Hồi tiếp

Discussion in 'Lý thuyết điện tử' started by Rumbeng, 3/5/06.

  1. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Re: Re:

    Thím Dzia cho biết dựa vào lý thuyết nào và ở đâu được không ạ?
    Và giải động hay Dynamic là như thể nào ạ?

    Đành rằng là feedback luôn tạo 1 thời gian trễ/sửa nhưng nó rất nhanh tính theo nsec nên gần như là không thể nghe ra vì nốt nhạc cho dù có 1 ban nhạc có tới 128 nhạc công hoặc cho dù có dùng âm thanh mix nhạc điện tử và đánh nhanh đến vận tốc khủng khiếp gồm 160 nốt trên 1 phút và cứ cho là các ông ban nhạc' đánh so le chật nhịp xen kẽ nhau thì gộp lại trung bình cộng vẫn chậm hơn nsec của hồi tiếp nên việc nghe được thời gian trễ do hồi tiếp là không tưởng.

    Lại càng không thể nói hồi tiếp ảnh hưởng đến tốc xuất (độ dốc sóng vuông trên thời gian) của mạch vì các vi mạch OPAMP và Buffer cho kd Video có tốc xuất rất cao mặc dù dùng rất nhiều hồi tiếp. Hơn nữa nhiều DAC đỉnh ví dụ như Mark Levinson mạch I/V dùng OPAMP có rất nhiều hồi tiếp thì cho dù ampli hay pre sau đó có không dùng hồi tiếp đi nữa thì cũng sẽ phải kd âm thanh "hồi tiếp" từ cái OPAMP này thì nếu có mất Dynamic hay gì gì nữa thì cũng đã mất bởi cái OPAMP này. Vi mạch TDA7294 dùng đến 70dB hồi tiếp nhưng nhiều người vẫn cho là nghe hay ...

    Dynamic range còn có nghĩa là tỉ số tín hiệu trên tiếng ồn (signal to noise ratio) thì muốn tăng tỉ số này lên mạch kd đến 1 lúc nào đó phải cần thêm feedback để đạt tới.

    Đành rằng không phải mạch nào có hồi tiếp đều sẽ hay nhưng bí kíp là ở chỗ "càng ít linh kiện khuyếch đại hoặc/và tầng khuyếch đại thì nhạc tính sẽ càng cao và dùng thêm 1 ít hồi tiếp để làm tốt hơn 1 số vấn đề kỹ thuật" thì thiết kế Audio sẽ được hoàn hảo cả về thông số kỹ thuật 1 cách tương đối nhưng vẫn giữ được nhiều nhạc tính. Những mạch ampli Krell hay Pas Lab đôi khi mạch đựoc thiết kế đơn giản hơn nhiều ampli Lố Ènd và đồng thời chọn lựa và match linh kiện công suất kỹ lữong hơn và đôi khi chấp nhận bỏ 1 số mạch bảo vệ để đạt cái nhạc tính tốt hơn.
     
  2. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Re: Re:

    Ậy đồ Cello không những dùng "feedback" mà còn "class AB" nữa ... toàn là những thứ Ô đi ô phai dị ứng và chê bai thế mới đau đấy chứ ! :oops:
     
  3. chu18

    chu18 Approved Member

    Joined:
    2/2/09
    Messages:
    41
    Likes Received:
    0
    các bác cho em hỏi một câu , hồi tiếp âm làm giảm hệ số khuếch đại của mạch thì em hiểu nhưng các bác nói làm cho tín hiệu ra hết bị méo, đồng dạng với tín hiệu đầu vào vậy tại sao mình không dùng mạch có hệ số kd nhỏ thôi là đạt mụch đích rồi và không cần hồi tiếp nữa để các bác khỏi bàn cãi
     
  4. dinhthuy

    dinhthuy Advanced Member

    Joined:
    20/5/08
    Messages:
    706
    Likes Received:
    6

    Bác ới nếu tín hiệu từ đầu CD ra chỉ có 700mV hoặc phono cỡ 3mV khuyếch đại vài lần sao loa nó kêu nỗi ạ , thế thì nếu nghe được chắc phải dùng nhiều pre và amply lắm , mà âm thanh thì qua càng ít tầng thì hình như nó mới hay . Còn độ động như các bác đang bàn ở trên chắc là nói tới vấn đề lấy tín hiệu đầu ra hồi tiếp trở về để sửa méo hay làm giảm trở kháng ra hoặc là giữ điểm không đối với mạch ra trực tiếp , vì khi tín hiệu ra có xu hướng tăng hay giảm nhất là có đột biến về tín hiệu thì nhất là mạch ra trực tiếp xét tại 1 thời gian t nhỏ nào đó mạch hồi tiếp sẽ ít nhiều tác động tới hệ số KĐ để giảm đi cái đột biến đó hoặc cố lôi về "điểm 0" ở đầu ra , không biết có phải là độ động đó không ạ ..
     
  5. chu18

    chu18 Approved Member

    Joined:
    2/2/09
    Messages:
    41
    Likes Received:
    0
    em phải tim hiểu cuốn " ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG" mới được, cảm ơn bác !
     
  6. ducanhle

    ducanhle Advanced Member

    Joined:
    21/6/07
    Messages:
    1.704
    Likes Received:
    3
    Các bác cho em hỏi nhờ là, trong 3 trường hợp có đường hồi tiếp âm vào cathode sau, có cho ra 3 chất âm khác nhau không ạ (giả định linh kiện giống nhau). Ưu, nhược điểm của cách đấu nối này ntn ạ?

    Ở các trường hợp b) và c) thì có cần: R1+R2=R không?
    Và trong mạch SRPP thì Rk1+Rk2 có cần phải tuân thủ <= Ra không ạ.
     

    Attached Files:

  7. Dztronic

    Dztronic Advanced Member

    Joined:
    9/12/05
    Messages:
    3.588
    Likes Received:
    48
    Trường hợp a) và c) đều NO NO. Em chưa thấy ai chơi kiểu hồi tiếp này trừ khi mạch thiết kế có vấn đề (vấn đề băng thông, vấn đề linh kiện có cảm kháng ...) nên mới phải dùng cách này tạm chữa lửa.

    R1+R2=R
     
  8. Wildhorse

    Wildhorse Advanced Member

    Joined:
    12/3/08
    Messages:
    1.430
    Likes Received:
    3
    Xin phép các bác cho em moi cái topic này dậy để hỏi đôi lời,
    các bác chỉ cho em cách tính R1, R2, R3. em hồi tiếp từ OPT về đèn đầu của mạch PP.
    Chúc các bác năm mới sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
    thân!
     

    Attached Files:

    quangngan likes this.
  9. manhnd

    manhnd Advanced Member

    Joined:
    23/2/10
    Messages:
    94
    Likes Received:
    0
    Location:
    Bắc Trung Nam
    các bác giúp đỡ cách lắp mạch hồi tiếp này với, em chỉ hiểu là đi từ cọc loa qua trở 1.5k , đến đoạn tiếp thì rối .
     
  10. tungdt1963

    tungdt1963 Approved Member

    Joined:
    9/8/06
    Messages:
    21
    Likes Received:
    1
    Em trộm nghĩ hồi tiếp đa dạng và.... cuối cùng là nên bỏ chúng đi nếu lắp ráp tốt hệ số khuyếch đại vừa đủ chạy không hồi tếp âm thanh rộng mở và trung thực hơn
     
  11. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Thực ra ai cũng muốn điều này. Tuy nhiên trên đời không có linh kiện khuyếch đại nào hoàn hảo để làm điều này kể cả những linh kiện đang được xem là mắc khủng do đó việc dùng hồi tiếp là có nguyên do. Thực tế việc dùng hồi tiếp không ảnh hưởng gì độ trung thực tối thiểu ở đây là trung thực về kỹ thuật.
     
  12. ttho

    ttho Advanced Member

    Joined:
    10/3/06
    Messages:
    768
    Likes Received:
    60
    Có bác Onecent tham gia là em khoái rồi, bác cho tụi em 1 bài khái quát tính toán về hồi tiếp đi. Cám ơn to
     
  13. duongmt1980

    duongmt1980 Advanced Member

    Joined:
    4/7/06
    Messages:
    346
    Likes Received:
    3
    Location:
    Ba Đình
    Chào các bác!
    E đọc topic này từ đầu thì em thấy rằng hồi tiếp chủ yếu là lấy tín hiệu ra rồi đưa về Anod hoặc Cathote của đèn Pre. Nhưng em tìm trên mạng thấy có cái Pre này lại đưa tín hiệu ra về lưới. Em ko biết đây là kiểu hồi tiếp gì và tác dụng của nó trong mạch này thế nào? Mong các bác chỉ giáo giúp em.
    Thân!
    TD.
     
  14. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Trong khái niệm hồi tiếp không có quy định phải đưa tín hiệu từ đâu về đâu,nếu bác đưa tín hiệu từ ngỏ ra quay về nơi nào mà tín hiệu tại đó ngược pha với ngỏ ra thì nó sẽ hình thành hồi tiếp âm.

    Mạch của bác có đèn phía trên làm nguồn dòng,đèn phía dưới làm nhiệm vụ khuyếch đại điện thế,ngỏ ra ở anot đèn dưới là ngược pha với ngỏ vào(lưới),đèn phía trên không làm xoay pha tín hiệu nên ngỏ ra là pha âm so với ngỏ vào là pha dương.

    Bây giờ tác giả muốn làm 1 vòng hồi tiếp âm,sẽ có 2 chọn lựa hoặc là hồi tiếp về catot đèn dưới hoặc là lưới đèn dưới đều là hồi tiếp âm nhưng có sự khác nhau về mức điện thế DC tĩnh.

    Tại catot thì nó có 2.57VDC nên nối 1 điện trở từ phía ngỏ ra quay về catot sẽ làm sai mức DC này nên tác giả không muốn,chuyện nữa là khi hồi tiếp về catot thì R hồi tiếp chắc chắn chỉ lớn hơn vài mươi lần so với Rk chứ không phải là 100K như trên nên ảnh hưởng đến DC tĩnh là đáng quan tâm.

    Tại lưới thì mức DC=0V nên nối hồi tiếp vào đây là không bị sai lệch dòng tĩnh.Lúc này phát sinh 1 vấn đề là hệ số khuyếch đại của mạch không chỉ phụ thuộc vào các thành phần trong mạch này mà nó còn phụ thuộc cả vào trở kháng ra của mạch phía trước đưa tới nữa. Cách này ít được dùng do có lý do là như vậy.

    Một điều em cũng không hiểu trong rất nhiều mạch đèn thường bỏ qua yếu tố đồng pha giữa ngỏ vào và ngỏ ra của thiết bị,xét yếu tố phối ghép thiết bị này với các thiết bị có vào và ra đồng pha thì nó sinh ra việc ngược pha so với các thiết bị khác.

    Về kỹ thuật mà nói thì làm như thế là không chuẩn xác nhưng vì yếu tố nghe,mạch đơn giản,tiết kiệm...được đặt lên hàng đầu nên trong mạch đèn điện tử có rất nhiều bác làm ngỏ ra ngược pha với ngỏ vào,giới DIY của thế giới cũng dính chung lổi này nhưng đồ hãng tuyệt đối không có lổi này.

    Có lẽ vì cái sự nghe hay và mạch đơn giản... mà người ta chấp nhận chăng?
     
  15. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Cái mạch này tác giả lắp xong thì thấy gain quá lớn,bài toán đặt ra là đi giảm gain cho mạch này.
    Có các phương án sau được đem ra ngâm cứu:

    - Dùng cặp điện trở làm cầu phân thế ngay đầu vào: Nhược điểm là điện trở lớn thì mất treble,điện trở nhỏ khó kết nối với các nguồn tín hiệu đưa vào.

    - Dùng hồi tiếp âm về catot thì gặp phải chuyện DC tĩnh

    - Dùng hồi tiếp âm về lưới thì dính vào chuyện trở kháng tầng vào quyết định hệ số khuyếch đại.


    Thật ra thì hồi tiếp về catot là tốt nhất trong trường hợp này nhưng phải sửa lại chổ catot đèn dưới 1 chút là nối tiếp 2 điện trở thành ra Rk rồi đưa tín hiệu hồi tiếp về đó là giải pháp dể được chấp nhận hơn,nó ảnh hưởng rất ít đến dòng tĩnh và lại rất ổn định hệ số khuếch đại nhưng tác giả lại không làm. :roll:
     
    Satuki likes this.
  16. ptnghiep

    ptnghiep Advanced Member

    Joined:
    21/5/06
    Messages:
    401
    Likes Received:
    11
    Location:
    THỦ ĐỨC GROUP
    Chỗ em bôi đậm bên trên này làm thế nào bác Onecent? 2 điện trở nối tiếp quan hệ nhau thế nào hay chỉ cần R1+R2=Rk thôi? Nếu 1 trở lớn hơn thì nó phải ở phía cathode hay mass?
     
  17. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Trở lớn phải nằm phía catot,trở nhỏ nằm phía mass để giảm ảnh hưởng về mặt điện thế 1 chiều.

    Trở hồi tiếp chia cho trở nối mass chổ catot sẽ quyết định hệ số khuyếch đại toàn mạch nếu tỉ lệ này không lớn hơn hệ số khuyếch đại vòng hở(không có hồi tiếp) của mạch :D

    Tốt nhất cần có thêm cái tụ song song với trở lớn nối về phía catot để nối tắt AC nhằm loại bỏ hồi tiếp cục bộ của đèn dưới.
     
  18. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Cái chỗ tô đậm đấy liệu có tài liệu chứng minh không hay cũng chỉ là suy luận kiểu như đúng rồi của bác ?
     
  19. Ultraline

    Ultraline Advanced Member

    Joined:
    14/8/09
    Messages:
    4.757
    Likes Received:
    32
    Theo em thì bác Onecent đúng đó bác ơi,đồ hãng làm luôn có nguyên tắc,em chưa từng thấy cái máy hãng nào mà vào dương ra âm cả,bác thấy máy hoàn chỉnh của hãng nào mà ra ngược thì chỉ em với :roll:

    Bác Onecent này khi viết kỹ thuật thì đầy đủ,rỏ ràng,... nhưng tranh luận thì chỉ có mổi câu cộc lốc cứ như là có 2 ông vậy.

    Viết kỹ thuật cho nó lành bác Onecent ơi :D
     
  20. sontri19962

    sontri19962 Advanced Member

    Joined:
    22/9/07
    Messages:
    358
    Likes Received:
    11
    Tôi không phải dân KT nên bác hỏi thế là khó cho tôi rồi nhưng bác có thể cho tôi biết có cách đơn giản nào phân biệt được cái gì vào dương ra dương hay vào âm ra âm như bác nói không ?
     
  21. duongmt1980

    duongmt1980 Advanced Member

    Joined:
    4/7/06
    Messages:
    346
    Likes Received:
    3
    Location:
    Ba Đình
    Cảm ơn bác nhiều!
    TD.
     
  22. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.064
    Likes Received:
    360
    [/quote]

    Trong khái niệm hồi tiếp không có quy định phải đưa tín hiệu từ đâu về đâu,nếu bác đưa tín hiệu từ ngỏ ra quay về nơi nào mà tín hiệu tại đó ngược pha với ngỏ ra thì nó sẽ hình thành hồi tiếp âm.

    Mạch của bác có đèn phía trên làm nguồn dòng,đèn phía dưới làm nhiệm vụ khuyếch đại điện thế,ngỏ ra ở anot đèn dưới là ngược pha với ngỏ vào(lưới),đèn phía trên không làm xoay pha tín hiệu nên ngỏ ra là pha âm so với ngỏ vào là pha dương.

    Bây giờ tác giả muốn làm 1 vòng hồi tiếp âm,sẽ có 2 chọn lựa hoặc là hồi tiếp về catot đèn dưới hoặc là lưới đèn dưới đều là hồi tiếp âm nhưng có sự khác nhau về mức điện thế DC tĩnh.

    Tại catot thì nó có 2.57VDC nên nối 1 điện trở từ phía ngỏ ra quay về catot sẽ làm sai mức DC này nên tác giả không muốn,chuyện nữa là khi hồi tiếp về catot thì R hồi tiếp chắc chắn chỉ lớn hơn vài mươi lần so với Rk chứ không phải là 100K như trên nên ảnh hưởng đến DC tĩnh là đáng quan tâm.

    Tại lưới thì mức DC=0V nên nối hồi tiếp vào đây là không bị sai lệch dòng tĩnh.Lúc này phát sinh 1 vấn đề là hệ số khuyếch đại của mạch không chỉ phụ thuộc vào các thành phần trong mạch này mà nó còn phụ thuộc cả vào trở kháng ra của mạch phía trước đưa tới nữa. Cách này ít được dùng do có lý do là như vậy.

    Một điều em cũng không hiểu trong rất nhiều mạch đèn thường bỏ qua yếu tố đồng pha giữa ngỏ vào và ngỏ ra của thiết bị,xét yếu tố phối ghép thiết bị này với các thiết bị có vào và ra đồng pha thì nó sinh ra việc ngược pha so với các thiết bị khác.

    Về kỹ thuật mà nói thì làm như thế là không chuẩn xác nhưng vì yếu tố nghe,mạch đơn giản,tiết kiệm...được đặt lên hàng đầu nên trong mạch đèn điện tử có rất nhiều bác làm ngỏ ra ngược pha với ngỏ vào,giới DIY của thế giới cũng dính chung lổi này nhưng đồ hãng tuyệt đối không có lổi này.

    Có lẽ vì cái sự nghe hay và mạch đơn giản... mà người ta chấp nhận chăng?[/quote]
    Oái oái ! vậy bác xem 2 cái mạch E ráp dưới đây có ngược pha nhau hông vậy ???
     
  23. Супер

    Супер Advanced Member

    Joined:
    22/9/09
    Messages:
    7.760
    Likes Received:
    60
    Location:
    Антарктида
    edited :mrgreen:
     
  24. Onecent

    Onecent Advanced Member

    Joined:
    24/6/10
    Messages:
    1.712
    Likes Received:
    33
    Mạch bác đảo pha 3 lần tổng cộng nên chắc chắn tín hiệu tại chân anode đèn công suất là ngược với ngỏ vào,nhưng bác chẳng cần lo vì bác có cái OPT nên bác muốn ngỏ ra loa đồng pha hay ngược pha thì chỉ việc chọn chân thứ cấp của OPT phù hợp để nối mass là OK.

    Trường hợp có hồi tiếp âm thì không có sự chọn lựa nào khác vì chân mass của OPT phải cố định để lấy đúng pha về hồi tiếp vào tầng đầu.
     
  25. minhhp6365

    minhhp6365 Advanced Member

    Joined:
    4/11/06
    Messages:
    3.064
    Likes Received:
    360
    Có nghĩa là 2 mạch trên ngược pha nhau hả các bác? vì e xài 2 amp trên cho cầu mid và tweet , vả lại có sử dụng các đường 4;8;16 ohm nên khó đảo pha tại OPT. Hay là e ráp lại cái mạch VT-62 na ná như mạch 300B trên : vẫn mở đầu bằng 6J5 nối trực tiếp vào driver 6SN7 ( cái này chập đôi luôn) vẫn dùng biến áp nối tầng vào bóng VT-62.
    Cả 2 mạch đều không có xài hồi tiếp.
    Cám ơn.
     

Share This Page

Loading...