Hướng dẫn nhiếp ảnh số cơ bản

Discussion in 'Hỏi đáp, kinh nghiệm' started by Tuannguyen_71, 25/2/09.

  1. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Tiếp theo, chúng ta hãy cùng xem một số kiểu đóng khung khác nhau rất có hiệu quả. Chúng sẽ cung cấp cho bạn thêm ý tưởng để bạn có thể vận dụng vào những bức ảnh của mình.
     
  2. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Tạo khung là một kỹ thuật thường được sử dụng để tăng hiệu quả cho những bức ảnh phong cảnh về những chủ thể to lớn như núi non, cao ốc… Một cách tạo khung thường gặp là cho vài cành cây ở gần vào tiền cảnh. Trong bức ảnh chụp vách núi trong công viên Yosemite của Ansel Adams, bụi cây mảnh khảnh đem lại cho bức ảnh cảm giác về không gian và khoảng cách. Bụi cây có mặt ở đó nói lên rằng, tôi ở đây và chủ thể ở kia, từ kích thước tương ứng bạn có thể nhận thấy khoảng cách giữa chúng tôi. Đây là kỹ thuật thường được dùng trong ảnh du lịch và kiến trúc.

    Bông hoa súng ở tiền cảnh đem lại cảm giác mạnh về gần và xa trong bức ảnh chụp đài tưởng niệm Lincoln chụp bởi Elliot Erwitt.
     

    Attached Files:

  3. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Đừng nghĩ rằng khung chỉ nằm ở 2 cạnh bên hay phía trên chủ thể. Khung cũng có thể là một vật gì đó ở cạnh dưới bức hình để giúp bức ảnh chặt chẽ, vững chắc hơn. Hãy xem bức ảnh phong cảnh tuyệt đẹp của Fritz Henle, cái hàng rào gỗ ở tiền cảnh giữ vai trò như một cái khung dọc theo chân ảnh. Nó thiết lập rõ ràng những kích thước xa gần mà thông qua đó người xem phỏng đoán được khoảng cách. Thử lấy một tờ giấy trắng che cái hàng rào đi, bạn sẽ thấy bức ảnh yếu đi rất nhiều.

    Tạo khung có thể thực hiện theo rất nhiều cách. Bằng cách bao quanh 2 đứa trẻ với những búp hoa nhạt nhòa, Doug Wilson đã đóng khung chúng vào một thế giới thần tiên, rất phù hợp với tâm trạng của chúng.

    Tóm lại, khi nào mà chủ thể không nổi bật lên nhờ kích thước, hay khi chủ thể ở xa và bạn muốn tạo cảm giác không gian cho bức ảnh, bạn có thể dùng kỹ thuật tạo khung cho chủ thể để thu hút sự chú ý.
     
  4. tung0643711888

    tung0643711888 Advanced Member

    Joined:
    28/1/10
    Messages:
    83
    Likes Received:
    0
    e chỉ có cái máy cùi bắp omlympus 560uz (không biết có lộn khôgn). lúc đầu mày mò hoài chụp thấy cũng tạm tạm. về sau này không biết sao mà chụp hình không sắc nét nữa. rất mờ mặc dù chỉnh chọt hết các thông số như bình thường. không biết có phải do máy hư không các bác.
    để e về nghiên cứu bài này xem sao.
    thanh bác chủ nhiều.
     
  5. meouday

    meouday Advanced Member

    Joined:
    23/3/09
    Messages:
    52
    Likes Received:
    1
    Bài này e đọc lần này là lần thứ 3 vì nó hay quá. Cám ơn bác CDshop đã bỏ công hỗ trợ các người mới chơi như e...
     
  6. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Nhấn mạnh bằng chiếu sáng chọn lọc

    Có gì trong bóng tối? Ta không biết. Tại sao một người đàn ông đứng nhìn vào đó? Ta không biết. Tại sao một người khác quả quyết dấn bước vào vùng tối đó? Ta không biết. Hai người đàn ông được chiếu sáng, mọi thứ khác chìm trong bóng tối. Bức ảnh có tính biểu tượng. Chúng ta thực sự không quan tâm đến việc 2 người đó là ai, mà điều hấp dẫn là tình thế của họ - một người đứng yên nhìn chằm chằm vào bóng tối, một người đang dấn thân vào đó.

    Bạn có thể diễn giải ý nghĩa bức ảnh này theo nhiều cách. Có thể nó tượng trưng cho cuộc sống: một điều bí ẩn mà một số trong chúng ta thì đứng quan sát còn số khác thì hăm hở lao vào. Bằng cách sử dụng bóng tối cùng với ánh sáng trong bức ảnh, bạn có thể tạo nên những bí ẩn của riêng mình.
     
  7. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Từ trước tới giờ (trong giáo trình này) chúng tôi mới tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của ánh sáng – làm thế nào để chụp đúng sáng. Bây giờ chúng ta bắt đầu học sử dụng ánh sáng như một công cụ sáng tạo. Bất cứ lúc nào nhìn qua khung ngắm, hãy quan sát ánh sáng. Cố gắng cảm nhận ánh sáng và vận dụng ánh sáng như công cụ sáng tạo mạnh nhất của bạn.

    Hãy xem bức ảnh chụp công viên quốc gia Zion của Hiroji Kubota. Những chi tiết của đỉnh núi bên phải được nhấn mạnh bởi bóng đen hoàn toàn của đỉnh núi bên trái. Sự tương phản này tạo ra kịch tính cho bức ảnh.
     

    Attached Files:

  8. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Nhấn mạnh bằng các đường thẳng hội tụ

    Chủ đề có thể chỉ nhỏ xíu trong khuôn hình, nhưng liệu có ai lại không nhận thấy bóng người ở cuối đường hầm trong bức ảnh của Burk Uzzle?

    Những đường thẳng hội tụ xuất phát từ 4 góc và nhắm đến anh như những mũi tên. Những đường thẳng hội tụ tạo thành một đường hầm hút mắt người xem về hướng một bóng người cô quạnh. Ống kính góc rộng đã tăng cường sự hội tụ, phóng lớn không gian tiền cảnh và thu nhỏ kích thước người bộ hành, nhấn mạnh cảm giác về khoảng cách, sự cô liêu, đơn độc.
     

    Attached Files:

  9. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Hãy nhìn xem mọi đường thẳng đều hướng về chủ đề ở trung tâm như thế nào trong bức ảnh đường phố này. Các đường mái nhà, dãy xe hơi, vạch phân làn đường, tất cả đều hướng về chủ đề. Vị trí chính xác của chủ thể trong tương quan với các đường hội tụ được thiết lập bằng cách đặt máy chụp ở dưới thấp. Nếu để máy ở ngang tầm mắt, bức ảnh sẽ mất đi ấn tượng.
     
  10. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Nhấn mạnh bằng lấy nét chọn lọc

    Trong bức ảnh này, học viên Jerry Rice đã sử dụng nhiều kỹ thuật để hướng sự chú ý vào chủ đề. Trước tiên, anh lấy chủ đề thật nét và xóa nhòe mọi thứ khác. Tiếp theo, anh khiến chủ thể nổi bật lên bởi kích thước lớn, chiếm phần lớn diện tích ảnh (hãy để ý đến qui tắc 1/3 của vị trí khuôn mặt người thổi kèn). Cuối cùng, ánh mắt người thổi kèn túi nhìn thẳng vào ống kính, thu hút ngay lập tức sự chú ý của người xem. Không có gì làm phân tán sự chú ý khỏi chủ thể.
     
  11. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Nhấn mạnh bằng sự lặp lại

    Ở đây chúng ta thấy có 2 kiểu lặp lại khác nhau.
    Ảnh trên là hình ảnh phản chiếu của một khung cảnh.
    Ảnh dưới là những hình ảnh lặp lại của các cá thế khác nhau (nhưng tương tự) trong một khung cảnh.
     
  12. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Nhấn mạnh bằng chuyển động

    Tất cả đều chuyển động trong bức ảnh này. Không chỉ 2 người phụ nữ rảo bước trong mưa gió mà cả hậu cảnh cũng như cuốn theo chiều gió. Bằng cách kết hợp 2 kỹ thuật: tốc độ chụp chậm và lia máy theo đối tượng, tác giả Marino đã khiến người xem cảm nhận mạnh mẽ về hoàn cảnh vội vã của họ.

    Thử nghĩ xem bức ảnh sẽ bình thường thế nào nếu như được chụp theo cách thông thường: với tốc độ nhanh và giữ máy cố định.
     
  13. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Tóm tắt

    Tóm lại, để nhấn mạnh chủ đề chính của bức ảnh, hãy tự hỏi mình mỗi khi nhìn qua khung ngắm:

    1. Tôi sẽ nhấn mạnh chủ đề bằng cách đặt nó ở giữa hay lệch sang một bên?
    2. Có thể nhấn mạnh chủ đề bằng cách làm nó trông lớn hơn?
    3. Có thể nhấn mạnh chủ đề bằng cách đóng khung nó?
    4. Có thể nhấn mạnh chủ đề bằng cách chiếu sáng chọn lọc?
    5. Có thể nhấn mạnh chủ đề bằng cách lấy nét chọn lọc?
    6. Có thể nhấn mạnh chủ đề bằng những đường thẳng hội tụ?
    7. Có thể nhấn mạnh chủ đề bằng cách lặp lại?
    8. Có thể nhấn mạnh chủ đề bằng cách tạo chuyển động?

    Chỉ bấm máy sau khi bạn đã tự hỏi - và trả lời - những câu hỏi đó.
     
  14. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Những lỗi thường gặp và cách xử lý

    Ở phần này chúng ta sẽ thảo luận những lỗi thường gặp với hầu hết mọi người khi chụp ảnh. Những lỗi này thường lôi kéo sự chú ý vào bản thân chúng, vô tình tạo sự nhấn mạnh sai chỗ. Tuy nhiên nếu bạn để ý một tí, rất dễ dàng tránh được những lỗi đó.

    a. Cắt cúp ảnh quá sát:

    Như chúng tôi đã nói trước đây, một trong những khác biệt giữa bức ảnh và thế giới tự nhiên là sự tồn tại của 4 đường khung. Trong khi thế giới tự nhiên là liên tục, một bức ảnh là giới hạn, nó chấm dứt tại 4 đường khung ảnh.

    Là một nhiếp ảnh gia, bạn phải quyết định thu những gì vào trong ảnh và loại những gì ra khỏi ảnh. Vấn đề là, bạn quyết định điều này vào lúc nào: ngay khi bấm máy chụp hay khi chuẩn bị in ảnh?

    Hiển nhiên là những gì bạn loại trừ ra khỏi ảnh khi chụp sẽ không thể thêm vào trong quá trình in ấn sau này. Vì thế, trừ phi bạn có lý do rõ rệt, đừng để chủ thể lấp đầy khuôn hình. Hãy chụp rộng ra một ít ở mọi phía và lựa chọn cắt cúp hoàn thiện sau đó.

    b. Quan sát hậu cảnh:

    Hãy nhìn bức ảnh C. Nó không có vấn đề gì, trừ 1 lỗi rất hay gặp: cành cây phía sau dường như mọc ra từ trên đầu người mẫu.
    Khi bấm máy, hãy quan sát cẩn thận hậu cảnh của chủ thể. Đặc biệt khi chụp trắng đen, hãy cảnh giác với những gì có thể tạo ra sắc độ xám tương đương nhau.
    Làm thế nào để tránh được những cành cây mọc trên đầu? Bạn có thể thay đổi vị trí chủ thể hay góc chụp để loại bỏ hậu cảnh có hại. Hoặc bạn có thể mở khẩu độ lớn nhằm xóa mờ hậu cảnh đằng sau.

    Lỗi hậu cảnh này thường xảy ra với những người mới chụp ảnh. Và nó được gia tăng bởi các ống kính tự động ngày nay. Như bạn đã biết, các ống kính tự động cho phép ta lấy nét ở độ mở lớn nhất của nó, do đó khi bạn lấy nét, bạn luôn nhìn thấy khoảng rõ (depth of field - DOF) mỏng nhất, hậu cảnh hiện lên mờ nhòe. Nhưng khi bạn bấm chụp, khẩu độ khép lại ở 8 hay 11 và hậu cảnh bất chợt hiện ra với đủ thứ linh tinh phá hỏng bức ảnh.

    Giải pháp: sau khi lấy nét chủ thể, hãy nhấn nút xem trước chiều sâu ảnh để kiểm tra hậu cảnh sẽ hiện lên như thế nào ở đúng khẩu độ chụp thực tế. Nếu máy ảnh của bạn không có nút kiểm tra DOF, hãy rời mắt khỏi khung ngắm và quan sát thật kỹ khung cảnh, đặc biệt là sau lưng chủ thể. Bằng cách đó bạn có thể tránh được những cành cây hay ống khói, ăng-ten mọc trên đầu người mẫu.

    c. Biến dạng tiền cảnh:

    Phối cảnh trong nhiếp ảnh cũng như trong hội họa, được tạo ra bởi thực tế là một vật, với kích thước cố định, ở càng gần thì nhìn càng to. Nhưng phối cảnh có thể bị méo mó nếu bạn để ống kính quá gần đối tượng.

    Hãy nhìn cái chân biến dạng như thế nào trong ảnh E. Giải pháp: lùi lại và dùng ống kinh tiêu cự dài hơn. Kết quả là bức ảnh F hài hòa.
     
  15. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Cảm ơn bác Tuấn vì những bài viết của bác nhé.

    Em đọc một vài lần rồi, ở các forum về nhiếp ảnh em đọc cũng nhiều nhưng chẳng thấm vào đâu. Đợt này chụp choạch xong ngắm rồi đọc lại mới thấy thấm. Đọc mấy bài của bác cứ như được nghe một album trên đĩa than ý :p

    Lúc nào rảnh bác phổ biến kiến thức thêm nhé

    Cảm ơn bác nhiều
     
  16. lynhan159

    lynhan159 Advanced Member

    Joined:
    16/10/07
    Messages:
    3.017
    Likes Received:
    5
    Location:
    Phú Nhuận Bang, Sài Gòn
    hay quá! hôm nay em mới biết topic này thì xong hết 3 ngày tết rùi! thanks :mrgreen:
    máy em có thêm nút "scene" có thêm 1 số selection bằng biểu tượng vậy bác có thể nói thêm về các biểu tượng trong đó được không ạ? thanks
    ví dụ:
    potrait: hình cô gái đội nón
    party/ indoor: hình ly bắp rang bơ
    night portrait: hình người có ngôi sao trên đầu
    beach/snow: hình người tuyết
    landscape: hình quả núi
    sunset; night landscape; museum; firework show; close up; copy; back light; panorama assist; sport;dusk/dawn...
     
  17. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    @lynhan159:
    Máy của bác là kiểu dành cho người không cần tìm hiểu sâu mà vẫn chụp được ảnh phù hợp với hoàn cảnh. Người ta lập trình sẵn để khi bác ở trong hoàn cảnh nào thì cứ chọn đúng chế độ tương ứng là xong, khỏi phải nghĩ gì hết (tất nhiên, kết quả cũng có những hạn chế của nó).
    Nếu bác nắm vững kỹ thuật cơ bản về khẩu độ, thời chụp, đo sáng và cân bằng trắng thì bác sẽ thấy hàng chục cái scene lập trình sẵn chỉ là các kết hợp khác nhau của 4 yếu tố trên. Ví dụ: chế độ portrait được lập trình ưu tiên mở lớn khẩu độ để xóa phông, chế độ sport được lập trình ưu tiên chụp tốc độ nhanh nhằm bắt đứng hành động, landscape thì khép nhỏ khẩu độ để có ảnh nét từ gần đến xa...
     
  18. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    THE ULTIMATE GUIDE TO DIGITAL PHOTOGRAPHY

    Bài 3: Kỹ thuật chụp bao vây (Exposure bracketing)

    Thuật ngữ này e tạm dịch, bác nào có từ hay hơn xin giúp e ạ.

    Một kỹ thuật thông dụng từ thời chụp phim vẫn đắc dụng tới ngày nay, đó là chụp bao vây (exposure bracketing). Cái tên nghe có vẻ khó hiểu nhưng thực ra nó rất đơn giản. Nếu bạn ở trong một tình huống ánh sáng phức tạp mà bạn không chắc kết quả đo sáng của máy ảnh là chính xác – VD như khi chụp ngược sáng, hay khi chụp đối tượng tối màu – bạn sẽ chụp nhiều tấm hơn. Đầu tiên, chụp 1 tấm theo số đo của máy ảnh, sau đó thường là thêm 2 tấm nữa: 1 tấm bù trừ âm (thiếu sáng) và 1 tấm bù trừ dương (thừa sáng) so với số đo ban đầu. Ý nghĩa của việc này là: trừ khi máy ảnh đo sáng sai bét, bạn sẽ có cơ may có ít nhất 1 tấm ảnh đúng hay gần đúng với điều bạn muốn.

    Hầu hết các máy DSLR, trừ những máy cấp thấp rẻ tiền nhất, đều có tính năng chụp bao vây tự động. Bạn đặt lượng bù trừ sáng bạn muốn thông qua menu điều khiển, rồi chuyển qua chế độ chụp liên thanh. Khi bạn nhấn nút chụp, thay vì chụp liên tục không ngừng, máy ảnh sẽ chụp 3 tấm, tự động thay đổi thông số phơi sáng theo mức bạn đã đặt. Một vài máy còn cho phép bạn chụp chỉ 2 tấm, 1 tấm bình thường và 1 tấm bù trừ dương hoặc âm. Bạn cũng có thể kết hợp chụp bao vây cùng với chế độ chụp bù trừ - nghĩa là bạn có thể chụp cả 3 tấm cùng thiếu sáng hay cùng thừa sáng. Điều này rất hữu ích khi bạn muốn chụp 1 seri để làm ảnh HDR.

    Khi nào thì sử dụng kỹ thuật chụp bao vây:

    Kỹ thuật này được ứng dụng chủ yếu khi bạn ở trong những tình huống không có đủ thời gian để kiểm tra kết quả ngay sau mỗi lần bấm máy, vd như chụp sự kiện ngoài trời hay những khoảnh khắc tự nhiên. Nó cũng là cái phao an toàn giúp bạn tránh được việc trở về nhà chắc mẩm mình đã có những bức ảnh để đời – nhưng rồi thất vọng não nề khi nhận thấy chúng bị sai sáng.

    còn tiếp
     
  19. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Bài 3: Kỹ thuật chụp bao vây (Exposure bracketing)
    tiếp theo

    Nên đặt lượng bù trừ ở mức nào?

    Khi bạn sử dụng kỹ thuật này vì mục tiêu an toàn tức là bạn đang dự kiến máy ảnh có thể có sai lệch không nhỏ. Do đó thông số bù trừ của bạn nên cách số đo chuẩn của máy ảnh một khoảng tương đối xa. Thiết lập cơ bản tốt là khoảng + - 1 EV (thừa sáng 1 EV và thiếu sáng 1 EV), (EV = exposure value.) Điều này cũng rất có ích khi chụp trong điều kiện thiếu sáng. Trong khi bạn bận rộn với việc ngắm và chụp, có thể máy ảnh tự động đặt tốc độ chụp quá thấp nhằm có đủ sáng, và bạn sẽ bị rung máy. Nhưng với tấm chụp -1EV thì có thể bạn sẽ có tốc độ đủ nhanh để hạn chế rung máy. Khi đó, mặc dù phơi sáng không chuẩn, bạn vẫn có thể cứu vãn bằng phần mềm (đặc biệt nếu bạn chụp RAW) và có một bức ảnh không rung nhòe. Việc này cũng tương đương như kỹ thuật chụp thiếu sáng để có ảnh rồi về tráng thúc để bù trừ của các nhiếp ảnh gia chụp phim.

    Những hạn chế:

    Hiển nhiên là kỹ thuật chụp bao vây không phù hợp với chụp thể thao hay hành động. Nếu bạn muốn chụp liên thanh để có càng nhiều ảnh càng tốt nhằm bắt được một khoảnh khắc thần kỳ, chế độ chụp bao vây sẽ gây trở ngại.

    Nếu dung lượng thẻ nhớ của bạn ít, bạn sẽ không muốn dùng chế độ này, vì nó sẽ cắt giảm mất của bạn 2/3 dung lượng thẻ (chụp 3 lấy 1).

    Bạn cũng có thể gặp phiền toái nếu bạn quên mất máy ảnh đang ở chế độ chụp bao vây và chỉ chụp 1 tấm rồi đi tiếp. Bức ảnh tiếp theo của bạn sẽ bị sai sáng, vì máy ảnh vẫn đang trong quá trình chụp bao vây.

    Các kỹ thuật chụp bao vây khác:

    Giá trị phơi sáng không phải là thông số duy nhất có thể vận dụng kỹ thuật này. Hầu hết các máy ảnh có chế độ chụp bao vây đều có tính năng chụp bao vây cho cả nhiệt độ màu (white balance bracketing - WBB), tuy nhiên chúng không thể kết hợp cùng lúc. Với WBB, thay vì tăng giảm giá trị phơi sáng của bức ảnh, 2 bức ảnh bù trừ sẽ được chụp với tông màu ấm hơn (nhiều sắc vàng đỏ hơn) và lạnh hơn (nhiều sắc lam hơn). Nếu bạn chụp JPEG, điều này rất hữu ích bởi vì một khi thông số nhiệt độ màu đã xác lập trong file JPEG, sẽ rất khó điều chỉnh nó. Nếu bạn chụp RAW, điều này không mấy ý nghĩa vì bạn có thể chỉnh nhiệt độ màu dễ dàng.

    Dù sao đi nữa, nếu bạn không chắc chắn về độ phơi sáng của bức ảnh, hãy sử dụng Exposure Bracketing chứ đừng dùng WBB – bởi vì bạn không thể lấy lại những chi tiết đã mất đi do phơi sáng sai.
     
  20. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Món này nghe có vẻ thô sơ, cái thời chụp phim chỉnh lên chỉnh xuống rồi làm thêm 1 kiểu cho chắc thì em nhớ. Đoạn sau chưa hiểu, chắc phải thử xem :D
     
  21. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    THE ULTIMATE GUIDE TO DIGITAL PHOTOGRAPHY

    Bài 4: Chụp ảnh đẹp hơn (phần 1)


    Các thiết bị của bạn đắt hay rẻ không thành vấn đề. Một bức ảnh đẹp chủ yếu phụ thuộc vào bạn chứ không phải vào các thiết bị đắt tiền.

    Nhiếp ảnh gia chụp tư liệu và đường phố người Pháp, Henri Cartier-Bresson thường được suy tôn là một nhiếp ảnh gia vĩ đại. Nhưng hầu hết các bức ảnh nổi tiếng ông chụp trên đường phố Paris được chụp bởi chiếc máy ảnh range-finder đơn giản. Ông không dùng chân máy, không dùng flash và cũng không có thêm thiết bị nào khác. Những gì ông có chỉ là khả năng tuyệt vời nhận thấy bức ảnh trước khi nó xảy ra và bấm chụp vào đúng thời điểm mà ông gọi là “khoảnh khắc quyết định”. Đó là khoảnh khắc mà cú bấm máy tạo nên bức ảnh đặc trưng của quang cảnh xung quanh bạn, cho dù đó chỉ là một bức ảnh tĩnh, thiếu vắng những âm thanh, mùi vị và chuyển động mà ta thường cảm nhận.

    Tiếc rằng tất cả chúng ta không thể đều trở thành Cartier-Bresson, nhưng chúng ta có thể học hỏi được nhiều từ phong cách của ông. Thời khắc và bố cục - đó chính là nhiếp ảnh, đặc biệt là với nhiếp ảnh chân dung tự nhiên. Một cái máy ảnh rẻ nhất thế giới vẫn có thể đem lại cho bạn một bức ảnh xuất sắc nếu bạn chọn đúng thời điểm và chụp có suy nghĩ.

    Cũng cần phải nói rằng, trong vài thể loại nhiếp ảnh – dễ thấy nhất là ảnh phong cảnh – một bộ máy ảnh tốt và ống kính chất lượng cao là không thể thiếu. Máy tốt không bao giờ thừa, nhưng đừng để mình bị ám ảnh bởi những gì mới nhất và tốt nhất. Với giá thiết bị kỹ thuật số ngày càng giảm nhanh chóng, chỉ cần chưa tới 1000 đô là bạn đã có thể có một bộ máy như những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp từng sử dụng cách đây 3,4 năm (mà họ đã phải mua mất hàng ngàn đô).
     
  22. Wildbird

    Wildbird Advanced Member

    Joined:
    19/3/07
    Messages:
    12.696
    Likes Received:
    644
    Location:
    BTA - TPHCM
    ................................
     
  23. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    THE ULTIMATE GUIDE TO DIGITAL PHOTOGRAPHY

    Bài 4: Chụp ảnh đẹp hơn (phần 2)


    Chụp thật nhiều

    Bạn sẽ thấy lời khuyên này ở nhiều nơi khác trong cuốn sách này, vì chúng tôi luôn muốn nhắc lại nó. Hãy nhớ rằng bạn không mất thêm xu nào khi chụp thêm một bức ảnh với máy kỹ thuật số, vì vậy hãy chụp thật nhiều. Đằng sau mỗi tấm ảnh mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp trưng ra với thế giới là hàng tá các bức ảnh khác không đạt được mức xuất sắc đó. Vậy nếu các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không hề e ngại việc chụp thật nhiều rồi chọn ra bức ảnh tốt nhất, tại sao bạn lại ngại? Đọc tài liệu về nhiếp ảnh là sự khởi đầu tốt, nhưng điều tốt nhất nên làm là cầm máy lên và chụp.

    Tất nhiên, chúng tôi không định bảo bạn là cứ giơ máy lên và bấm hàng loạt một cách vô ý thức. Hãy cố gắng suy nghĩ về việc bức ảnh sẽ hiện lên như thế nào. Bạn có thể có cả một quyển sách dày về các kỹ thuật bố cục trong nhiếp ảnh, nhưng trước hết hãy tập trung vào vài điều cơ bản ở phần tiếp theo và suy nghĩ về việc cải thiện kỹ thuật chụp ảnh của bạn.

    Chú ý đến background

    Có lẽ lỗi phổ biến nhất đối với những tay máy mới là chỉ chú ý đến chủ đề chính khi chụp ảnh. Nhưng khi mọi người nhìn vào kết quả thì họ không chỉ nhìn vào chủ đề chính mà là toàn bộ bức ảnh và những thứ lộn xộn phía sau sẽ làm phân tán sự chú ý, thậm chí làm hỏng hoàn toàn bức ảnh.
    Xem bất kỳ ảnh nào của các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy họ sắp xếp sao cho background hoặc là trống trơn, hoặc là hài hòa với chủ đề, hoặc xóa nhòa chúng khi không thể làm gì khác. Khi bố cục ảnh, hãy cố gắng thay đổi góc máy để loại bỏ những gì không cần thiết khỏi khung hình. Những vật thể có màu chói lọi, đặc biệt là màu đỏ, thường gây ra hậu quả bất lợi trầm trọng.

    Qui tắc 1/3

    Hầu hết mọi người đều đã từng nghe về qui tắc này. Nó nói rằng, khi bạn chụp một bức ảnh, bố cục thuận mắt nhất và dễ làm nhất là để chủ thể ở khoảng 1/3 hay 2/3 của khung hình, lý tưởng nhất là ở điểm giao nhau của các đường thẳng ngang và dọc chia khung hình làm 3 phần. Nó đối nghịch với việc đặt chủ thể ở chính giữa – điều mọi người hay làm và thường tạo ra những bức ảnh nhàm chán.

    Hạn chế của qui tắc này là: việc tuân thủ nó một cách máy móc sẽ khiến cho mọi bức ảnh của bạn đều có vẻ tốt nhưng không có cái nào xuất sắc. Tất cả chúng đều tuân theo cùng một kiểu bố cục an toàn và thường không gây ra cảm hứng. Đó là lý do vì sao qui tắc 1/3 là qui tắc đầu tiên bạn cần phá bỏ, một khi bạn đã đủ tự tin vào khả năng bố cục của mình. Một lần nữa, kỹ thuật số lại thể hiện lợi ích của nó: cứ chụp một bức ảnh an toàn với bố cục 1/3, sau đó chụp thêm vài bức phá cách với cùng chủ đề. Chúng hoàn toàn miễn phí!

    Đừng ngần ngại cắt cúp lại

    Một số người chụp ảnh nghĩ rằng việc cắt cúp bức ảnh sau khi chụp thể hiện sự thất bại và mọi thứ phải được sắp xếp đúng ngay khi bấm máy. Sao thế nhỉ? Một bức ảnh là một bức ảnh, dù cắt cúp hay không. Bạn có thể thích thú với việc tuân theo kỷ luật không bao giờ cắt cúp lại và cố gắng đạt được bố cục chính xác ngay khi bấm máy. Nhưng việc cắt cúp lại thường tạo ra nhiều khác biệt và có thể biến một bức ảnh hỏng thành một bức ảnh tốt.

    Điều cần lưu ý khi cắt cúp là nếu bạn càng cắt đi nhiều thì bức ảnh mới của bạn sẽ có độ phân giải càng thấp, và nó sẽ giới hạn khổ ảnh tối đa mà bạn có thể in ra.
     
  24. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    THE ULTIMATE GUIDE TO DIGITAL PHOTOGRAPHY

    Bài 4: Chụp ảnh đẹp hơn (phần 3)


    Cách sử dụng ống kính zoom

    Rất nhiều người sử dụng ống kính zoom chỉ để gia giảm những gì lọt vào khung ngắm. Đó là cách sử dụng sai hoàn toàn.

    Tiêu cự của ống kính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của bức ảnh, ngoài việc thêm bớt những gì bạn nhìn thấy. Với tiêu cự khá rộng, phối cảnh của bức ảnh sẽ bị phóng đại và méo mó. Những gì gần ống kính bị uốn cong, khiến cho người trong ảnh như đang đứng trong nhà gương dị dạng. Đó có thể chính là điều bạn muốn nhưng rõ ràng là nó không đẹp. Tiêu cự tối ưu để chụp chân dung là khoảng quanh 100mm, và bạn cần phải lui lại nhiều bước để có thể đóng khung chủ thể.

    Ngược lại, có những lúc bạn không muốn zoom in. Đặt tiêu cự ở mức lớn nhất sẽ làm bẹt phối cảnh, khiến cho những vật thể ở khá xa nhau trông như thể đứng sát nhau. Đó không phải là điều bạn muốn khi đang cố diễn tả cảm giác vĩ đại của một nhà thờ hay ngọn núi. Thay vì chụp nó ngay khi nhìn thấy từ cách xa nửa dặm, hãy đến gần, đặt tiêu cự nhỏ nhất bạn có rồi hãy bấm máy. Bức ảnh sẽ ấn tượng hơn nhiều.

    Vậy, cách sử dụng zoom đúng đắn là chọn tiêu cự phù hợp nhất với bức ảnh bạn định chụp rồi di chuyển bản thân mình (chứ không phải cái zoom) để bố cục khung hình với những gì nên và không nên có trong bức ảnh. Bạn nên zoom bằng chân, chứ không phải bằng ống kính. Tất nhiên cũng có những lúc khoảng di chuyển của bạn bị giới hạn, bạn vẫn có thể zoom in hay out bằng ống kính, nhưng chỉ nên làm điều đó khi bất khả kháng.
     
  25. nck_kool

    nck_kool Advanced Member

    Joined:
    8/3/06
    Messages:
    6.580
    Likes Received:
    5
    Location:
    Tây Bắc
    Bác Tuấn có thấy em quán triệt tư tưởng dùng D30 và ống kinh loại làng nhàng là chuẩn không? :D

    Henri Cartier-Bresson và... súng của ông

    [​IMG]

    [​IMG]
    Chiếc máy ảnh dòng Rangefinger 30mm của Leica, cùng ống kính 50mm,
    là bộ đồ nghề tác nghiệp đầu tiên của nhiếp ảnh gia Cartier-Bresson.

    Tác phẩm
    [​IMG]

    [​IMG]
     

Share This Page

Loading...