Mô hình hóa và mô phỏng mạch đèn điện tử

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by nonew, 5/7/07.

  1. datjbl

    datjbl Advanced Member

    Joined:
    17/6/10
    Messages:
    990
    Likes Received:
    1
    Location:
    The beginning of the Wind !
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Kính gửi bác nonew !
    Bác làm ơn cho hỏi , nếu ta muốn mô phỏng mộ OPT P.P thì ta phải làm thế nào ? Em đã chạy được như hình mẫu của bác cho OPT SE 845 mà bác giới thiệu , nhưng vấn đề ta có thể áp dụng phần mềm này cho OPT P.P ko ạ ?
    Cụ thể em muốn mô phỏng OPT cho EL 84 P.P , một bác cho em số liệu cuộn sơ khi đo là 30H, vậy ta còn phải đo Lm, Ra ... như thế nào đây , em chưa biết , rất mog bác và các bác khác chỉ dẫn giúp em với . Xin chân thành cảm ơn các bác !
     
  2. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Trước tiên xin giải thích thêm về OPT SE.
    Lấy ví dụ mô hình OPT-SE-5k/8ohm:
    Code:
    .SUBCKT OPT-SE-5k 1 2 3 4
    *  *1, 2-- primary winding,  *3, 4-- secondary winding
    Rp 1 11 100
    Rs 3 31 0.5
    Lp  11 2 30
    Ls  31 4 0.048
    K1  L1 L2 0.9995
    .ENDS
    Mô hình này chính là để mô tả sơ đồ mạch của OPT-SE-5k như trong hình vẽ xfmse.gif kèm theo.
    Rp, Rs, Lp đo được bằng đồng hồ.
    Ls suy ra từ công thức: Ls=Lp*Zs/Zp=30H*8/5000=0.048H hay 48mH
    K1 là hệ số ghép giữa 2 cuộn sơ-thứ và liên quan với điện cảm rò (leakage inductance) bằng công thức: k=SQRT(1-Lpr/Lp)
    Trong đó Lpr là điện cảm rò đo được ở sơ cấp khi nối tắt thứ cấp (TD: Lpr đo được là 30mH).
    K1=SQRT(1-0.03/30)~0.9995

    Đối với OPT-PP, chú ý bên sơ cấp gồm 2 cuộn mắc nối tiếp nhau, mỗi cuộn có trở kháng bằng 1/4 trở kháng sơ cấp nên hệ số tự cảm cũng bằng 1/4 của cả 2 cuộn.
    Lpp=30H --> Lp1=Lp2=30/4=7.5H
    Zp1=Zp2=Zpp/4=8000/4=2000
    Ls=Lp1*Zs/Zp1=7.5*8/2000=0.03H hay 30mH
    Giả sử điện cảm rò giữa 2 cuộn sơ cấp là 1mH, giữa 1 cuộn sơ và thứ là 5mH:
    K12=SQRT(1-0.001/7.5)~0.99993
    K13=SQRT(1-0.005/7.5)~0.99966
    K23=SQRT(1-0.005/7.5)~0.99966
    Sơ đồ tương đương của OPT-PP-8k như hình vẽ xfmpp.gif, mô hình như sau:
    Code:
    .SUBCKT OPT-PP-8k  1 2 3 4 5
    *1, 3-- primary winding, 2-- neutral,  4,5-- secondary terminal
    Rp1 1 11 100
    Rp2 2 21 100
    Rs 4 41 0.5
    Lp1  11 2 7.5
    Lp2  21 3 7.5
    Ls  41 5 0.03
    K12  L1 L2 0.99993
    K13  L1 L3 0.99966
    K23  L2 L3 0.99966
    .ENDS
     
  3. datjbl

    datjbl Advanced Member

    Joined:
    17/6/10
    Messages:
    990
    Likes Received:
    1
    Location:
    The beginning of the Wind !
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Kính gửi bác nonew :
    Bác có thể chỉ dẫn em cách dựng mô hình biến áp này trong Multisim giống như các bước bác đã dựng OPT 845 với . Em làm như các bước của 845 nhung kô chạy ra hình, em nghĩ chắc ta kô thể đưa nó vào TS-IDEAL đúng kô bác ? em đưa nó vào TS-XFMR-Tap , nó chạy ra số liệu khác với các số liệu bác đã đưa ra ở trên. Rất mong bác viết một bài hướng dẫn giống như làm với ví dụ về OPT 845 . Xin chân thành cảm ơn bác !
     
  4. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Hê hê, mô hình OPT-PP-8k phía trên em quên sửa lại tên các cuộn dây.
    Mô hình đúng sẽ là:
    Code:
    .SUBCKT OPT-PP-8k  1 2 3 4 5
    *1, 3-- primary winding, 2-- neutral,  4,5-- secondary terminal
    Rp1 1 11 100
    Rp2 2 21 100
    Rs 4 41 0.5
    Lp1  11 2 7.5
    Lp2  21 3 7.5
    Ls  41 5 0.03
    K12  Lp1 Lp2 0.99993
    K13  Lp1 Ls 0.99966
    K23  Lp2 Ls 0.99966
    .ENDS
     
  5. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Còn sau đây là trình tự em làm trong MultiSim:
    Chọn menu Tools, Component Wizard:
    Hiện ra cửa sổ "Component Wizard - Step 1 of 8: Enter Component Information":
    - Gõ vào ô "Component Name:" tên của biến áp là: "OPT-PP-8k".
    - Click vào "Simulation only (model)" vì không cần vẽ mạch in (tên cửa sổ lúc này chuyển thành "Component Wizard - Step 1 of 7").
    - Click vào nút "Next".
    Hiện ra cửa sổ "Component Wizard - Step 2 of 7: Enter Footprint Information":
    - Chọn số chân là 5.
    - Click vào nút "Next".
    Hiện ra cửa sổ "Component Wizard - Step 3 of 7: Enter Symbol Information":
    Bước này dùng để chọn hay vẽ lại ký hiệu của linh kiện nhưng em lười quá nên bỏ qua, khi nào siêng sẽ vẽ sau.
    - Click vào nút "Next".
    Hiện ra cửa sổ "Component Wizard - Step 4 of 7: Set Pin Parameters":
    Cứ để default
    - Click vào nút "Next".
    Hiện ra cửa sổ "Component Wizard - Step 5 of 7: Select Simulation Model":
    - Điền vào ô "Model Name" tên của mô hình, ở đây là: "OPT-PP-8k".
    - Copy toàn bộ code của mô hình trên và dán vào ô "Model Data"
    - Click vào nút "Next".

    Hiện ra cửa sổ "Component Wizard - Step 6 of 7: Set Mapping Information":
    Cứ để default
    - Click vào nút "Next".
    Hiện ra cửa sổ "Component Wizard - Step 7 of 7":
    Lưu lại mô hình vừa tạo vào User Database, Group Basic, Family OPT (nếu chưa có phải click vào nút "Add Family", gõ "OPT" vào ô "Enter Family Name", click "OK"):
    -Click vào "Family OPT" trong ô "Family Tree" và bấm vào nút "Finish"
    Thế là xong.
     
  6. SAA

    SAA Advanced Member

    Joined:
    9/4/06
    Messages:
    3.058
    Likes Received:
    3
    Location:
    Q.TB-Q.9 TPHCM
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Hướng dẫn quá chi tiết, làm ào ào xong liền mấy mô hình ... nhưng bây giờ em phải đi mượn cái đồng hồ đo Henri đây, ... Bác Hai ới ời :lol:
     
  7. datjbl

    datjbl Advanced Member

    Joined:
    17/6/10
    Messages:
    990
    Likes Received:
    1
    Location:
    The beginning of the Wind !
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Kính gửi bác nonew :
    Sau một thời gian mày mò trong multisim để tạo thư viện linh kiện mới mà không xong , em xin bác chỉ giúp em cách tạo linh kiện mới , ví dụ như TL783 chẳng hạn , đó chỉ là một ví dụ về bán dẫn , hoặc các loại tube mới , em vào cả phần help cũng kô xong , rất mong bác bớt chút thời gian hướng dẫn những người như em thao tác tốt trong phần mềm này , chân trọng cảm ơn bác ! chúc bác luôn mạnh khỏe !
     
  8. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Tạo linh kiện mới thì quan trọng nhất là tạo mô hình cho nó.
    - Với tube thì bác tham khảo kỹ trang đầu tiên của topic này để dùng CurveCaptor tạo model cho tube cần có.
    - Với các linh kiện khác thì phải nghiên cứu sâu về cách thức hoạt động của nó, tìm được các biểu thức mô tả hoạt động của nó thì có thể tạo mô hình toán cho nó (TD: mô hình biến áp).
    - Với các linh kiện bán dẫn thì thường phải dựa vào nhà sản xuất để tìm mô hình cho nó vì rất phức tạp.
    Có mô hình rồi thì tiếp tục xem kỹ trang 4 của topic này để tạo linh kiện mới trong Multisim.
    Ở các trang đó, em đã tạo sẳn các file doc mô tả chi tiết quá trình thực hiện, down về, in ra rồi từ từ ngâm cứu kỹ thế nào cũng ra.
    Chỉ cần đọc kỹ topic này là được (em viết tiếng Việt mà), không cần đọc help của Multisim đâu bác ạ (tiếng Anh khó đọc hơn nhiều).
    Chúc thành công.
     
  9. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Re:

    em nghe anh em hay nói là mình xem data, chọn áp Va tương tự như trong data khuyến cáo. còn dòng thì giảm đi phân nữa là ngon.

    ví dụ bóng 6dj8 chẳng hạn, thông số typical Va tầm 90V-100V, dòng 15mA. thực tế em thấy bóng này chạy 4-5mA hà/ ít có cha nào dám cho bóng này chạy lên 10mA, chứ đừng nói là chạy 15 mA. việc thay đổi áp dao động 10-20V, dòng thay đổi 1-2mA bóng này em thấy khó nghe ra quá :mrgreen:
     
  10. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    253
    Re: Re:

    Bác nghe ai nói vậy ? em nghĩ mãi chưa biết làm sao để " Va tương tự như trong data khuyến cáo thì làm sao mà giảm dòng đi 1 nửa được " ? nếu có làm được thì ảnh hưởng đủ thứ tới các thông số khác :mrgreen:

    người ta chế ra đèn mất bao công sức, cứ đúng điểm G ( Typical operation ) mà chạy bác ạ, đừng lăn tăn chi cho mệt .
     
  11. tcqanh

    tcqanh Advanced Member

    Joined:
    11/9/07
    Messages:
    8.015
    Likes Received:
    92
    Location:
    Q3, Sài Gòn
    Re: Re:

    em có thử qua 1 số đèn thì thấy cùng 1 loại đèn hãng khác nhau. độ mới khác nhau, ví dụ 12ax khi cắm vào thì áp anode và katot khác nhau chút chút. chắc do thiết kế khác nhau nên data khác nhau. ngay cả đèn cùng 1 hãng, 2 đời khác nhau cũng có thông số khác nhau.

    khổ là mình ít khi tìm đúng data cho đúng cái bóng mình có :D
     
  12. datjbl

    datjbl Advanced Member

    Joined:
    17/6/10
    Messages:
    990
    Likes Received:
    1
    Location:
    The beginning of the Wind !
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Vâng , em cảm ơn anh , em sẽ theo lời khuyên của anh , em không có ý định thiết kế gì cả , chỉ dùng multisim để mô phỏng các bản thiết kế của anh em nhờ em chạy kiểm tra , thú thật em cũng chưa đọc kỹ những trang của topic này do nóng ruột muốn thực hành ngay , em chân trọng cảm ơn anh, chúc anh luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
     
  13. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Bác btlinh có hỏi em một số vấn đề về xác định nội trở đèn. Em xin mạn phép gửi lên đây cho người quan tâm cùng xem.
    Hi hi, tui đâu có nói công thức Ri=Delta Ua / Delta Ia là tính R tải mà là bạn lấy delta(Ua) và delta(Ia) dựa vào đường tải 6k đã vẽ sẳn.
    Công thức Ri=delta(Ua) / delta(Ia) thì phải hiểu các giá trị lấy từ đường cong của đặc tuyến tại điểm làm việc.
    TD với hình vẽ kèm theo (hình thứ hai):
    Vì ở đoạn làm việc này, các đường đặc tuyến của đèn 3 cực gần như song song với nhau nên ta kẻ đường màu đỏ song song với các đường lân cận để thể hiện đặc tính làm việc của đèn khi lưới G1 là -90V.
    Trong hình eclipse màu xanh: áp G1 giữ nguyên là -90V, khi áp anode tăng từ 1000V lên 1100V thì dòng anode sẽ tăng từ 120mA lên 180mA. Tức là áp anode tăng 100V thì dòng anode sẽ tăng 60mA. Điều này có nghĩa là trong đoạn làm việc này, tại anode đèn giống như đang có 1 điện trở tương đương là 100V/60mA=1666 Ohm vậy (AC vì nếu DC thì ta có R=1000V/120mA=8333 Ohm).
    Khi ta chọn điểm làm việc tại nơi mà đặc tuyến nó cong queo như tại điểm Ua=1000V, Ia=20mA thì ta phải kẻ 1 tiếp tuyến với đường cong tại điểm đó (đường màu lục). Dựa vào tam giác gồm các điểm 1300V/100mA, 1300V/20mA, 1000V/20mA ta tính được nội trở của đèn tại điểm đang xét (hay độ dốc của đường thẳng này):
    Ri=delta(Ua)/delta(Ia)=(1300V-1000V)/(100mA-20mA)=300V/80mA=3750 Ohm
    Tạm thời bác quên đường tải 6k đi thì dễ nhìn ra vấn đề hơn.
     

    Attached Files:

  14. btlinh

    btlinh Advanced Member

    Joined:
    5/3/06
    Messages:
    369
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Re: Mô hình hóa và mô phỏng đèn điện tử

    Công thức Ri=delta(Ua) / delta(Ia) thì phải hiểu các giá trị lấy từ đường cong của đặc tuyến tại điểm làm việc.
    TD với hình vẽ kèm theo (hình thứ hai):
    Vì ở đoạn làm việc này, các đường đặc tuyến của đèn 3 cực gần như song song với nhau nên ta kẻ đường màu đỏ song song với các đường lân cận để thể hiện đặc tính làm việc của đèn khi lưới G1 là -90V.
    Trong hình eclipse màu xanh: áp G1 giữ nguyên là -90V, khi áp anode tăng từ 1000V lên 1100V thì dòng anode sẽ tăng từ 120mA lên 180mA. Tức là áp anode tăng 100V thì dòng anode sẽ tăng 60mA. Điều này có nghĩa là trong đoạn làm việc này, tại anode đèn giống như đang có 1 điện trở tương đương là 100V/60mA=1666 Ohm vậy (AC vì nếu DC thì ta có R=1000V/120mA=8333 Ohm).
    Khi ta chọn điểm làm việc tại nơi mà đặc tuyến nó cong queo như tại điểm Ua=1000V, Ia=20mA thì ta phải kẻ 1 tiếp tuyến với đường cong tại điểm đó (đường màu lục). Dựa vào tam giác gồm các điểm 1300V/100mA, 1300V/20mA, 1000V/20mA ta tính được nội trở của đèn tại điểm đang xét (hay độ dốc của đường thẳng này):
    Ri=delta(Ua)/delta(Ia)=(1300V-1000V)/(100mA-20mA)=300V/80mA=3750 Ohm
    Tạm thời bác quên đường tải 6k đi thì dễ nhìn ra vấn đề hơn.[/quote]

    Ok,
    Bi giờ em mới hiểu thế nào là FuKK :D
    Như vậy là bác tính Ri bằng cách vạch đường tiếp tuyến.
    Cảm ơn bác.
     

    Attached Files:

    • S&Ri.GIF
      S&Ri.GIF
      File size:
      22,1 KB
      Views:
      566
  15. NDBD

    NDBD Advanced Member

    Joined:
    8/9/07
    Messages:
    1.012
    Likes Received:
    6
  16. nonew

    nonew Advanced Member

    Joined:
    12/12/05
    Messages:
    703
    Likes Received:
    2
    Location:
    Gò-Vấp, Sài-Gòn
    Em có làm cái đó rồi, cũng vẽ ra được đặc tuyến đèn nhưng rất khó làm cho chính xác.
     
  17. buiducbac

    buiducbac Advanced Member

    Joined:
    25/6/09
    Messages:
    4.165
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Hôm nay em mới biết trang này, hay quá :D
    Em đang DIY pow 300B SE có gì nhờ bác chỉ dẫn giúp
    Thanks
     
  18. syen

    syen Advanced Member

    Joined:
    12/2/08
    Messages:
    6.770
    Likes Received:
    114
    Location:
    Bang KenKen
    Cụ mở hẳn 1 topic đê cụ ơi!
     
  19. audioz

    audioz Advanced Member

    Joined:
    21/3/13
    Messages:
    74
    Likes Received:
    6
    Em vô tình sợt được topic này, đọc chưa hiểu lắm, xin phép mod và các bác cho em đánh dấu để rảnh nghiên cứu, tìm hiểu.
     
  20. tas

    tas Advanced Member

    Joined:
    14/7/09
    Messages:
    77
    Likes Received:
    2
    Re: Bước 7

    em muốn hỏi tí, Ua ở đây chính là U đo tại anode hay là B+ ạ,
    Em muốn có câu trả lời để tính toán, vì nếu là U anode thì lúc đó dựa trên R load tính ra B+ phải là con số khác.
     
  21. Pointed

    Pointed Advanced Member

    Joined:
    1/12/08
    Messages:
    2.557
    Likes Received:
    65
    Location:
    ...Sáng áo bông ...Tối áo phông
    Re: Bước 7

    Viết đầy đủ ở đây phải là Uak bác ạ, là số đo hiệu điện thế giữa A và K của đèn
     

    Attached Files:

  22. tas

    tas Advanced Member

    Joined:
    14/7/09
    Messages:
    77
    Likes Received:
    2
    Re: Bước 7

    Chân thành cảm ơn bác Pointed. Và cảm ơn bác chủ thớt - Nonew
    Chúc bác một ngày vui!
     
  23. huylinh33333

    huylinh33333 Approved Member

    Joined:
    28/3/12
    Messages:
    13
    Likes Received:
    5
    Đã tải về, để dành nghiên cứu tiếp....
     

Share This Page

Loading...