Lý thuyết về phân tần

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by Cominup, 14/12/05.

  1. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Những điều viết ra dưới đây do cóp nhặt được, có sai sót gì mong các bác chỉ giáo:

    1. Phân tần (crossover, filter) là gì?
    - Phân tần dùng để chia tần số từ 20Hz-20kHz của tín hiệu âm thanh từ nguồn âm ra thành các khoảng khác nhau để phát huy tối đa mức độ thẳng của đáp tuyến tần số của các thiết bị tái tạo âm thanh như ampli, loa. Nôm na là thế này, khi xem tài liệu kỹ thuật của một cái loa, các bác sẽ thấy một cái đồ thị trục hoành là tần số, trực tung là dB. Có một đường đồ thị đi lên từ 0Hz đến khoảng 20 hoặc 30kHz. nói chung loa nào mà có đáp tuyến phẳng tắp từ 20Hz-20kHz là tối ưu. Cái này thì không thể có. Ví như loa bass thì chẳng thể nào oánh được treble hoặc ngược lại. Nên cần có một bộ chia tín hiệu âm thanh này ra làm các phần khác nhau để phù hợp với từng loại loa. Nên ta có các loại loa hai đường tiếng, 3 đường tiếng. Còn loa toàn dải thì không cần phân tần vì tất cả đánh vào một loa. Lưu ý loa đồng trục không phải là loa toàn dải nhé vì nó có 2 loa đàng hoàng.

    2. Có hai loại phân tần chính, chủ động (active xover)và bị động (passive xover).
    Có một bác nào đó đã nói, chủ động là cắm điện, bị động là không cắm điện, cái này cũng đúng phần nào. Nó giúp cho các bác chưa biết gì về phân tần có cái nhìn đơn giản nhất về phân tần. Khi nhìn vào một bộ âm thanh mà có cái cục ghi là phân tần mà cắm điện thì phải đến 98% là chủ động rồi.
    - Phân tần bị động: thừơng nằm trong loa, ngoại trừ mấy ông DIY toàn móc ra rồi trưng ra ngoài cho hoành tráng. gồm TỤ, Trở, cuộn cảm để phân chia các tần số vào ra. Lý thuyết chung ở đây là: Tụ thì cho âm cao đi qua còn cuộn cảm thì cho âm trầm đi qua. Trong phần này có các loại phân tần cấp một, cấp 2, cấp 3... nói chung cấp càng cao thì tần số cắt càng gấp (mức độ chồng tần số giữa hai loa càng nhỏ). Nhưng một số ý kiến lại cho rằng do độ cắt gấp như thế tạo ra âm thanh không uyển chuyển giữa các loa, nên âm thanh không tự nhiên. Phần này có thể được bàn đến trong một bài khác.

    - Phân tần chủ động: Thường là một thiết bị được cắm điện và chắc chắn phải nằm ngay sau phần nguồn (CDP, Turnable,...) hoặc nằm sau rề. Thường thì có một đầu vào và có ít nhất là 2 đầu ra. Phân tần chủ động xử lý tín hiệu khi còn là tín hiệu nguồn (rất yếu), nên chỉ cần một tác động nhỏ cũng tạo nên hiệu ứng lớn khi ra thiết bị đầu cuối là loa. Phân tần chủ động, chủ động chia tách tín hiệu ra các đường khác nhau theo mong muốn của người sử dụng. Các tín hiệu này được đưa tới các ampli khác nhau để chơi các cặp loa khác nhau. Trong trường hợp này các cặp loa này có hoặc không có phân tần bị động.

    Ưu của PTCD: Tận dụng tối đa ưu điểm của từng loại thiết bị.
    Ví dụ:
    *845 đặc biệt tốt với tiếng bass, loa 150-4 sinh ra chỉ để đánh dải tần từ 20Hz-250Hz. Vậy ta setup cho hai thằng này đi với nhau.
    *300B đặc biệt tốt với tiếng trung, loa 375 sinh ra để đánh dải tần từ 250Hz-1100Hz. Vậy ta setup chúng lại.
    *EL34 đặc biệt tốt với tiếng treble, 077 sinh ra là để đánh dải tần từ 1100Hz-20kHz. Vậy phương án tối ưu ta đã có.

    Nhược: Quá mắc tiền mua ampli. Cực khó trong việc setup để các loa, các ampli đồng pha nhau nếu không có hiểu biết cơ bản về kỹ thuật cũng như tai nghe. Tuy nhiên việc này vô cùng dễ với các phân tần chủ động kỹ thuật số. Việc setup trở nên đơn giản vô cùng với chỉ một micro.

    Em mới chỉ nhớ được đến đó, mời các bác cho ý kiến tiếp.
     
    Tags:
    Satuki likes this.
  2. Novemberrain

    Novemberrain Advanced Member

    Joined:
    5/12/05
    Messages:
    1.278
    Likes Received:
    3
    Location:
    Hà Nội
    Up cho hỏi 1 câu:

    Vậy tụ trị số nào thì cắt ở tần số nào? vd: 1mf cắt ở bao nhiêu khz....
    Cuộn cảm trị số nào thì cắt ở tần số nào?
     
  3. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
  4. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    253
    Cả hai ông comming up và november đều đáng đánh đòn, hồi học lớp 10 đã có học kỹ về dung kháng và cảm kháng:

    Dung kháng là giá trị điện trở của tụ điện đối với điện xoay chiều, tính bằng : RC = 1/2pif.C và cảm kháng là giá trị điện trở của cuộn dây đối với điện xoay chiều Rl = 2pif.L, trong đó f là tần số của dòng xoay chiều, pi= 3.14, C là điện dung, L là điện cảm.

    Vậy ta có thể dễ dàng thấy được với tần số càng cao thì dung kháng càng nhỏ, ngược lại cảm kháng càng tăng. Ứng dụng trong mạch phân tần người ta dùng cuộn cảm để chặn tần số cao, và cho tần số thấp đi qua dễ dàng hơn, lý luận ngược lại với tụ ...v.v.
    Thế thôi ạ.
     
    levy9006 and ton ton like this.
  5. Planets

    Planets Advanced Member

    Joined:
    6/12/05
    Messages:
    2.226
    Likes Received:
    233
    Đối với mạch lọc phân tần có 1 tụ nối tiếp, tần số cắt là tần số mà tại đó trở kháng của tụ bằng với trở kháng củ loa. Cứ thế áp dụng công thức của bác Via là tính ra.

    Tuy nhiên cách tính này chỉ đúng với giả định: điện trở thuần nối tiếp của tụ bằng không và trở kháng củ loa ổn định trong dải tần hoạt động.

    Các bạn cũng cần chú ý rằng tần số cắt là tần số mà tại đó mạch phân tần làm giảm đáp tần của củ loa xuống 3dB chứ không phải là cắt hoàn toàn.
     
  6. btlinh

    btlinh Advanced Member

    Joined:
    5/3/06
    Messages:
    369
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Chào các bác,
    Hôm nọ em đến nhà ông bạn mở thùng loa (loa Atlan... gì ý, hình như của Mỹ) 1 bát và 2 tép. Nhưng không thấy mạch phân tần nào cả, chỉ thấy 1 tụ. Ông bạn bảo loa này độ nhạy rất cao, trên 100 gì đó nên không cần phải phân tần. Do mất điện nên chưa biết chất âm thế nào.
    Các các cho ý kiến với.
     
  7. tnkien

    tnkien Advanced Member

    Joined:
    2/1/08
    Messages:
    60
    Likes Received:
    3
    Location:
    Sài Gòn
    Em thì mù tịt về điện tử, nhưng được cái khoái mò.
    Các bác cho em hỏi cái: Phân tần cho từng loại loa thế nào? Có một nguyên tắc nào khi ráp tụ với loa không?

    VD: Loa bass thì dùng tụ bao nhiêu? Treble thì dùng tụ bao nhieu????
    Xin hướng dẫn giúp tiểu đệ.
     
  8. audio&cafe

    audio&cafe Advanced Member

    Joined:
    16/9/08
    Messages:
    51
    Likes Received:
    1
    Re:

    em cũng có câu hỏi giống bác này. và ko biết khi thay thế cái tụ này cùng chỉ số nhưng chất lượng tốt hơn thì tiếng có hay hơn ko ạ. mà con tụ đó là tụ gì các bác nhỉ?(con tụ này đấu ở loa tép ạ)
    THÂN!
     
  9. Audio_Fan

    Audio_Fan Advanced Member

    Joined:
    7/2/06
    Messages:
    173
    Likes Received:
    32
    Em xin cung cấp thêm một trang web rất hay, các bác có thể tính toán trực tiếp và sơ đồ cụ thể cho loa của mình luôn:
    http://www.bcae1.com/passxovr.htm

    Có rất nhiều kiến thức cơ bản và thực hành
     
  10. tinhrebel

    tinhrebel Advanced Member

    Joined:
    16/12/08
    Messages:
    220
    Likes Received:
    4
    Location:
    Hà Nội
    Chủ đề này hay quá!
    Em đã lờ mờ nhìn thấy những cặp phân tần do chính tay em làm rồi!
    Các cao thủ tiếp tục đóng góp ý kiến đi! cho những người mù tịt về điện tử như em có đk học hỏi.
    Cảm ơn các bác nhiều!!!
     
  11. PS2

    PS2 Approved Member

    Joined:
    16/3/09
    Messages:
    34
    Likes Received:
    0
    Cho em hỏi cái này, em đánh loa 5.1 thấy nó không phân tầng tốt lắm do em vẫn nghe tiếng nói ở loa front/rear/sub mà nguồn của em thì tốt vậy em có nên làm thêm phân tầng passive cho từng loa không. Làm vậy có cải tiếng được vấn đề trên không. VD loa sub thì không bị ra tiếng nói nữa.
     
  12. Phan Thanh Thuy

    Phan Thanh Thuy Advanced Member

    Joined:
    6/11/06
    Messages:
    1.005
    Likes Received:
    0
    em nghĩ như vậy mới tốt chứ, vì phim thì người nói có thể đứng ngồi, hoặc nằm mà; tùy vị trí mà loa trái phải or center sẽ cho tiếng nói ra lớn hơn, tiếng động sẽ chính xác hơn - :D
     
  13. misterVu

    misterVu Advanced Member

    Joined:
    22/2/06
    Messages:
    1.199
    Likes Received:
    20
    Re: Re:

    Khi thay thế tụ này bằng tụ có cùng trị số nhưng chất lượng tốt hơn thì âm thanh phát ra sẽ tốt hơn ( hay hơn).
    Tụ này có tác dụng ngăn các âm trầm không cho vào loa trép, vì nó dễ làm cháy loa trép.
     
  14. leulong

    leulong Approved Member

    Joined:
    4/2/09
    Messages:
    22
    Likes Received:
    0
    Re: Re:


    Bác cho hỏi: Hiện nay trên thị trường tụ tốt dùng cho phân tần co thể mua ở đâu?
     
  15. THN

    THN Advanced Member

    Joined:
    21/9/07
    Messages:
    230
    Likes Received:
    3
    Location:
    Trên mây
  16. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    Re: Re:

    Theo em thì các linh kiện trong phân tần chỉ làm giảm độ nhạy của loa mà thôi. Bởi vì bản thân các linh kiện bao giờ cũng có vài thành phần thông số.
    VD: Một cuộn cảm có 2 thành phần đặc trưng (cảm kháng và trở kháng)
    Một tụ điện có 2 thành phần đặc trưng (dung kháng và trở kháng)
    Ở lớp 9 em có nhớ mang máng: Điện trở là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện.

    Còn việc loa đó chỉ có 2 tụ thì theo em nó là tiêu chí phối hợp các dải tần của nhà SX mà thôi.
    Em nói vậy có ích không nhỉ?
     
  17. caithang

    caithang Advanced Member

    Joined:
    6/4/06
    Messages:
    8.982
    Likes Received:
    37
    Location:
    Hanoi
    Re: Re:

    Bác nói chưa đúng ạ,
    Trở kháng chứ k phải điện trở,
    Cặp loa bác Btlinh nói hình như là Richard Allan, 2 con tụ trong loa đó chỉ làm nhiệm vụ chặn tần số thấp vào 2 loa tép, loa bass thực ra là loa toàn dải

    Độ nhạy loa cao hay thấp k có nghĩa là cần hay k cần phân tần.
    Bản thân chữ "phân tần" đã có nghĩa chỉ bộ phận phân chia tín hiệu với tần số nhất định vào từng loa thành phần tương ứng.
     
  18. THN

    THN Advanced Member

    Joined:
    21/9/07
    Messages:
    230
    Likes Received:
    3
    Location:
    Trên mây
    Bác caithang ơi, cho em hỏi thêm em thấy có cặp loa 3 đường tiếng nhưng toàn bộ phân tần đều dùng tụ cả, ko có cuộn dây nào thì sao bác nhỉ??? Trườngg hợp này thì chắc bass ko phải là toàn dải rồi bác nhỉ?
     
  19. hien.t.nguyen

    hien.t.nguyen Advanced Member

    Joined:
    6/3/08
    Messages:
    1.101
    Likes Received:
    21
    Location:
    HCM
    Em cũng có chút ý kiến về vụ mạch phân đường tiếng có trong thùng loa(mạch phân tần thụ động).
    Mạch phân đường tiếng đảm nhiệm 3 nhiệm vụ chính.
    -Đưa tiếng bass vào loa bass,tiếng mid vào loa mid và tiếng treble vào loa treble.để làm được nhiệm vụ này thì người ta dùng các linh kiện thụ động R,L,C để lắp thành mạch lọc thông thấp(cho loa bass),thông cao cho loa treble,dải thông(cắt bỏ tần số thấp và cao chỉ giữ lại tần số trung cho loa mid).Để tính toán các giá trị RLC này người ta cần xác định được các tần số cắt cần thiết,tần số cộng hưởng riêng của cả thùng loa,tần số cộng hưởng riêng của từng loa,các giá trị cảm kháng,trở kháng thuần của từng loa bass,mid,treble với các tần số khác nhau sau đó tính ra các giá trị RLC bên ngoài thích hợp.Như vậy giá trị linh kiện trên mạch phân tần phụ thuộc vào thông số kỹ thuật của từng loa con và kiểu thùng,chất liệu làm thùng... chứ không thể dùng 1 mạch cho mọi loại loa,mọi kiểu thùng...
    - Ổn định trở kháng động của cả thùng loa(nhiệm vụ là làm phẳng phần nào(tương đối thôi :( ) đường cong về trở kháng khi tín hiệu vào có tần số thay đổi liên tục nhưng trở kháng thùng loa phải xoay quanh giá trị chuẩn nào đó với biện độ thay đổi cho phép).Ví dụ như thùng loa 8 ohm(trở kháng tĩnh) thì từ 0-20khz phải có trở kháng động không xuống dưới 4ohm và không cao quá 20 ohm chẳng hạn.
    -1 số mạch phân tần còn có thêm nhiệm vụ bảo vệ loa khi có quá dòng xảy ra(thường dùng các linh kiện điện trở nhiệt,đèn dây tóc...)
    Việc đảm nhiệm tốt các tính năng trên cũng gây ra 1 số phiền toái như tiêu hao công suất quá lớn trên mạch phân tần,làm loa trở nên khó kéo vì thực tế công suất áp vào cuộn dây loa bị giảm đi rất nhiều...
    Để tính toán tốt các linh kiện cho mạch phân tần cần rất nhiều thiết bị hổ trợ và quan trọng nhất là dùng tai để thẩm âm sau khi đã làm đúng về kỹ thuật.
    Trong thực tế có rất nhiều mạch phân tần cực kỳ đơn giản chỉ có 1,2 con tụ nhưng cũng có mạch rất phức tạp.Quan trọng là người thiết kế có cái củ loa chất lượng ra sao? Tiến hành làm mạch phân tần theo tiêu chí nào trong 3 tiêu chí em vừa nêu hoặc cả 3 tiêu chí.
    Thân.
     
    TRANDAIARC and ton ton like this.
  20. Liam

    Liam Advanced Member

    Joined:
    4/2/09
    Messages:
    353
    Likes Received:
    237
    Location:
    HCMC
    Vậy mỗi loại loa có một kiểu phân tần khác nhau hay sao vậy bác? Nếu mình thay củ loa khác vào và cũng có tần số cắt tương đương với củ loa cũ thì mình có cần thay đổi phân tần hay không? Có cải thiện chất âm được không?
     
  21. DoMinhDuc

    DoMinhDuc Advanced Member

    Joined:
    16/4/09
    Messages:
    1.568
    Likes Received:
    7
    Re: Re:

    Cái này em nhận sai ạ.
     
  22. duongnghe

    duongnghe New Member

    Joined:
    17/4/09
    Messages:
    2
    Likes Received:
    0
    Chào các anh, em là lính mới có 1 số khó khăn mong các anh chỉ bảo
    Số là em đang ấp ủ đóng 1 cặp loa còi để phối với em LM1875, em định sử dụng 1 cặp bass 16 và 1 cặp tép để đóng thùng, nhờ các anh tư vấn giúp em nên phân tần thế nào ạ, cảm ơn các anh nhiều
     
  23. truongduy

    truongduy Advanced Member

    Joined:
    2/6/09
    Messages:
    744
    Likes Received:
    13
    cho em hỏi... loa toàn dải thì không có phân tần . còn loa đồng trục chỉ có 2 đường tiếng trong 1 loa . vd: loa bass là âm trầm và âm trung trầm còn loa treble là âm treble và âm trung cao...như vậy hệ thống loa đồng trục có bộ phân tần hay không ??? các bác nào am hiểu xin chỉ giáo giúp em . em xin cảm ơn...
     
  24. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Có đấy anh phi ơi.

    Loa đồng trục tương đương với 2 loa khác nhau, chỉ có điều là đặt hai loa lên cùng một trục để tránh hiện tượng sai vị trí so với khi đặt hai loa ra hai trục khác nhau. Về mặt lý thuyết thì có vẻ đúng, nhưng trên thực tế chế tạo có nhiều vấn đề khác nữa cần giải quyết.
     
  25. truongduy

    truongduy Advanced Member

    Joined:
    2/6/09
    Messages:
    744
    Likes Received:
    13
    bác cominup ơi , thực ra em tìm tài liệu để đọc , nhưng không có . em có nghe là toàn dải và đồng trục người ta không lắp phân tần . nhưng thực tế em có 1 cặp củ loa đồng trục , nều không lắp phân âm vào thì nghe không đạt , còn lắp bộ lọc em tự chế vào , âm thanh nghe mượt mà và chi tiết...cặp củ loa em mua loa rời , về đóng thùng . chứ không phải loa nguyên bản . cám ơn bác nhiều ... có dịp bác ghé phan rang cụng ly tiếp ... :)
     

Share This Page

Loading...