Hướng dẫn nhiếp ảnh số cơ bản

Discussion in 'Hỏi đáp, kinh nghiệm' started by Tuannguyen_71, 25/2/09.

  1. leminh

    leminh Advanced Member

    Joined:
    31/7/06
    Messages:
    176
    Likes Received:
    10
    Location:
    Hà Nội
    Em cũng được bác chủ shop gửi cho tài liệu về nhiếp ảnh căn bản, tuy nhiên English hơi bị kém nên ko dùng được nhiều. Cảm ơn bác Chủ shop lần nữa nha
     
  2. Batigol

    Batigol Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    319
    Likes Received:
    2
    :) bác chủ ơi, update tiếp đi bác, :) hoặc cho hình cặp academy 2 cho em chiêm ngưỡng với
     
  3. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Trước khi dịch tiếp các chủ đề về nhiếp ảnh số, e muốn giới thiệu với các bác một bài học căn bản rất bổ ích từ giáo trình nhiếp ảnh của Học viện nhiếp ảnh New York. Rất đơn giản nhưng... đừng thấy Thượng đế giản dị mà coi thường :lol:

    CON MẮT CỦA NHIẾP ẢNH GIA
    (phần 1)

    Có lẽ bạn đã nhìn thấy hàng ngàn bức ảnh đẹp trên trong sách báo, và có lẽ cũng như hầu hết mọi người, bạn nghĩ “ước gì mình chụp được một bức ảnh như thế.” Nhưng chỉ nhìn những bức ảnh đẹp sẽ không giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn.

    Tại sao vậy? Bởi vì bạn không biết nhìn vào cái gì. Bạn nhìn thấy 1 bức ảnh đẹp, bạn cảm thấy nó đẹp nhưng bạn không nói được tại sao nó đẹp, bạn không nói được tác giả đã làm những gì để tạo nên tác phẩm đẹp đẽ ấy. Cùng với bức ảnh bạn có thể biết loại camera và ống kính mà tác giả dùng, thậm chí cả thông số phơi sáng và loại phim sử dụng nữa. Đó là những thông số kỹ thuật _ tuy nhiên chúng cũng không giúp bạn tự chụp được những bức ảnh đẹp hơn, cũng giống như biết loại sơn và cọ vẽ mà Leonardo da Vinci từng sử dụng không hề giúp bạn vẽ được 1 tuyệt tác như Mona Lisa.

    Điều mà bạn còn thiếu là khả năng biết phải nhìn vào cái gì _ và có lẽ đó là điều quan trọng nhất mà chúng tôi sẽ dạy bạn trong suốt khóa học. Ngay trong bài đầu tiên này, chúng tôi sẽ dạy bạn vài nguyên tắc khái quát _ áp dụng những nguyên tắc này, bạn sẽ dần dần phát triển một trực giác nhiếp ảnh trong cách nhìn thế giới xung quanh. Khả năng phát hiện những bức ảnh đẹp trong thế giới xung quanh bạn là điều mà chúng tôi gọi là “con mắt của nhà nhiếp ảnh”.

    3 nguyên tắc cơ bản:

    1. Một bức ảnh tốt phải có 1 chủ đề (subject or theme) rõ ràng. Nó có thể là về một người nào đó hay một vật gì đó. Thậm chí nó có thể kể cả 1 câu chuyện về chủ đề. Nhưng chủ đề phải rõ ràng và dễ hiểu. Bất cứ ai nhìn vào bức ảnh đều ngay lập tức nhận ra chủ đề.

    2. Một bức ảnh tốt phải làm nổi bật chủ đề. Nói cách khác, ánh mắt của người xem phải hướng đến chủ đề ngay khi nhìn vào bức ảnh.

    3. Một bức ảnh tốt phải đơn giản. Nó chỉ bao gồm những yếu tố giúp định hướng ánh mắt vào chủ đề và loại bỏ những gì kéo ánh mắt rời xa khỏi chủ đề.

    Hướng tư duy của bạn theo 3 nguyên tắc trên và ngay lập tức bạn sẽ thấy mình nhìn những bức ảnh trên sách báo theo một cách mới, bạn sẽ thấy mình nhìn thế giới xung quanh theo một cách mới. Điều quan trọng nhất là bạn sẽ thấy mình chụp ảnh theo một cách mới. Bạn sẽ bắt đầu quan sát thế giới xung quanh qua kính ngắm máy ảnh với con mắt của một nhiếp ảnh gia.

    3 nguyên tắc cơ bản này là nền móng cho sự phát triển sự nghiệp nhiếp ảnh của bạn, và chúng ta sẽ lần lượt bàn sâu hơn về từng nguyên tắc.

    còn tiếp
     
  4. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    CON MẮT CỦA NHIẾP ẢNH GIA
    (phần 2)

    Nguyên tắc số 1: Một bức ảnh tốt phải có chủ đề

    Để có 1 bức ảnh tốt, điều đầu tiên là bạn phải xác định đề tài của bức ảnh sẽ là gì và bảo đảm rằng người xem cũng nhận ra nó một cách rõ ràng. Đó phải là mục tiêu cơ bản trong từng bức ảnh bạn chụp.

    Một bức ảnh thật sự xuất sắc sẽ đòi hỏi hơn thế. Nó không chỉ thể hiện rõ đề tài mà còn diễn tả một chủ đề có tính khái quát. Điều này khó đạt hơn nhiều và chính nó sẽ phân loại một bức ảnh tốt chung chung và một bức ảnh xuất sắc. Ngay từ khi bắt đầu, hãy cố gắng đạt được những bức ảnh tốt bằng cách thể hiện đề tài một cách rõ ràng và một ngày nào đó bất chợt bạn sẽ thấy mình có một bức ảnh xuất sắc với một chủ đề khái quát.

    Đã bao nhiêu lần bạn chụp một người nào đó, có thể là vợ bạn, con bạn hay cô hàng xóm… và đã có bức ảnh nào truyền tải được một chủ đề khái quát chưa? Nếu hầu như không có hoặc chưa từng có, hãy tự hỏi: tại sao? Có phải vì trong thâm tâm bạn nghĩ đó không phải là người mẫu thực sự? Có phải bạn nghĩ rằng một bức ảnh phụ nữ đẹp cần có một người mẫu xinh đẹp như Sophia Loren? Có phải bởi vì nhân vật bạn chụp quá quen thuộc với bạn nên bạn chỉ thấy con người cụ thể đó là Jane Smith hay Mary Jones, mà không nhìn thấy họ như “Phụ nữ”, “Mẹ hiền”, “Thanh xuân”? Có phải vì bạn thấy họ chưa từng làm được điều gì đặc biệt và nghĩ sao mà tôi có thể chụp được một bức ảnh thú vị với một người bình thường như thế?

    Trong khóa học này chúng tôi sẽ từng bước hướng dẫn bạn mọi chi tiết giúp bạn luôn chụp được những tấm ảnh đúng kỹ thuật. Đồng thời chúng tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn tìm, nhận thấy và chọn lựa những chủ đề trong thế giới xung quanh bạn. Chúng tôi sẽ đưa bạn xem những bức ảnh đẹp và hướng dẫn bạn tìm hiểu “chủ đề của bức ảnh này là gì?”, “Đâu là thông điệp khái quát tôi cảm nhận được từ bức ảnh?”, “ Yếu tố nào trong bức ảnh đã truyền tải thông điệp đó?”

    Tuy nhiên, đừng mong đợi rằng chỉ cần nhìn vài tấm ảnh đẹp là bạn “ngộ đạo” ngay tức khắc và có thể reo lên “ơ rê ka! Ta nắm được bí quyết về tính khái quát rồi!” Điều đó sẽ không xảy ra đâu. Từ từ, chậm rãi, cùng với khóa học bạn sẽ dần dần cảm nhận được tính khái quát không phải chỉ qua những bức ảnh trong giáo trình mà cả qua kính ngắm của bạn nữa, và thời khắc của bạn sẽ đến. Điều đó cần có thời gian.

    Rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp không có được cảm nhận này, dù đã nhiều năm hành nghề. Rất nhiều nhiếp ảnh gia đã chụp (và bán) hàng trăm bức ảnh trẻ em có tên Tí hay Tèo… nhưng chưa từng chụp được một bức ảnh về “Thời thơ ấu”, “Ngây thơ” hay “Hồn nhiên”. Rất nhiều nhiếp ảnh gia đã chụp (và bán) hàng trăm bức ảnh đám cưới của các ngôi sao nhưng chưa từng chụp được một bức ảnh về “Tình yêu”, “Thương nhớ" hay “Niềm vui”.

    Chúng tôi sẽ dạy bạn mọi kỹ năng cần thiết để có thể kiếm cơm bằng máy ảnh nhưng chúng tôi cũng sẽ đưa bạn đi xa hơn, cao hơn với những bức ảnh có chủ đề phổ quát, vì đó mới chính là chứng nhận đẳng cấp thực sự của những nhiếp ảnh gia tài ba dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp.

    Nào, giờ đây bạn đã biết câu hỏi số 1 để tự hỏi trước khi bấm máy:

    1. Chủ đề mà tôi muốn thể hiện trong bức ảnh là gì?

    còn tiếp
     
  5. Batigol

    Batigol Advanced Member

    Joined:
    4/12/05
    Messages:
    319
    Likes Received:
    2
    tiếp đi bác ơi, đang hay mà
     
  6. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    CON MẮT CỦA NHIẾP ẢNH GIA
    (phần 3)

    Nguyên tắc số 2: Một bức ảnh tốt phải làm nổi bật chủ đề


    Thông thường, để truyển đạt ý tưởng chủ đề, trong bức ảnh cần có một chủ thể thu hút sự chú ý. Chủ thể đó có thể là một hay một nhóm người hoặc vật. Trong bức ảnh của Rene Burri (xem file kèm theo), trung tâm thu hút sự chú ý hiển nhiên là con bê đang ngóc đầu lên. Chúng ta thấy cả đàn bê ở đây nhưng toàn bộ sự chú ý của chúng ta hướng vào đúng con bê đó. Vì sao? Bởi vì không có gì khác làm phân tán sự chú ý của chúng ta, không có gì kéo ánh mắt ta đi chỗ khác. Tất cả các con bê khác đều như nhau, riêng chú bê đó nổi bật lên.

    Chủ đề của bức ảnh này là gì? Nó có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, phụ thuộc vào thái độ của người xem đối với con bê đó. Một bức ảnh có thể có ý nghĩa này với người này và ý nghĩa khác với người khác. Nói cách khác, ý nghĩa của một bức ảnh nằm trong tư tưởng người xem. Ý nghĩa này có thể đồng nhất hoặc không với mục đích của người chụp.

    Bạn cảm nhận bức ảnh này như thế nào? Con bê đó đang thể hiện “Cá tính” hay “Ngây thơ” hay “Tò mò”? Bất kể bạn diễn giải bức ảnh thế nào, chủ đề hiện ra ngay lập tức từ chú bê không thể nhầm lẫn đó.

    Khi chụp bức ảnh này, Burri đã kiên nhẫn chờ đến thời khắc đúng. Ánh mắt anh dõi theo đàn bê và tự nhủ:”chưa…, chưa phải lúc…, chờ thêm chút nữa…, hãy kiên nhẫn…” và rồi điều anh chờ đợi đã xảy ra. Một con bê, tò mò và ngây thơ, quay mặt về phía camera. Ngón tay anh căng lên trên nút chụp và não bộ gửi đến tín hiệu “Ngay bây giờ”. Thời cơ đến và anh đã ghi lại thành công bức ảnh đáng yêu này.

    Làm cách nào để bạn thu hút được sự chú ý vào chủ thể trong những bức ảnh của bạn? Có hàng tá kỹ thuật khác nhau mà bạn có thể áp dụng và bạn sẽ học được tất cả trong khóa học này: thu hút sự chú ý bằng cách đóng khung chủ thể, bằng cách chiếu sáng…, vận dụng khẩu độ và tốc độ để diễn tả ý tưởng của bạn, sử dụng kính lọc để thể hiện câu chuyện của bạn rõ ràng hơn, và nếu bạn tự tay làm phòng tối, bạn sẽ học được cách cắt cúp, tráng phim và in ảnh sao cho làm nổi bật chủ đề trong mỗi bức ảnh.

    Giờ đây bạn có 2 câu để tự hỏi trước mỗi lần bấm máy:

    1. Chủ đề mà tôi muốn thể hiện trong bức ảnh là gì?

    2. Bằng cách nào tôi có thể làm nổi bật chủ thể và thu hút ánh mắt người xem vào đó?


    còn tiếp
     

    Attached Files:

  7. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    CON MẮT CỦA NHIẾP ẢNH GIA
    (phần 4)

    Nguyên tắc số 3: Một bức ảnh tốt phải đơn giản


    Không thể có sự hiểu nhầm nào về chủ đề của bức ảnh thương tâm này (xem file kèm theo). Không cần biết người phụ nữ là ai hay hoàn cảnh cụ thể là gì bạn vẫn hiểu được chủ đề: nỗi thống khổ sâu sắc. Biết thêm rằng đây là người mẹ vừa mất một người con trai do chiến tranh, chụp vào lúc cái quan tài phủ quốc kỳ đang hạ xuống huyệt mộ chỉ tăng cường thêm cảm nhận của ta về chủ đề. Sức mạnh của bức ảnh là chúng ta không cần phải biết những sự kiện liên quan mới hiểu được nó diễn tả cái gì. Tự thân bức ảnh đã nói lên tất cả.

    Tác giả Manor đã làm gì để diễn tả chủ đề này một cách mạnh mẽ nhất? Anh ấy đang tham dự một đám tang bi thương, nhưng anh ấy không để mình bị cuốn theo cảm xúc và chụp mọi thứ trong tầm mắt. Anh bình tĩnh quan sát xung quanh và nghĩ “cảm xúc chủ đạo ở đây là gì?” Nỗi đau buồn, tất nhiên rồi. Xung quanh anh là hàng chục người đầm đìa nước mắt, anh có thể lùi lại và chụp cả một đám đông đang nức nở bên huyệt mộ. Nhưng liệu nỗi buồn đau sẽ sầu thảm hơn với cả chục khuôn mặt hay với chỉ một thôi? Đau thương là một cảm xúc có tính cá nhân cao, vì vậy Manor đã chọn cách đơn giản hóa. Không phải cả chục khuôn mặt, chỉ một mà thôi. Cắt bỏ tất cả những gì xung quanh, chỉ nhắm vào một khuôn mặt bộc lộ những cảm xúc rõ rệt nhất, bi thương nhất, cá biệt nhất.Và kết quả là bức ảnh xuất sắc này.

    Khi bạn nhìn qua khung ngắm, trước khi bấm máy hãy luôn tự hỏi:”Mình đã làm nổi bật chủ đề chưa? Mình đã tập trung vào yếu tố chính của khung cảnh? Mình đã loại bỏ những thứ rối rắm làm xao lãng chủ đề? Mình đã đơn giản hóa để đạt tới bản chất cốt lõi của khung cảnh chưa?” Sau đó hẵng bấm máy.

    Burri đã đơn giản hóa bức ảnh của anh như thế nào? Hãy nhìn lại bức ảnh. Không hề có một vật gì làm phân tán sự chú ý, bạn không hề thấy một con bê khác nhìn bạn, bạn không hề thấy một đoạn đường ray xe lửa hay đôi ủng của chàng cao bồi. Mọi thứ trong bức ảnh đều hỗ trợ cho chủ đề. Bạn chỉ thấy mặt một con bê giữa một đàn bò đang di chuyển về mọi hướng. Rất đơn giản.

    Đơn giản nghĩa là loại trừ những yếu tố gây rối ra khỏi chủ đề. Nó hoàn toàn không phải là loại bỏ tất cả các loại bối cảnh hay hậu cảnh. Khi nào mà bối cảnh có ích cho sự cảm nhận về chủ đề thì nó là cần thiết. Sự đơn giản không phải tự nhiên mà đến, nó là kết quả của việc bố cục cẩn thận và đơn giản hóa có cân nhắc.

    Giờ đây bạn có 3 câu để tự hỏi khi chuẩn bị chụp một bức ảnh:

    1. Chủ đề mà tôi muốn thể hiện trong bức ảnh là gì?

    2. Bằng cách nào tôi có thể làm nổi bật chủ thể và thu hút ánh mắt người xem vào đó?

    3. Tôi đã đơn giản hóa bức ảnh chưa? Có phải bức ảnh chỉ bao gồm những gì hỗ trợ cho chủ thể và mọi thứ không cần thiết đã bị loại bỏ?


    Đây là 3 nguyên tắc cơ bản cho mọi bức ảnh bạn sẽ chụp và cho mọi bức ảnh bạn sẽ phân tích.

    ................HẾT...................

    Các bác hãy thử áp dụng 3 nguyên tắc trên vào các bức ảnh đang được triển lãm trên forum nhé :( Tin rằng nếu các bác vận dụng 3 nguyên tắc này để tự sàng lọc ảnh của mình trước khi up lên thì các topic ảnh sẽ hấp dẫn hơn nhiều :D Xin các bác đại xá
     

    Attached Files:

  8. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    VÀI DÒNG DỊCH THÊM

    Các nhiếp ảnh gia thường nói: “Chúng ta khởi đầu bởi yêu thích một thứ đồ chơi, cuối cùng chúng ta đam mê nghệ thuật.”

    Thực sự là thế. Hầu hết chúng ta bước vào lĩnh vực nhiếp ảnh vì bị cuốn hút bởi cái máy ảnh và các phụ tùng kèm theo nó. Một món đồ chơi mới tuyệt làm sao. Chúng ta nâng niu nó, săm soi nó, nghịch ngợm nó, nhấn vài cái nút, xoay một cái vòng… rồi nhấn một nút nữa và … wow… một Tác Phẩm Nghệ Thuật hiện ra. :D

    Còn gì nữa nào? Bất kể món đồ chơi của chúng ta trị giá bao nhiêu tiền, chúng ta luôn luôn có thể tiêu nhiều hơn nữa cho nó. Thế là chúng ta nghiên cứu các mẩu quảng cáo để xem ai đang bán cái gì với giá bao nhiêu. Chúng ta dán mắt vào tủ kính của các cửa tiệm máy ảnh y như lũ trẻ con khi đi ngang cửa hàng bán đồ chơi. Và chúng ta luôn luôn so sánh đồ nghề của ta với những người khác, chơi trò chơi truyền thống “cái của tôi to hơn của anh.” :lol:

    Nhưng cuối cùng, những người chơi ảnh nghiêm túc sẽ tiến lên một tầm cao hơn, tới với sự quyến rũ của nghệ thuật nhiếp ảnh. Khi đó người chụp ảnh chỉ còn quan tâm đến bản thân bức ảnh với những sự tinh tế trong ý nghĩa, bố cục, những phẩm chất thẩm mỹ không thể định nghĩa nhưng lại tạo ra sự khác biệt giữa tác phẩm tốt và tác phẩm vĩ đại. Đó là một đẳng cấp cao hơn, tốn nhiều công sức học hỏi hơn, nhưng cũng mang lại nhiều sự thỏa mãn hơn.

    Tất nhiên chúng ta sẽ không từ bỏ tình yêu dành cho những món đồ chơi quý giá vốn là một phần không thể thiếu của nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng chúng ta sẽ hiểu rằng chúng chỉ là phương tiện cho mục đích của chúng ta: tác phẩm nhiếp ảnh đích thực.
     
  9. searchervn

    searchervn Advanced Member

    Joined:
    15/9/06
    Messages:
    1.127
    Likes Received:
    1
    Location:
    Sài Gòn
    Cám ơn bác @CDShop.
     
  10. [TheONE]

    [TheONE] Approved Member

    Joined:
    15/11/07
    Messages:
    14
    Likes Received:
    0
    Cám ơn bác CD Shop, tài liệu rất bổ ích ạ :D
     
  11. Scorpio

    Scorpio Moderator

    Joined:
    2/12/05
    Messages:
    7.242
    Likes Received:
    3.287
    Location:
    VNAV
    Cái này em down trên mạng(không nhớ ở đâu) các bác tham khảo thêm
     
  12. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    THE ULTIMATE GUIDE TO DIGITAL PHOTOGRAPHY

    Bài 2: Camera settings (phần 5)

    Histogram (Biểu đồ phơi sáng)


    Máy ảnh số có 1 vũ khí bí mật rất đắc dụng mà máy ảnh phim truyền thống không hề có _ nếu bạn biết khai thác nó.

    Histogram là gì và bạn tìm nó ở đâu?
    Đó là 1 biểu đồ dạng cột đơn giản cho thấy sự phân bố ánh sáng trên toàn bức ảnh và một biểu đồ chuẩn sẽ có hình như một ngọn đồi hay chóp núi. Hầu hết các máy ảnh số ngày nay đều có tính năng này. Với máy ảnh số compact bạn có thể thấy biểu đồ phơi sáng theo thời gian thực (real-time histogram) nhưng với máy DSLR thì không _ do cảm biến sáng chỉ lộ ra khi bấm máy chụp, biểu đồ phơi sáng sẽ được tạo ra sau đó. Hãy tìm chức năng hiển thị histogram trong trình đơn máy hoặc tra cứu sách hướng dẫn kèm theo máy để biết nó ở đâu.

    Tại sao ảnh cần phơi sáng đúng?
    Phơi sáng đúng là yếu tố then chốt để có 1 bức ảnh đẹp, đặc biệt là với nhiếp ảnh số. Nếu bức ảnh của bạn thiếu sáng, những vùng sáng sẽ bị lu mờ còn những vùng tối trở thành đen kịt. Một bức ảnh thừa sáng còn tệ hơn do nguyên lý hoạt động của cảm biến sáng có khuynh hướng làm mất chi tiết của những vùng quá sáng trong ảnh nhiều hơn so với phim chụp truyền thống. Những vùng bị cháy sáng hiện ra như 1 mảng trắng xóa nhìn rất khó chịu mà không một software nào có thể cứu vãn được bởi vì không có chi tiết nào trong những vùng cháy sáng đó _ bạn không thể tăng cường hay cứu vãn những gì không tồn tại.

    Đọc histogram như thế nào?
    Histogram đại diện cho sự phân bổ của những pixel sáng và tối trong bức ảnh. Trục ngang biểu thị cường độ sáng, trục dọc biểu thị số lượng pixel ở các mức độ sáng khác nhau. Sát mép bên trái là những pixel hoàn toàn đen, sát mép bên phải là những pixel hoàn toàn trắng, phần còn lại biểu thị các mức độ trung gian giữa 2 thái cực. Độ cao của mỗi cột ứng với số pixel ở độ sáng đó, cột càng cao thì số pixel ở độ sáng đó càng nhiều. Một bức ảnh thiếu sáng nghiêm trọng sẽ có đỉnh của biểu đồ ở sát mép trái và xuôi xuống dần về phần giữa biểu đồ với rất ít hoặc thậm chí không có pixel nào ở mé bên phải. Ngược lại, một bức ảnh thừa sáng sẽ có hầu hết các pixel nằm về phía bên phải biểu đồ với đỉnh ở sát mép phải. Histogram rất tiện dụng để kiểm tra xem bức ảnh được phơi sáng đúng chưa và bạn có thể tăng giảm giá trị EV rồi chụp lại đến khi đạt được bức ảnh với biểu đồ hợp lý.

    Với hầu hết các bức ảnh, biểu đồ hợp lý có hình dạng như 1 quả đồi, bắt đầu từ bên trái, tăng dần và đạt đỉnh ở giữa rồi thấp dần về bên phải. Đó là vì hầu hết khung cảnh đều gồm chủ yếu là các sắc độ trung bình, không có gì quá sáng hay quá tối. Trong nhiều bức ảnh chụp đúng sáng, không hề có pixel nào ở cả mép trái lẫn mép phải, toàn bộ đều nằm trong khoảng giữa.

    Có 1 ngoại lệ mà bạn cần chú ý. Ví dụ bạn chụp 1 người quay lưng lại phía mặt trời, biểu đồ phơi sáng đúng sẽ có dạng 1 cái gò ở phần giữa đồng thời có thêm 1 đỉnh nhọn ở mép phải. Nguyên nhân là khi bạn (hay máy ảnh của bạn) đặt thông số phơi sáng cho khuôn mặt bị sấp bóng (tương ứng với cái gò ở giữa histogram) thì phần bầu trời phía sau sẽ bị cháy sáng, thể hiện qua đỉnh nhọn ở mép phải. (Lưu ý: VD này là chụp không có flash.) Khi bạn truy cập histogram trong những tình huống như vậy, cần phải đọc và hiểu nó khác với những tình huống thông thường.

    Trong thực tế, bạn không cần phải kiểm tra histogram của từng bức ảnh ngay sau khi chụp. Điều bạn cần làm là thường xuyên xem lại chúng để nhận ra những tình huống mà cơ chế phơi sáng tự động của máy ảnh bị sai. Tất nhiên, nếu bạn đang chụp một bức ảnh quan trọng thì cũng nên dành vài giây kiểm tra ngay histogram để chắc chắn rằng mọi thứ đều đúng. Nó hữu ích hơn nhiều so với việc xem lại bức ảnh vừa chụp trên màn hình của camera vì rất khó biết bức ảnh của bạn có đúng sáng hay không trên cái màn hình bé tí xíu đó, đặc biệt nếu bạn đang ở ngoài trời nắng.
     
  13. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Hôm rồi ở Sing, vào tiệm sách ảnh đọc ké một lúc (đắt quá nên k mua), thấy 1 câu hay quá nên đưa nguyên văn lên đây chia xẻ với các bác.

    "Mua một cái máy Nikon không biến bạn thành một nhiếp ảnh gia. Việc đó chỉ khiến bạn trở thành một người sở hữu máy Nikon."

    * Nguyên văn nó thế, không phải e dám trêu chọc các bác Nikon đâu nhé, thay chữ Canon, Pentax, Sony hay Leica vào câu đó đều đúng cả. :)
     
  14. Nguyễn Kim Lăng

    Nguyễn Kim Lăng Advanced Member

    Joined:
    16/5/06
    Messages:
    374
    Likes Received:
    12
    "Mua một cái máy Nikon không biến bạn thành một nhiếp ảnh gia. Việc đó chỉ khiến bạn trở thành một người sở hữu máy Nikon."[/quote]
    Một cánh Én nhỏ không làm lên mùa xuân nhưng một bức ảnh về mua xuân đầy đủ không thể thiếu cánh Én nhỏ :)
    Em chả biết gì về nhiếp ảnh nhưng đọc đến đây em bắt đầu muốn thực hành.Bác cho em hỏi khoảng 1000 Hoa thịnh đốn có đủ cho phần cứng không để em bắt đầu nhặt dây đồng làm kế hoạch nhỏ :)
     
  15. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    Cũng phải xem ngài định rẻ theo ngả nào chứ :mrgreen:
     
  16. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    [quote="paloma Em chả biết gì về nhiếp ảnh nhưng đọc đến đây em bắt đầu muốn thực hành.Bác cho em hỏi khoảng 1000 Hoa thịnh đốn có đủ cho phần cứng không để em bắt đầu nhặt dây đồng làm kế hoạch nhỏ :)[/quote]
    Để bắt đầu thì bác chỉ cần ham thích thôi ạ :) , máy móc có thể dùng bất cứ cái gì có trong tay, 1000 hay 10.000 là chuyện về sau. :lol:
     
  17. piratevn

    piratevn Advanced Member

    Joined:
    2/6/09
    Messages:
    1.357
    Likes Received:
    5
    Location:
    SAIGON (Q.1 & Q.11),
    cám ơn bác chủ topic! giờ mới ngộ và hiểu thêm các tính năng mấy cái máy PnS đang xài mấy năm nay :)
     
  18. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    E xin post 1 bài dịch từ Canon guide cho máy Canon phục vụ các bác newbie, chắc các máy khác cũng tương tự thôi tuy có thể khác biệt đôi chút về tên gọi hay mức độ điều chỉnh.

    CÁC CHẾ ĐỘ HÌNH ẢNH (PICTURE STYLES) TRONG MÁY KTS

    Bạn có thể lựa chọn giữa các chế độ hình ảnh để điều chỉnh việc camera xử lý hình ảnh sau khi chụp, tác động đến độ sắc nét, mức tương phản, độ bão hòa màu và tông màu của bức ảnh. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn in ảnh trực tiếp từ máy ảnh, không qua máy tính, hay khi bạn cần tạo ra một chế độ hình ảnh riêng cho mục đích nào đó. Một số nhiếp ảnh gia xem việc thay đổi các chế độ ảnh cũng tương tự như chọn các loại phim khác nhau phục vụ mục đích chụp. Các thiết lập chế độ hình ảnh sẽ được áp dụng “chết” vào file JPEG. (Nếu bạn chụp RAW thì các thiết lập này có thể thay đổi sau đó bằng phần mềm).

    Standard (tiêu chuẩn): Chế độ Standard là chế độ mặc định khi bạn chụp auto. Trong quá trình xử lý của camera, độ bão hòa màu được gia tăng và mức sắc nét trung bình được áp dụng cho bức ảnh. Chế độ Standard cho ảnh rực rỡ và sống động với mức độ tương phản trung bình.

    Portrait (chân dung): chế độ Portrait tập trung vào việc tạo ra làn da dễ nhìn. Trong khi mức tương phản vẫn giữ nguyên như chế độ Standard, màu da nhìn hơi ấm hơn. Độ sắc nét được giảm xuống để khiến làn da có vẻ mềm dịu ưa nhìn.

    Landscape (phong cảnh): ở chế độ Landscape, độ bão hòa màu được đẩy lên cao, với trọng tâm là vào các sắc xanh da trời và xanh lá cây. Các sắc vàng cũng rực rỡ hơn. Độ sắc nét của hình ảnh được tăng cường cao hơn chế độ Standard để thể hiện chi tiết. Đừng ngần ngại áp dụng chế độ này vào những ngày mây mù để làm màu sắc ảnh tươi tắn hơn.

    Neutral (trung tính): Nếu bạn dự địnhxử lý hình ảnh trên máy tính sau khi chụp, bất kể bằng phần mềm nào, có lẽ đây là chế độ phù hợp. Chế độ này có độ bão hòa màu và tương phản thấp hơn các chế độ khác, mức sắc nét cũng không được tăng cường. Vì các chế độ khác đều gia tăng độ bão hòa màu, chế độ Neutral có thể là lựa chọn tốt khi bạn chụp trong hoàn cảnh ánh sáng mạnh hay tương phản cao. HÌnh ảnh trông có vẻ tự nhiên hơn với chế độ này. Đừng bỏ qua nó khi chụp chân dung tự nhiên (candid portraits) trong điều kiện sáng chói chang.

    Faithful (trung thực): Đây là lựa chọn nếu bạn cần ghi nhận chính xác màu sắc của cảnh quan. Độ bão hòa màu được đặt ở mức thấp, độ sắc nét không hề được gia tăng, độ tương phản cũng bị giảm xuống. Màu sắc được tái tạo chính xác khi cảnh quan được chiếu sáng với nguồn sáng có nhiệt độ màu 5200K. Nói chung bạn có thể xem chế độ này tương tự như chế độ Neutral, ngoại trừ việc tông màu của chế độ này ấm hơn một chút. Cùng với chế độ Neutral, chế độ Faithful được thiết kế phục vụ mục đích xử lý ảnh trên máy tính sau khi chụp.

    Monochrome (đen trắng): chế độ này cho phép bạn ghi lại những hình ảnh đen trắng và xem lại chúng ngay trên màn hình camera. Độ sắc nét giống như chế độ Standard nhưng độ tương phản được gia tăng. Cũng như các chế độ hình ảnh khác, chế độ Monochrome áp đặt “chết” các thông số lên ảnh, bạn không thể chuyển lại nó thành ảnh màu. Tốt hơn là nên chụp ảnh màu rồi sau đó chuyển hình ảnh qua trắng đen bằng phần mềm xử lý ảnh, làm vậy cũng giúp bạn kiểm soát mọi việc tốt hơn.

    Với mọi chế độ hình ảnh trong camera (trừ Monochrome) bạn có thể tùy chỉnh mức độ áp dụng vào hình ảnh của bốn yếu tố sau:

    - Sharpness: tăng giảm độ sắc nét của hình ảnh.
    - Contrast: tăng giảm độ tương phản của hình ảnh.
    - Saturation: tăng giảm độ đậm nhạt của màu sắc trong ảnh.
    - Color tone: giúp điều chỉnh màu da ngả đỏ hay ngả vàng, cũng ảnh hưởng đến các màu sắc khác.
     
  19. piratevn

    piratevn Advanced Member

    Joined:
    2/6/09
    Messages:
    1.357
    Likes Received:
    5
    Location:
    SAIGON (Q.1 & Q.11),
    Có phần nào nói về Focus không bác chủ topic???
    em thấy trong máy So lỳ của em ngoài Multi AF, Center AF... còn có dấu vô cực, không lẽ nó lấy nét được xa vậy sao anh??? hay chỉ là lấy nét cho zoom xa nhất??? :?:
     
  20. tantan

    tantan Advanced Member

    Joined:
    2/7/08
    Messages:
    553
    Likes Received:
    1
    Bác nào có tài liệu hướng dẫn Nikon dòng D ... cho em xin . vì English của em quá tồi :lol: cám ơn
     
  21. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    @piratevn, tantan: Vì e k có tài liệu của Sony hay Nikon nên các bác cứ post hay pm nguyên bản English phần nào cần dịch, e sẽ giúp các bác. :)
     
  22. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    PHÁT TRIỂN CON MẮT NHIẾP ẢNH: BỐ CỤC VÀ CÁCH NHÌN

    Trong bài “Con mắt của nhiếp ảnh gia” chúng tôi đã giới thiệu với bạn về 3 nguyên tắc cơ bản:

    1. Bức ảnh tốt phải có 1 chủ đề - 1 thông điệp muốn truyền tải.
    2. Bức ảnh tốt phải thu hút sự chú ý vào chủ đề chính.
    3. Bức ảnh tốt phải đơn giản – nghĩa là nó chỉ bao gồm những gì cần thiết và loại bỏ (hoặc tối giản) những gì gây mất tập trung vào chủ đề.

    Trong phần tiếp theo này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn những kỹ thuật nhiếp ảnh đặc thù và chỉ cho bạn xem cách các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã sử dụng chúng để sáng tạo những bức ảnh đẹp, giàu biểu cảm khớp với các nguyên tắc trên. Lúc này hẳn bạn đã nắm vững cách sử dụng máy ảnh cơ bản. Nhưng, như chúng tôi luôn nhấn mạnh trong suốt giáo trình này, chất lượng những bức ảnh của bạn tùy thuộc vào khả năng nhìn của bạn – khả năng dùng con mắt nhiếp ảnh để nhận ra những cơ hội có bức ảnh đẹp trong thế giới xung quanh và sắp xếp những yếu tố trong bức ảnh một cách hiệu quả trước khi bấm máy. Trong bài học này, chúng tôi sẽ tập trung vào các kỹ thuật giúp bạn bố cục những hình ảnh bạn thấy để đạt hiệu quả mạnh mẽ nhất.

    Phương pháp truyền thống trong các giáo trình nhiếp ảnh là đưa ra bài học về BỐ CỤC - ở đó học viên được cung cấp một danh sách các quy-tắc-vàng rút ra từ hội họa. Theo kinh nghiệm giảng dạy mấy chục năm của chúng tôi, những quy tắc bố cục đó chỉ làm cho học viên rối tinh lên. Những quy tắc này hầu như không liên quan mấy đến việc một bức ảnh thành công hay thất bại và quy tắc duy nhất được mọi nhiếp ảnh gia nhất trí là mọi quy tắc là để bị phá bỏ!”

    Vì vậy, trong bài học này, chúng tôi sẽ thảo luận về những kỹ thuật bố cục mà không nhấn mạnh vào các quy tắc chính thống. Thay vào đó, chúng tôi sẽ hướng bạn đến một kỹ thuật mà qua hàng chục năm giảng dạy, chúng tôi nhận thấy nó dễ hiểu hơn nhiều với mọi học viên và có giá trị thực tiễn ngay lập tức. Kỹ thuật này chính là phần vận dụng nguyên tắc thứ 2 mà bạn đã học: LÀM NỔI BẬT CHỦ ĐỀ.

    Chúng tôi gọi kỹ thuật này là sử dụng sự nhấn mạnh để thu hút sự chú ý. Trong bài học này chúng tôi sẽ chỉ cho bạn các cách khác nhau để tạo ra sự nhấn mạnh trong các bức ảnh của bạn. Như bạn sẽ thấy, những phương pháp này đều dựa trên các kỹ thuật căn bản mà bạn đã biết và bạn có thể vận dụng ngay trong lần kế tiếp ghé mắt vào khung ngắm.

    Những kỹ thuật tạo ra sự nhấn mạnh này là gì? Chúng giúp kéo ánh mắt người xem về chủ đề chính bằng cách bạn sắp xếp chủ đề trong khung ảnh, bằng cách bạn liên hệ chủ đề chính với những đối tượng khác trong ảnh, bằng cách bạn lấy nét vào nó, bằng ánh sáng chiếu lên nó và những cách khác nữa.

    (phần tiếp theo: Nhấn mạnh thông qua vị trí của chủ đề)
     
  23. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Nhấn mạnh thông qua vị trí của chủ đề

    Sự khác biệt quan trọng nhất giữa thế giới thực và một bức ảnh về thế giới đó là 4 đường thẳng giới hạn không gian bức ảnh. Trong khi thế giới thực tại luôn tiếp diễn và người xem có thể chuyển sự chú ý đến bất kỳ phần nào trong khung cảnh bao la xung quanh, một bức ảnh chỉ đóng gói 1 mẩu thực tại trong một khuôn khổ trên, dưới, phải, trái xác định. Cách người chụp đặt chủ thể trong khuôn hình sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của bức ảnh.

    Điều đầu tiên, và quan trọng nhất, là lựa chọn vị trí của chủ thể chính. Thường thì chủ thể sẽ được nhấn mạnh khi vị trí của nó ở gần trung tâm khung hình. Nhưng gần bao nhiêu? Quy tắc truyền thống trong bố cục chia khung hình ra làm 3 phần bằng nhau theo chiều dọc và đặt chủ thể ở trên 1 đường chia. Đây là kiểu bố cục bạn sẽ thấy trong rất nhiều bức ảnh.

    Vậy có phải là bạn không bao giờ đặt chủ đề ngay chính giữa? Đừng bao giờ nói không bao giờ! Hãy xem bức ảnh của Barry Weiser. Quy tắc bố cục nói rằng chủ thể ở ngay chính giữa sẽ tạo ra một bức ảnh buồn tẻ, kém hấp dẫn. Nhưng cuộc sống luôn có ngoại lệ. Bằng cách đặt đôi mắt cậu bé chính giữa khung hình, Barry đã nhấn mạnh sự hồn nhiên của đứa trẻ; khuôn mặt cậu bé được đóng khung trong 2 đường cong của vành mũ và miếng dưa hấu khiến bức ảnh trở nên sống động.

    Vậy có phải chủ thể luôn luôn phải nằm gần trung tâm khung hình? Hãy xem bức chân dung Woddy Allen do Maureen Lambray chụp. Tại sao Lambray đặt đối tượng nổi tiếng này vào sát rìa ảnh? Vị trí này nói với bạn điều gì về chủ thể? Có phải nó ngụ ý rằng Woody là một người mạnh mẽ, hoàn toàn làm chủ thế giới xung quanh mình? Hay nó cho thấy anh ấy có một tâm hồn yếu đuối, bị dồn ép vào góc tường bởi một thế giới mà anh ấy không thể kiểm soát được?

    Điểm mấu chốt là vị trí bạn đặt chủ thể sẽ quyết định điều bạn muốn diễn tả về chủ thể. Vậy bạn sẽ đặt chủ thể ở đâu trong những bức ảnh của bạn? Trừ phi bạn có lý do rõ ràng để đặt nó ngoài rìa (như bức chân dung của Woody Allen) hay chính giữa (như bức ảnh cậu bé ăn dưa hấu), tốt nhất bạn nên theo quy tắc vàng truyền thống và đặt chủ thể hơi lệch khỏi tâm ảnh, về bên phải hay bên trái (như bức chân dung của kiến trúc sư Le Corbusier dưới đây.)
     
  24. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Nhấn mạnh thông qua kích thước liên quan

    Một cách nhấn mạnh chủ thể của bạn rõ ràng nhất là làm cho kích thước của nó nhìn lớn hơn những thứ khác xung quanh. Trong bức ảnh những con ngựa của Rene Burri, con vật hùng dũng ở tiền cảnh nổi bật bởi kích thước của nó, những con ngựa khác so với nó đều thành những chú ngựa lùn.

    Tương tự, trong bức ảnh chụp nhà vô địch thế giới về trượt tuyết Karl Schranz, nhiếp ảnh gia Horst Ebersberg đã dùng ống kính góc rộng để nhấn mạnh kích thước của Schranz so với những người khác có mặt trong ảnh. Anh ấy thậm chí còn cao hơn cả dãy Alps!

    Một sai lầm mà những người mới chụp ảnh thường mắc phải khi chụp ảnh chân dung tự nhiên (không dàn dựng) của bạn bè hay họ hàng là: đứng quá xa đối tượng chụp khiến cho đối tượng chính cũng chỉ tương tự như các đối tượng khác trong ảnh. Khi bạn chụp thể loại ảnh này, hãy tiến tới gần hoặc dùng ống tele sao cho hình ảnh chủ thể lấp đầy khung hình, trừ phi bạn có lý do hợp lý để làm điều ngược lại.
     
  25. Tuannguyen_71

    Tuannguyen_71 Advanced Member

    Joined:
    9/7/06
    Messages:
    850
    Likes Received:
    221
    Location:
    TP.HCM
    Nhấn mạnh bằng cách đóng khung chủ thể

    Đây là một cảnh mùa đông thú vị chụp bởi nhiếp ảnh gia George Forss, New York. Nhìn vào bức ảnh, ánh mắt bạn bị hút ngay lập tức tới điểm nào? Hẳn là tới người bộ hành cô độc. Những cành cây đã đóng khung bóng người nhỏ nhoi đó và lôi kéo sự chú ý vào đó mặc dù người đó chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ trong không gian ảnh.

    Tương tự, hãy xem bức ảnh chụp nữ hoàng Elizabeth đệ nhị. Walter Karling cũng dùng kỹ thuật đóng khung để nhấn mạnh chủ thể. Trong bức ảnh, anh đã đóng khung nữ hoàngtrong hình chữ V tạo bởi những thanh nan hoa (căm) của một bánh xe kéo pháo khổng lồ. Một ý tưởng rất hay. Các ý tưởng sáng tạo về khung hình này có thể tìm thấy khắp nơi nếu bạn chịu khó nhìn quanh trước khi chụp.

    Tuy nhiên, hãy cẩn thận: việc đóng khung này có thể là con dao hai lưỡi. Đừng lạm dụng nó. Sẽ không hay ho gì nếu người xem lại chú ý đến cái khung hơn là chủ thể.
     

    Attached Files:

Share This Page

Loading...