Hỏi về biến áp nguồn

Discussion in 'Linh kiện, dụng cụ DIY' started by mrdungjk, 28/2/17.

  1. mrdungjk

    mrdungjk Advanced Member

    Joined:
    18/11/15
    Messages:
    177
    Likes Received:
    7
    Location:
    thành phố Thái Bình
    Chào các bác em có mấy thắc mắc nhỏ mong các bác chỉ giúp em với ạ.Trả là em có bộ fe muốn quấn biến áp nguồn mà không biết số vòng/v nên em dự định cuốn nháp để lấy số vòng/v mà có mấy chỗ chưa hiểu lắm ạ.
    1.Số vòng cuộn sơ cấp có ảnh hưởng tới điện áp cuộn thứ cấp không ạ(giả sử số vòng trên thứ cấp không thay đổi).thì khi sơ cấp quấn nhiều vòng or it vòng hơn có thay đổi điện áp ra trên cuộn thứ cấp không ạ
    2.em thấy có nhiều biến áp có dây nối đất thì dây này từ đâu ra ạ.
    cám ơn các bác trước ah
     
    Tags:
  2. xbackarowana

    xbackarowana Advanced Member

    Joined:
    28/8/13
    Messages:
    285
    Likes Received:
    33
    Location:
    Bình Thạnh
    Em lanh chanh phát, nghe có vẻ như cụ muốn giữ nguyên cuộn thứ cấp và quấn lại cuộn sơ cấp (do cụ đang có biến áp mà sơ cấp được quấn ở lớp ngoài) ?

    1. Gọi N1 là số vòng cuộn sơ cấp, N2 là số vòng cuộn thứ cấp. U1 là áp xoay chiều đặt vào hai đầu sơ cấp thì U2 nhận được là áp xoay chiều ở hai đầu thứ cấp. Ta có tỉ số U1/U2 = N1/N2 (lí tưởng) => U2 = (N2/N1)*U1, khi các thông số giữ nguyên và thay đổi N1 thì U2 có thay đổi, tuy nhiên không nên làm thế vì lí do sau ...

    Theo điện ứng dụng, công thức kinh nghiệm số vòng/vôn tính như sau, n = U*(k/S). Trong đó n là số vòng cần quấn, U là điện áp cần đạt được, S là diện tích lõi, k là tần số dòng điện (ví dụ k = 50 cho tần số f là 50 Hz). Tuy nhiên thường thấy hãng chọn k = 42 đến 46. Một số biến áp của mấy anh Nhật còn sử dụng hệ số nhỏ khủng khiếp k = 38 !!! Hệ số k quá nhỏ thì biến áp chạy rất nóng và ẩn chứa nhiều nguy cơ về lâu dài. Chọn k = 45 thì biến áp chạy ấm ấm (nghe đồn như vậy là tốt hay sao á). Việc cụ giảm hoặc tăng số vòng sơ cấp chính là tăng hoặc giảm hệ số k. Hệ số k tăng quá lớn thì tổn hao đồng và điện dung ghép làm giảm hiệu suất, k giảm tới giá trị nhỏ quá thì nguy cơ về cháy nổ.

    2. Một số biến áp có một đầu về mass có thể là:

    a) Màn chắn tình điện (quấn một lớp dây nhỏ hết chiều dài lõi, một đầu để hở một đầu nối đất. Cuộn này thường quấn cách ly giữa sơ cấp và thứ cấp, tác dụng chống nhiễu tốt)

    b) Biến áp đó là nguồn đôi. Ví dụ cụ quấn thứ cấp n vòng được 112 Vôn thì điểm giữa rút ra nối mass của cuộn thứ cấp đó chia thành n/2 vòng và n/2 vòng mỗi bên được 56 Vôn. Điểm đầu - điểm giữa ( CT - center tap) - điểm cuối lần lượt được là 56 V ac - 0 V - 56 V ac.

    Ngoài ra biến áp khi có tải còn có hiệu suất nữa, phải biết loại Fe của lõi là gì thì cụ mới chọn hiệu suất H cho thứ cấp được.

    Cụ nên chụp lõi Fe show lên đây cho thấy dung nhan thì anh em mới chém tiếp được. Hoặc cụ tóm ngay cụ Hưng diyampli - chuyên gia về biến áp đó.
     
  3. mrdungjk

    mrdungjk Advanced Member

    Joined:
    18/11/15
    Messages:
    177
    Likes Received:
    7
    Location:
    thành phố Thái Bình
    cám ơn bác nhiều ạ.
    1.Bác giải thích thì e hiểu rồi ạ.Không phải e muốn thay đổi k để thay đổi áp thứ cấp đâu ạ.ý em là muốn tìm hệ số k chuẩn nhất của 1 lõi bất kỳ bằng cách quấn nháp ấy ạ.E tưởng là số vòng sơ cấp lớn nhỏ chỉ ảnh hưởng nóng ấm cháy nổ tổn hao thôi thì từ quận thứ cấp quấn nháp e tính được k .rồi quấn thực tế theo hệ số k vừa tính.Vậy là không có cách nào tính được hệ số k hoàn hảo của 1 lõi à bác
    2.phần b đợt trước bác có giảng e rồi e vẫn nhớ ^^
    phần a tức là mình cuốn như 1 cuộn thứ cấp nhỏ nữa phải khồng ạ.quấn hết 1 lớp là được ạ
    Mong bác giải thích nốt cho em tý ạ
     

Share This Page

Loading...