Huế xưa và nay!

Discussion in 'Thiên nhiên, phong cảnh' started by kienvangcon, 11/12/12.

  1. phannhatai

    phannhatai Advanced Member

    Joined:
    1/10/11
    Messages:
    2.507
    Likes Received:
    2
    Location:
    Huế
    Ảnh thứ 2 góc chụp đẹp rùi mờ.
    Chụp cảnh ban ngày để f8-f11
    Còn vì sao chụp xong thấy màu không đẹp như bên ngoài là do:
    - chất lượng ống kính
    - màu không tươi, nhất là không thể hiện được màu xanh da trời là do chưa có filter để lọc.
    Tẩu tiếp: trang bị filter uv, filter CPL để khử tia uv, làm cho mây nổi khối, da trời xanh hơn, ảnh nổi đẹp hơn.
    Dĩ nhiên là filter phải xịn chứ ko thể chơi filter đểu, càng làm tệ hại hơn.
    Khổ chưa, hê hê :D
     
  2. Dinquanhun

    Dinquanhun Advanced Member

    Joined:
    27/7/11
    Messages:
    5.549
    Likes Received:
    3
    Phố cổ Bao Vinh, hướng ra sông Hương
    Lúc em còn nhỏ học cấp 1 và 2, còn có những căn nhà cổ, phố nhỏ hẹp nhưng chưa hiểu biết nhiều, đến lúc lớn lên vào Hội An thì thấy có vẽ gì giống nhau, khi quay lại Huế thì ôi thôi, do lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt và thời gian không chờ đợi ai, nhưng ngôi nhà gỗ cổ và củ đã xiêu vẹo sập gần hết, nhiều số thay bằng nhà BTCT cửa sắt... phố xá vẫn sầm uất nhưng chỉ là hồi ức về nét xưa.
    [​IMG]

    http://www.hue.vnn.vn/vi/57/627/Hue-xua ... Zrh-6Iwpg5

    Phố cổ Bao Vinh bên dòng sông Hương thơ mộng
    I. Quá trình hình thành và phát triển
    1. Bối cảnh lịch sử

    Phổ cảng Thanh Hà ra đời khi sự nghiệp của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong bước vào thời thịnh đạt. Dinh phủ đã được chúa Nguyễn Phúc Lan chuyển vào Kim Long, cuộc chiến tranh chống chúa Trịnh đã khẳng định được chỗ đứng và vị thế của người có chủ quyền; công cuộc mở mang đất Đàng Trong và mối quan hệ với Chân Lạp, Nhật Bản... đã tạo được uy tín lớn và thiện chí đặc biệt.

    [​IMG]
    Phố cổ Bao Vinh bên dòng sông Hương thơ mộng
    Ảnh: Internet​

    Phố cảng Thanh Hà từ đó phát triển cùng với sự lớn mạnh của xứ Đàng Trong và thế lực của các chúa Nguyễn cho đến cuối thế kỷ XVIII- thời Tây Sơn. Vào giai đoạn này tình hình buôn bán ở Phú Xuân tuy có phần bị giảm sút kể từ lúc quân Trịnh chiếm đóng (1775). Nhưng yếu tố chính đưa đến sự lụi tàn của Phố cảng Thanh Hà là xuất hiện của Cồn Bút ở ngay bến cảng nên tàu thuyền khó cập bến. Hoa thương di chuyển cư trú đến các địa điểm mới để được buôn bán thuận lợi hơn; phố cảng Bao Vinh bắt đầu xuất hiện.
    Phố cảng Bao Vinh-một vị trí kế cận Thanh Hà, gần với kinh thành Huế là một yếu tố thuận lợi cho sự dịch chuyển để hình thành khu thương mại mới. Nhưng phố cảng Bao Vinh không thể so sánh với phố cảng Thanh Hà vì phố cảng Bao Vinh không phải là trung tâm thương mại duy nhất của Huế và chính sách ưu đãi của triều đình Huế cũng không dành cho Bao Vinh như thời các chúa Nguyễn đối với Thanh Hà. Nhưng sự tồn tại của phố cảng Bao Vinh là cần thiết cho triều đình và nhu cầu xã hội. Với một tầm vóc hoạt động thương mại tuy khiêm tốn nhưng phố cảng Bao Vinh duy trì được sức sống cho đến ngày nay; một thực thể khách quan và là một đối tượng trực quan hấp dẫn nhiều ngành khoa học, nhiều giới chức quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu.

    2. Phố cảng Thanh Hà
    Phố cảng Thanh Hà ra đời từ một làng quê. Nhưng với vị trí trên bến, dưới thuyền thuận lợi, cư dân có truyền thống buôn bán, ở Thanh Hà vốn đã xuất hiện một chợ làng, nơi hội tụ hàng hoá của cư dân các vùng lân cận. Sự lớn lên của khu thương mại Thanh Hà đồng thời với sự phát triển kinh tế hàng hoá và chế độ cát cứ ở Đàng Trong. Đón được luồng thương mại thế giới là Hoa thương, Thanh Hà trở thành một thương cảng lớn nhất, cửa ngõ giao thương hàng đầu của thời Kim Long- Phú Xuân thịnh trị. Thanh Hà là địa chỉ thương mại hấp dẫn thương khách nhiều nước trước hết là thương dân Trung Quốc, Nhật Bản của châu Á; của các nước phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... của phương Tây.
    Năm 1636, ngay lúc mới chuyển dinh vào Kim Long chúa Nguyễn Phúc Lan đã cho phép thành lập phố Thanh Hà, ông cho đó đã là một thành phố, tuy không lớn bàng dinh phủ Kim Long mà ông cho là thành phố lớn; Ông viết:"Tôi không dám ở thành phố lớn. Tôi thuê nhà tại thành phố nhỏ gần đó sau cơn hoả tai xảy ra lớn nhất ở đây (2).
    Trong thời kỳ thịnh đạt, phố Thanh Hà phần lớn ằnm trong tay Hoa thương nên gọi là "Đại Minh khách phố". Về mặt hành chính, buổi đầu phố Thanh Hà trực thuộc phố cổ Hội An ở Quảng Nam, đến thời Tây Sơn (1786-1801) mới tách riêng thành một đơn vị hành chính độc lập với tên gọi "Minh Hương xã Thanh Hà phố". Vào đầu triều Nguyễn đặt làm "Thanh Hà-chợ Dinh nhị phố Minh Hương xã" (3).
    Trong hồ sơ lưu trữ của làng Minh Hương cho biết vào năm Thịnh Đức thứ 6 (1658), chúa Nguyễn Phúc Tần "thi ân cho lập phố tại đất đồn thổ thuộc làng Thanh Hà và Địa Linh là 1 mẫu 2 sào 5 thước 4 tấc" (4). Đó chính là cái "rốn đất" thương nghiệp của phố Thanh Hà bước vào thời thịnh vượng. Năm 1685, Hoa thương xây dựng Thiên Hậu cung (còn gọi là chùa Bà) ngay trên điểm cư trú buôn bán đầu tiên của mình để làm nơi tế tự chung cho Hoa kiều và cũng là mốc giới phía bắc của phố Thanh Hà, Phố Thanh Hà mở rộng dần về phía nam, thương khách mua đất của làng Địa Linh để lập phố và xây dựng đền thờ Quan Thánh (còn gọi là chùa Ông) ở vị trí tận cùng phía nam của phố để làm đền thờ chung và cũng là mốc giới giữa phố Thanh Hà và làng Địa Linh (5). Đây là dấu vết lâu đời của phố Thanh Hà trong thời kỳ phát triển và cũng là mốc giới có ý nghĩa lịch sử để chúng ta xác định trên thực địa của phố Thanh Hà xưa.
    Phố Thanh Hà phát triển trên cơ sở phồn thịnh của cảng và chợ Thanh Hà cùng tầng lớp cư dân mà chủ yếu là Hoa thương chuyên nghề buôn bán.
    Thanh Hà trong thế kỷ XVII, chỉ hai dãy phố lợp tranh đơn sơ nằm về phía tây con đường làng Minh Thanh hiện nay, hướng chính quay mặt ra bờ sông. Sau khi chiếm được bãi đất bồi, Hoa thương dựng lên một dãy nhà đối diện quay lưng ra bờ sông, lấy con đường của làng Thanh Hà làm đường phố chính. Năm 1700, Hoa thương mới được phép xây phố bằng gạch và lợp ngói đế tránh hoả hoạn. Phố bao gồm những cửa hàng, cửa hiệu, các đại lý xuất nhập khẩu và những nhà cho thuê dành cho thương khách ở xa, chủ yếu là thương nhân Trung Quốc mới đến, hoặc thương nhân giữa hai mùa mậu dịch trong thời áp đông (từ tháng 10 cuối năm đến tháng 3 năm sau).
    Vào giữa thế kỷ XVIII, Pierre Poivre đến Huế và khảo sát tình hình buôn bán ở Thanh Hà, có nhận xét: "Vào mùa mưa, các đường phố chật hẹp, lầy lội, chỉ có phố hay khu Trung Hoa có một lối đi rộng và lát gạch. Dọc hai bên đường người ta dựng lên những nhà gạch lợp ngói khá sung tung" (6).
    Đầu thế kỷ XX, Morineau đến khảo sát Thanh Hà, căn cứ trên dấu tích còn lại, tác giả đã khôi phục khu phố như sau: "Những làng của người Hoa lai Việt, một số sắp thành hàng trên bờ sông, đó là những túp lều tranh dựng trên những bộ cọc nhà sàn. Một số khác là cửa hàng có xây gạch và lợp ngói chiếm phía bắc con đường mòn hoặc đường phố thành một dãy phố chạy dài đến tận các đồng lúa. Đất phố mà trên đó gồm các công trình kiến trúc xây dựng rộng rãi từ đền thờ Quan Công dựng lên khi làng Minh Hương mới thành lập đến tận đường mòn Thanh Hà, nơi vị trí bây giờ ở cầu một nhịp. Đó các dòng chảy đổ vào các ruộng lúa trên con đường mòn cũ" (7)
    Phố Thành Hà xây dựng theo lối một trục giao thông có sẵn làm đường phố chính. Hai dãy phố đối diện dần dần được hình thành, phía sau là đồng ruộng, trước mặt là bến cảng của sông Hương; một điều kiện chủ yếu cho phố cảng ra đời (8).

    3. Phố cảng Bao Vinh
    Sự xuất hiện của Cồn Bút là một tác nhân địa lý trực tiếp đánh quỵ khu thương mại Thanh Hà thì Bao Vinh đón lấy cơ hội đó để hội tụ doanh nhân trở thành khu thương mại lớn của đất kinh kỳ vào thế kỷ XIX. Bao Vinh có những yếu tố thuận lợi: cận thị, cận giang, cận lộ lại cận kinh và cận Thanh Hà nên đảm bảo cho sự chuyển dịch và phát triển doanh thương. Trong đó ưu thế vẫn là cảng sâu tiện lợi cho tàu thuyền cập bến:
    "Bao Vinh cao bợc, hẵm bờ
    Ghe mành lui tới, mẹ nhờ duyên con"
    Hoa thương mua đất mặt tiền của làng và lập phố với hai dãy phố đối diện qua trục đường chính của khu phố mới. Trước mặt là sông Hương và bến cảng, sau là khu dân cư của làng và đồng ruộng.
    Khác với Thanh Hà, chợ Dinh và các trung tâm thương mại khác của người Hoa ở Việt Nam. Thương nhân người Hoa không lập chùa Ông (đến Quan Công) và chùa Bà (Thiên Hậu cung) để làm cơ sở tín ngưỡng chung của Hoa thương. Phố Bao Vinh được giới hạn từ chùa làng phía bắc đến đình làng phía nam. Hoa thương mua đất của các dòng họ và tư nhân để lập phố còn thực hiện tín ngưỡng thì đến Thanh Hà nơi có chùa Bà, chùa Ông, còn sinh hoạt các Bang hội thì về chợ Dinh thực hiện. Tính chất phụ thuộc của Hoa thương ở Bao Vinh thể hiện được sức mạnh văn hoá của một làng Việt cổ truyền đã tạo ra một diện mạo làng quê đặc sắc trong cơ chế thị trường thành một bước chuyển căn bản trong tiến trình đô thị hoá của thời phong kiến.
    So sánh với các khu thương mại khác của Huế từ đầu thế kỷ XIX cho đến năm 1885, trước khi bị tàn phá bởi thất thủ kinh đô, như chợ Dinh, Gia Hội, Đông Ba... thì hoạt động buôn bán ở Bao Vinh có thịnh vượng hơn, phố ngói nhiều hơn, thương nhân giàu có hơn (nhận xét của Thuyền trưởng Dutreil de Rhins năm 1876), nhưng xây dựng các đền, chùa, hội quán của Hoa thương. Thuyền trưởng D.Rhins vào thời điểm năm 1876 cũng cho biết: "Khi thuyền đi qua trước mặt Thanh Hà mà ông không hề chú ý đến nó, đến khi đi qua cồn nổi Minh Hương ông mới chú ý đến cảnh nhộn nhịp ở Bao Vinh mà ông không hề chú ý đến nó, đến khi đi qua cồn nổi Minh Hương ông mới chú ý đến cảnh nhộn nhịp ở Bao Vinh mà ông lầm tưởng là Mang Cá" (9)
    Đó cũng là bài học về đầu tư phát triển, về quan hệ giữa thành thị và nông thôn, quan hệ kinh tế, văn hoá của làng Việt truyền thống với doanh nhân nước ngoài.

    Chú thích
    (1) Theo đơn thỉnh nguyện của dân làng năm Bảo Thái thứ 7 (1716).
    (2) Dẫn và chú thích theo Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, bài Hình ảnh con người Quảng Trị qua sử liệu của các giáo sĩ ngoại quốc, tạp chí Cửa Việt số 15 (1992), tr.84
    (3) Đỗ Bang, Phố cảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII-XVIII, NXB Thuận Hoá- Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam-Hà Nội, 1996, tr.96
    (4) Khế ước mua đất của làng Minh Hương được duyệt lại năm Cảnh Hưng thứ 14 (1753) dưới thời Tây Sơn năm 1787. Trong chùa Ông có tượng Quan Thánh rất lớn, có nhiều bức hoành do các hội quán của người Hoa cúng là Quảng Triệu, Triều Châu, Hải Nam. Trước sân có lư gang lớn đúc tại lò Long Thạnh (Trung Quốc) vào năm Càn Long thứ 45 (1780) cúng cho đến cùng thời điểm chiếc long đình do Hoa thương cúng cho chùa Bà.
    (6) Coodiere. H, Voyage de Pieere Poivre en Cochinchine, description de la Cochinchine, REO, T.III.1887.
    (7) Morneau. R.Souvenir historiques en aval de Bao Vinh, phố Lỡ Minh Hương et les maisons de Vannier et de Forsans, BAVH, 1920,tr.254
    (8) Tại vườn nhà ông Huỳnh Quỳnh có một giếng cổ hình vuông, là chứng tích của khu chợ Thanh Hà. Trước đây gia đình ông đãi đất tìm được vàng đó là dấu vết của phố thợ bạc. Ở xung quanh khu vực này khi sản xuất nhân dân gặp nhiều mảnh gốm vỡ, gạch ngói vôi vữa, đó dấu tích hoang phế của khu phố cổ ngày xưa. Đỗ Bang, sđd, tr.101.
    (9) Đào Duy Anh, Phố Lỡ premiere colonie chinoise du Thưa Thiên.BAVH.1943.
    (Còn tiếp)
    PGS.TS Đỗ Bang
    (Trích trong Hội thảo khoa học: Tiến trình phát triển đô thị ở TTHuế-Đặc trưng và kinh nghiệm lịch sử)
     
  3. Dinquanhun

    Dinquanhun Advanced Member

    Joined:
    27/7/11
    Messages:
    5.549
    Likes Received:
    3
    Phố cảng Thanh Hà- Bao Vinh trung tâm thương mại Phú Xuân- Huế thế kỷ XVII-XVIII-XIX (tiếp theo và hết)

    II. Hoạt động thương mại ở phố cảng Thanh Hà và Bao Vinh

    1. Phố cảng Thanh Hà
    Phố Thanh Hà ra đời và hoạt động thương mại trong những lợi thế về giao thông đường thuỷ nối liền nam-bắc đất nước, sản xuất hàng hoá của địa phương và của xứ Đàng Trong. Thuận lợi trong yếu tố kinh tế thị trường thế giới và yếu tố chính trị trong nước và quốc tế.
    Thuận Hoá và Đàng Trong có nhiều đặc sản quý hiếm được thương nhân nhiều nước ưa chuộng như hồ tiêu, cau, trầm hương, yến sào... Thanh Hà là cửa ngõ thông thương với nước ngoài, nơi nhà nước độc quyền mua bán xuất nhập khẩu. Ở đây cũng có nhiều mặt hàng thủ công như gốm, dệt, đúc đồng. Một thị trường mua bán vũ khí nóng bỏng của thế giới diễn ra ở Thanh Hà khi cuộc chiến tranh Trinh-Nguyễn đạt đến đỉnh điểm của sự khốc liệt (1627-1672) cùng với vũ khí và tiếp đó là các mặt hàng cao cấp phục vụ cho cung đình và quan lại ở dinh phủ của chúa. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện các cường quốc hàng hải và thương mại quốc tế như Hà Lan, Anh, Pháp... Và đặc biệt là Hoa thương ào ạt nhập cư vào Đàng Trong nhờ chính sách mở cửa của chúa Nguyễn khu mà người Mãn Châu chiếm Trung Quốc lập ra triều đại Mãn Thanh đã gây một làn sóng ohẩn uất. Trong vô số những nạn nhân này họ đã qua Thanh Hà di trú, lập phố buôn bán.

    [​IMG]
    Phố cảng Thanh Hà
    Ảnh: TL​

    Cảnh bán buôn trên phố cảng Thanh Hà diễn ra tấp nập.
    Hàng trăm nhà nước trưng dụng hàng trăm chiếc thuyền chở gạo từ Đồng Nai, Gia Định ra cung cấp cho dinh phủ Phú Xuân và bán cho nhân dân Thuận Hoá.
    Người Hoa vào Hội An mua các mặt hàng dân dụng của phương Tây ra bán ở Thanh Hà. Lê Quý Đôn có ghi lại: "Phố Hội An xứ Quảng Nam, tàu Tây thường đem nồi đồng, mầm đồng đến bán hàng vạn chiếc. Người Tàu buôn về phố Thanh Hà luôn bán thường lãi gấp đôi" (10). Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt nhưng Lê Quý Đôn cũng cho biết thương nhân Thanh Nghệ, Sơn Nam đã vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ vào Thanh Hà để trao đổi. Hàng hoá từ Thanh Hoá, Ai Lao cũng đưa bằng đường bộ vào chợ phiên Cam Lộ và được thương nhân vận chuyển vào bán ở Thanh Hà.
    Từ thực tế đó, bác sĩ người Đức tên Jean Koffler làm ngự y cho chúa Nguyễn Phúc Khoát đã có nhận xét: "Những sự trao đổi giữa các tỉnh miền Bắc và miền Nam lại làm cho thương mại tăng thêm phần quan trọng. Hàng hoá dồn theo đường bộ và đường biển đến kinh đô rồi được mang đi bán và từ đấy người ta lại mang nhiều thứ khác nữa" (11)
    Hàng nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng cung cấp cho nhà nước gồm kim loại như đồ đồng, kẽm, hợp kim do thương khách từ Nhật Bản, Trung Quốc chở đến. Chỉ trong vòng hai năm mà thuyền Ma cao chở đến Thanh Hà 15 vạn cân hợp kim có kẽm để đúc tiền. Đồng đỏ Nhật Bản loại tốt theo giá 100 cân là 45 quan. Các tàu Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Đông chở đồng đỏ sang cũng phải khai báo để theo giá mà mua. Sau khi nhà nước mua xong mới cho tàu bán ra ngoài (12). Vũ khí mua của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản để sử dụng trong chiến tranh với họ Trịnh. Chúa Nguyễn Phúc Tần có lần nhờ Giáo sĩ Marque nhận 1000 nén bạc sang Ma Cao để mua vũ khí. Đầu năm 1659, tàu Ma Cao chở súng đạn đến: Chúa mừng quá, vội vã cùng với đạo binh đến bến tàu (Thanh Hà), Chúa ra lệnh cho bắn 3 phát súng đón chào, rồi chúa không ngớt sờ mó, vuốt ve những khẩu đại bác một cách đắc chí như thể chúa Nguyễn đã tiêu diệt đạo binh của chúa Trịnh ra tro rồi (13).
    Pierre Poivre còn cho biết người Hà Lan và các tàu phương Tây khác mang nhuều thứ ngọc quý đến bán ở Thanh Hà. Người Anh mang các mặt hàng len, dạ đến bán. Người Trung Quốc mang các mặt hàng cao cấp như lụa, gấm, vóc, len, dạ, đồ sứ, đồ sành, đồ gốm, giấy, tranh, tre, chè... các dược liệu như sa hoàng, mộc hương, hoàng liên, nhân sâm.
    Cảnh buôn bán nhộn nhịp ở phố cảng Thanh Hà vào giữa thế kỷ XVIII cũng được Jean Koffer ghi nhận: Hàng năm có khoảng 80 chiếc thuyền Hoa thương từ các tỉnh đến đó, chắc chắn chứng tỏ rằng ở đây có nền kinh doanh phồn thịnh (14).
    Về hàng hoá xuất khẩu
    Lê Quý Đôn cho biết: các kho của phủ chúa luôn chứa đựng các mặt hàng quý hiếm của Đàng Trong để xuất khẩu ra cảng Thanh Hà như: vàng, trầm hương, yến sào, đường, mía, ngà voi, đồi mồi, đường phen, đường cát, đậu xanh, nước mắm, muối, vải trắng, chiếu, giấy, sừng tê, ngà voi, gỗ mun, lá buôn, chuông đồ. (15)... đặc biệt là đặc sản hồ tiêu ở huyện Minh Linh (Quảng Trị):
    "Cứ hàng năm vào thượng tuần tháng 5 thì sai đội trưởng thuyền Tân Nhất cùng tinh binh ra địa phương hạ lệnh cho tuỳ vườn nhiều vườn ít mà chia bao, họp số định giá mua lấy, một gánh hồ tiêu chỉ trả 5 quan tiền chở về phố Thanh Hà bán cho khách Tàu, không cho dân địa phương bán riêng. Ngoài ra dân địa phương có lệ cống hồ tiêu vắng và đen mỗi thứ một bao (bao= 62,5kg)" (16)

    2. Phố cảng Bao Vinh
    Tư liệu thương mại về Bao Vinh để lại không nhiều nhưng qua bài khảo cứu Bao Vinh-thương cảng Huế của R. Morineau vào năm 1916 (17) cho chúng ta hình dung cảnh phố cảng Bao Vinh qua 3 giai đoạn: Vào năm 1820 qua hồi ức của Đức Chaigneau, năm 1876 qua bút ký của Dutreil de Rhins năm 1876- đây là thời kỳ thịnh vượng của Bao Vinh trước khi khu phố này bị tàn phá trong biến cố năm 1885 và năm 1916 qua cảm nhận của R.Morineau.
    Vào năm 1820, Đức Chaigeau cho biết về phố Bao Vinh như sau: "Ở đây, người Tàu và người An Nam buôn bán lớn với các thứ hàng quý. Dân tại đây khá giả hơn các vùng phụ cận khác của Huế. Khi đi ngang, qua ta có thể nhận thấy dễ dàng dân chúng giàu có, tuy ít ồn ào nhưng rất cần cù và chăm chỉ. Người Tàu có nhiều cửa hàng chứa đầy hàng hoá Trung Quốc". Các mặt hàng xuất nhập khẩu ở Bao Vinh trong thời kỳ này cũng được ghi nhận như sau: "Thuyền bè vào cửa biển của Huế và lên đến Bao Vinh- đoạn đường khoảng 12km- vì ở đây có cửa tiệm hoặc kho chức của họ và họ không được phép đi xa hơn. Thuyền mang đến vải, lụa, sành sứ, trà, thuốc Bắc, trái cây, mứt, bánh và đồ chơi trẻ em... và khi trở về thì dường như chở đầy các mặt hàng An Nam như cau, lụa thô, gỗ nhuộm, đầu bống Bắc Kỳ, da tê giác, da voi, ngà voi...".
    Vào năm 1876, Dutreil de Rhins có mô tả về cảng và hàng hoá ở Bao Vinh như sau: "Đây là cảng trong đất liền của Huế. Nhiều thuyền An Nam và Tàu chen chật trên con sông hẹp và sâu (sông rộng 150m, sâu 8m). Đựng có dựa vào cái nhìn bên ngoài đối với các loại thuyền này mà xét đoán các giá trị hàng hoá bên trong của nó. Dưới các lớp chiếu và lớp lá đậy các khoang thuyền và các hạng rẻ tiền là những cái bành lụa, tiêu, ngà voi, đường, quế, đậu khấu, sa nhân Chàm, thuốc lá, trà, thuốc phiện lậu, vải, đồ sành, các thứ mỹ nghệ bằng ngà voi, bằng bạc, bằng đồng đen, vũ khí, bàn ghế được chạm trổ hoặc gần xa cừ" (18).
    Vào năm 1916, sau biến cố kinh thành và chợ Đông Ba đã chuyển ra vị trí mới hiện nay một thời gian khá lâu, nhưng hoạt động thương mại ở phố cảng Bao Vinh vẫn khá nhộn nhịp, được R.Morineau mô tả như sau: "Bao Vinh không còn vang son thủơ trước, nhưng Bao Vinh vẫn là chợ quan trọng và đẹp nhất của vùng này, sau chợ Huế. Những người đi mua hàng, nếu như không muốn bị bóp chết trong các tiệm hào nhoáng của thành phố, thì có thể tìm thấy dễ dàng ở Bao Vinh các mặt hàng bản xứ của Tàu, Nhật, Ấn Độ và các mặt hàng thường dùng mà những tiệm bóng nhoáng của Huế không bày bán".
    Trên bến cảng Bao Vinh, R.Morineau viết tiếp ngoài những thuyền đi khơi buôn bán các nước: "chúng tôi thấy có các loại thuyền đi khơi buôn bán với các nước: "chúng tôi thấy có các loại thuyền kiểu dáng hoàn toàn An Nam với thuỷ thủ đoàn Bắc Kỳ, hay An Nam (tức Trung Kỳ) tuỳ theo chủ thuyền là Nam Định, Phan Rí, Quy Nhơn hay Đà Nẵng. Thuyền của Nam Định chở đến các chuyến hàng đủ thứ: Tơ lụa Nam Định, bàn ghế chạm trổ hoặc cần xà cừ Bắc Kỳ, chiếu Phát Diệm rất đẹp, quế Thanh Hoá và các mặt hàng của Bắc Kỳ hay được nhập từ Trung Hoa và Nhật Bản. Từ Phan Rí, Quy Nhơn hay Đà Nẵng ra, thuyển chở theo muối, đồ gốm đủ cỡ, đủ loại và các thứ hàng để trao đổi, thông thương như gạo, đậu phộng, vừng, trái dừa, dây dừa, tiêu và thuốc lá.
    Tất cả các thuyền ấy khi rời khỏi Bao Vinh đều chở đầy hàng hoá để đưa về Trung Hoa và Hồng Kông qua cảng Hải Phòng và Đà Nẵng. Nhất là các thứ gạo, ngô, sắn, khoai và lâm sản như mây, tre, cán giáo, ván thuyền, trầm hương và các sản vật của miền Thượng được tập trung về Huế do người An Nam và Tàu; các thứ trái cây của các vườn giàu có ở Huế như cau, thanh trà, cam, quýt, và gần đây còn thêm sàn phẩm của nhà máy vôi Long Thọ".
    Sự thịnh vượng của Bao Vinh chủ yếu là nhờ cảng sông. Nhưng ở thời điểm R. Morineau ghi chép thì ở Huế đã xuất hiện đường sắt và trạm kiểm soát các thuyền buôn lớn được thực hiện ở Lại Ân về phía hạ lưu cách Bao Vinh chừng 2km và đặc biệt là sự phồn vinh của chợ mới Đông Ba bên cạnh cầu Trường Tiền thuận lợi và thơ mộng, nhưng R. Morineau vẫn cho rằng: "Nhưng dù sao Bao Vinh cũng là một kho chứa hàng hoá bằng đường thuỷ của những cửa hàng thương mãi của Huế, một cái chợ nổi xuất nhập và hơn nữa là một trung tâm vui lạ đáng được khách du lịch chú ý đến". Và ông kết luận bài khảo cứu của mình bằng câu: "Không tiêu diệt hẵn Bao Vinh cũng là một kho chứa hàng hoá bằng đường thuỷ của những cửa hàng thương mại của Huế, một cái chợ nổi xuất nhập khẩu và hơn nữa là một trung tâm vui lạ đáng được khách du lịch chú ý đến". Và ông kết luận bài khảo cứu của mình bằng câu: "Không tiêu diệt hẵn Bao Vinh: vì mất nó là mất một khu vực đẹp mắt của Cố đô Huế".
    Không chỉ có Hoa thương, ở Bao Vinh các doanh thương người Việt cũng trổi lên làm chủ thị trường. Họ có nguồn gốc và quê quán khác nhau như đến Bao Vinh chỉ vì một mục đích kinh doanh. Trong số các doanh nhân mà gần một thế kỷ trước đây R. Morineau có đề cập nay vẫn được nhiều người dân Bao Vinh truyền tụng như Bộ Quế, Bá Rớt, Quản Lương, Quản Hội, Phủ Hoàng, Khoa Dem... Nhiều người trở thành các ông trùm không những trên lãnh vực doanh thương mà còn có nhiều nhà cửa, đất ruộng, thê thiếp. Điển hình là Bá Rớt, ông có sở hữu nhiều căn phố ở Bao Vinh và mua 47 mẫu ruộng ở làng La Chữ (19).
    Thanh Hà và Bao Vinh đã đi vào lịch sử thương mại Việt Nam và tiến trình phát triển đô thị thời phong kiến như một trong những mốc son thịnh vượng toả sáng trong hơn 3 thế kỷ (1636-1945). Ngọn triều thương mại đã qua đi để lại cho Thanh Hà một làng quê thời tiền kiếp, một Bao Vinh lụi tàn tưởng như vô phương cứu chữa. Nhưng những di sản lịch sử quý báu đó nhiều năm gần đây được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước tập trung khá nhiều công sức để tìm tòi, khảo sát mong dựng lại được một trung tâm thương mại lớn của đất nước song song tồn tại bên cạnh một trung tâm chính trị hàng đầu của đất nước: Phú Xuân-Huế, để khẳng định một xứ Huế không chỉ là nơi sản sinh ra một đội ngũ quan chức mà còn là nơi tác nghiệp của giới doanh thương. Một phong cách văn minh đô thị hình thành vừa làm phong phú cho đời sống chính trị- văn hoá, vừa làm giàu, làm đẹp qua sự phát triển kinh tế và giao lưu buôn bán ở trong và ngoài nước.
    Những vấn đề của khoa học lịch sử cần có thời gian và công sức đầu tư nghiên cứu quy mô và hiệu quả hơn. Những di sản tinh thần cũng cần nhiều thời gian để khôi phục và đặc biệt là những di sản kiến trúc như nhà cửa, phố xá, đền, chùa... cần nghiên cứu và kịp thời gian ngắn nửa hình ảnh khu thương mại Thanh Hà- Bao Vinh, như một người khổng lồ sẽ vĩnh viễn đi vào quá khứ như chúng ta đã thấy Phố Hiến (Hưng Yên) và Nước Mặn (Bình Định) của thế kỷ XVII-XVIII và tuồng Cung đình Huế thế kỷ XIX
    Chú thích
    (10) Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Khoa học, HN,1964, tr.358.
    (11) Koffler. J.Description historique de la Cochinchine, Bản dịch tiếng Pháp của Barbier, RI, tr.585
    (12) Lê Quý Đôn, Sđ d, tr.242,241
    (13) Chapouille.H.Aux origines d' une e'gliese, T.I, Paris, tr.173.
    (14) Koffler.J.Sđ d, tr.585
    (15) Lê Quý Đôn, Sđ d, tr.258
    (16) Lê Quý Đôn, Sđ d, tr.354
    (17) J. Morineau, Bao Vinh, port commercial de Hue', BAVH, T.II,4-5/1916, trang 200-210, (Bao Vinh-thương cảng Huế), Bản dịch, NXB Thuận Hoá, 1997, tr.208-219.
    (18) Sau biến cố năm 1885, Chợ Bao Vinh, qua phỏng vấn của Trần Thiên Bình, trong luận văn tốt nghiệp cử nhân sử học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế, năm 1998, Phố chợ Bao Vinh, Quá trình thành lập và hoạt động kinh tế-xã hội dưới thời Nguyễn (1802-1945).
    PGS.TS Đỗ Bang
    (Trích trong Hội thảo khoa học: Tiến trình phát triển đô thị ở TTHuế-Đặc trưng và kinh nghiệm lịch sử)
     
  4. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    Đầm Chuồng, phá Tam Giang
     

    Attached Files:

  5. luuly

    luuly Advanced Member

    Joined:
    22/5/12
    Messages:
    1.220
    Likes Received:
    3
    Hình bác chụp Phá Tam Giang đẹp quá, chỉ hơi tiếc là bầu trời hổng xanh và thiếu mây.

    Bác xem lại tháng nào có nhiều mây và trời xanh thì cho em biết để em đu theo bác chụp ít hình.
     
  6. Dinquanhun

    Dinquanhun Advanced Member

    Joined:
    27/7/11
    Messages:
    5.549
    Likes Received:
    3
    thưa bác luuly là cụ Mod đi câu cá nên tranh thủ dùng súng chụp khi cần chưa có nhấp, bác mà đu theo cụ Mod thì mất hơn 1 buổi chiều chủ nhật đó :lol:
    @ Cụ Mod sô ảnh chiến lợi phẩm của cụ lên đi, toàn đồ đầm phá không à
     
  7. luuly

    luuly Advanced Member

    Joined:
    22/5/12
    Messages:
    1.220
    Likes Received:
    3
    Hì, hì, em định dành nguyên 2 ngày để lục hết Phá Tam Giang nên một chiều thì chả nhằm nhò gì. Chỉ cần thời tiết đẹp là ok thôi
     
  8. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    Em rất yêu đầm phá Tam Giang, có lẽ phá Tam giang là một trong những nguyên nhân gây...hư máy, đổi máy nhất đối với em. Đứng trước phá Tam giang gió lồng lộng thổi cảm giác thiệt khó tả :D , mà đi với em mà mất 1 buổi chiều là quá ít (mất cả ngày lận)
    @bác Luuly: tầm tháng này là mây xanh, trời trong rồi đó bác. Khi mô bác ra nhớ báo trước. Nên ra 2 ngày cuối tuần vì em bận đi làm :D
     
  9. kienvangcon

    kienvangcon Advanced Member

    Joined:
    20/7/12
    Messages:
    817
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hue Audio Group
    resize cái ảnh xong nhìn thấy buồn sễ sợ, nhưng thôi kệ.
    Cô đơn
    [​IMG]
     
  10. Dinquanhun

    Dinquanhun Advanced Member

    Joined:
    27/7/11
    Messages:
    5.549
    Likes Received:
    3
    Buồn quá, cô đơn quá
    Cụ kiến có tâm sự chi khôn?
     
  11. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    Bác Kienvangcon có đi chụp dạo (phá Tamgiang, streetlife....) không để em ới :D
    Em dậy 4g sáng đi chụp nè bác
    [​IMG]
     
  12. kienvangcon

    kienvangcon Advanced Member

    Joined:
    20/7/12
    Messages:
    817
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hue Audio Group
    Em ít thời gian quá nên toàn hay ăn trộm giờ cty lang thang không à! khi mô bác đi ới em với, chuồn được em phi cho vui.
     
  13. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    OK, bác Kienvangcon
    Trên dòng Hương Giang
    [​IMG]
     
  14. Dinquanhun

    Dinquanhun Advanced Member

    Joined:
    27/7/11
    Messages:
    5.549
    Likes Received:
    3
    mọi hướng bình an, thư thái trầm mặc
     

    Attached Files:

  15. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    cửa Tư Hiền, có lẽ chỗ này là nơi đẹp và rộng nhất của phá Tam Giang

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  16. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    Về lại Phước tích môt chiều hè....
    Lò gốm:
    [​IMG]
    Khuôn đúc
    [​IMG]
    Lò sấp
    [​IMG]
    Tiền sản phẩm (chưa nung)

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Thành phẩm
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  17. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    Vũ điệu trên dòng sông Ô Lâu (bao quanh làng Phước Tích)
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Bình yên
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Cụ già muôn tuổi (chủ nhân ngôi nhà cổ)
    [​IMG]
     
  18. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    Tặng các bác gần, xa một thoáng phá Tam Giang, Huế

    CHIỀU VỀ

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  19. 1000chuong

    1000chuong Advanced Member

    Joined:
    11/4/07
    Messages:
    522
    Likes Received:
    2
    Location:
    Huế Audio Group
    Chiều trên phá Tam Giang
    Anh chợt nhớ em ...
    Nhớ ôi là nhớ...Ôi là nhớ !
    Đến bất tận ...Em ơi ! Em ơi ....
    :) :)
     
  20. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    Buồn nhớ em anh ngồi may lưới, quên đi nỗi nhớ miên man
    [​IMG]
     
  21. Baoanh_Hue

    Baoanh_Hue Advanced Member

    Joined:
    6/3/07
    Messages:
    8.892
    Likes Received:
    7
    Location:
    phá Tam Giang
    Nhớ lại ngày xưa chân lội bùn non, bì bõm bắt cá giữa đồng :D
    [​IMG]
    (Tấm này chụp gần Cồn tè, đập Thảo Long-đập ngăn mặn cho dòng Hương Giang)
     
  22. Dinquanhun

    Dinquanhun Advanced Member

    Joined:
    27/7/11
    Messages:
    5.549
    Likes Received:
    3
    Các bác vì răng Phá Tam Giang ở Huế mà liên quan đến Thương Xá TAX ở Sài Gòn?
     
  23. 1000chuong

    1000chuong Advanced Member

    Joined:
    11/4/07
    Messages:
    522
    Likes Received:
    2
    Location:
    Huế Audio Group
    Không biết thật hay đố mẹo rứa ???
    Nhật Trường (Trần Thiện Thanh) ngồi trên chiếc trực thăng bay ngang phá Tam giang ,thấy cảnh đẹp quá bất chợt nhớ em ở Sài gòn ... :D :D .
    Dân Huế thời bao cấp có thú đi biển ở lại đêm ,cùng Em ngắm hoàng hôn hay bình minh trên biển , tuyệt đẹp ...
    Bi chừ ngắm mấy tấm ảnh phá Tam giang là chợt ......nhớ em liền :D
     
  24. Dinquanhun

    Dinquanhun Advanced Member

    Joined:
    27/7/11
    Messages:
    5.549
    Likes Received:
    3
    em hỏi ấy chứ, vì chỉ thấy đầu bài là Phá Tam Giang, còn sau này toàn các địa danh SG.
    Giờ mới biết là ông ấy ở SG đi ra chiến trường Trị Thiên, ở giữa Tam Giang sông nước xoáy mênh mông, đặc biệt là buổi chiều ,...... nên nhớ người yêu - chắc là cô sinh viên ở trỏng, nên "nhớ em, nhớ em, ... đến bất tận..."

    Nhưng hôm nay, em biết là ông Tô Thuỳ Yên nhớ người yêu khi ở Tam Giang chứ không phải ông Trần Thiện Thanh, đúng ko nhỉ?

    (giờ có cụ BA Huế lấy lý do đi câu cá, bắn ảnh ở Tam Giang để cũng nhớ lại em mô đó :lol: - chứ làm chi mà đi từ 4h sáng hoặc 6h chiều mà đi hoài rứa)
     
  25. kienvangcon

    kienvangcon Advanced Member

    Joined:
    20/7/12
    Messages:
    817
    Likes Received:
    0
    Location:
    Hue Audio Group
    CHIỀU TRÊN PHÁ TAM GIANG

    Thơ : Tô Thùy Yên


    Chiều trên phá Tam Giang
    Anh sực nhớ em
    Nhớ bất tận .

    Giờ này thương xá sắp đóng cửa .
    Người lao công quét dọn hành lang .
    Những tủ kính tối om .
    Giờ này thành phố chợt bùng lên
    Để rồi tắt nghỉ sớm .
    ( Sài Gòn nới rộng giờ giới nghiêm .
    Sài Gòn không còn buổi tối nữa .)
    Giờ này có thể trời đang nắng .
    Em rời thư viện đi rong chơi
    Dưới đôi vòm cây ủ yên tỉnh
    Viền dòng trời ngọc thạch len trôi .

    Nghĩ tới ngày thi tương lai thúc hối ,
    Căn phòng cao ốc vàng võ ánh đèn ,
    Quyển sách mở sâu đêm .
    Nghĩ tới người mẹ đăm chiêu, đứa em quái quỉ .
    Nghĩ tới đủ thứ chuyện tầm thường
    Mà cô gái nào cũng nghĩ tới .
    Rồi nghĩ tới anh , nghĩ tới anh
    Một cách tự nhiên và khốn khổ .
    Giờ này có thể trời đang mưa .
    Em đi nép hàng hiên sướt mướt ,
    Nhìn bong bóng nước chạy trên hè
    Như những đóa hoa nở gấp rút .
    Rồi có thể em vào một quán nước quen
    Nơi chúng ta thường hẹn gặp ,
    Buông tâm trí bập bềnh trên những đợt lao xao
    Giữa những đám ghế bàn quạnh quẽ .

    Nghĩ tới anh , nghĩ tới anh ,
    Cơn nghĩ tới không sao cầm giữ nỗi
    Như dòng lệ nào bất giác rơi tuôn .
    Nghĩ tới , nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Của chiến tranh mà em không biết rõ .
    Nghĩ tới , nghĩ tới một điều hệ trọng vô cùng
    Một điều em sợ phải nghĩ tới .
    Giờ này thành phố chợt bùng lên .

    Chiều trên phá Tam Giang
    Anh sực nhớ em
    Nhớ bất tận .

    Anh yêu em , yêu nuối tuổi hai mươi
    Rực chiếu bao nhiêu giấc mộng đua đòi
    Như những mặt trời con thật dễ thương
    Sẽ rơi rụng dọc đường lên dốc tuổi ,
    Mỗi sáng trưa chiều tối đêm khuya .
    Anh yêu em , yêu nuối tuổi hai mươi ,
    Coi chuyện đó như lần đi tuyệt tích
    Trong nước trời lãng đãng nghìn trùng ,
    Không nghe thấy cả tiếng mình độc thoại .
    Anh yêu , yêu nuối tuổi hai mươi,
    Thấy trong lòng đời nở thật lẻ loi
    Một cành mai nhị độ .
    Thấy tình yêu như vận hội tàn đời
    Để xé mình khỏi ác mộng
    Mà người đàn ông mê tưởng suốt thanh xuân .

    Ôi tình yêu , bằng chứng huy hoàng của thất bại !
     

Share This Page

Loading...