Mê máy, mê film...

Discussion in 'Chụp phim' started by gianker, 15/4/11.

  1. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Như chị Style nói, bất cứ chiếc máy nào mà cho ra được ảnh thì chị ý đều thích hết... Search mạng, có hằng hà sa số các kiểu máy, đời máy tự cổ chí kim, từ box camera, pin hole, máy large format, máy medium format, máy 35mm, máy SLR, máy TLR, máy folding, máy rangefinder, watch camera, spy camera... mà bất cứ máy nào cũng cho ra ảnh được. Một bức ảnh đẹp đều có thể được chụp ra từ bất cứ chiếc máy ảnh nào. Và topic này em tạo ra để mọi người có thể chia sẻ những cảm xúc, kỷ niệm riêng cũng như hiểu biết về những máy ảnh mà mình yêu thích.
     
    Tags:
  2. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Em bắt đầu với cái sự mê máy của em :D

    Khi nào một chiếc máy ảnh 35mm vừa là RF và vừa là SLR?


    [​IMG]

    Thật khó tưởng tượng ra cơ cấu hoạt động của một chiếc máy ảnh vừa là Rangefinder và vừa là Single Len Reflex này! Nhưng mọi chuyện đều hoàn toàn có thể xảy ra.

    Mọi câu chuyện của thế giới thiết bị máy ảnh đều thay đổi khi người đàn ông mang tên Oskar Barnack thực hiện ý tưởng của mình và phát minh về một thiết bị chụp ảnh dùng khổ film 35mm nhỏ gọn và tiện dụng năm 1913. Chiếc máy ảnh đầu tiên ấy mang tên Leica và thời kỳ cực thịnh của nó và đến cả nay là những chiếc Leica dòng M – những chiếc máy ảnh Rangefinder. Nhắc đến Leica là nhắc đến những chiếc máy ảnh Leica M.

    Đến cuối thập kỷ 30, hệ thống máy ảnh 35mm với cơ cấu gương lật đơn – Single Len Reflex manh mún ra đời, với chiếc đầu tiên là Gomz Sport (1936) và Exacta Kine. Từ thời điểm này với những hoàn thiện về sau, những chiếc máy ảnh SLR này chiếm lĩnh phần lớn thị trường máy ảnh với những ưu điểm tuyệt vời của nó.

    Và khi nhắc tới máy ảnh 35mm, một là Range Finder và phần còn lại là SLR. Vẫn có nhiều chiếc máy ảnh với cơ cấu khác dùng film 35, nhưng không thông dụng và phổ biến nên ít được nhắc đến, chả hạn như máy ảnh song kính (Twin len Reflex) dùng film 35 như Contaflex của Zeiss Ikon, hoặc những chiếc TLR với back dùng cho film 35mm, hay những chiếc máy pano sau này.

    Trong khi Oskar Barnack bắt đầu làm việc cho Ernst Leitz Optische để thiết kế ra những chiếc Leica đầu tiên, thì vào năm 1918, tại Thụy Sỹ, công ty Pignon SA ra đời ở thị trấn Pallaigues. Công ty này tập trung sản xuất các linh kiện và thiết bị cơ khí chính xác cung cấp cho ngành công nghiệp đồng hồ nổi tiếng thế giới Thụy Sĩ. Cũng trong thời gian đó, một người đàn ông khác người Ukaina tên Bogobolskey (Jacquet Bolsey) vốn theo học ngành dược ở Geneva, nhưng với khả năng thiết kế trời phú, ông thành lập công ty Bol SA sản xuất các thiết bị máy quay phim. Bol SA được đổi lên thành Bolex sau này, và những chiếc máy quay Bolex về sau rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Một mối duyên trời định khi công ty Pignons muốn mở rộng ngành nghề kinh doanh và Jacquet Bolsey trở thành kỹ sư thiết kế chính của công ty này.

    Năm 1942, chiếc máy ảnh mang tên Alpa đầu tiên ra đời với nhãn hiệu Alpa Standard với ống kính cơ bản Angenieux 50mm f2.9. Chiếc máy ảnh Standard này hoạt động theo cơ cấu Coupled Range Finder, như những chiếc Leica lấy nét điểm vàng trước đó. Những chiếc máy ảnh này khi xuất cho thị trường Mỹ được đổi tên thành Bolsey hoặc Bolca. Những chiếc máy ảnh này hiện tại rất hiếm. Đến năm 1942, ở hội chợ Basel, chiếc máy ảnh đầu tiên sử dụng hệ thống gương phản chiếu Single Len Reflex được giới thiệu mang tên Alpa Reflex với góc nhìn 90 độ từ trên xuống, và tất nhiên, chiếc máy này vẫn là RF. Ở Mỹ thì mang tên Bolsey Reflex. Đây là một sự kết hợp đầu tiên giữa 2 cơ chế RF và SLR trong một chiếc máy film 35mm. Nhưng năm 1949, chiếc Alpa Prisma Reflex ra mắt với hệ thống gương phản xạ với góc nhìn 45 độ. Và chiếc máy này vẫn dùng hệ thống lấy nét Range Finder. Chiếc Alpa Prisma Reflex nhìn qua nhang nhác giống chiếc SLR Rectaflex được sản xuất thủ công của người Ý. Những chiếc máy ảnh Alpa Standard, Alpa Reflex hay Alpa Prisma Reflex này còn được gọi là thế hệ máy ảnh Alpa thứ nhất, hay được đánh số Alpa 1, 2 và 3.

    Hệ thống máy ảnh thế hệ thứ hai của Alpa ra đời ngay sau đó với nhiều sự cải tiến tuyệt vời so với thời bấy giờ. Khi Bolsey chuyển sang Mỹ với công ty riêng của mình, nhà thiết kế Andre Cornet trở thành kỹ sư trưởng của Alpa. Các máy Alpa thế hệ hai ra đời với một kiểu dáng tuyệt đẹp, kèm theo đó là ống kính Kern Switar APO 50mm f1.8 vào năm 1951, sau chuyển thành Kern Makro Switar 50mm f1.8 vào năm 1959. Máy ảnh Alpa 4 với góc nhìn 90 độ với kết cấu như Alpa Reflex. Máy ảnh Alpa 5 với góc nhìn 45 độ qua gương chiếu phản xạ và cả qua viewfinder. Máy ảnh Alpa 6 với hệ thống lấy nét hình cắt trong khung RangeFinder và vừa có thế nhìn qua khung ngắm phản xạ 45 độ. Máy ảnh Alpa 7 với hệ thống lấy nét Range Finder hình trượt (như những chiếc Leica dòng M) nhưng khác ở chỗ Leica M lấy nét theo hình trượt chiều ngang, còn Alpa 7 lấy nét theo chiều dọc khi 2 hình chập lại làm một là đúng nét. Bên cạnh đó, ta vẫn có thể nhìn qua khung ngắm phản xạ 45 độ để nhìn rõ chi tiết đối tượng muốn chụp. Chiếc Alpa 8 là chiếc máy ảnh cuối cùng sử dụng cả 2 hệ thống RF và SLR với một sự kết hợp tiến bộ từ những chiếc Alpa 6 và Alpa 7. Đó là người chụp có thể lấy nét với cả 2 hệ thống RF và SLR. Hệ thống lấy nét hình trượt theo chiều dọc với các khung ngắm 50mm, 90mm và 135mm, đồng thời, vừa có thế lấy nét hình cắt trong khung ngắm SLR. Chiếc Alpa 8 là một chiếc máy ảnh toàn diện và thật khó có thể hình dung về cơ cấu hoạt động của chiếc máy ảnh này. Một chiếc máy ảnh tuyệt vời, và chắc chắn ta cũng ko cần nhắc đến chất lượng của nó, đặc biệt khi đó là một sản phẩm lắp ráp thủ công được làm từ những nghệ nhân sản xuất đồng hồ Thụy Sỹ.

    Trong cả quãng thời gian khoảng 40 năm tồn tại trong ngành máy ảnh của mình, Alpa là một cái tên xa lạ đối với người dùng phổ thông, bởi vì triết lý sản xuất của hãng là quan tâm chất lượng hàng đầu mà không cần biết số lượng và chi phí sản xuất ra một chiếc máy ảnh là bao nhiêu. Nếu tính trung bình trong vòng 40 năm hoạt động, chỉ có khoảng 39000 chiếc Alpa được sản xuất ra, và cứ cho là một năm sản xuất được khoảng 1000 cái. Trừ đi những ngày nghỉ, ngày lễ thì cả bao nhiêu con người và nghệ nhân của công ty Pignons chỉ làm ra được khoảng 3 cái máy ảnh / một ngày, và được làm bằng tay, thủ công hoàn toàn. Với con số ấy thì đủ để biết là chất lượng một cái máy ảnh Alpa đến mức nào. Và cũng có thể ước lượng được giá của một chiếc Alpa sẽ như nào nếu ở thời điểm đó.
     
  3. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Các dòng máy ảnh Reflex của Alpa được chia thành 4 thế hệ:

    + Thế hệ đầu tiên với các máy: Alpa Standard, Alpa Reflex và Alpa Prisma Reflex. Tất nhiên Gomz là chiếc máy SLR ra đời đầu tiên trên thế giới, nhưng cùng với Rectaflex của Italia, các máy Alpa này là biểu tượng cho chất lượng và sự phát triển của các máy ảnh Single Len Reflex.

    + Thế hệ thứ hai với các máy Alpa 4, Alpa 5, Alpa 6, Alpa 7 và Alpa 8 với nhiều công nghệ lần đầu được sử dụng trong ngành chế tạo máy ảnh thời bấy giờ với hình dáng nhang nhác giống thế hệ máy ảnh Leica trước chiến tranh thế giới II, hay Robot Royal 36 của Berning.

    Một số máy thế hệ một và hai vừa là máy SLR và là máy RF.

    + Thế hệ thứ ba với Alpa 9 và Alpa 6c với thiết kế đuợc cho là đẹp và hài hoà nhất. Dòng 6c khác 9d ở hệ thống đo sáng, và 9d khác 9f ở chỗ 9f giống hệt 9d mà thiếu đi phần đo sáng.

    + Thế hệ thứ tư với Alpa 10 và Alpa 11, những chiếc máy ảnh SLR rất tốt.

    Ngoài các máy trên thì Alpa còn làm nhiều máy ảnh theo nhu cầu riêng biệt trong bưu điện, thư tín, y học,... theo đặt hàng của các công ty. Như Alpa Alos 11 dùng trong thư tín, Alpa 81 Surgical, hay các máy Halfframe được làm với số lượng rất hạn chế... Như các máy Halfframe, như Alpa 11es chỉ có khoảng 25 cái được làm.. và nếu như để sưu tầm, các máy này luôn xứng đáng.

    Sau này, Alpa hợp tác với các công ty Nhật và chuyển giao sản xuất sản phẩm ở Nhật Bản với các sản phẩm Alpa Si2000 và Si3000 với ngàm K và ngàm M42 mà không phải là ngàm riêng Alpa truyền thống, song điều đó cũng có nghĩa các sản phẩm sản xuất mang dáng dấp Nhật hơn, sản xuất hàng loạt hơn và chất lượng kém dần đi. Các sản phẩm này được coi là bước đi thụt lùi của Alpa, và không thể cạnh tranh nổi trong thời đại lên ngôi của máy ảnh Nhật với sự tiện dụng, sản xuất hàng loạt, giá rẻ.

    Hệ thống ống kính mọi tiêu cự được trang bị riêng cho máy ảnh Alpa:

    + Hãng Kern - Thuỵ Sĩ với 4 ống kính cơ bản: Kern Switar 50mm f1.8 / Kern Makro Switar 50mm f1.8 / Kern Switar 50mm f1.9 / Kern Makro Switar 50mm f1.9. Loại có Macro sử dụng cho các máy thế hệ ba, và bốn, và loại không có marco là ống kit của các máy đời hai. Và tất nhiên tất cả các ống kính đều có thể lắp vào bất cứ body nào.

    + Ống kính Old Delft của Hà Lan và Kilfitt của Đức-Leichstetein, Spectros của Thuỵ Sĩ với các ống 38mm, 40mm, 50mm, 135mm và 180mm.

    + Ống kính Angenieux đến từ nước Pháp với ống kính ở loại tiêu cự 24mm, 28mm, 50mm, 75mm, 135mm, 90mm và 180mm. Angenieux còn sản xuất ống kính cho Leica.

    + Ống kính Kinoptik đến từ Pháp với 2 tiêu cự 100mm f2 và 150mm f2.5. Một trong những ống kính luôn luôn đắt.

    + Schneider của Đức với hệ thống tiêu cự đầy đủ nhất từ 35mm đến 360mm, và có vẻ như đây là những ống kính phổ thông hơn.

    Ngoài ra còn có ống kính của các hãng khác như Som Berthiot, Rodenstock, Schatch, hay các ống kính Nhật sau này.
     
  4. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Em sẽ post ảnh từng đời máy và phân loại để mọi người tiện theo dõi. Các ảnh này em tìm trên mạng, vì mấy ai có hết để mà chụp :D

    1. Alpa Standard - 1942

    với ống Angenieux Alpar 50mm f2.9

    [​IMG]
     
  5. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Len Angenieux 50mm f2.9

    [​IMG]

    Len màu đồng

    [​IMG]
     
  6. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Một điểm chú ý ở các máy Alpa đời đầu là ngàm Alpa của các máy này có đường kính nhỏ và ngàm mỏng hơn nếu so với các máy thế hệ sau... Nên các ống kính Angenieux và Som Berthiort của các máy này sẽ không lắp vào được các máy đời sau, trừ khi muốn chế thêm một cái mount nối, tuy nhiên sẽ bị cận vô cực. Em đang đặt chế cái mount này mà chưa biết kết quả thế nào. :D

    Ngoài ống kính normal 50mm f2.9 và f1.8, từ năm 1945 - 1948, Angenieux còn làm cho Alpa các ống kính tele. Cụ thể là các ống Alsetar 75mm f3.5, ống Alportar 90mm f2.5 và ống Alogar 135mm f3.5 . Các ống này rất hiếm, chắc chỉ có khoảng 300 cái mỗi loại được làm. Đến khi các máy đời 2 ra đời, khi này thì Angenieux đã phát minh ra thiết kế mới về các ống kính góc rộng Retrofocus, và trang bị cho Alpa ống 28mm f3.5 và 24mm f3.5, cũng như các ống 90mm và 180mm nâng cấp về sau.

    Ngàm Alpa đời đầu nhỏ hơn ngàm Alpa các đời sau

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các ống tele này được chia làm 2 khối tách rời nhau, một phần để chỉnh nét và một phần là lăng kính chỉnh khẩu.

    Alsetar 75mm f3.5
    [​IMG]

    Alportar 90mm f2.5

    [​IMG]

    Alogar 135mm f3.5

    [​IMG]
     
  7. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    2. Alpa Reflex - 1946

    hay còn gọi là Alpa II, được giới thiệu vào năm 1946 tại hội chợ Basel - Thụy Sỹ. Máy này đã sử dụng hệ thống SLR, tuy nhiên hệ thống RF vẫn giữ nguyên như máy Standard.

    [​IMG]

    Ống kính cơ bản vẫn là Angenieux 50m f2.9. Nhưng đã có phiên bản dùng ống kính Som Berthiort.

    [​IMG]
     
  8. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Một phiên bản đặc biệt Deluxe dùng ống kính Rodenstock.

    [​IMG]
     
  9. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Khung ngắm

    [​IMG]

    và các nút chỉnh.

    [​IMG]
     
  10. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Phiên bản Blue với ống kính Angenieux 50mm f1.8 đặc biệt, thay cho các ống kính 50mm f2.9 trước đó.

    [​IMG]
     
  11. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Alpa Reflex khi xuất cho thị trường Mỹ thì được đổi tên thành Bolsey Reflex. Sau này, khi Bolsey chuyển hẳn sang Mỹ để thành lập công ty riêng của mình, ông cũng đã có nhiều thiết kế máy ảnh 35mm, và phần nhiều là song kính - twin lens reflex trên máy 35mm. Song chất lượng những chiếc máy twin lens này ko thực sự nổi bật.

    [​IMG]

    Các ống kính Angenieux cho các máy Alpa thế hệ một, ngoài ống 50mm, 75, 90 ,135 thì còn có một ống nữa là Ancora tiêu cự 35mm. Ống này rất rất hiếm hay sao mà em tìm hiểu mãi mà chẳng có thông tin gì.
     
  12. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    3. Alpa Prisma Reflex - 1949

    Với chiếc máy này, lăng kính phản xạ "gù" lần đầu được đưa vào và người dùng sẽ nhìn qua khung ngắm phản xạ một góc 45 độ. Thiết kế 45 độ này đặc biệt hữu dụng cho những ai đeo kính, vì khi nhìn sẽ không phải ngắm sát mắt vào khung ngắm.

    Alpa Prisma Reflex với ống Angenieux Alitar 50mm f1.8

    [​IMG]

    Ngoài các ống kính Angenieux, Som, Rodenstock thì còn có thêm 2 ống kính của hãng Old Delft - Hà Lan dùng cho máy này là Alfinon 50mm f2.8 và Alfinar 35mm f3.5.

    Alfinon 50mm

    [​IMG]

    và Alfinar 35mm

    [​IMG]

    Như vậy là đã hết 3 máy ảnh Alpa thế hệ đầu... Em xin tiếp với các máy thế hệ thứ 2.
     
  13. candid

    candid Advanced Member

    Joined:
    14/1/11
    Messages:
    1.242
    Likes Received:
    0
    Ai lại chơi thuốc nhau thế, chơi toàn đồ kịch độc thế này thì có mà toi. :D
     
  14. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Hí hí, em thấy thông tin trên mạng về dòng này rất ít... nên tổng hợp lại thôi. Ai thích chơi thì có thông tin tham khảo. Chứ chơi thì chơi mấy đời dùng được, chứ để bày thì xèng đâu ra :D .

    Sắp tới bác Candid chia sẻ kinh nghiệm về các dòng máy Leica và nikon, hay bất cứ máy nào bác thích nhé.

    Chị Style chia sẻ về Hassy và Rollei. Bác Liming về Hải Âu và các máy china khác, bác Onecent với kiến thức rất rộng... hay bất cứ máy nào mà mọi người thích. Ai cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình mà.
     
  15. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    4. Alpa 4 - 1952

    Sau khi Jacquet Bolseys quyết định chuyển sang Mỹ làm việc, các máy Alpa Reflex đời 1 vẫn đựoc làm và tung ra thị trường. Nhà thiết kế Andrea Cornet trở thành kỹ sư thiết kế chính của công ty Pignons. Năm 1952, máy Alpa 4 ra đời với kiểu dáng và rất nhiều sự thay đổi tiến bộ so với các đời trước. Các máy này được khắc Alpa Reflex Alnea từ mod 4 - mod 8, kèm theo đó là số series máy trên mặt thân trước.

    Chiếc Alpa 4 ra đời dựa trên sự cải tiến từ chiếc Alpa Reflex, với khung ngắm phản xạ từ trên xuống 90 độ, tuy nhiên, vẫn có viewfinder nhìn từ khung ngắm sau máy.

    Sự thay đổi hoàn toàn hình dáng này cũng kéo theo sự thay đổi về ống kính cơ bản và hệ thống ống kính dành cho máy. Hầu hết các máy đời trước đều dùng ống Angenieux 50mm thì từ đời Alpa 4 trở đi, các ống kính cơ bản đều do hãng Kern - Thụy sỹ sản xuất.

    Máy Alpa 4 với ống kính Altelar 90mm f2.8 của hãng Schatch - Đức

    [​IMG]
     
  16. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Có thể nói, vì lắp ráp và chế tạo thủ công nên các máy Alpa thế hệ thứ hai, bắt đầu từ Alpa 4 đến Alpa 8b được đánh số series không theo một thứ tự nào cả... Như chiếc Alpa 4 ở trên được đánh số 37561, cũng có cái được đánh số 31xxx. Nhưng cũng có chiếc Alpa 8 được đánh số trong khoảng 37xxx. Thường thì các máy đời hai được đánh số từ 30xxx đến 41xxx.

    Chiếc Alpa 4a Grey này rất rất hiếm, chắc chỉ có khoảng vài chục cái được làm. Không có nhiều thông tin cụ thể về chiếc máy này, thông tin nhiều nhất về Alpa đều ở trong cuốn sách "50 năm Alpa" do một tác giả người Đức viết.

    [​IMG]

    Sự khác biệt giữa Alpa 4 và Alpa 4a ở chỗ dòng 4a thêm phần self-time.
     
  17. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Khung ngắm phản xạ 90 độ từ trên xuống

    [​IMG]

    Viewfinder đằng sau. Phần giấy trắng để viết lên và nhắc người chụp là đang sử dụng iso, film bw, hay color,... :lol:

    [​IMG]
     
  18. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Ở các máy Alpa 4 thì ống kính cơ bản đi kèm máy là ống kính Alora 50mm f3.5 của hãng Spectros - Thụy Sỹ. Đến đời Alpa 5 thì là ống Alfinon 50mm f2.8 của hãng Old Delft - Hà Lan. Và từ đời Alpa 6 trở đi thì các ống kính Kern Switar 50mm mới trở thành ống kính đi kèm máy.

    Ngoài 3 ống cơ bản ở trên thì còn có ống Xenon 50mm f1.9 của Schneider - Đức và ống Makro Kilar 40mm f2.8 của hãng Kilfitt - Đức.

    Và tất nhiên, tất cả các ống kính cho máy từ đời hai trở đi, từ wide, normal và tele, đều dùng được dễ dàng cho các body đời hai trở đi.
     
  19. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    5. Alpa 5 – 1955


    Sự thay đổi về thiết kế diễn ra ở nhiều điểm so với các máy Alpa thế hệ một. Như các ảnh Alpa 4 ở trên, các máy Alpa đời hai nhìn tinh xảo, chắc chắn, mềm mại và "art" hơn. Một điểm đặc biệt là từ dòng này trở đi, tất cả các nút release shutter được thiết kế và chuyển ra phần thân trước của máy, thay vì nằm ở trên. Sự cải tiến này dựa trên cơ sở nghiên cứu rất kỹ cách cầm máy của người chụp. Với chiếc Alpa này, khi chụp bắt buộc phải dùng hai tay nắm chặt, ngón trỏ sẽ bấm nút ở thân trước, và điều đó sẽ tạo ra sự chống rung tối đa khi chụp. Nhưng do nút shutter hơi nhỏ nên về các ống kính Kern Aarau Switar 50mm f1.8 và Schneider Xenon 50mm f1.9 được thiết kế thêm phần nối để bấm nút shutter về sau.

    Chỉ có 2044 chiếc Alpa 5 được làm.

    Alpa 5 với ống Old Delft Alfinon 50mm f2.8

    [​IMG]
     
  20. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Chiếc Alpa 5 có một sự thay đổi đáng kể so với Alpa 4 ở khung ngắm phản xạ với góc nhìn 45 độ. Giống như khung ngắm của chiếc Alpa Prisma Reflex trước đó. Bên cạnh đó vẫn có viewfinder nhìn từ sau máy, nhưng chưa theo cơ cấu rangefinder.

    Khung ngắm phản xạ 45 độ

    [​IMG]
     
  21. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Ảnh dưới là chiếc Alpa 5a với ống kính Kern Aarau Switar 50mm f1.8 đời thứ 2 với phần bấm nối shutter. Alpa 5a được làm khoảng năm 1955 với chỉ 137 chiếc. Đời 5a cũng khác đời 5 thường ở chỗ thêm phần self-time.

    [​IMG]
     
  22. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Các loại ống kính được trang bị cho các máy Alpa thế hệ hai như đã nêu trên: Spectros Alorar 50 f3.5, Old Delft Alfinon 50 f2.8, và Kern Switar 50 f1.8 thì còn có nhiều ống kính wide và tele khác nữa. Ngay trong cùng một hãng, các ống kính về sau là bản nâng cấp và cải tiến nhiều từ các ống kính đời trước.

    Các ống kính cho máy thế hệ hai:

    Ống Wide:

    Ống kính Angenieux Retrofocus 28 f3.5 đời đầu

    [​IMG]

    Ống kính Schatch Alpagon 35 f3.5

    [​IMG]
     
  23. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Ống normal

    Ngạc nhiên là có khá nhiều ống kính normal được trang bị cho các máy ảnh Alpa thế hệ này... Khoảng tầm 6-7 ống của các hãng. Dưới đây là một số ống, ngoài ra còn có một số ống kính rất rất hiếm mà ko thấy có hình như Spectros Alora 50mm f3.5, hay 2 ống của Old Delft 38mm f3.5 hay 37mm f3.5

    Ống Kern Aarau Switar 50mm f1.8 đời đầu

    [​IMG]

    Ống Kern Aarau Switar 50mm f1.8 đời sau với phần bấm nối.

    [​IMG]

    Ống Schneider Xenon 50mm f1.9
    [​IMG]

    Ống Kilfitt Makro Kilar 40mm f2.8.

    Đời này có 2 ống Kilar D và E với khoảng cách lấy nét tối thiểu khác nhau. Ngoài ra, còn có chiếc ống Marko đời đầu tiên được trang bị cho Alpa là Makro Kilar 40mm f3.5. Một số đời ở đằng sau ống kính ghi Made in Liechtenstein.

    [​IMG]

    Ống Old Delft Alfinon 50mm f2.8
    [​IMG]
     
  24. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    Ống Tele

    Có rất nhiều lựa chọn về ống Tele cho các máy ảnh đời này... Đó là:

    Schneider Xenar 75 f3.5
    [​IMG]

    Schatch Altenar 90 f2.8

    [​IMG]

    Kilfitt Makro Kilar 90 f2.8
    [​IMG]

    Và đặc biệt là Kinoptik Apochromat 100 f2, một trong những ống kính hàng đầu.
    [​IMG]
     
  25. gianker

    gianker Advanced Member

    Joined:
    8/11/06
    Messages:
    1.725
    Likes Received:
    7
    tiếp với các ống Tele

    Schneider Tele Xenar 135 f3.5
    [​IMG]

    Old Delft Algular 135 f3.2

    [​IMG]

    Old Delft Alefar 180 f4.5
    [​IMG]

    và Schneider Tele Xenar 360 f5.5
    [​IMG]

    Đây là các ống kính được trang bị cho các máy Alpa 4 và 5. Nhưng tất cả các ống đều dùng được cho tất cả các body sau này. Sang đến các máy Alpa 6, 7, 8 và các đời B thì một số ống kính được nâng cấp hoặc trang bị thêm các tiêu cự mà trước đó ít máy nào có.
     

Share This Page

Loading...