳn hoi. Đứng sau họ là ai tôi cũng biết. Họ đặt điều nói tôi đủ thứ rất xúc phạm danh dự tôi, nhưng tôi mặc kệ. Đến giờ này vẫn có một trang mạng với tác giả TNP đều nói “xía” tôi ở phe này, phe nọ ở Việt Nam, dựng nên những cuộc gặp giữa tôi và một lãnh đạo nào đó của Việt Nam mà thực sự có người tôi chưa có dịp tiếp xúc. Tôi cũng xin nói luôn, tôi chỉ có một phe là phe Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam mà thôi.
    Trở lại vấn đề truyền thông ở Việt Nam, sự tiến bộ của nó thì không ai có thể phủ nhận được, nhưng mặt trái của nó thì cũng khủng khiếp lắm. Thông tin chính thống cũng bị ngấm nhiều độc hại, phóng viên viết bài đe dọa lấy tiền bạc ở doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia đầy rẫy mà nhiều người dân cũng đã từng là nạn nhân và cơ quan quản lý đã cảnh báo và đã có hình thức kỷ luật với nhiều trường hợp. Chính các cơ quan quản lý và định hướng cũng phải điều chỉnh làm sao để báo chính thống nói được, phản ảnh được sự thật và không có vùng cấm để ngăn chặn được sự bất lương đầy rẩy trong truyền thông hiện nay.
    Vụ bãi rác Đa Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ. Tôi hoàn toàn không có ác cảm gì với chủ đầu tư, với con người, thậm chí có thể bạn bè, nhưng việc công nghệ chôn lắp, xử lý rác như thế nào để mà hàng chục hàng trăm nghìn người bị ảnh hưởng mùi hôi, càng ngày càng hôi, mà mới đây một quan chức Cao cấp và ông giám đốc Sở tài nguyên môi trường nói đã được khắc phục bớt hôi. Dân chúng vùng này đã gọi điện tới tấp đến các cơ quan chức năng phản đối. Có thể thiếu ăn, thiếu mặc một chút không sao. Nhưng thử ai trong số họ xuống ở những vùng đó và ngưng thở trong vòng một phút rồi họ sẽ biết sức chịu đựng của dân chúng.
    Xã hội ta rất “ỡm ờ”. Chính vì thế mà nhiều hậu quả là do con người gây ra, và những người có quyền lực trong tay như báo chí mà thiếu vô tư và “muốn có những đồng tiền không chính đáng” thì xã hội đó sẽ không biết tương lai nó như thế nào. Tôi nghe vụ Đa Phước, nhà đầu tư ở đây đã từng ký một số hợp đồng truyền thông với ít nhất 4 tờ báo. Mùi hôi của Đa Phước chưa bao giờ được phản ảnh trên 4 tờ báo này dù mùi hôi này là đại họa của hàng nghìn dân, trái lại có dịp là họ PR ngay cho công ty này. Còn những phản ánh của dân và các nhà khoa học chân chính, họ đều “lơ”.
    Tôi không bao giờ có tư tưởng chống lại “nước mắm công nghiệp, hoặc “nước chấm công nghiệp” nhưng nước mắm công nghiệp là trên cơ sở của nước mắm truyền thống mới có, chứ nó không phải từ trên trời rơi xuống được. Nước mắm truyền thống (tức là giữ được cái gốc của nước mắm) sẽ làm lợi rất nhiều cho các nhà sản xuất nước mắm công nghiệp. Việc này tôi sẽ có một bài riêng ở dịp khác.
    Những ngày qua đối với tôi là những ngày buồn cho giới truyền thông Việt Nam. Việc báo Thanh Niên đứng ra xin lỗi bạn đọc là việc cần làm nhưng chưa đủ. Chúng ta phải có những điều tuyệt cấm trong đạo đức nghề nghiệp chứ không thể là chuyện đơn giản. Sự cố ở báo Thanh Niên là một nỗi buồn lớn của tôi, bởi vì tôi đã là người viết và biên tập những dòng đầu tiên cho đến 23 năm sau trong cương vị Tổng biên tập, có lúc tờ báo đã lên đến trên 500.000 bản 1 ngày. Rất đau xót, khi tôi phải rời xa nó. Tất cả những đồng nghiệp ở đó đều thân thiết và máu thịt của tôi.
    Truyền thông của Việt Nam phải cần một cuộc đại phẫu từ công tác chỉ đạo, quản lý, nhất là phải giáo dục nghề nghiệp và đạo đức cho các phóng viên trẻ, mà không chỉ đối với các phóng viên trẻ không thôi đâu. Tôi tin việc đó chúng ta sẽ làm được vì trong làng báo chúng ta, còn rất nhiều người tài hoa, tâm huyết với nghề và đạo đức mà tôi từng biết.
    Nguyễn Công Khế
    Tags:
     
    hoang964 likes this.
  10. Tt-Chicken

    Tt-Chicken Approved Member

    Joined:
    10/12/13
    Messages:
    29
    Likes Received:
    16
    Location:
    Saigon
    Nghe đến ô nhiễm tại Q7 thì em cũng có mẩu chuyện liên quan
    Tôi giàu, tôi vô can?
    Ai dám nói rằng mình vì có tiền, có quyền nên có thể chọn lựa một điều kiện sống tốt nhất ở trong xã hội này, đứng ngoài và đứng trên những vấn đề của cộng đồng lam lũ?
    Chuyện thứ nhất

    Chị Linh là một ca sĩ khá giả ở miền Bắc. Tháng trước, trong một diễn đàn kết nối doanh nghiệp, chị Linh nói đại ý, ai muốn rẻ thì đừng đòi hỏi thực phẩm sạch. Ý đó khiến chị hứng chịu một đợt mưa đá của dư luận. Thoạt đầu, hàm nghĩa phát ngôn ấy không sai, nếu nhìn trên phương diện hiện tượng. Ví dụ về rau sạch. Người làm ra rau sạch thời bây giờ sẽ phải đầu tư công nghệ tốn kém hơn, nếu là doanh nghiệp thì việc chuyển giao kỹ thuật, thay đổi nhận thức và thói quen người trực tiếp canh tác sẽ khó khăn hơn, cải tạo đất đai bạc màu vì hóa chất cũng là vấn đề, và cuối cùng sản phẩm thu được khó bán hơn vì hình thức không trội bằng rau tẩm hóa chất, chi phí sản xuất lại cao... Thực tế thì bó rau sạch ở các cửa hàng organic, rau hữu cơ, thậm chí rau thủy sinh sẽ đắt hơn rau Viet GAP hay rau ở các chợ không rõ nguồn gốc. Vậy thì chị Linh ca sĩ nói như hiển nhiên là chuyện “đúng rồi”. Cớ sao lại ném đá chị ấy chi tội nghiệp?

    Dư luận ném đá cũng có cái lý của mình. Ở đời có những cái “đúng rồi” thật lạnh lùng. Cái đúng xảy ra trong hoàn cảnh phát ngôn - chia sẻ nỗi ưu tư của những doanh nghiệp làm thực phẩm sạch - nhưng nó lại là một diễn ngôn bất lợi trong một bối cảnh rộng lớn của đời sống cần sự chung chia những giá trị nhân văn cộng đồng, cần xây dựng một trách nhiệm và ý thức chung trong việc cải thiện chất lượng sống. Dư luận đã đặt ngược lại câu hỏi: vậy xét ở góc độ tiêu dùng, khi chị nói đừng đòi hỏi bó rau sạch phải rẻ, thì chị đang đại diện cho ai, những người giàu có hay cho đa phần dân Việt Nam vì không đủ điều kiện kinh tế để chọn cho mình, gia đình mình bó rau sạch? Phải chăng không có tiền thì cứ yên tâm mà dùng thực phẩm bẩn?
    Cái nhãn trọc phú vốn không có họ hàng gì với chất giọng đẹp đã được gắn cho chị Linh trong trường hợp này, xem ra rất khó lường. Chị Linh hứng đá và (đành phải) tha thứ cho người ném đá. Không cách gì khác. Vì một phát ngôn “đúng rồi” nhưng quên những rào đón về bối cảnh và không lường trước được về “dư vị” lạnh lùng của nó tạo ra cho người tiếp nhận. Khi tinh thần của nó (vô tình) ứng vào cái tâm lý và ứng xử thói thường của tầng lớp giàu xổi, đó là bởi vì mình có khả năng chọn lựa những điều kiện sống tốt nhất, tự tách mình ra khỏi những trách nhiệm cộng đồng, coi mình vô can, đứng ngoài những khắc khoải của tha nhân, không chung chia những vấn đề chung của xã hội.

    Chuyện thứ hai

    Một lần nọ, tại quán cà phê Starbucks ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng xảy ra cuộc tranh luận dữ dội giữa một cậu nhà báo mới vô nghề đang lý tưởng cải tạo xã hội với một ông chủ doanh nghiệp mới giàu cũng đang lý tưởng cải tạo xã hội. Kẻ này muốn cải tạo xã hội bằng truyền thông (đã bảo là mới ra trường đi làm báo), kẻ kia muốn cải tạo xã hội bằng tiền bạc của cải.

    Chủ đề của họ là vì sao dân chúng ở Sài Gòn lại đi biểu tình vì Formosa gây ô nhiễm ở vùng biển bốn tỉnh miền Trung. Cuộc tranh luận được châm ngòi bằng một câu khiêu khích của “cư dân thiên đường” giàu có: “Nếu đã sống ở đây (Phú Mỹ Hưng), sáng Chủ nhật chỉ cần ra quán cà phê ngồi ngắm gái, là bao nhiêu bức xúc tan biến, hơi đâu đi biểu tình hết biển đảo lại đến Formosa. Đúng là bọn người đó quởn!”. Anh nhà báo mới vô nghề như bị dội gáo nước lạnh vào mặt, gân cổ lên thuyết giảng một bài về trách nhiệm xã hội công dân, về quyền được bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc...

    Dĩ nhiên, như đã nói, anh nhà báo đang ở thời nhiệt huyết “cách mạng” nên ngôn từ của anh đôi khi ngây thơ và giáo điều, cốt để bảo vệ cho những đám đông đang nói hộ mình những thông điệp xã hội bức thiết ở quận Một. Nhưng anh quên rằng, đây là “thiên đường”, nên “cư dân của thiên đường” cũng sẽ có lý lẽ của mình để kết cuộc trò chuyện, giải tán khi những ly cà phê nhạt còn chưa dùng hết: “Khi nào “thằng” Formosa đụng đến đây, tôi mới là người nói. Còn bây giờ, chẳng ai bắt tôi phải có trách nhiệm cả. Đó là tự do chọn lựa của tôi. Đó không phải là vấn đề của tôi, được chưa!”.

    Chuyện thứ ba

    Phải giải tán trong tình trạng chẳng thắng thua, không thỏa mãn là điều thường thấy ở những cuộc tranh luận về trách nhiệm xã hội hay thái độ sống. Vì mỗi người đứng ở hệ quy chiếu - hoàn cảnh của mình, sẽ có một góc nhìn, quan niệm và lối hành xử riêng.


    Những con người sống trong ngôi nhà tranh tồi tàn chốn thôn quê hay nhung lụa trong những biệt thự ở khu đô thị hiện đại đều đang chung chia một thứ hệ lụy từ môi trường tự nhiên và văn hóa trong một mô hình phát triển không bền vững.

    Nhưng chỉ sau cuộc tranh luận ấy không lâu, thì cư dân “thiên đường” Phú Mỹ Hưng phản ứng việc bãi rác Đa Phước phả mùi hôi khiến họ mất ăn mất ngủ. Thật ra, chuyện này đâu có mới mẻ gì. Những cư dân quanh đồi rác Đa Phước đã kêu trời trong nhiều năm, sống chung với mùi rác nhiều mùa. Nhưng vì đó là câu chuyện nằm ngoài Phú Mỹ Hưng, nên lẽ dĩ nhiên, chẳng ai quan tâm.

    Cho đến một ngày ngọn gió mang mùi rác đã thổi đến chốn “thiên đường”, cuộc sống không còn tự tại tươi đẹp trong lành nữa, người ở Phú Mỹ Hưng mới thấy, hóa ra vấn đề Đa Phước chính là vấn đề của mình! Chắc rằng anh bạn chủ doanh nghiệp trẻ giàu có hôm nọ ngồi ở cà phê Starbucks cũng đang xếp hàng ký vào đơn kêu cứu khi chất lượng sống của mình và gia đình bị xáo trộn bởi mùi gió.

    Người Sài Gòn, Hà Nội ai dám chắc trong vài tháng qua đã không ăn những hải sản di chuyển từ vùng biển bốn tỉnh ô nhiễm đến những ngư trường khác? Hay có ai ở Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Cần Giờ dám chắc là vùng biển hàng ngày mình vẫn tắm và ăn cá không can dự gì đến những hệ lụy nếu xảy ra với những nhà máy thép của tương lai?

    Ai dám nói rằng mình vì có tiền, có quyền nên có thể chọn lựa một điều kiện sống tốt nhất ở trong xã hội này, đứng ngoài và đứng trên những vấn đề của cộng đồng lam lũ? Có lẽ đã đến lúc phải dùng đến từ “cộng nghiệp” của nhà Phật để nhắc lại một chuyện: những con người sống trong ngôi nhà tranh tồi tàn chốn thôn quê hay nhung lụa trong những biệt thự ở khu đô thị hiện đại đều đang chung chia một thứ hệ lụy từ môi trường tự nhiên và văn hóa trong một mô hình phát triển không bền vững.

    Người nghèo sẽ bị tác động sớm nhất, nhưng dễ bị tổn thương nhất chưa chắc là họ, mà có khi chính là những kẻ tư duy trọc phú đã từng tự cho mình cái quyền được vô can!

    Nguyễn Vĩnh Nguyên
     
    hoang964 likes this.
  11. hochoiaudio

    hochoiaudio Approved Member

    Joined:
    29/7/11
    Messages:
    33
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    Cám ơn bác Tt-chicken chia sẻ, bài viết đáng suy nghĩ lắm...
    bác thuhuong có hỏi em, tóm tắt ý các cụ ý nói là ý gì... Bác chỉ cần đọc bài của bác Tt-chicken bác ấy theo em là hiểu ý và bám sát chủ đề của topic.
     
  12. huyhoang

    huyhoang Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    1.019
    Likes Received:
    285
    Location:
    Tp Hồ Chí Minh
    -Hôm nay Bộ trưởng Bộ Tài chánh công bố : Nợ công của Việt Nam là 2.600.000.000.000.000 đồng ( Hai triệu , sáu trăm ngàn tỉ đồng Việt Nam ) , Bác nào hiểu rõ về khái niệm nợ công Quốc gia , giải thích giùm cho Em thông não với :D

    http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhung-c ... 828041.htm
     
  13. longthp61

    longthp61 Advanced Member

    Joined:
    6/8/06
    Messages:
    1.312
    Likes Received:
    176
    Chia đầu người trả nổi mà bác #28.000.000 đ/người.Bằng giá cái cdp Audio Note AN3, shop Nhì Audio đang bán.
     
  14. huyhoang

    huyhoang Advanced Member

    Joined:
    13/12/05
    Messages:
    1.019
    Likes Received:
    285
    Location:
    Tp Hồ Chí Minh
    - Anh Long ơi , như vậy đối với hộ có mức sống trung bình thì 2 năm ( không tiêu sài , ăn uống ) mới trả hết số tiền này :D

    http://www.vietnamplus.vn/quy-dinh-moi- ... 356389.vnp
     
  15. Tt-Chicken

    Tt-Chicken Approved Member

    Joined:
    10/12/13
    Messages:
    29
    Likes Received:
    16
    Location:
    Saigon
    Ác nỗi chưa trả xong thì nợ càng phình to mới chết chứ. :(
    http://www.bbc.com/vietnamese/business-37839853
     
  16. Henn

    Henn Approved Member

    Joined:
    8/6/17
    Messages:
    5
    Likes Received:
    1
    Location:
    Thành phố Hồ Chí Minh
    cái này có lẽ là do 1 phần hậu quả của toàn cầu hóa??
     
  17. hochoiaudio

    hochoiaudio Approved Member

    Joined:
    29/7/11
    Messages:
    33
    Likes Received:
    21
    Location:
    Sài Gòn
    Topic này hay ( theo em thôi) nhưng trôi xa quá. Em phụ bác chủ một tay kéo nó lên vì đọc bên vnexpress thấy hay, thấm và hợp với chủ đề topic mời mọi người.

    Chữ ký triệu đô
    [​IMG] Ngô Trọng Thanh
    262


    Một doanh nhân lão luyện thông báo rút dự án khỏi Việt Nam và chua chát nói: “Có những quan chức Việt không cần người làm ăn đàng hoàng mà chỉ cần hongbao”.

    Đó là lời cay đắng của Alan Bess, đồng nghiệp cũ của tôi, một doanh nhân phương tây dày dạn kinh nghiệm tại thị trường châu Á. Hongbao là một từ lóng ông học được trong thời gian làm ăn ở Trung Quốc, phiên âm của "hồng bao" - phong bì tiền hối lộ.

    Một ngày cũng mùa mưa năm ngoái, tôi nhận được cuộc điện thoại đầy bất ngờ từ Bess. "Tao tính sang Việt Nam đầu tư đó mày", giọng nói rất Mỹ không lạc đi đâu cất lên ngay khi tôi nhận máy. Suốt cuộc điện thoại hàng chục phút, người bạn cũ hớn hở như sắp mang quà đến cho tôi. Besss tin rằng, "Việt Nam là ốc đảo tuyệt vời để né cơn bão thương chiến Mỹ - Trung".

    Khoảng 60 tuổi, nhiệt thành và khéo léo trên thương trường quốc tế, Bess hiện là CEO một tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất phụ tùng chi tiết cho máy ô tô đang có nhà máy lớn tại Trung Quốc. Bess bảo sẽ sang kiếm tìm cơ hội đầu tư và làm ăn lâu dài tại Việt Nam, và tôi - đồng nghiệp cũ được ông nhờ cậy để chọn nơi đặt nhà máy sản xuất.

    Không chỉ vì mối quan hệ bạn bè, tôi thực sự vui mừng đón chào ông bởi ước mơ góp phần vào việc "làm tổ cho đại bàng" để tiếp những tay chơi tầm cỡ quốc tế đến nước mình. Chẳng phải sản xuất thiết bị phụ trợ công nghiệp cho ngành ô tô chính là việc Việt Nam chật vật gây dựng cả chục năm trời chưa thành đó sao?

    Bess bay tới Hà Nội chỉ vài ngày sau cuộc gọi. Tôi từ Sài Gòn bay ra, tìm cho ông một phiên dịch, giới thiệu một số anh chị làm về đầu tư và gợi ý cho ông vài địa phương để gặp gỡ. "Cần gì thêm, a lô tôi biết", Bess gật gật khi tôi dặn dò để về lại Sài Gòn.

    Sau vài tháng qua lại Việt Nam như con thoi, một chiều muộn, với giọng ỉu xìu, Bess cho tôi biết chính thức chấm dứt ý định đầu tư vào Việt Nam sau những cuộc thương thuyết dài. "Họ đòi bôi trơn, sao tao có thể chấp nhận điều này", ông thở dài, "Thành thực mà nói, họ mới phải là người bôi trơn cho tao. Ít nhất, tao mang tiền, mang công việc, và mang thuế đến cho họ. Đúng không, hả Thanh?".

    Tôi chẳng biết nói gì. Nhưng cũng chẳng ngạc nhiên, vì đây không phải lần đầu tôi gặp tình huống này. Trước Bess, một người anh em kết nghĩa nước ngoài kể với tôi, cậu từng phải đưa bao nhiêu tiền cho cán bộ nơi nào để làm gì. Sau này, cũng người em kết nghĩa đó gọi cho tôi, bảo em đổi nghề rồi, sang làm quản lý trại dưỡng lão. "Nghề này nhân văn hơn là phải sang Việt Nam hối lộ", bạn nói.

    Còn Bess, ông quay sang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Thái Lan và Malaysia. Mấy tháng sau, ông vẫn còn chua chát: "Tại Trung Quốc, họ cần cả ‘hongbao’ và cả nhà đầu tư da trắng. Còn có những quan chức Việt Nam không cần người làm ăn đàng hoàng mà chỉ cần hongbao".

    Hơn ba năm làm ăn ở Trung Quốc, tôi biết ông từng trải nghiệm qua nhiều cung bậc cảm xúc và sự khác biệt về văn hóa kinh doanh của một doanh nhân ngoại quốc với châu Á. Và đã không ít lần, ông bị gợi ý về ‘hongbao’. Nhưng kinh nghiệm và bản lĩnh của một doanh nhân quốc tế vẫn không làm ông chấp nhận nổi đòi hỏi chi ‘hongbao’ mà ông thấy phi lý của ai đó trong hệ thống công quyền Việt Nam.

    Trước khi có ý định đầu tư vào đây, Bess và bộ phận pháp lý của mình đã tham khảo không ít tài liệu về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Ngày 29/1 năm nay, Tổ chức Minh bạch quốc tế công bố Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) năm 2018. Theo đó, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu, và Trung Quốc được 39 điểm, hạng 87/180. Điều đáng nói, cả 2 quốc gia đều tụt 10 hạng so với năm 2017, dù cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn tiến ở cả hai quốc gia.

    Wiley - trang mạng cung cấp thông tin toàn cầu cho giới doanh nhân hơn 200 năm qua - đưa ra kết luận: Tham nhũng là rào cản lớn nhất cho hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam, nghiêm trọng hơn bất kỳ các rào cản khác như thiếu hụt lao động kỹ năng cao, khả năng tiếp cận vốn vay, hay khả năng cung cấp điện, nước cùng tình trạng nghèo nàn của cơ sở hạ tầng.

    Vấn đề là, nếu như quan chức nào đó đã giết chết một dự án đầu tư trong lĩnh vực mà Việt Nam đang rất cần như của Bess bạn tôi; thì ngược lại, cũng chính những quan chức đó, có thể mang lại những ưu thế cạnh tranh và món lợi khủng khiếp cho một doanh nghiệp khác, với lý do mà chỉ những người trong cuộc mới hiểu. Cái giá một chữ ký của họ, có thể bằng 0 đồng với người này, nhưng bằng cả chục triệu đô, hàng trăm tỷ đồng với kẻ khác.

    Những vụ án tham nhũng, vốn là đặc quyền của người nắm quyền lực, may thay vẫn được "lộ sáng" cho dân biết, dù tôi đoán là chưa hết. Nếu như vài năm trước, ta sửng sốt với những lời khai nhận vài chục, vài trăm tỷ đồng thì nay, ta đã phải làm quen tới con số nghìn tỷ và hơn thế nữa. Một người nông dân lao động cả năm, thu được vài tấn thóc, chắc tưởng tượng đến hết đời cũng không biết 3 triệu "đô" đổi qua tiền Việt, xếp chồng lên nhau thì nó cao bằng bao nhiêu bao lúa.

    Lợi nhuận ròng trung bình năm 2018 của mỗi doanh nghiệp trong hơn 1.000 cái tên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam - cũng là những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong nền kinh tế - ở mức khoảng 275 tỷ đồng. Chỉ bằng một chữ ký nhà quan, số tiền mà AVG bị cáo buộc hưởng lợi bằng 25 năm lợi nhuận trung bình của doanh nghiệp trên sàn chứng khoán.

    Quan hệ đi đêm giữa quan chức và các doanh nghiệp không chỉ gây thất thoát ngân sách nhà nước, nuốt trôi tiền của nhân dân mà nguy hiểm hơn, nó phá nát môi trường kinh doanh lành mạnh, làm thui chột khả năng sáng tạo, nhiệt thành cống hiến và sức cạnh tranh của các doanh nhân chân chính. Sẽ có bao nhiêu doanh nhân chấp nhận cuộc cạnh tranh ngày một khốc liệt trên thị trường, với sự đầu tư ngày một rủi ro, để đạt mức lợi nhuận cũng chỉ tương đương với một vài cuộc đi đêm cùng quan chức?

    Một quốc gia chỉ trở nên thịnh vượng khi có các doanh nghiệp mạnh. Một doanh nghiệp chỉ lớn mạnh nếu họ nắm giữ những know-how (bí quyết kinh doanh). Đó là giá trị riêng mà mỗi công ty chỉ có thể phát triển và tích lũy qua năm tháng, với chất xám và sức lao động, những chi phí không nhỏ dành cho nghiên cứu và phát triển (R&D), các cuộc đua có cả mồ hôi và máu.

    Gần 20 năm làm việc với hàng trăm doanh nghiệp, tôi thấu hiểu phần nào những thách thức và trăn trở của các ông chủ làm ăn đàng hoàng. Mỗi đồng được chi ra cho thị trường, cho nghiên cứu sản phẩm luôn bào mòn mức lợi nhuận vốn đã rất mỏng manh của doanh nghiệp. Và tôi cũng chứng kiến nhiều cái lắc đầu cay đắng của những doanh nhân có sản phẩm dịch vụ vượt trội nhưng bị loại khỏi các phi vụ đấu thầu đầy oan ức do thiếu bàn tay nâng đỡ.

    Bí quyết kinh doanh, sự đam mê cống hiến, thậm chí là tri thức và kỹ năng vượt trội chẳng còn ý nghĩa gì nếu trong môi trường kinh doanh và cạnh tranh, người tử tế phải đối mặt với những doanh nghiệp chỉ sống bằng "know-who" - tôi gọi đó là "bí quyết đi đêm" - các mối quan hệ cửa sau với các vị có chức, có quyền, có thể ban phát những mối lợi khổng lồ dành cho thân hữu.

    Know-how hay know-who không chỉ là hai vế của lựa chọn, mà nó còn mang tính triệt tiêu lẫn nhau. Doanh nghiệp sẽ ngày một cọc còi, nguồn lực xã hội sẽ ngày một tiêu tán nếu những chi phí vì sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi thành những ‘hongbao’ mà bên trong không cần dùng tiền Đồng, phải là USD cho nó gọn.
     
    hoang964, Gà mờ and Ngoc2 like this.
  18. cheetah

    cheetah Advanced Member

    Joined:
    14/9/14
    Messages:
    374
    Likes Received:
    200
    Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước một ngày một suy, suốt từ trên đến dưới, chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp luật, chế độ không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả. Người trên thì làm lâu được thăng trật, chẳng qua sống lâu lên lão làng, người dưới thì đem của mua quan, thật là tiền bạc phá luật lệ. Người này làm người kia bắt chước, lâu rồi thành ra thói quen. Những người đỗ đạt muốn cầu bổ bán thì hót nịnh luồn cúi ở các nhà quyền quý; những người ở nhà thì ỷ thần, cậy thế, hà hiếp bóp nặn ở trong làng, ngoài việc trai gái, ăn uống thì không còn biết việc gì. Những người làm ăn phát đạt, lắm bạc nhiều tiền thì chỉ tìm cách ăn chơi cho sung sướng. Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma, như quỷ, lừa gạt, bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn, như bò, giẫm cổ, đè đầu, cũng không dám ho he một tiếng. Cả mấy mươi triệu người như một đàn ruồi lũ kiến, không còn có chút nhân cách nào, đó là thảm trạng trước mắt, ai cũng trông thấy, không phải tôi dám nói quá lời, để vu cho người cả một nước đâu.
    Phan Châu Trinh
     
  19. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.757
    Likes Received:
    2.191
    Location:
    Q3, Saigon
    Than không được chi. Làm thôi.

    Em đề nghị các bác xem luôn đánh giá của các nước khác về VN để có cái nhìn trung lập hơn chút.
     
  20. times123

    times123 Advanced Member

    Joined:
    27/2/10
    Messages:
    187
    Likes Received:
    22
    Chà hôm nay em mới biết chỗ này.

    Về tiêu dùng, khi đi mua đồ, tâm trạng em rất vui nếu món đồ mình lựa được trên tem hàng có MADE IN VIỆT NAM , nhưng ngay lúc đó trong đầu lại vang lên câu hỏi có đúng nó được làm ra trên lãnh thổ Việt Nam hay đó chỉ là cái mác, còn thực chất nó lại từ bên kia biên giới phía bắc sang. Tại sao lại vậy ? Có lỗi của công tác quản lý. Nhưng cái gốc vẫn là sự không đàng hoàng trong làm ăn của TQ. Tư tưởng bài hàng China có lẽ đã khá rõ ở VN rồi, không biết ở các nước khác thế nào. Thật tai họa vì có anh bạn lớn mà xấu tính ở bên cạnh.
     
  21. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.872
    Likes Received:
    1.823
    Bài viết của teetah bi quan không đúng sự thật . VN ta đổi thay rất nhiều , rõ nhất là nông nghiệp . Người nông dân bây giờ đã làm giầu thực sự trên mảnh đất của mình .
    Thu nhập bình quân đã thoát nghèo và đang cố vươn lên trung bình khá
     
  22. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.757
    Likes Received:
    2.191
    Location:
    Q3, Saigon
    Dạo này em hay đi các tỉnh. Phải công nhận cơ sở hạ tầng tốt lên vượt trội khu vực cách HN 100km hay SG 100km. Chạy xe rất đã ;)

    Đợt cúm này các cty không bị phụ thuộc vào nguồn NVL TQ lên đời :D Đơn hàng ngưng mua TQ chuyển qua VN quá trời vì khách khu EU, US không dám đến TQ kiểm hàng. Trong rủi có may thật.
     
  23. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.508
    Likes Received:
    784
    :rolleyes:Thế giới tiến 100 “ta” tiến được 1 vậy là có tiến đấy nhưng chậm lắm!
     
  24. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.757
    Likes Received:
    2.191
    Location:
    Q3, Saigon
    Bác so giúp em chỉ số tăng trưởng theo tốc độ tăng GDP và độ lớn nền kinh tế tính theo PPP theo dữ liệu của World Bank hoặc ADB hoặc IMF để xem VN tiến thế nào nha :)
     
    Ngoc2 likes this.
  25. Ngoc2

    Ngoc2 Advanced Member

    Joined:
    21/3/17
    Messages:
    1.508
    Likes Received:
    784
    Trời ơi GDP thì 90% của ngành CN thuộc đầu tư nước ngoài còn 10% nằm ở XD & bất động sản (cách nói ngoa), ngoài CN khai khoáng và cn năng lượng GDP khối đầu tư NN + XD BĐS và liên quan chiếm lớn đó.
    Ngoài ra, đánh giá sử phát triển của 1 quốc gia cần xem trên nhiều chỉ số nhất là các chỉ số về xã hội; chỉ nhìn vào GDP dễ bị “bệnh thành tích”, người ta vay để đầu tư phát triển cũng đc tính vào GDP.
     
    Last edited: 15/2/20
    Satuki likes this.

Share This Page

Loading...