Lý thuyết chung về đèn điện tử

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by Tyro, 3/12/05.

  1. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Cám ơn mọi người đã động viên và ủng hộ. Tý tôi xin tiếp đây.

    Đèn bốn cực

    1. Cấu tạo của đèn bốn cực và nguyên lý làm việc.

    Cấu tạo của các điện cực bên trong đèn bốn cực được trình bày trên hình 30 trng đó:
    1. anốt
    2. Lưới chắn
    3. Lưới điều khiển
    4. Catốt
    5. Sợi nung
    Để khắc phục hai nhược điểm cơ bản của đèn ba cực là hệ số khuếch đại thấp và trị số điện dung giữa các cực lớn, người ta bố trí thêm một lưới thứ hai giữa lưới điều khiển và anốt.
    Như vậy đèn bốn cực có 2 lưới:
    - Lưới thứ nhất gần anốt và gọi là lưới điều khiển, người ta còn gọi tắt là lưới g1
    - Lưới thứ hai gần anốt hơn lưới g1 và gọi là lưới chắn hay lưới g2.
    Cấu tạo bên trong đèn và vị trí của g1,g2 trình bày ở hình 30 trong đó:
    Lưới thứ nhất g1 có điện áp một chiều là âm so với catôt. Ta gọi điện áp đó là thiên áp lưới g1
    Lưới thứ hai g2 có điện áp dương so với catốt và do ở gần ca tốt hơn anốt nên tuy điện áp g2 không bằng điện áp anốt Ua, dòng điện tử bị lưới g2 hút rất mạnh. Như vậy thì dòng 1a được lớn lên. Độ dốc S của đèn có trị số lớn, hệ số khuếch đại µ của đèn cũng tăng lên.
    Lưới chắn g2 đặt giữa anốt và lưới g1 do đó nó có tính chất một màn chắn. Màn chắn này lại được nối đất về mặt xoay chiều thông qua một tụ điện có điện dung tương đối lớn. Do đó điện dung giữa anốt và lưới điều khiển g1 bị giảm đi và ảnh hưởng của điện dung thông đường Cga bị hạn chế.
    Như vậy đèn bốn cực đã khắc phục được 2 nhược điểm cơ bản của đèn ba cực.
     

    Attached Files:

  2. Aries

    Aries Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    6.514
    Likes Received:
    56
    Location:
    VNAV
    Các cụ tổ Đèn điện tử:

    [web]http://www.sparkmuseum.com/TUBES.HTM[/web]
     
  3. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Tyro xin được tiếp tục loạt bài về đèn điện tử.
    Nhân đây cũng xin gửi lời cám ơn đến hai bác TaiUong và Hung6310i đã giúp đỡ trong việc thể hiện 1 số hình vẽ trong bài viết.


    Mạch điện của đèn bốn cực

    Các mạch điện cung cấp cho sợi nung, g1, anốt đối với đèn bốn cực cũng giống như với đèn ba cực. Riêng lưới g2 yêu cầu có một điện áp dương và nhỏ hơn điên áp anốt Ua. Như vậy phải có mạch điện cung cấp điện áp Ug2 đó cho lưới chắn g2. Nếu nguồn cao áp cung cấp cho anốt là một bộ pin nối tiếp thì có thể trích lấy điểm nối ở giữa bộ pin cung cấp điện áp cho lưới g2 như hình 31.
    Lưới g2 cũng có dòng điện chạy gọi là dòng Ig2 và cũng tiêu thụ năng lượng của nguồn. Trên mạch lưới g2 còn có tụ Cg2 đấu giữa g2 và catốt để ổn định điện áp lưới g2 và như đã nói ở trên, cũng là để nối đất g2 về mặt xoay chiều để hạn chế tác dụng của điện dung thông đường Cga.
    Thường thì cao áp cung cấp cho anốt lấy từ một bộ nắn nên khó lấy điểm nối giữa chừng như với hình 31. Người ta cấp điện cho lưới g2 theo hai mạch trình bày ở hình bày ở hình 32.
    Mạch điện ở hình 32.a là mạch cấp điện cho lưới g2 theo kiểu sụt áp qua một điện trở Rg2. Nguồn Ea đấu tới g2 bằng điện trở Rg2.Dòng chảy qua điện trở Rg2 là dòng lưới g2 (Ig2) sụt áp trên điện trở Rg2 là Ig2 Rg2:
    Theo định luật Kiếcxốp cho mạch kín ta có:
    Ea = Ug2+ Ig2.Rg2
    Thông thường trị số Ea đã biết trước, Ug2 là điện áp ta chọn dùng cho lưới g2, dòng Ig2 biết được do tra cứu trong các tư liệu kỹ thuật vì vậy dễ dàng tìm ra trị số của điện trở Rg2 cần dùng trong mạch:
    ..........Ea - Ug2
    Rg2 = -------------
    ..............Ig2

    Thí dụ nguồn Ea = 160V, điện áp Ug2 cần là 60V, dòng lưới Ig2 là 0,5mA thì điện trở Rg2 có trị số là:

    ..........160-60
    Rg2 = -----------= 200.000Ohm = 200kohm
    ...........0.5 x 0.001

    Mạch điện ở hình 32.b là mạch cấp điện cho lưới g2 thông qua một bộ phân áp dùng 2 điện trở R1; R2. Mạch này so với mạch trước thì ổn định hơn nhưng tốn thêm một điện trở và khi làm việc thì tiêu phí thêm năng lượng do có dòng chảy qua phân áp.
    Tùy theo yêu cầu về chất lượng của máy cũng như khả năng về nguồn cung cấp mà người ta quyết định dùng kiểu mạch điện nào.
     

    Attached Files:

  4. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Đặc tuyến của đèn bốn cực

    Đèn bốn cực cũng có thể lập đặc tuyến lưới và đặc tuyến anốt như đối với đèn ba cực.
    Ứng với mỗi trị số của Ug2 ta lại lập được một họ đặc tuyến. Thí dụ như hình 33 thì I là họ đặc tuyến lưới ứng với Ug2 = 100V và II là họ đặc tuyến ứng với Ug2 = 70V. Ta nhận thấy lưới g2 có tác dụng mạch đối với dòng anốt Ia: lưới g2 biến đổi điện áp từ 70V lên 100V là một biến đổi nhỏ(∆ Ug = 50V) mà họ đặc tuyến chênh lệch nhau nhiều, Ia biến đổi lớn. Còn Anốt biến đổi diện áp từ 150V lên 200V (∆ Ua = 50V) mà hai đặc tuyến chênh lệch nhau không nhỉều.
    Trên đồ thị, ta còn thấy đường đứt nét, đó là đường biểu thị dòng Ig2. Ta thấy với Ua nhỏ thì dòng Ig2 lại lớn. Đó là vì khi Ua nhỏ thì sức hút kém và có nhiều điện tử bị g2 hút trước khi có thể tới anốt.
    Đặc tuyến anốt của đèn bốn cực cũng được vẽ tương tự như cách vẽ đặc tuyến anốt của đèn ba cực: trục hoành là các trị số điện áp anốt Ua, trục tung là trị số các dòng Ia, Ug2. Ứng với mỗi đường đặc tuyến phải chỉ rõ các trị số của thiên áp lưới government và điện áp lưới g2.
    Hình 34 là đặc tuyến anốt của đèn bốn cực.
    Ta thấy ở phần đầu của đặc tuyến có những chỗ lồi lõm: dòng anốt Ia lúc đầu tăng dần sau đó lại giảm dần đi và mãi sau nữa mới trở lại tình trạng tăng.
    Điều này có vẻ bất bình thường vì Ua tăng mà Ia lại giảm. Tuy nhiên phân tích hiệu ứng dynatron thì có thể giải thích hiện tượng này:
    Những điện tử bay tới anốt với tốc độ cao khi bắn vào anốt có thể làm bắn ra từ anốt những điện tử phản xạ thứ cấp. Khi điện áp anốt lớn thì những điện tử phát xạ thứ cấp này lại bị anốt hút trở lại. Nhưng khi điện áp anốt nhỏ hơn điện áp lưới g2 thì những điện tử phát xạ thứ cấp bị lưới g2 hút vào. Thành ra số lượng điện tử lưu chuyển trong mạch anốt bị giảm đi, dòng anốt Ia bị giảm, số lượng điện tử lưu chuyển trong mạch g2 tăng lên, dòng lưới Ig2 tăng lên.
    Vì hiệu ứng dynatron nên phần đầu của đặc tuyến bị lồi lõm bất thường và do đó không thể sử dụng được trong chế độ công tác của đèn bốn cực. Vì vậy phạm vi sử dụng của đèn bốn cực bị hạn chế.
    Hiệu ứng dynatron là một nhược điểm của đèn bốn cực.
     

    Attached Files:

  5. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Các thông số của đèn bốn cực

    Các thông số của đèn bốn cực xác định tương tự như các thông số đèn ba cực.
    a. Hệ số khuyếch đại u ( muy ) :
    ...........Delta Ua
    Muy = ---------- khi Ug2 là hằng số
    ..........Delta Ug1

    Hệ số khuyếch đại của đèn bốn cực lớn hơn đèn ba cực.
    b. Độ dốc của đặc tuyến:
    .......Delta Ia
    S = ------------ khi Ua và Ug là hằng số
    .......Delta Ug1

    Độ dốc S của đèn bốn cực cũng thường lớn hơn đèn ba cực
    c. Nội trở Ri:
    .......Delta Ua
    Ri = ------------khi Ug1 và Ug2 là hằng số
    .......Delta Ia
    Nội trở Ri của đèn bốn cực thường cũng lớn hơn đèn ba cực
    Mối quan hệ giữa ba thông số đó vẫn là:
    Muy = S. Ri
    Về các thông số khác thì có thêm:
    - Điện áp lớn nhất cấp cho lưới g2
    - Công suất tiêu tán lớn nhất ở lưới g2
    - Dòng lưới g2 lớn nhất.
    Về các điện dung giữa các cực thì đèn bốn cực có trị số nhỏ hơn đèn ba cực.
     
  6. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Sử dụng đèn bốn cực
    Đèn bốn cực cũng được sử dụng để khuyếch đại và tạo dao động như đèn ba cực.
    Khi dùng đèn bốn cực cần lưu ý về trình tự cấp điện cho các cực, nếu không cấp điện đồng thời thì phải cấp điện cho mạch anốt trước khi cấp điện cho mạch lưới g2. Nếu cấp điện cho lưới g2 trước thì trong khoảng thời gian Ua = 0, dòng lưới sẽ có trị số rất lớn, có thể vượt qua trị số cho phép và làm cho công suất tiêu tán trên lưới g2 (Pg2) lớn quá mức và làm hỏng đèn.
    Trong những mạch điện dùng những nguồn khác nhau cung cấp riêng rẽ cho anốt và cho lưới g2 thì phải bố trí mạch bảo vệ đảm bảo cho anốt, đồng thời khi đang khai thác nếu bị mất điện áp Ug2 thì phải tự động cắt mạch cung cấp cho anốt hoặc tắt điện toàn máy. Những mạch rơle có thể thực hiện được những yêu cầu này.
     
  7. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Đèn năm cực

    Cấu tạo của đèn năm cực

    Để khắc phục nhược điểm của đèn bốn cực, người ta đặt thêm giữa lưới g2 và anốt một lưới thứ ba g3 có điện áp bằng điện áp catốt. Như vậy những điện tử phát xạ thứ cấp từ anốt bắn ra bị lưới g3 đẩy trở lại anốt và không bị lưới g2 hút nữa, lưới thứ ba g3 do đó được gọi tên là lưới triệt. Đèn có 3 lưới đó là đèn năm cực,
    Cấu tạo bên trong của đèn 5 cực gồm :
    1. Bầu thủy tinh
    2. Màn bọc kim phía ngoài.
    3. Anốt
    4. Giá đỡ các vòng lưới
    5. Màn chắn bọc kim phía trong
    6. Dây nối
    7. Chân đèn
    8. Tấm mica làm giá đỡ
    9. Lưới triệt g3
    10. Lưới chắn g2
    11. Lưới điều khiển g1
    12. Catốt
    13. Tấm đỡ cục ghettơ để hút khí dư, tăng chân không.
     
  8. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Đặc tuyến và thông số đèn năm cực

    Khắc phục được hiệu ứng dynatron, đèn năm cực có đặc tuyến không bị lồi lõm như đèn bốn. Đặc tuyến và ký hiệu của đèn năm cực như hình 35
    Cách xác định các thông số tại điểm A (Ua=160V, Ug1=-2V) như sau :

    a.Xác định S:
    xác định độ gia tăng của dòng anốt Ia giữa 2 điểm B và C:
    Delta Ia=8mA
    Xác định độ biến thiên của điện áp lưới g1:
    Delta Ug1 = 4V
    Như vậy:
    ..........Delta Ia........8
    S = ------------- = ------ = 2mA/V
    .........Delta Ug1 ......4..

    b. Điện trở trong Ri
    Xác định giữa 2 điểm D và E:
    Độ gia tăng điện áp anốt: Delta Ua=160V
    Độ gia tăng dòng điện anốt Delta Ia = 1mA
    Do đó:
    .........Delta Ua..........160
    Ri = ------------- = ---------- = 160000Ohm = 160kOhm
    ........Delta Ia........1 x 0.001

    c. Hệ số khuyếch đại
    Muy = S. Ri = 2mA/V . 160kOhm = 320
    Đèn năm cực có điện dung giữa các cực nhỏ hơn đèn ba cực
     

    Attached Files:

  9. hybrid

    hybrid Approved Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    34
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    WE 300B Spec để các bác yêu đèn tham khảo

    ko biết các bác xem chưa em cứ gửi :p
     

    Attached Files:

    • 300B.pdf
      File size:
      134,7 KB
      Views:
      1.112
  10. hybrid

    hybrid Approved Member

    Joined:
    26/3/06
    Messages:
    34
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hà Nội
    Thông tin cơ bản về đa số đèn ĐT cho âm thanh

    Thêm 1 trang tham khảo:arrow: :Triode Electronics
     
  11. dachue

    dachue Advanced Member

    Joined:
    13/3/06
    Messages:
    436
    Likes Received:
    1
    Location:
    Hue City
    Các bạn ơi , rất hay . Ai biết thì giải thích cách xác định đường tải ( load line ) sao cho tối ưu đi .
     
  12. Viagraless

    Viagraless Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    5.592
    Likes Received:
    253
    Nói ra thì xấu hổ, nhưng không nói còn xấu hổ hơn : tuy em đã làm được nhiều ampli đèn các kiểu, vậy mà nói năm cực với ba cực thì vẫn còn tù mù lắm, vậy xin các cao thủ giải đáp hộ :

    1- Tại sao đèn 3 cực nghe có vẻ phê hơn đèn 5 cực ?

    2- Đèn 5 cực đấu như thế nào thì mới chạy đúng là 5 cực, và đấu như thế nào thì thành 3 cực ?

    3- Đèn 5 cực có hệ số khuyếch đại rất cao, vậy căn cứ vào đâu để tính Gain cho toàn mạch ?

    Tạm thời như vậy, rất mong được chỉ giáo ạ.
    Cảm ơn nhiều.
     
  13. Congcobe

    Congcobe Advanced Member

    Joined:
    24/4/06
    Messages:
    504
    Likes Received:
    30
    Location:
    Trên mọi nẻo đường
    Tyro, Thân gởi TYRO,tôi nhờ bạn hướng dẫn cụ thể và đơn giản cách để bias amplier đèn.Thành thật cảm ơn :lol:
     
  14. anhbayxi

    anhbayxi Advanced Member

    Joined:
    27/5/06
    Messages:
    644
    Likes Received:
    4
    Location:
    Bình Định là quê, Hà Nội là nhà
    Bác Tyro làm em sáng ra được bao nhiêu đó. Xin chân thành cảm ơn bác thật nhiều.
     
  15. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Tiếp tục thôi Bang Chủ ơi, phần này em học thuộc nắm rùi.

    Ôi ôi ôi, cụ này dạo này đâu ấy nhỉ, mai anh em họp tổ bầu Bang chủ mới bây giừ
     
  16. gu81

    gu81 Approved Member

    Joined:
    26/8/06
    Messages:
    24
    Likes Received:
    0
    cảm ơn tyro bạn rất có tâm với anh em trên diễn đàn bạn ở đâu vậy ? có thể giao lưu học hỏi bạn được không ? Tôi đang ở Hà Nội: dung192lt@yahoo.com.vn nếu có thể được mong bạn liên lạc với tôi nhé
     
  17. Rumbeng

    Rumbeng Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    3.139
    Likes Received:
    32
    Location:
    P.Phú Mỹ Q.7 - TP HCM
    Bác GU81 ơi, Tỷo cũng ở HN đấy , biết đâu bác lại viết thêm cho topic này thêm một số kiến thức nữa .
     
  18. Tyro

    Tyro Advanced Member

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    288
    Likes Received:
    2
    Location:
    Thành Công bang
    Chào bác GU81.
    Rất cám ơn bác đã có lời khen.
    Đọc những bài viết của bác em biết bác là người rành về kỹ thuật và quả thực kiến thức của em còn hạn chế lắm, được mỗi cái là nhiệt tình thôi.
    Số đt của em là : 0913236274, em rất vui khi được giao lưu cùng bác.
    Thân chào.
     
  19. ngocha999

    ngocha999 Approved Member

    Joined:
    30/8/06
    Messages:
    49
    Likes Received:
    0
    Phê thật, cảm ơn bác Tyro nhiều lắm. Em in các bài bác post ra rồi nếu có gì không hiểu thì em nhờ bác giải thích giùm em nhé! Em cũng mới biết TUBE nó là các gì thôi! Em đang có ý định DIY 1 em amp tube.
     
  20. Cominup

    Cominup Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    3.343
    Likes Received:
    11
    Các bác cho em hỏi mấy, thấy các bác hay nói về cái độ hỗ dẫn, em mới đi tìm thì thấy ghi là: "tỷ lệ giữ độ biến thiên của dòng anode với thế anode, xác định bằng công thức delta Ia chia cho delta Ua"

    Cái công thức thì đơn giản rồi, nhưng trong sách không nói cái ý nghĩa của nó để làm gì, các bác nói rõ lại cho em được không? Nói đơn giản hơn nữa là cái độ hỗ dẫn nó ảnh hưởng thế nào đến âm thanh, tức là cái số đấy càng lớn thì càng tốt hay ngược lại? Cái độ hỗ dẫn ấy có phải là hằng số hay nó biến thiên?

    Câu hỏi thứ hai: Các bác hay nói về phối hợp trở kháng, thế có phối hợp dung kháng và/hoặc cảm kháng không? Vì trong cái data sheet bóng đèn em thấy người ta có ghi cái dung kháng giữa các bản cực, cái này có cần quan tâm đến hay không?

    Câu hỏi thứ 3: Em hiểu là cái điện trở đầu vào xét theo dòng xoay chiều của bóng đèn được xác định bằng nội trở đèn mắc // với điện trở thoát lưới. Thế cái điện trở nối tiếp với lưới có ảnh hưởng gì đến cái điện trở đầu vào của đèn không, trong trường hợp nối tầng bằng tụ?

    Mong các bác trả lời giúp.
     
  21. Tubes

    Tubes Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    242
    Likes Received:
    6
    Location:
    Hà Nội
    1. Hỗ dẫn là Delta Ia chia cho Delta Ug chứ không phải delta Ua. Nó biểu thị cho độ biến thiên của dòng anode Ia khi ta thay đổi điện áp lưới Ug. Tức là biểu thị độ khuyếch đại Ia tương ứng với Ug.
    Nó hơi khác với:
    - Hệ số khuyếch đại dòng là Delta Ia chia cho Delta Ig
    - Hệ số khyếch đại điện áp là Delta Ua chia cho Delta Ug .
    Đèn điện tử điều khiển bằng điện áp lưới nên mới có khái niệm này!
    Hỗ dẫn càng lớn hệ số khuyếch đại càng cao. Hỗ dẫn luôn thay đổi theo mức Ug nên tạo thành đường cong Ia/Ug hay được vẽ trong datasheet. Đèn tốt là đèn có mức hỗ dẫn không thay đổi trong một khoảng nào đó cả điện áp và tần số - người ta gọi là đèn tuyến tính trong đoạn đó. ngược lại thì gọi là phi tuyến.

    2. Khái niệm trở kháng là đã bao gồm dung kháng và cảm kháng. Nếu không bao gồm dung kháng và cảm kháng thì gọi là điện trở thuần. Trong datasheet không ghi dung kháng (Xc) mà ghi điện dung (C) nó rất quan trọng khi thiết kế mạch điện với tần số cao. Như audio thì phải tính đến nó khi thiết kế mạch ghép tầng hoặc hồi tiếp tần số cao. Với 1 điện dung C của đèn, dung kháng Xc sẽ thay đổi theo tần số Xc = 1/2pi.f.C

    3. Nó có ảnh hưởng tuy nhiên phải so sánh giữa giá trị của hai điện trở đó. một đằng hàng 100Kohm, một đằng hàng 1Kohm do đó có thể bỏ qua. Trong trường hợp muốn tính chính xác hoặc với tần số thật cao hoặc thật thấp thì phải tính đến điện trở và tụ nối tầng. Khi đó coi 3 thứ trở kháng ra tầng trước, trở + tụ nối tầng, trở kháng vào + thoat lưới tầng sau làm thành mắt lọc Pi, sau đó tính toán trên giá trị của lọc pi đó để tìm được băng tần, hiệu suất của nối tầng.
     
  22. Bacuc

    Bacuc Advanced Member

    Joined:
    8/2/06
    Messages:
    1.196
    Likes Received:
    13
    Chào bạn

    Cho phép mình trả lời chỗ này nhé

    Trong Ampli có hai giai đoạn : Khuyếch đại điện áp tín hiệu và Khuyếch đại Công suất tín hiệu ( Liên quan tới dòng ) . Cái thứ nhất thì quá quen rồi : Tín hiệu có biên độ bé cần Khuyếch đại cho đủ lớn ( μ ) . Khi tơi tầng Công suất , biên độ tín hiệu đủ lớn nhưng công suất tín hiệu lại bé ( Dòng bé ) nên lúc này khái niệm hỗ dẫn lúc đó mới thực sự quan trong : Tạm hiểu nếu điện áp lưới ĐÈN CÔNG SUẤT biến đổi 1V thì dòng Anode CỦA ĐÈN CÔNG SUẤT biến đổi bao nhiêu Ampe ( hoặc MILIAMPE) .
    Ví dụ khi dòng tĩnh của đèn là 40mA , S=6mA/V , điện áp lưới đẩy đèn CS là 25 Vol ,và nếu được cung cấp đúng 25 Vol Signal , dòng Anode biến động 150 mA = 25*6mA/V

    Từ tỷ số giũa trở kháng của đèn và gánh ( Loa ) ta có thể tính ra Iloa max và bằng công thức truyền thống P=I*I*Rloa , ta có thể tính ra Công suất max thực ra loa

    Nói tóm lại : Đèn có HỖ DÃN S CÀNG CAO TẠI CÙNG ĐIỆN ÁP ĐẨY CỦA LƯỚI , dòng Ia càng biến đổi mạnh , đại diện cho công suất tín hiệu biến động càng lớn .


    Tù đây câu trả lời là nó là tương đối ổn định hoặc biến động quanh giá trị mà nhà sản xuất đã công bố



    Nó ảnh hưởng rất lớn đến âm thanh ( Độ to nhỏ và tính chi tiêt ) . Biểu hiện rõ nét nhất là khi lắp 6AS7 , 6H13C Single ended , hai đèn này thay thế cho chất âm gần như nhau ( Hình dáng cũng gần như nhau ) . Nhưng khi thay thế 5998 , mọi thông số khác y hệt ,chỉ có S=15mA/V , tại cùng Volume , 5998 cho âm thanh rạng rỡ , rõ ràng ,tiếng Bass uy lực ,dải Xanban nghe như : " . . . biết là có Gaz trong không gian cạnh ta ,nhưng không thể cầm nắm được . . . " , mặc dù ngắt bỏ hoặc không sử dụng tụ Ck của tầng Công suất



    Từ cach đặt vấn đề : " . . . xét theo dòng xoay chiều của bóng đèn . . ." ta có thể thấy , điện trở ( Trở kháng) vào của đèn phụ thuộc vào chế độ làm việc của đèn mà ta chọn . Để xác định nó chính xác, không thể dùng Định luật Omh thông thường được . Nó là một công thức có sự tham gia của phần tử ảo J mà tôi không dám lạm bàn ở đây , cho nên ít nhiều nó có phụ thuộc vào Rg . Chẳng thể mà khi tra cứu đèn người ta chia làm hai trường hợp :
    Rg khi autobias
    VÀ Rg khi dùng Fixed bias



    Sẽ rất quan trọng nếu ta dùng cho chế độ cao tần và Siêu cao tần
    Nhưng có một điều là khi điẹn dung ra của đèn Pre càng bé thì đúng là dải cao đèn đó thường rất nét


    Trân trọng
     
  23. newbell

    newbell Advanced Member

    Joined:
    27/12/05
    Messages:
    82
    Likes Received:
    0
    Ái vấn đề này lâu quá rồi tôi không có vào mang nhưng tôi thấy câu hỏi của đồng chí cumup rất đơn giản mà cả hai bác TUBES lẫn BACUC đều trả lời chua thoa đáng nhưngvì vván đề đã qua rồi nên co thể giừ này các tác giả đã hiểu rõ mình sai lè lè nên thôi không nam bàn nữa . nhưng vẫn kết luân cho chú ắp môt điều đơn giản ràng nếu tất cả các gia tri khác như nhau thì thì tuỳ theo mach ta sẽ tìm giá tri S cho phù hợp.( Real time) hehehe
     
  24. Mai Xuan Sinh

    Mai Xuan Sinh New Member

    Joined:
    27/2/08
    Messages:
    1
    Likes Received:
    0
    Thank you!!!!!!!!!
     
  25. symbyan

    symbyan Advanced Member

    Joined:
    28/10/06
    Messages:
    71
    Likes Received:
    1
    Dạ cho em hỏi một câu thật sự hơi bị "xxx",nhưng tại sao amply đèn lại nghe hay hơn và ít méo hơn trasitor :(
     

Share This Page

Loading...