Người Việt mình rồi sẽ sống ra sao...?

Discussion in 'Quán Cafe VNAV' started by Lamsaigon, 24/1/16.

  1. hungl

    hungl Advanced Member

    Joined:
    14/9/14
    Messages:
    363
    Likes Received:
    37
    bác quả là ng có tư duy và tầm nhìn vĩ mô... e nghĩ bác nên ứng cử ĐBQH sẽ góp sức phần nào cho đất nước! tuy chỉ là góc nhìn cá nhân nhưng những gì bác nói đều là thực tế.
     
  2. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    890
    Likes Received:
    149
    Trung Quốc qua mặt đc Việt Nam chứ làm ăn, giao thương hàng hóa với Mỹ hoặc các nước Châu Âu mà láu cá, thì mời anh mang hàng hóa ngược về nước anh mà bán nhé.
     
  3. caoan

    caoan Advanced Member

    Joined:
    21/12/10
    Messages:
    2.781
    Likes Received:
    21
    Xét về mọi góc độ thì có qua có lại, dân mình nghèo, ham rẻ, hám lợi, quản lý thì lỏng lẻo thì biết phải kêu ai?
     
  4. GÁO DỪA

    GÁO DỪA Approved Member

    Joined:
    1/4/12
    Messages:
    12
    Likes Received:
    0
    Rẻ, mau hư hưng có xài liền, còn đòi tốt giá cao không biết đợi đến bao giờ!
     
  5. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    20
    Location:
    VietNam/US.
    Ôi bác hungl, bác nói làm em mừng quá. Cám ơn bác đã có lời, nhưng theo em bác nặng lời rồi. Em không xứng, một tí cũng không xứng, và không đủ tư cách bác ah. Không cần nói đâu xa ngay trên diễn đàn nhà mình có nhiều bác, trình độ, đức độ, kinh nghiệm... gấp trăm gấp ngàn lần em. Em chỉ là "thằng" ngứa miệng thích nói tàm phào thôi, nói vừa nói quá lại khổ thân mod, khổ thân diễn đàn... Dù gì cũng cám ơn và trân trọng tấm lòng của bác.
    Bác snel nói rất có lý cảm ơn bác nhiều.
    Bác caoan cũng thế nói rất phải tuy nhiên em có một thắc mắc nhỏ, hỏi hoài mà chưa tìm ra câu hỏi, chắc do tại mình dốt quá. Dân mình nghèo là điều tất nhiên, dân mình nghèo kéo theo nước mình nghèo điều đó chẳng cần bàn cãi, nước nghèo thì chắc không phải là nước mạnh đúng không ah? Vậy tại sao dân mình nghèo, nước mình nghèo??? Chiến tranh ư? Dạ đúng là có , nhưng tháng sau là chính thức là 41 năm rồi còn gì. Gần nửa thế kỷ rồi vậy còn phải chờ đến 100 năm hay 200, 500 năm nữa mình mới thoát khỏi ám ảnh của chiến tranh, của chiến thắng, cuả nghèo đói và tụt hậu? Em nghĩ chắc không phải lý do này, chắc là do cái gì đó... Phải chăng mình thiếu nhân tài? Thiếu nguồn lao động ? Theo em chắc cũng không, vì năm nào mình cũng đạt thành tích xuất khẩu lao động giá rẻ đi nhiều quốc gia khác nhau mà, còn nhân tài thì ở phương Tây đọc báo thấy người gốc Việt đã đoạt biết bao nhiêu là giải thưởng, được tuyên dương trong đủ mọi lãnh vực, ngành nghề. Số người Việt bên trời Tây rất ít ỏi so với người Việt trong nước mà đã được như vậy, thì người trong nước còn giỏi và xuất sắc hơn rất nhiều lần đó là điều đương nhiên và dễ hiểu.
    Vậy là vị trí địa lý mình không tốt, tài nguyên khoáng sản mình không có rồi… đích thị là cái này rồi… Em cũng đọc tin tức, sách báo từ trong nước và nước ngoài thì lại không nghe ai nói như vậy cả. Họ nói là vị trí địa lý mình tốt, khoáng sản tài nguyên thiên nhiên mình thì nhiều… Em đọc ở đâu đó thấy nói là nước Nhật họ chỉ cần vị trí, tài nguyên và con người như ta thì họ có thể vượt mặt cả Hoa Kỳ!!! Tất nhiên chỉ là lời đồn đại vu vơ, họ cũng buồn miệng nói cho vui vậy chứ làm gì có thật, hay cũng nghe đồn về vị kiến trúc sư tài ba của Singapore là Lý Quang Diệu đã từng ước mơ được như SaiGon “ Hòn ngọc viễn Đông” của năm nào( cái này có vẻ là ăn mày dĩ vãng nhỉ hihi… ) nhưng cũng là lời đồn thôi…
    Tới bây giờ em vẫn không biết tại sao dân mình còn nghèo, nước mình còn yếu… Trong khi điều kiện em cho là không thiếu, lý do vẫn chưa nghĩ ra, đúng là dở và dốt thật.
    Bác GÁO DỪA nói quả là không sai. “Rẻ, mau hư nhưng có xài liền, còn đòi tốt giá cao không biết đợi đến bao giờ!” Đúng là rẻ thật, nhưng là rẻ khi đấu thầu thôi, sau đó làm chậm chạp, tai nạn…Phát sinh đủ thứ trên đời kết quả giá đội lên vài lần thì em không cho nó là rẻ nữa. Bài học ta đã có và có nhiều lần chắc không cần phải nói hay nhắc ra thêm ở đây.
    Thôi nói lan man thành dài dòng… Cám ơn mọi người đã quan tâm, đọc và viết chia sẻ, có gì sai hay mạo phạm mong cả nhà bỏ qua.
    Chúc cả nhà luôn bình an.
     
  6. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    20
    Location:
    VietNam/US.
    Em xin share thêm bài nữa, nếu bác nào thấy ngán quá báo em biết để em ngưng nha, thanks.

    Bài này của bác Lưu Trọng Văn( con trai của nhà thơ Lưu Trọng Lư)


    Thưa ngài Đinh La..., gã tin ngài không là ông bán bún ...vịt!​


    link: https://www.facebook.com/notes/l%C6%B0u ... 7220487509



    Lưu Trọng Văn·Tuesday, March 29, 2016
    .

    Một chiều mưa, gã phượt mô tô ở vùng Kẻ Bàng- Phong Nha, bên bờ bắc sông Son, Quảng Bình. Đường trơn, trợt, gã té , áo quần dính bùn, mặt mày tòe loe bùn. Gã tìm một nơi dừng chân để tắm táp. Ghé vào một trường tiểu học với cái lán tranh của các cô giáo. Được tắm, được táp và được kễnh bụng một bữa cơm nghèo dưa chuột chấm mắm . Gã còn được các cô giáo trẻ xứ Bọ nhiệt tình mời ngủ lại.
    Nửa đêm, leo lét ngọn đèn dầu, gió và mưa lạnh rin rít lùa kẽ liếp tre bỗng xuất hiện một bóng người và tiếng đập liếp. Rơn rơn gã tưởng một cô giáo trẻ cắc cớ gì đó không ngủ được tìm đến gã, gã vội vạch liếp thì một ông hom hem, mặt xương xẩu, hai hốc mắt sâu húm, quần xắn quá gối, chân bết bùn, lưng một chiếc giỏ tre.
    - Chào bác! Gã lễ phép.
    - Nghe các cô giáo kháo nhau là có một chú nhà báo ghé nghỉ tại trường. Tôi phải đi bắt ếch theo cơn mưa, khuya quá, tôi xin lỗi chú, tôi biết là làm phiền chú, nhưng sợ ngày mai chú đi mất, tôi đành... Tôi chỉ hỏi một câu thôi chú à.
    -Dạ, xin bác cứ hỏi ạ? Gã vẫn rất lễ phép.
    -Tôi có một vợ, hai sào ruộng, hai con lợn và bốn đứa con.Ở quê tôi tất cả đều không làm cách gì thay đổi khác đi được. Bốn đứa con đều tuổi đi học. Tôi không thể đủ tiền cho cả bốn đứa cùng đi học. Chú là nhà báo, chú đi nhiều nơi, chú biết nhiều, chú mách tôi coi, tôi phải làm sao bây giờ?
    Gã nổi hết da gà trước câu hỏi rất đời và ánh mắt như cầu xin gã một lời khuyên cứu giúp gia đình của bác bắt ếch này.
    Gã hỏi, động cơ nào mà bác lại tìm tới tôi và hỏi tôi ?
    Bác bắt ếch ôm mặt òa khóc- Thương vợ con quá mà chả biết làm răng chú ơi! Tôi biết ruộng chừng đó, lợn chừng đó, không cách chi mà có tiền cho cả bốn đứa đi học được.Tôi biết đời mình cực vì không có học, mong đời các con sẽ khác đi nếu các con được học. Nhưng học răng chừ chú ơi khi ruộng chừng đó, lợn chừng đó, sáu miệng ăn không đủ...
    Gã nhận ra rằng chính vì tình thương vợ con nên bác nông dân khốn khổ này nửa đêm mưa gió đi bắt ếch sớm mai ra chợ có thêm chút tiền. Và cũng vì tình thương mà bác quyết định sau buổi bắt ếch tới tìm gã khi vô tình nghe các cô giáo kháo với nhau về gã. Vì tình thương, bác ấy không bỏ qua một cơ hội nào dù nhỏ nhoi.
    Câu chuyện của bác nông dân vùng Phong Nha, Kẻ Bàng làm gã nhớ lại cũng một chuyến lang thang ở một thị trấn nhỏ vùng trung du Bắc bộ, gã thấy một quán bún vịt, táp vô, khách vắng, ruồi bu, bà chủ quán ngồi ngáp...ruồi bên một lũ trẻ rách rưới mũi đầy nhớt giãi, mắt đầy ghèn ố. Gã cố ăn xong bát bún vịt chiêu ngụm nước vối rồi hỏi chuyện. Quán vắng vậy sao chị có tiền lo miếng ăn cho bầy trẻ?
    Từ sau nhà một người đàn ông cầm điếu cày đi lên, giọng gằn gằn : Rách việc, việc đéo gì đụng tới nhà anh mà nhà anh hỏi? Nói xong ông ta rít một hơi điếu cày rõ oai phong rồi lại ra sau nhà.
    Khi người đàn ông khuất hẳn rồi, người đàn bà rủ rỉ tai gã: Em bảo với nhà em, bán bún vịt không có lời, mình đổi sang bán cái khác đi. Ông ấy chửi em là đồ đàn bà nông cạn, nghề bún vịt là nghề xưa nay của gia đình ông để lại phải biết trân quý, hơn nữa xưa nay ông chỉ thích ăn tiết canh vịt, có chết ông cũng chỉ cho bán bún vịt.
    Gã đã kể lại câu chuyện ấy cho bác bắt ếch rồi hỏi bác ấy, theo bác thì vì sao ông kia lại cứ bắt bán bún vịt mặc dù biết là không có khách?
    Bác bắt ếch nói: Nếu ông ấy thương vợ con ông ấy thì ông ấy đâu có vậy.
    ***
    Chuyện một gia đình, một thành phố rồi rộng ra một quốc gia cũng vậy thưa các quý ngài đang giữ trọng trách với TP HCM- Sài Gòn này, đang giữ trọng trách với quốc gia này như ông bán bún vịt và bác bắt ếch kia đang giữ trọng trách với gia đình mình. Bao nhiêu năm qua nhiều lúc các quý vị hành xử như ông bán bún vịt kia, chỉ vì bảo thủ khư khư giữ rịt những cái cho là khuôn mẫu, truyền thống đúng đắn bất di bất dịch và khư khư theo ý thích của riêng mình “ăn tiết canh... vịt” thảm họa đói nghèo , lạc hậu, tụt hậu sờ sờ hiện hữu.
    Nếu các quý vị là bác bắt ếch, luôn đau đáu, âu lo, thương yêu vợ con mình thì sẽ biết tự tìm đến những cánh cửa cần thiết- cánh cửa của Trí tuệ, cánh cửa của những hiện hữu Văn minh dù ở xa lắc đâu, dù chưa quen biết, dù khó khăn thế nào, để gõ cửa, để đập cửa, để kéo toang cửa.
    Cánh cửa mở ra: Cái sự Biết xuất hiện.
    Biết trả lời được câu hỏi “TP HCM thiếu cái gì” của ngài Đinh La Thăng- ông chủ gia đình có tên TP HCM và Biết làm thế nào, hành động ra sao để đắp đầy cái thiếu ấy.
    Tóm lại là Biết làm giàu, Biết trở thành một TP đáng sống nhất, Nghĩa tình nhất, Hạnh phúc nhất như 10 triệu con dân của TP mong muốn, khát khao. Biết trở thành một đất nước tươi đẹp, hùng cường, đáng sống nhất, Nghĩa tình nhất như 90 triệu con dân Việt mong muốn và khát khao.
     
  7. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    20
    Location:
    VietNam/US.
    Em xin share tiếp bài nữa của nhà văn Nguyên Ngọc, nếu mod và các bác thấy những bài của em ngán, vô bổ thì báo cho em biết nha em sẽ dừng lại ngay, Chân thành cám ơn.
    Link gốc: http://danviet.vn/kinh-da-trong/lang-ma ... 70128.html

    Làng mất, rừng chết, đồng bằng hạn hán là đương nhiên​

    Nguyên Ngọc Thứ Ba, ngày 29/03/2016 06:30 AM (GMT+7)


    (Dân Việt) Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng từ hàng chục năm trước, với công luận và với cả các cơ quan Chính phủ, đó là chuyện rừng Tây Nguyên.

    Tình trạng hạn hán, thiếu nước ở sông Mê Kông năm nay hẳn là do nhiều nguyên nhân: có chuyện biến đổi khí hậu toàn cầu, và chắc chắn có ảnh hưởng rất lớn từ việc Trung Quốc xây đập thủy điện trên sông Mê Kông, con sông nằm một nửa trên đất Trung Quốc, và đấy lại là phần đầu nguồn.

    Từ nhiều chục năm nay, nhà văn người Mỹ gốc Việt Ngô Thế Vinh đã liên tục lên tiếng về nguy cơ này. Tâm huyết và quan tâm sâu sắc đến tác động của các đập trên đầu nguồn con sông này đối với các khu vực hạ lưu, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, vựa lúa nổi tiếng của nước ta, ông đã tìm mọi cách để đi đến khảo sát cụ thể tận nơi dù bị phía Trung Quốc ngăn cấm gay gắt.

    Kết quả chuyến đi dũng cảm và công phu này của ông là một cuốn sách rất quan trọng,có tên “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”, báo động hai nguy cơ lớn nay đã hành hiện thực: sông Mê Kông thiếu nước gây ra hạn hán và tai họa xâm mặn tàn phá đồng bằng Tây Nam Bộ, và việc Trung Quốc quấy phá ở biển Đông.

    Câu chuyện của nhà văn Ngô Thế Vinh bắt đầu bằng một chi tiết sâu sắc và cảm động: sống ở Mỹ, từng ngày chăm chú hướng về quê hương, một hôm ông đọc trên báo tin người ta bắt được một con cá đuối ở Đồng Tháp. Ông giật mình: cá đuối bị bắt ở Đồng Tháp, tức là sông Mékông ở Tây Nam Bộ đã bị nhiễm mặn! Ông quyết đi tìm cho đến ngọn nguồn của hiện tượng nguy hiểm này, bất chấp mọi che giấu, cản trở hiểm độc của nhà cầm quyền Trung Quốc … Tôi rất mong cuốn sách quý “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”… của Ngô Thế Vinh - và nhiều tác phẩm quan trọng tiếp sau của ông, cũng về đề tài này – sẽ được in chính thức và rộng rãi ở trong nước ...

    Tuy nhiên, mặt khác cũng không thể bỏ qua một yếu tố không kém phần quan trọng trong tình trạng hạn hán và thiếu nước trầm trọng đang hoành hành hiện nay – mà chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng từ hàng chục năm trước, với công luận và với cả các cơ quan Chính phủ, đó là chuyện rừng Tây Nguyên.

    Tây Nguyên, như ai cũng biết, là nóc nhà của Đông Dương. Và chỉ có nước từ nóc nhà Tây Nguyên đổ xuống các vùng chung quanh, chứ không có nước nào chảy ngược lên được nóc nhà Tây Nguyên. Một trong những đặc điểm của địa hình Tây Nguyên, là đường phân thủy trên cao nguyên rộng lớn này nằm xế hẳn về phía Đông, tức sườn Tây Trường Sơn rộng hơn hẳn sườn Đông Trường Sơn, có nơi gấp ba, bốn lần. Cũng tức là nước từ Tây Nguyên đổ về các sông ở miền Nam Trung bộ (như Thu Bồn, Trà Khúc, Đà Rằng …) ít hơn hẳn nước đổ về phía Tây, về sông Mé Kông, để từ đó đổ về Nam Bộ. Cũng có thể nói, nước của Tiền Giang, Hậu Giang, nước ở Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau … cũng là nước Tây Nguyên …

    Và, cũng hoàn toàn có thể nói: rừng, nhân tố giữ nước quan trọng nhất của Tây Nguyên, cũng góp phần quan trọng quyết định đối với sự giàu có hay nghèo kiệt của Nam Bộ nói chung, đặc biệt của vựa lúa Tây Nam Bộ (chứ không chỉ đến Nam Trung Bộ, như lâu nay ta vẫn tưởng).

    Mà rừng Tây Nguyên thì thế nào?

    Có thể nói rất gọn: rừng tự nhiên gần như hoàn toàn không còn! Đã bị phá sạch! Và chỉ có rừng tự nhiên, với hệ thực vật đa dạng, nhiều loại cây đan chen (khiến sâu không thể phát triển, mỗi loại sâu chỉ ăn được một loại cây), nhiều tầng, nhiều lớp thực vật … mới thật sự có tác dụng giữ nước. Để khi mưa xuống, thì nước không ào ào quét đi ngay một lúc, thành lũ hung dữ tàn phá … Mà thấm sâu xuống lòng đất, tằn tiện lưu tích lại ở đấy, giữ độ ấm giàu có cho đất, và từ từ, kiên trì theo các mạch ngầm rỉ rả mà vô tận quanh năm tiếp nước cho các dòng sông, cho các vùng đồng bằng hạ lưu…

    Nhân đây, cũng xin nói luôn mấy chuyện.

    Rừng tự nhiên Tây Nguyên bị tàn phá kiệt quệ như hiện nay, rất khó tái sinh, dù là rừng nhiệt đới. Bởi trong rừng không phải cây nào cũng như cây nào, có những cây thông thường, có những cây được gọi là cây “nòng cốt”, còn có cây “nòng cốt” thì rừng mới tái sinh được. Rừng Tây Nguyên bị tàn phá đến kiệt quệ như hiện nay, theo nhièu chuyên gia, sẽ không biến thành sa mạc cát, như kểu Gobi hay Sahara, mà thành loại rừng gai lúp xúp. Chẳng lẽ chúng ta muốn để lại cho con cháu một cao nguyên toàn rừng gai lúp xúp!

    Tôi vừa đi Kontum về. Kontum là tỉnh có một số ít khu rừng còn tương đối khá, như ở Ngọk Linh, Vi-ô-lắc … Tuy nhiên, năm nay trở lại, càng thấy ngay ở đây, rừng cũng đã bị phá đến kinh hoàng. Đồi núi đều trọc. Trong khi TP Hồ Chí Minh 30-32 độ , thì ở đây đã 35-36 độ. Hạn hán, thiếu nước và nóng gay gắt ngay ở Tây Nguyên năm nay đang rất nghiêm trọng.

    Cũng cần nói về việc trồng cao su. Phát triển cao su hiện nay ở Tây Nguyên đã vượt quá ngưỡng vùng đất ấy có thể chịu đựng được. Và cần khẳng định, cao su không phải là rừng, không thể coi là rừng. Cao su là loại cây rễ cọc, không có tác dụng giữ nước. Dưới cây cao su cũng không có cây gì còn mọc được, đến cả cỏ. Chủ trương gọi là “cho phép chuyển rừng nghèo sang trồng cao su” cách đây mấy năm là rất tai hại. Lập tức rừng già bị khai là “rừng nghèo”, và đấy là một thời kỳ phá rừng dữ dội nhất ở Tây Nguyên.

    Cà phê cũng đã được trồng quá mức, gây phá rừng. Và càng chắc chắn cà phê không phải là rừng, không thay thế được rừng để giữ nước…

    Mất rừng ở Tây Nguyên đến kiệt quệ như hiện nay, ngoài những nguyên nhân có tính chất “kỹ thuật”, còn do những nguyên nhân xã hội sâu xa, xuất phát từ những chủ trương lớn không được nghiên cứu, cân nhắc đủ thận trọng. Trong đó, theo tôi, có hai việc lớn:

    Từ xa xưa, và cho đến tận năm 1975, xã hội Tây Nguyên đã tồn tại bền vững trên cơ sở một cấu trúc xã hội đặc trưng, lấy làng làm đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất. Làng tồn tại bền vững trên nền tảng kinh tế, vật chất là quyền sở hữu tập thể của cộng đồng làng đối với đất và rừng.

    Ở Tây Nguyên, từ xa xưa, hoàn toàn không có rừng vô chủ. Từng tấc rừng đều thuộc về một làng cụ thể. Người ta gọi đó là không gian xã hội, hay không gian tồn tại của làng ... Chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng Tây Nguyên từ sau năm 1975, là tước đi mất cái nền tảng vật chất của làng. Làng Tây Nguyên tất yếu đổ sụp. Văn hóa cũng không thể còn, chỉ còn văn hóa diễn và giả.

    Làng mất đất thì tan, con người trở nên bơ vơ, thụ động.

    Theo tôi, nói văn hóa Tây Nguyên, là nên nói như thế, cho đến đó. Chứ không chỉ dừng ở những hình thức đep đẽ bên ngoài, như cồng chiêng, nhà rông …

    Cũng cần khẳng định chỉ có làng, làng làm chủ đất và rừng thật sự của mình, thì mới giữ được rừng. Không chủ sở hữu nào làm được điều đó. Đấy là kinh nghiệm thực tế của hơn 40 năm qua.

    Đi đôi với chủ trương quốc hữu hóa đất và rừng tai hại, là chủ trương đưa dân lên Tây Nguyên với tốc độ và cường độ quá lớn, khiến dân số Tây Nguyên trong thời gian ngắn, tăng lên hơn 5 lần, đặc biệt làm cơ cấu dân cư đảo lộn lớn và đột ngột, hiện nay chỉ còn khoảng 20% người của các dân tộc tại chỗ. 80% đã là người Kinh. Các dân tộc tại chỗ không còn vai trò chủ thể trong đời sống và phát triển của Tây Nguyên.

    Theo tôi, đấy là những sai lầm lớn, đến mức khó quay ngược trở lại.

    Và hôm nay, ta đang chứng kiến một trong những hậu quả không thể ngờ: Đồng bằng Nam Bộ, vựa lúa sống còn của cả nước, đang khô cháy và mặn chát … vì mất rừng Tây Nguyên!

    Một bài học thật lớn, thật cay đắng, về cả tự nhiên lẫn xã hội!

    Lần này, đã học được chưa?
     
  8. litono

    litono Advanced Member

    Joined:
    2/5/08
    Messages:
    2.057
    Likes Received:
    17
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Cám ơn bác Lamsaigon đã chia sẻ, anh em mình ai ai cũng hiểu nhưng lực bất tòng tâm, suy nghĩ chỉ để mà buồn thêm thôi bác.
    Thôi anh em mình cố gắng làm "người tử tế" trong khả năng cho phép bác ạ. :mrgreen:
     
  9. lenamvl

    lenamvl Advanced Member

    Joined:
    5/3/14
    Messages:
    4.874
    Likes Received:
    1.823
    Các cụ có nói " nước đến chân mới nhẩy ".
    Bây giờ thanh niên hay nói " Hà Nội không vội được đâu "
     
  10. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    20
    Location:
    VietNam/US.
    Cám ơn bác litono đã có lời, bác nói quá đúng luôn...anh em mình cố gắng làm " người tử tế" như ai kia đã nói sau cuộc hạ cánh an toàn nhỉ.
    Em nhớ nhạc sĩ TCS đã từng nói sống trên đời sống cần có một tấm lòng, dù chẳng để làm gì dù chỉ để gió cuốn đi... Nếu trong mỗi người chúng ta có ý thức, có trách nhiệm và lòng tự trọng thì xã hội mình tốt đẹp biết chừng nào. Điều đó tưởng chừng như đơn giản vậy mà bây giờ đã trở thành của hiếm, quý.
    Em biết bác nói đúng và rất đúng em xin phép trích "anh em mình ai ai cũng hiểu nhưng lực bất tòng tâm, suy nghĩ chỉ để mà buồn thêm thôi bác" Tuy nhiên em lại đọc đâu đó câu đại loại như này "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt" trích của Martin Luther King.
    Bác lenamvl vui tính quá, cám ơn bác đã có lời...
    Em xin chia sẻ thêm bài viết đề mọi người đọc thư giãn cuối tuần nha...
    (Dear mod nếu thấy bài này nhạy cảm xóa dùm em, thank you.)
    link: https://nhacsituankhanh.wordpress.com/2 ... -quai-vat/

    Đối diện con quái vật
    Thái độ công dân đối với quốc gia mình, phản ánh rất nhiều điều để nghĩ. Nó có thể người người hân hoan vỗ tay cười, và có thể khiến từng cá nhân gục mặt khóc âm thầm.

    Tháng 11/2015, sau khi nước Pháp bị tấn công bởi quân IS, số lượng thanh niên xin tòng quân để bảo vệ tổ quốc và đáp trả lại những kẻ đã giết hại đồng bào mình tăng gấp bốn lần. Các cơ sở tuyển quân của Pháp cho biết họ bất ngờ trước các lời xin nhập ngũ và các thư thắc mắc về tiêu chuẩn nhập ngũ lên đến 1500 hồ sơ, mỗi tuần. Theo ước tính, từ đây đên năm sau, Pháp sẽ nhận thêm 25.000 tân binh nữa. Hầu hết các lý do trong đơn xin nhập ngũ, được ghi rõ rằng họ muốn bảo vệ tổ quốc mình.

    Tổ quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.

    Nước Pháp không phải là ngoại lệ. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ cũng đã khiến tinh thần ái quốc của người Mỹ đa chủng tộc lên cao bất ngờ. Các thống kê cho thấy chỉ một tháng sau vụ đánh vào toà tháp đôi, trang mlive.com cho biết hàng chục ngàn thanh niên đã xin đăng lính vào nhiều binh chủng, đặc biệt ghi rõ là họ sẳn lòng đi đến bất cứ nơi đâu để tiêu diệt kẻ tấn công vào đất nước mình, người dân của mình. Năm 2002, nước Mỹ đón nhận thêm 80.000 tân binh. Tình trạng bùng nổ bất ngờ này làm gợi nhớ số lượt đăng lính tăng vọt sau vụ người Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941.

    Đọc những tin tức này, những ai yêu lẽ phải và mang trong mình lòng tự hào dân tộc đều có thể ứa nước mắt vì xúc động. Dâng hiến cuộc sống cho tổ quốc mình và giờ phút nguy nan, là niềm hãnh diện và cao quý mà không phải nền giáo dục nào, văn hoá nào cũng có thể may mắn có được.

    Đã từ nhiều năm nay, các bản tin về tàu "Lạ" tấn công ngư dân Việt mỗi lúc càng nhiều, càng hung hãn. Tàu “bạn hữu nghị” từ phương Bắc tràn xuống, cướp, giết, bắt cóc… kể cả bao vây đường biển của Việt Nam – nói chính xác là một cuộc xâm lăng trong thời đại mới. Thanh niên Việt trong đời sống xã hội ngày nay đã làm gì?

    Thật kinh ngạc, tăng dần theo thời gian là số lượng cha mẹ đưa con cái đi du học, đi xa đất nước như một cuộc đào thoát lớn lao và kiên nhẫn, bao gồm trong đó là các bậc phụ huynh có chức vụ, miệng luôn hô hào xây dựng đất nước và tồn tại hoà bình, 16 chữ vàng với Bắc Kinh.

    Bối cảnh Việt Nam luôn thấp thỏm trước các lời đe doạ sẽ bị tiến và chiếm trong 24 giờ từ báo chí chính thống TQ, thì thống kê cho thấy nạn trốn nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam cũng tăng cao bất ngờ. Thậm chí. Trên các trang mạng xã hội, giới thanh niên nồng nhiệt bàn với nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự. Thậm chí cẩm nang có 17 cách thoát chuyện đi lính được chia sẻ khắp nơi. Mệt mỏi đối phó với tình trạng này, năm 2013, Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cũng đã từng đề nghị cho phép hợp pháp việc không phải đi lính, bằng việc đóng tiền thế thân.

    Quả là một nghịch cảnh mà lịch sử Việt Nam từ thời sơ khai đến giờ mới có. Một dân tộc từng đánh bại mọi quân đội ngoại bang, ngay cả lúc túng cùng nhất, lại rơi vào thảm cảnh như vậy. Lẽ nào dân tộc Việt Nam hôm nay không còn yêu nước, hay không còn tin vào những món hàng vũ trang quân sự “khủng” hàng đầu thế giới vẫn được thông tin là đã về đến, đã trang bị cho cho quân đội nước mình?

    Đây là một vấn đề thật đáng suy nghiệm lâu dài, nhưng để trả lời nhanh, rõ ràng con người đang mất niềm tin. Trong mọi sự hy sinh cho tổ quốc mình, chắc chắc nhân dân không ngại, nhưng họ muốn sự dâng hiến của mình phải có ý nghĩa. Và thật là xxx ngốc, nếu chết không cho ai, để làm gì, và chết thay một cách xxx ngốc.

    Ngày 26/11/2015, thêm một ngư dân Việt bị bắn chết thảm thương trên biển ở Trường Sa, Quảng Ngãi. Ông bị bắn không có thông báo, không có lời cảnh cáo, bị bắn đến 2 phát đạn vào một cơ thể chỉ biết quăng lưới và thả câu.
    Người ngư dân này bị bắn chết trên biển, bởi niềm tin được thúc giục từ các nhà lãnh đạo trên bờ vẫn khẳng định rằng hãy cứ ra khơi và cứ đánh bắt như một cách “thực thi chủ quyền của tổ quốc”.

    Những người còn sống hãi hùng đã đưa thi thể của người ngư dân này về đất mẹ, thật cô đơn, vì bởi hàng trăm hải lý đầy kẻ thù đó, cũng có những tàu cảnh sát biển đi tuần tra “khống”, báo cáo láo để ăn tiền dầu, tiền hoạt động, để được vui vẻ an sinh trên bờ.

    Người ngư dân bị bắn chết ngày 26/11, đến ngày 30 thì thi thể mới giao được cho gia đình. Thế nhưng trong những ngày di chuyển về nhà, chiếc tàu cá này thật cô đơn vì chỉ có một mình, dù đã báo với bộ đội biên phòng chuyện mình bị tấn công và có người tử nạn. Không có tàu kiểm ngư nào ra đón, không có ai đi cùng nỗi kinh hoàng của họ trong chuyến quay về. Mọi trang thiết bị hiện đại trên biển luôn được lên giọng tuyên truyền, như chỉ nặng phần trình diễn cùng sự thờ ơ của chính quyền.

    Dân tộc Việt Nam hôm nay mới đáng thương làm sao, đi biển mà yếu ớt như trẻ nhỏ. Ai cũng có thể bắt nạt. Ai cũng có thể cướp và giết. Láng giềng thì mặt cười thân thiện, quay lưng thì tay súng, tay dao. Nhưng đáng thương hơn bao giờ hết là chuyện ngư dân chết trên biển đã ngày càng nhiều và thường hơn, còn những người trên bờ nghe chuyện tang thương ngoài khơi, giờ chỉ mệt mỏi, nhíu mày thương hại mà cũng không thấy cần phải làm gì.

    Người Việt Nam như đang được các chính sách đối ngoại ... tập quen dần thói quen ích kỷ, sợ mình bị mất mát, nhưng lại im lặng và chọn lựa thay thế bằng mất mát của những ngư dân nghèo khó. Nó giống như những câu chuyện cổ tích về các ngôi làng xưa phải hiến tế ai đó cho con quái vật để được yên. Vẫn có những người tin rằng việc hiến tế không bao giờ đến lượt mình, và mỗi ngày vẫn ăn ngon ngủ yên với những con cá đẫm máu đồng loại. Họ không muốn một cuộc chiến đối diện thẳng với con quái vật vì chỉ sợ mất mát cho riêng họ.

    Cũng như những ngôi làng khiếp nhược và u mê ấy, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng chúng ta sẽ mất – mất rất nhiều – thậm chí mất tất cả, mà các loại quái vật không cần mất sức cho bất kỳ một cuộc chiến tranh nào.

    Và những người lãnh đạo ngôi làng, nếu không có dũng khí để đối diện với cái ác để bảo vệ mọi người, thì họ tồn tại để... ???
     
  11. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    20
    Location:
    VietNam/US.
    Chào cả nhà, rất cám ơn mọi người đã đọc và viết phản hồi trong topic này. Như một ngoại lệ lẽ ra topic này đã bị đóng lại từ lâu, topic này đã nói lên một phần nhỏ hiện thực của xã hội ta ngày nay... Nhưng lý ra nó phải bị khóa, hoặc xóa đi theo đúng quy định của diễn đàn. thế mà nó vẫn được tồn tại cho tới hôm nay, đó là ngoài mong đợi của em. Điều này em phải cám ơn mod rất nhiều ... Cám ơn anh em đã bỏ công đọc, sau những giờ làm việc mệt mỏi và căng thẳng trong cuộc sống này, lẽ ra phải là cái gì đó nhẹ nhàng vui vẻ nhưng em lại đem đến sự nặng nề, u ám... Em thành thật xin lỗi mọi người và mod, cũng chỉ vì phút nông nổi và bức xúc nên mới có topic này. Vì VNAV của chúng ta là chia sẻ đam mê, và giải trí đơn thuần nên topic này tồn tại đã là trái với tiêu trí đề ra...
    Hôm nay em xin chia sẻ một bài cuối và xin phép cả nhà cho em khép topic này lại. Nếu đã làm phiền ai đó, mong bỏ qua và thông cảm cho em. ( Thật ra còn rất nhiều điều em muốn nói và chia sẻ, tuy nhiên em không muốn mọi chuyện đi quá xa và cũng không muốn làm khó cho mod và diễn đàn.)
    Xin cám ơn.
    Lamsaigon. :D

    Vào link này sẽ chi tiết hơn, website chính thống của giaoduc.net.vn http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Doi- ... t166830.gd

    Khi trẻ em bị gieo mầm dối trá và bạo lực​



    Mo Bo, một trong những người từng là Hồng vệ binh trong thời cách mạng văn hoá ở Trung Quốc đã nói rằng ông cùng rất nhiều bạn bè của mình trở thành những kẻ hoài nghi và mất hoàn toàn niềm cảm hứng với cuộc sống của mình, khi nhìn lại lịch sử và những gì mình đã tham gia.

    Mo Bo đã góp tiếng nói của mình trong các hồ sơ về kinh nghiệm bạo lực tuổi thiếu niên trên tạp chí New Internationalist, sau khi đến Anh học ngành nghiên cứu về ngôn ngữ, định cư ở đó.

    “Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi rơi vào tình trạng hoài nghi, luôn hoài nghi và không còn ai có thể nói với chúng tôi về lý tưởng được nữa, vì chúng tôi sợ hãi mình sẽ rơi vào một vòng xoáy, tạo ra những điều kinh hoàng khác”, ông Mo Bo nói, những kinh nghiệm “kinh hoàng” mà ông ta nói đến là ký ức của thời niên thiếu, khi ông mới 14 tuổi.

    Tài liệu trên thư viện điện tử AsianHistoryAbout cho biết vào thời Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc từ năm 1966 – 1976, tư tưởng của Mao Trạch Đông đã tập hợp được hàng chục triệu Hồng vệ binh trẻ tuổi, có người chỉ mới 12 tuổi.

    Nhiệm vụ khởi đầu của các đứa trẻ đó là nhận lấy những quyền lực mà thầy cô, bạn bè, nhà trường phải e dè.

    Từ chuyện hạch sách những người bạn cùng lứa về kỷ luật học sinh, dần dần chúng phát triển đến chuyện theo dõi quan điểm của thầy cô để tố cáo, lập thành tích.

    Không khác gì những câu chuyện điện ảnh kinh dị của Hollywood về các đứa trẻ là hiện thân của quỷ, những Hồng vệ binh trẻ tuổi đó đã phấn khích tràn ra đường, đánh đập thầy cô của mình, lục soát nhà bạn bè mình, đập phá chùa chiền và các di tích cổ, cũng như góp phần vào đại nạn thảm sát hàng chục triệu người trong giai đoạn đó.

    Mới đây, báo Tuổi Trẻ có đưa ý kiến của một giáo viên về chuyện nạn Cờ Đỏ trong các nhà trường.

    Đây không phải là ý kiến đầu tiên được nói lên, mà lâu nay đã là những điều băn khoăn của giới phụ huynh và các nhà xã hội học, rằng việc trao cho những đứa trẻ trong cùng một môi trường công việc rình mò, theo dõi bạn bè mình và quyền lực “báo cáo” để trừng phạt có phản lại giá trị giáo dục chung hay không?

    Hơn nữa, bệnh thành tích và quyền lực giả tạo đó tạo nên những ảo tưởng và sự dối trá như một thói quen cho những đứa trẻ, sẽ tạo ra những nhân cách và phẩm chất gì cho xã hội trong tương lai?

    Nhưng không phải chỉ có những đứa trẻ bị trao quyền lực sớm bị tổn thương tinh thần, mà cả những đứa trẻ khác trong môi trường đó cũng bị ảnh hưởng.

    Bằng cách làm thân, cầu cạnh, hoặc “lót tay” cho các thành viên đội Cờ Đỏ để không bị ghi sổ khi đi học quên mang khăn quàng, cũng tạo nên một môi trường phản giáo dục và lừa dối thầy cô.

    “Không chỉ học sinh sợ thành viên trong đội Cờ Đỏ mà chính thầy cô giáo cũng không muốn làm mất lòng các em đó, bởi chúng nắm trong tay quyền sinh sát của lớp”, cô giáo Phạm Huyền, tác giả của bài viết đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 3/4/2016, với tựa đề Đội Cờ Đỏ – “ngáo ộp” trá hình ở trường học đã nói đủ hết hiện trạng của nhiều trường học hiện nay, với chỉ vài dòng chữ.

    Trong tài liệu về vệ sinh học đường Việt Nam do UNICEF tài trợ từ năm 2006, có tên “Formative Hygiene Research” với nhóm nghiên cứu hỗn hợp nhiều quốc gia, cũng ghi nhận việc theo dõi các bạn học sinh có “đủ vệ sinh” trong trường hay không, được giao cho các đội Cờ Đỏ (bản tiếng Anh viết là Red Flag Team) ghi vào sổ báo cáo, và rất nhiều em học sinh rất vui mừng khi trở thành người có quyền nhận xét ấy.

    Trong sách nghiên cứu về nền giáo dục Việt Nam, có tên Vietnam’s Political Process: How Education Shapes Political Decision Making (2009) của Casey Lucius, giáo sư của trường Naval War College – và từng là trợ lý dự án cho toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bà cũng giới thiệu về “mô hình” khá đặc biệt về các đội Cờ Đỏ trong các trường học Việt Nam, thường được giới thiệu với tư cách “trợ giúp” cho các học sinh bạn.

    Mô hình đội Cờ Đỏ này từ khi xuất hiện xuyên suốt trong cả nước vào năm 1976, đã vô hình trung vô hiệu hoá các công việc của đội ngũ thầy cô giám thị, giáo viên kỷ luật… cũng như các chức danh lớp phó kỷ luật, lớp phó học tập, lớp phó thi đua… và hiển nhiên biến hình thái nhóm theo dõi và kiểm tra, thậm chí quyết định giá trị của bạn cùng lứa, trở thành một cơ cấu chính trị trong một môi trường giáo dục.

    Cựu thành viên Hồng vệ binh Mo Bo nói rằng thời tuổi trẻ, ông tin rằng những điều mình làm là tạo ra con người và xã hội tốt đẹp.

    Cuộc gặp mặt những người bạn cùng thời, sau đó 50 năm, chỉ đem lại một cảm giác chua chát và niềm ước muốn tuyệt vọng: phải chi họ có được một cuộc sống học đường bình thường.

    Điều họ mang nặng là tuổi thiếu niên của mình, họ là những kẻ bị gieo mầm dối trá và bạo lực, khiến hôm nay họ ngại ngùng với cả con cháu.

    Trong sự cuồng điên và nhiệt thành của mình, các thiếu niên được trao quyền lực ấy luôn là ngọn lửa âm ỉ của nạn bùng phát bạo lực thiếu lý trí.

    Lịch sử Trung Quốc ghi nhận rằng hàng triệu các di tích và văn hoá cổ quý giá của đất nước này bị tiêu diệt. Nhiều học giả và giáo sư bị đánh đập chôn sống bởi chính các học sinh và sinh viên của mình, mà ngày hôm qua họ chỉ mới làm nhiệm vụ nhỏ bé là theo dõi và ghi chú về trường học của mình.

    Rất nhiều bậc cha mẹ đã khóc và nói rằng họ đã thiếu dứt khoát và tri thức để ngăn con em mình tham gia các đội học sinh được giao quyền hành động ấy.

    Một khi môi trường giáo dục bị chi phối bởi những hoạt động không thuần tuý giáo dục, mà nặng về răn đe và trừng phạt, tức môi trường của trẻ em đã bị xoá mờ ranh giới của trừng giới và học đường.

    Có thật sự các ngôi trường Việt Nam cần phải giao việc và quyền, khác với tôn chỉ của mình, cho các học sinh?

    Ở thế kỷ 21, việc mơ ước rằng các ngôi trường trên đất nước này chỉ có giáo dục – và thuần tuý giáo dục mà thôi – có phải là một điều quá nhiêu khê?


    Em xin phép khép topic này lại, cám ơn mọi người đã quan tâm.
     
  12. nhthanh

    nhthanh Advanced Member

    Joined:
    30/7/10
    Messages:
    575
    Likes Received:
    21
    @Lamsaigon
    Những bức xúc, trăn trỡ của bác là đại diện điển hình của biết bao nhiêu người VN, của bấy nhiêu ae vnav trên này, mặc dù không có nhiều bài post phản hồi chia sẽ cùng bác trên đây nhưng em chắc rằng mọi người đang quan tâm topic này của bác và em cũng không ngoại lệ, có lẽ chính vì ae giữ được sự điềm tỉnh, có chừng mực mà topic được tồn tại đến hôm nay.
    Giống như bài kết của bác, trên đây chỉ là vài "câu chuyện" điển hình thôi chứ thực tế còn rất nhiều vấn đề tương tự cứ tiếp diễn hằng ngày mà trong mỗi chúng ta cứ hy vọng 1 ngày nào đó các vấn đề này sẽ được cải thiện tốt hơn và lại 1 lần nữa chúng ta lại đặt 1 hy vọng vào action của "ê-kíp" mới mặt dù rất nhỏ nhoi và trong khi chờ đợi các action trở thành hiện thực thì trước tiên trong mỗi chúng ta luôn tự nhủ rằng phải sống tử tế như bác litono đã nói trên :wink:
     
  13. Lamsaigon

    Lamsaigon Advanced Member

    Joined:
    5/12/08
    Messages:
    684
    Likes Received:
    20
    Location:
    VietNam/US.
    @nhthanh.
    Cám ơn bác đã có lời, bác viết rất hay bác hiểu cũng rất nhiều, có một người đọc như bác là may mắn cho người lập topic. Ngoài ra phải kể đến các bác đã đọc, nhưng ngại không muốn nêu danh trong topic này và các mod đã nhẹ tay để topic tồn tại tới bây giờ, rất cám ơn mọi người.
    Nói thật với bác, em còn rất nhiều vấn đề muốn viết, muốn chia sẻ thêm. Nếu viết và chia sẻ hết ra đây có lẽ cả chục trang chứ không dưới :D . Thế nhưng mình cũng phải biết đủ và biết dừng đúng lúc.
    Chỉ mong ước khi lập topic này là để những người đã biết, đã quan tâm đến quê hương dân tộc thì biết thêm và quan tâm thêm chút. Những ai chưa biết, chưa quan tâm thì bây giờ biết và quan tâm... Để làm gì? Chẳng để làm gì cả, chỉ để biết, để sống đẹp, sống "tử tế"... "Biết" trong mọi trường hợp nó vẫn tốt hơn là không biết. Diễn đàn mình hình như có hơn 60.000 thành viên chia đều trong cả nước, nếu mỗi thành viên chúng ta đều cố gắng sống đẹp, sống tử tế, sống ý thức và trách nhiệm. Nhận biết rõ ai là "bạn" ai là "thù" thì ngày quê hương trở mình sẽ không phải là chuyện hão huyền hay hoang tưởng. Thiên hạ ra sao kệ thiên hạ, mình cố gắng là những hương thơm lan tỏa, từng chút một, từng chút một, từng chút một...
    Em cũng như bác trông chờ vào "e-kip" mới, hy vọng và hy vọng... dù cũng rất mỏng manh.
    Có một sự so sánh nhẹ nhàng mà hơn trăm ngàn lời nói. Em đọc trên báo dantri.com.vn, để hiểu được thể chế khác biệt nó tạo ra xã hội khác biệt như thế nào. Tuy cùng nòi giống, văn hóa, truyền thống, trí tuệ…
    Điều đó một lần nữa khẳng định cho những ai còn hồ nghi, còn giữ quan điểm xưa cũ rằng những người làm chủ "gia đình" không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến sự phát triển, tương lai cũng như vận mệnh của một “gia đình”.
    Link: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/nhung-c ... 916895.htm

    Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền kể từ cuối Chiến tranh Thế giới thứ 2. Kể từ đó, CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc và Hàn Quốc ở phía Nam phát triển theo hai con đường khác nhau.

    Dưới sự lãnh đạo của các chính phủ thân Mỹ nối tiếp nhau, Hàn Quốc vươn mình trở thành một cường quốc kinh tế, một trong những thành viên dẫn đầu của nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới G-20. Những công ty Hàn Quốc như Samsung, Hyundai, hay LG đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

    Trong khi đó, Triều Tiên phát triển nền kinh tế theo hướng tự cung tự cấp, đóng kín, và gặp rất nhiều khó khăn.

    Báo The Guardian vừa đưa ra một loạt số liệu cho thấy sự đối lập giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, cả về mặt kinh tế và xã hội:

    - GDP của Hàn Quốc, tính theo đồng giá sức mua (purchasing power parity – PPP) là 1.622 tỷ USD, so với mức 40 tỷ USD của Triều Tiên.

    - Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Hàn Quốc là 2,7%. Con số này của Triều Tiên là 0,8%.

    - GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc là 32.400 USD/người/năm. Ở Triều Tiên, con số này là 1.800 USD/người/năm.

    - Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc là 552,6 tỷ USD, so với mức chỉ 4,71 tỷ USD của Triều Tiên.

    - Kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc là 514,2 tỷ USD, so với mức 4 tỷ USD của Triều Tiên.

    - Tỷ lệ tử vong trung bình ở trẻ sơ sinh ở Hàn Quốc là 4,08/1.000. Đối với Triều Tiên, tỷ lệ này là 26,21/1.000.

    - Tuổi thọ trung bình ở Hàn Quốc là 79,3 tuổi. Người Triều Tiên thọ trung bình 69,2 tuổi.

    - 81,5% người Hàn Quốc truy cập Internet, so với tỷ lệ chưa đầy 0,1% người Triều Tiên được vào mạng.

    - Theo hãng tin BBC, người Triều Tiên thường thấp hơn từ 3 – 8 cm so với người Hàn Quốc cùng độ tuổi.

    - Hàn Quốc có 655.000 binh sỹ đang phục vụ trong quân đội. Trong khi đó, quân đội Triều Tiên có 1,19 triệu quân nhân.
    ….

    Mặc dù vậy, việc so sánh con số giữa Hàn Quốc và Triều Tiên chắc chắn phản ánh chính sách kinh tế có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào sau 50 năm. Sự khác biệt này khiến việc thống nhất hai miền Triều Tiên càng trở nên khó khăn.

    Khi nước Đức thống nhất, GDP bình quân đầu người của Đông Đức ở mức 40% so với ở Tây Đức. Hiện nay, GDP bình quân đầu người của Triều Tiên chỉ bằng khoảng 5% so với Hàn Quốc.

    Xin cám ơn mọi người đã đọc, em xin phép không trả lời trong topic này nữa để đúng nghĩa là khép lại.
    Chúc cả nhà được mạnh khỏe, bình an.

    Lamsaigon. :D
     
    tqc79 and Nghĩa Teppy like this.
  14. kdtrieuan

    kdtrieuan Approved Member

    Joined:
    14/4/16
    Messages:
    6
    Likes Received:
    0
    vì cái lợi trước mắt mà người việt mình đang tự giết hại lẫn nhau
     
  15. Chương Audio

    Chương Audio Advanced Members

    Joined:
    29/8/14
    Messages:
    129
    Likes Received:
    4
    viết tiếp đi bác lamsaigon bài hay và ý nghĩa, thời điểm này xã hội cũng cần nhiều con người như bác ! chúc bác sức khoẻ bằng an .
     
  16. meoden

    meoden Advanced Member

    Joined:
    13/9/08
    Messages:
    311
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    thứ nhì thế giới về ung thứ, thứ nhì về ô nhiễm, có 2 bạc rồi, có cần cố gắng vàng không
     
  17. meoden

    meoden Advanced Member

    Joined:
    13/9/08
    Messages:
    311
    Likes Received:
    2
    Location:
    Hà nội
    em quên, đứng thứ 2 từ dưới lên về mức độ đóng góp cho nhân loại, hơn đc chú Syria đang nội chiến. Mấy hôm nữa diệt IS xong thì ta sẽ được thứ bét
     
  18. litono

    litono Advanced Member

    Joined:
    2/5/08
    Messages:
    2.057
    Likes Received:
    17
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    So với Triều Tiên thì seo các pác? :mrgreen:
     
  19. snel

    snel Advanced Member

    Joined:
    13/1/09
    Messages:
    890
    Likes Received:
    149
    Trong suy nghĩ của đa số người Việt đều có chung suy nghĩ rất chán về Việt Nam.
    Thay đổi đc suy nghĩ này theo chiều hướng tích cực là việc cực khó không của riêng ai.
     
  20. pheulong

    pheulong Advanced Member

    Joined:
    11/1/07
    Messages:
    7.571
    Likes Received:
    18
    sau cm này em và bao gia đình VN khác vẫn phải tiếp tục sống,cs lạ lắm buộc phải thích nghi để tồn tại thôi :) .....kể cả vẫn phải dùng đồ TQ,vì nhiều món VN có làm được đâu :( mà đồ các nước phát triển quá đắt,lại phải hô khẩu hiệu quen thuộc......hãy là người tiêu dùng thông thái......đừng trông chờ vào chế độ :mrgreen:
     
  21. caoan

    caoan Advanced Member

    Joined:
    21/12/10
    Messages:
    2.781
    Likes Received:
    21
    Dù sao em vẫn phải sống, em thấy các bác viết văn hay thế các bác có giải pháp gì cho cuộc sống của mình và những người xung quanh tốt đẹp hơn bằng hành động thực tế không ạ, ngồi viết văn hay là truyền thống của người Việt Nam lên không thể trách nhà nước hay chế độ nói hay.....Tiên trách kỷ hậu trách nhân các cụ nói không sai đâu ạ....
     
  22. litono

    litono Advanced Member

    Joined:
    2/5/08
    Messages:
    2.057
    Likes Received:
    17
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Mần được thì đâu ai lên đây viết làm chi bác hehehe :mrgreen: :mrgreen:
     
  23. sonar4x

    sonar4x Advanced Member

    Joined:
    21/12/07
    Messages:
    786
    Likes Received:
    645
    Location:
    0983613218
    [/quote]
     
  24. DanielTran

    DanielTran Advanced Member

    Joined:
    26/1/07
    Messages:
    608
    Likes Received:
    147
    Location:
    Saigon
    Em ủng hộ các bác, nói cái gì tích cực, lạc quan đi ạ.

    Nhưng mà em nghĩ mãi chả ra được có cái gì đáng để lạc quan cả.

    Thôi đành lót dép hóng các bác chỉ điểm cho.
     
  25. mtbc

    mtbc Advanced Member

    Joined:
    11/9/06
    Messages:
    6.757
    Likes Received:
    2.193
    Location:
    Q3, Saigon
    Trước chỉ có vài người có bộ dàn khủng, nay thì có hàng trăm người.
    Còn dàn trung trung không còn là của hiếm.
    Thế chẳng lạc quan cho audiophile sao :)
     

Share This Page

Loading...