Mạch bảo về loa

Discussion in 'Bán dẫn' started by vakk, 14/6/17.

  1. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Em chào mọi người, tham gia diễn đàn đã lâu nhưng chưa có đóng góp gì, nay em mạnh dạn mở topic mới nhờ mọi người giúp về mạch bảo vệ loa.
    Em biết tí tẹo về điện tử, biết tra cứu linh kiện, biết cầm mỏ hàn chấm chấm :), biết tí tẹo nữa về vẽ vời, và tí tẹo nữa về code. Mong là đủ để thực hiện dự án.
    Như tiêu đề, em định làm mạch bảo vệ loa và ampli.
    - Sơ đồ hệ thống:
    [​IMG]

    - Mạch gồm 3 phần:
    + Đo và bảo vệ quá dòng.
    + Đo và bảo vệ quá hoặc thấp áp vào mạch công suất.
    + Đo và bảo vệ DC ra loa.

    Mong các bác có kinh nghiệm, các bác giỏi về kĩ thuật xem giúp em có cần thêm chức năng gì nữa không?

    Sau khi chốt về phần các chức năng cần thiết, em sẽ tiếp tục nhờ các bác về phần mạch và linh kiện.

    Phần sơ đồ nguyên lý em sẽ đưa lên toàn bộ.

    Mong nhận được sự giúp đỡ của các bác để em hoàn thành nó.
    Thanks
     
    Tags:
    nagini262 likes this.
  2. nguyenha7940

    nguyenha7940 Advanced Member

    Joined:
    5/12/12
    Messages:
    4.310
    Likes Received:
    1.387
    Location:
    Đống Đa,Hà Nội,sdt 0362353228
    Nếu đã cẩn thận thì nên: Thêm đo trở của loa có đảm bảo không. Đo công suất cấp cho loa có vượt quá giới hạn không để còn cắt công suất bảo vệ loa và amply
     
  3. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Cảm ơn bác đã góp ý, em thấy:
    - Loa đều phải chạy qua phân tần, không biết đo trở của loa như nào ạ, bác nói cụ thể hơn được không ạ.
    - Em đo dòng trước biến áp, nếu công suất cấp cho loa cao thì dòng ở đây cũng cao, đo vượt quá ngưỡng mạch sẽ cắt ạ.

    Mời các bác cho ý kiến tiếp ạ
     
  4. nguyenha7940

    nguyenha7940 Advanced Member

    Joined:
    5/12/12
    Messages:
    4.310
    Likes Received:
    1.387
    Location:
    Đống Đa,Hà Nội,sdt 0362353228
    Ví như khi đấu loa vô tình làm chập dây loa vào nhau hoặc như dây loa đang chạy thì bị chập chẳng hạn....
    Đo dòng ở cuộn sơ của biến áp nguồn liệu có phản ánh được chính xác các tình huống không nhiều khi nó đi cụm công suất rồi ấy chứ
    Ngay như nhiều mạch có thiết kế cả bảo vệ dòng cho sò công suất mà phần công suất vẫn cứ teo....
     
  5. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Vâng, bảo vệ được 1 phần thôi ạ, ko thể bảo đảm 100% được ạ, coi như em thêm 1 tầng bảo vệ nữa song song với cái cầu chì ạ

    Hình như các bác ít quan tâm tới cái này hay sao nhỉ
     
  6. nguyenha7940

    nguyenha7940 Advanced Member

    Joined:
    5/12/12
    Messages:
    4.310
    Likes Received:
    1.387
    Location:
    Đống Đa,Hà Nội,sdt 0362353228
    Cái cầu chì mà nó có tác dụng đúng như ý nghĩa của nó thì trong mạch amply và một số mạch công suất khác đã không cần thiết kế thêm các phần bảo vệ về công suất khác nữa rồi. Có thể kiến thức mình có hạn nên chỉ nghĩ được như vậy.....
    Và rồi linh kiện vẫn cứ chết ....
     
    tran minh phuong likes this.
  7. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Đúng vậy,linh kiện vẫn cứ chết, nhưng nếu không có nó thì có thể dẫn tới hậu quả nặng nề hơn, ví dụ cháy nhà:p.
    Theo trình còi của em thì cái cầu chì tác động là rất chậm so với bán dẫn nên vấn đề là phải rút ngắn thời gian đo dòng và cắt điện càng sớm càng tốt khi có hiện tượng quá ngưỡng dòng cho phép.

    Vậy làm cách nào để nhanh, em có 2 cách, cũng theo trình còi của em
    - dùng vxl đo, mất 10ms để đo hết nửa chu kì,mất vài phần triệu giây nữa để ra lệnh cắt role
    - dùng mạch so sánh giữa ngưỡng dòng cho phép và dòng đo được, quá ngưỡng thì cắt role, cách này thì độ trễ phụ thuộc vào linh kiện và role, tốc độ nhanh hơn cách trên
     
  8. truong_tran_van

    truong_tran_van Advanced Member

    Joined:
    28/7/11
    Messages:
    3.042
    Likes Received:
    106
    Bác nên đo dòng (dò dòng quá tải ở trên thiết cần bảo vệ đi dò ở vị trí input của ba nguồn ko hiệu quả
     
  9. nguyenha7940

    nguyenha7940 Advanced Member

    Joined:
    5/12/12
    Messages:
    4.310
    Likes Received:
    1.387
    Location:
    Đống Đa,Hà Nội,sdt 0362353228
    Cái mạch bảo vệ sò công suất mình nhìn thì thấy họ thiết kế cắt trực tiếp áp cực B của sò thì phải và sau đó nó mới đưa tín hiệu điều khiển đi đâu nữa thì đi. Còn đã sử dụng đến VXL rồi thì cố gắng tận dụng tối đa những thứ mà VXL có thể thực hiện được mà những mạch cơ bản khác không thực hiện được như vậy cho bõ công ...
     
  10. nguyenha7940

    nguyenha7940 Advanced Member

    Joined:
    5/12/12
    Messages:
    4.310
    Likes Received:
    1.387
    Location:
    Đống Đa,Hà Nội,sdt 0362353228
    Mình thấy cục dàn sony s9d ra đời cách đây cũng lâu rồi đã có chức năng tắt máy khi chập tải chắc đời đó chưa có dùng đến những tính năng cao cấp khi thực hiện việc này....
     
  11. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    @ bác truong_tran_van
    Ý bác là bảo vệ ở đâu thì đo dòng ở đó ạ, bác viết khó hiểu quá.
    @ bác nguyenha
    Em làm với mục đích không can thiệp vào mạch công suất ạ, còn vxl em thấy nó linh hoạt hơn thôi chứ những thứ mà nó có cũng bình thường thôi ạ.

    Em làm và cố gắng cắt dòng ngay khi nó vượt ngưỡng, cố gắng nhanh nhất có thể để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.
     
  12. craze

    craze Advanced Member

    Joined:
    18/10/13
    Messages:
    531
    Likes Received:
    41
    Location:
    Phường Ve Chai
    Bác phải đưa ý tưởng và layout demo ra để anh em vào góp ý
    Xưa giờ em củng thấy nhiều dạng mạch bảo vệ mà chưa thấy mạch nào bảo vệ hoàn thiện nhiều chức năng cả
    Thấy toàn bảo vệ rò dc thôi
     
  13. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Dạ vâng, vì là dự án đầu tiên và còn thiếu kinh nghiệm nên em đưa ra sơ đồ khối ở trên để các bác góp ý xem có phải sửa đổi( ví dụ vị trí role) hay thêm bớt chức năng gì không. Phần layout và sơ đồ nguyên lý em sẽ vẽ dần và nhờ các bác góp ý ạ.

    - Đo dòng: em sẽ dùng loại biến dòng nhỏ loại 5A/5mA bán sẵn ở minhha.
    - Đo áp: em muốn dùng mạch so sánh cửa sổ, nếu điện áp đo được vượt ngưỡng sẽ cắt.
    - DC offset: có thể dùng UPC1237 như nhiều bác đã làm, hoặc sẽ dùng VXL để đo sau mạch lọc thông thấp giống UPC1237.

    Em sẽ cập nhật sơ đồ dần.
     
  14. craze

    craze Advanced Member

    Joined:
    18/10/13
    Messages:
    531
    Likes Received:
    41
    Location:
    Phường Ve Chai
    Upc1237 có rất nhiều bác làm rồi mà em không thích
    Thứ nhất là ic xịn không có còn chợ thì ngáp ngáp hên xui
    Thứ 2 em nó dò dc chậm quá
    Nếu bác làm upc1237 phải làm áp tối thiểu là 24v~30v còn thấp hơn thì đừng làm
    Áp thấp chạy sai bét
     
  15. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Em thì không thích UPC vì hình như nó không đặt được ngưỡng DC cắt:)( có đúng không ạ), em muốn đo bằng VXL và cắt nó ở mức DC +- 0.5V
     
  16. phuchnd

    phuchnd Advanced Member

    Joined:
    26/3/14
    Messages:
    941
    Likes Received:
    60
    Ai bảo thế nhỉ,
    - Dò áp DC thì nó dò khoảng 0.6-0.7V (cái này tùy con), do áp này thấp quá nên cần cái cầu phân áp, bác muốn dò bao nhiêu thì set trên cầu phân áp. Cụ đòi dò dưới 0.5VDC thì nên xem lại vì cái này nó không có ý nghĩa (cỡ trên vài V mới ảnh hưởng tới loa) và báo lỗi giả liên tục.

    - Thời gian tác động do tụ (theo datasheet là 330uF) và trở trên cầu phân áp quyết định. Nếu tụ bé thì tác động nhanh, tụ to tác động lâu, không tụ nó nhảy tanh tách không xài được.

    - upc1237 có function đóng chậm ngắt nhanh linh hoạt, đủ cho mấy bác xài. Function bảo vệ quá tải nó bỏ luôn.

    Nói chung là đủ cho mấy bác xài rồi, cũng lưu ý giống cụ cà ri, áp cấp cho nó phải trên 20VAC mới đạt, thấp hơn không chạy hoặc chạy tùm lum. Hàng tháo máy từ TQ về đầy nhóc nhen cụ.

    Thanks.
     
  17. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Vâng,mong cụ chỉ thêm để em hoàn thành nó
    Vậy theo cụ, dc offset ra loa bao nhiêu thì sẽ cần cắt và thời gian cắt bao nhiêu là ổn nhất, và phương án dùng adc của vxl đo có gì bất ổn hơn upc ko ạ
     
  18. diyampli

    diyampli Advanced Member

    Joined:
    15/6/10
    Messages:
    6.542
    Likes Received:
    303
    Location:
    Anh có vào Nghĩa Lộ với em không?
    Lý do tại sao từ trước đến giờ bvl chỉ nhỏ gọn và bv DC là chủ yếu vì nó phù hợp mọi dự án.
    Thứ nhất đa phần dự án ít tích hợp và có cũng chỉ bảo vệ cấp độ thấp là vì đơn giản và tạm đủ.
    Thứ 2 do chủ dự án quyết định trong thiết kế nên đa phần lấy dự án khác dùng cũng được.
    Thứ ba nếu có đầy đủ chức năng thì cũng khó phù hợp mọi dự án được. Và chi phí cũng là vấn đề.
    Em cũng làm BVL kiểu này nhưng thực sự khó dùng phổ biến được.
    Một tiêu chuẩn bảo vệ thường có:
    1 Bảo vệ LF.
    2 Bảo vệ HF.
    3 Bảo vệ quá tải thường đo dòng qua sensor, nhưng không fix giá trị cố định được vì dòng phụ thuộc rất nhiều vấn đề.
    4 Bảo vệ nhiệt, cũng khó vì tản nhiệt mỗi người 1 kiểu.
    5 Logic của VXL sẽ phải nuôi riêng nguồn, bo mạch riêng và các modul hay đầu dò đưa về vxl trung tâm khá loằng ngoằng.
     
  19. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Đúng vậy ạ, em cũng đang nghĩ tới chuyện đó,chỉ có duy nhất phần đo dc ra loa là có thể làm cố định mà ko phai thay đổi gì với các dự án khác nhau
    Phần đo dòng và áp vào mạch công suất, em chưa biết làm thế nào để mọi người có thể tự căn chỉnh với ampli của riêng mình, ko lẽ lại làm nguyên cả bộ nút bấm với màn hình lcd để mọi người căn chỉnh:(
     
  20. phuchnd

    phuchnd Advanced Member

    Joined:
    26/3/14
    Messages:
    941
    Likes Received:
    60
    Cụ dùng ADC của VDK lỡ ngõ out Amp nó xộc thẳng vào thì toi con VDK của cụ. Cụ phải cần mạch đệm, lọc...ở ngõ vào.

    Thực tế dò mức thôi thì chả cần ADC làm khỉ gì.

    Dò cao áp thấp áp nguồn thì dùng lọc băng thông, 2 con Zener với opamp hay comparator là xong. Thực tế chả mấy khi dùng cái này (không quá áp nhiều trừ trường hợp cụ làm nguồn 110V nhưng cắm nhầm sang 220V, còn thấp áp thì vẫn chạy, méo hay không tính sau), bỏ luôn module này cũng chả sao.

    Đo công suất có thể cần, nhưng phải đo ở tiêu thụ trực tiếp (từ sau tụ nguồn chính, trên đường nguồn cấp cho amp).

    Một số amp lái loa mắc tiền có thể cần bảo vệ cao tần (tránh tần số ra loa cao quá làm hỏng super tweeter), amp thông thường chả cần.

    Một số cụ đòi hỏi cao không chịu cái relay ngõ ra thì làm theo kiểu đóng cắt nguồn cấp chính. Mấy cụ còn đòi hỏi mạch dò chập tải trước khi đóng nguồn cho amp, rồi mấy cụ làm DZ yêu cầu có tải rồi mới được cấp nguồn cho amp...thì lại thêm cái mạch dò trở kháng loa trước khi cấp nguồn.

    Em đã làm VDK thì em kết hợp nhiều món (bảo vệ, hiển thị, chọn kênh, nhận tín hiệu remote, stanby control, đóng trể, soft start, thậm chí có thể ladder relay volume control...) như file đính kèm (page 1 + page 2). Sau thấy mệt quá nên bỏ hết, chỉ còn mỗi module dò DC + đóng trễ cắt nhanh + đóng cắt nguồn cấp (thay cho ngõ ra) (như page 3 + page 2).


    Thanks
     

    Attached Files:

    vakk likes this.
  21. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Đầu tiên là phần đo dòng:
    [​IMG]
    Sơ đồ như trên ạ, sau khi đã có được cái sóng nửa sine như trên, sẽ có 2 cách để thực hiện bảo vệ:
    - Dùng VXL đo( nửa chu kì mất 10mS) sau đó tính giá trị hiệu dụng và quyết đinh có vượt quá ngưỡng hay không.

    - Dùng opamp so sánh, theo kiểu bảo vệ dòng đỉnh, tín hiệu từ opamp đưa về VXL để quyết định có ngắt role hay không. Em thấy cách này thì nhanh hơn cách dùng VXL đo. Cách này cũng có thể dùng VXL, tuy nhiên mất thời gian đo ADC( chắc khoảng 15-20uS).
    [​IMG]

    Có lẽ em sẽ hướng tới 1 bộ ampli với các thông số cụ thể trước, và sẽ tìm cách căn chỉnh thật dễ để nó có thể phổ biến được ạ
     
  22. vakk

    vakk Advanced Member

    Joined:
    24/7/09
    Messages:
    142
    Likes Received:
    3
    Nhìn sơ đồ cụ vẽ, em thấy mình còn non kém quá, cảm ơn cụ đã tận tình chỉ dẫn.
    Tất nhiên là khi đã có phương án, em sẽ vẽ sơ đồ nguyên lý để các cụ chỉ giáo ạ.

    Về phần dò áp vào mạch công suất, em nghĩ vẫn cần vì có thể 1 bên áp sẽ bị mất, ví dụ như cụ dùng van bán dẫn( có đúng không ạ?) để đóng cắt điện, rất có thể 1 bên van sẽ hỏng và gây mất nguồn dương hoặc âm, chỗ này em tính sẽ dùng role ạ.

    Đúng là đo dòng sau tụ nguồn thì tốt hơn, nhưng với biến dòng thông thương dễ mua thì lại đo xoay chiều và cách ly dễ hơn, có có ý tưởng gì về mạch đo dòng sau tụ nguồn mà không phải cắt dây đấu không ạ.

    Theo ý cụ thì chỉ cần đóng cắt nguồn tốt sẽ bỏ được con role ở mạch BVL đi đúng không ạ? em và chắc chắn nhiều cụ khác thích cái này ạ:p

    Các tính năng cao cấp hơn như hiển thị, chọn kênh, nhận tín hiệu remote, stanby control,ladder relay volume em nghĩ nên làm 1 bộ khác giống như lắp vào chung với pre thì hay hơn ạ.

    Mong cụ tiếp tục chỉ dẫn.
     
  23. phuchnd

    phuchnd Advanced Member

    Joined:
    26/3/14
    Messages:
    941
    Likes Received:
    60
    Đỏ đỏ: rất khó hư do công suất chạy chế độ đóng ngắt bão hòa, ít tổn hao hơn làm việc trong đoạn tuyến tính, công suất mình lại tính dư (e tính 1 con đã dư rồi nhưng vẫn làm 2 con song song). Việc hỏng 1 bên gây dc offset có thể khắc phục triệt để bằng cách ngắt luôn nguồn AC chính luôn sau khi cắt nguồn trực tiếp cấp cho các kênh amp.

    Xanh Xanh: cụ xài mấy con cảm biến hall (có loại cần cầu nối, có loại dán áp sát vào đường mạch chính là xong), rất nhiều con cho mục đích này, lại cách ly, ra nguồn nuôi thấp áp phù hợp cho VDK (12V, 5V và 3.3V luôn). Có thể chọn loại tuyến tính (cần thêm comparator để set, dễ set hơn) hoặc loại on/off (khó set nhưng ra tín hiệu trực tiếp).

    Vàng Vàng: nhiều cụ cho rằng ngõ ra mà phải qua cái tiếp điểm relay nữa thì nó không hí èn. Thực tình cái này em không có comment, nhưng cái em làm là do yêu cầu amp không được chạy không tải ngõ ra. Version trước em dùng relay kết hợp điện trở tải giả (có sự cố thì đóng tải giả rồi mới cắt loa, ổn thì đóng loa rồi mới cắt tải giả), nhưng đáp ứng chậm không khoái, mới chuyển qua kiểu cắt nguồn cấp.

    Thanks.
     
  24. craze

    craze Advanced Member

    Joined:
    18/10/13
    Messages:
    531
    Likes Received:
    41
    Location:
    Phường Ve Chai
    Theo ý cụ phuc thì cụ nên bỏ mấy em relay cạch cạch đi thêm vào em khác nó hiend êm êm chút
    Giờ điện tử tân tiến rồi có nhiều em relay điện tử tốt hơn nhiều mấy em cơ cụ ah
    Thân
     
  25. nagini262

    nagini262 Advanced Member

    Joined:
    7/2/08
    Messages:
    1.763
    Likes Received:
    353
    Location:
    Bien Hoa - Dong Nai
    Em thấy cụ Pass bán amp chẳng bao giờ dùng mạch bảo vệ loa cả, cụ toàn dùng cầu chì trị số nhỏ nhưng là loại slow blow để chống dòng lớn khi khởi động nạp tụ, như vậy khi có sự cố cầu chì dù có ngắt chậm hơn cầu chì fast một chút nhưng do dòng nhỏ nên quá dòng là em nó ngắt và như thế sẽ không làm hư loa hoặc amp cháy nổ dẫn đến cháy nhà.
    Riêng anh em chúng ta muốn an toàn thì dùng mạch BVL cũng tốt, tuy nhiên cái relay chính là cái mà nhiều hãng hi-end đã nhìn thấy và bỏ qua để không làm giảm chất lượng âm thanh dù rằng dùng relay xịn và to đi chăng nữa. Em cũng có nuôi ý định làm mạch bảo vệ loa nhưng nó không nối tiếp với cọc loa mà nó sẽ nối tắt 2 đầu ra loa với nhau cộng với ngắt nguồn điện lưới khi có sự cố xảy ra, tuy nhiên phải ngồi tính toán đi mạch để mạch không bị chồng chéo khóa lẫn nhau.
    Chúc bác chủ thành công!
     
Tags:

Share This Page

Loading...