Giáo trình âm thanh - Chương VII - Mixer

Discussion in 'Thư viện VNAV' started by Tech-Info, 11/5/17.

  1. Tech-Info

    Tech-Info Support

    Joined:
    27/3/17
    Messages:
    221
    Likes Received:
    396
    Location:
    VNAV
    Biên tập : Lê Tuyên Phúc
    http://www.giaotrinh.soundlightingvn.com

    CHƯƠNG VII - MIXER

    Thuật ngữ mixer mô tả thứ hạng của của nhiều thiết bị cũng rộng như toàn bộ lĩnh vực âm thanh. Đa dạng hơn, nó còn gọi là board, soundboard, mixing console và mixing desk. Mục đích cơ bản của mixer, dĩ nhiên, là để kết hợp, kiểm soát, xử lý và tác động lên các tín hiệu đưa vào nó. Trong tất cả, nhưng trong hầu hết các hệ thống cơ bản, mixer là công cụ thiết thực chính của bất kỳ người vận hành hệ thống âm thanh nào. Hiểu theo phương diện nào đó, nghệ thuật của kỹ sư âm thanh làmang đến sự sống động.

    Lưu ý: Nói chung, thuật ngữ desk xử dụng chủ yếu ở nước Anh. Thông thường, bất kỳ mixer 12 kênh (channel) hay lớn hơn mà nằm phẳng có thể gọi là board, trong khi bất kỳ mixer nào trên 30 channel có thể chấp nhận gọi là console.

    Chức năng cơ bản của Mixer (Basic Mixer Functions):

    Mixer âm thanh có thể được thiết kế để thực hiện khá rộng rãi các chức năng xử lý / định tuyến tín hiệu. Hầu hết các chức năng của một mixer điển hình có thể mô tả bằng hai loại cơ bản: những liên kết với channel input và những liên kết với master, hay channel output.

    Một channel input điển hình, từ quan điểm của người vận hành (operator), sẽ có hai mức độ điều khiển, phần điều khiển âm sắc (EQ), và một hay nhiều điều khiển phụ cho phép nhân bản tín hiệu và gửi đến các output riêng biệt.

    Mixer làm được tất cả, nhưng hầu hết các ứng dụng cơ bản đều được thiết kế để cho phép kiểm soát tín hiệu trong nhiều giai đoạn. Điều này cho phép ngườivận hành xử dụng tối ưu những mạch điện của hệ thống (để cho phép có ngưỡng headroom tương xứng và có tỷ lệ giữa tín hiệu với tiếng nhiễu signal-to-noise ratio tốt nhất). Giai đoạn đầu tiên, bộ suy giảm tín hiệu nhập (input attenuation), cho phép các tín hiệu đến sẽ ổn định trước khi vào mạch còn lại của kênh (channel) đó, cho phép có cường độ tín hiệu tương xứng mà không làm quá tải channel đó. Nó cũng cho phép fader bố trí trong một giải hoạt động thuận tiện cho người vận hành. Fader thông thường đặt dưới cùng của từng channel (hay gần người vận hành nhất), và thường được cấu hình bằng loại thanh trượt hơn là loại xoay. Fader ổn định số lượng tín hiệu gửi đến các phần output (hay submaster) của mixer.

    Từ góc độ của người vận hành, chức năng kiểm soát bất kỳ mức độ nào, đại khái có thể được so sánh với một van nước đơn giản có thể làm giảm cường độ tín hiệu, hay ngăn chặn dòng chảy hoàn toàn. (Nhấn mạnh ở đây là từ "đại khái". Thực ra, những gì được kiểm soát là số lượng gain đạt được, nói cách khác là độ khuếch đại). Điều này được thực hiện bằng biến trở (potentiometer), thường được gọi ngắn gọn là pot. Những pot cho phép điều chỉnh, trên cơ sở từng bước, với cường độ của chức năng bất kỳ trên mixer mà switch đơn giản sẽ không làm nổi.

    Input của các channel thông thường cho phép có bộ cân bằng riêng cho mỗi channel (onboard EQ). Các loại EQ onboard có trong các thiết kế mixer dĩ nhiên phụ thuộc vào cả ứng dụng mà mixer đã thiết kế, cũng như (rất nhiều) vào các yếu tố chi phí. Mixer đa năng hơn, không có gì đáng ngạc nhiên, có khuynh hướng thiết kế để có EQ onboard linh hoạt và phức tạp hơn. Hiệu quả của EQ onboard đa năng như là EQ với filter sweepable hay parametric phần lớn phụ thuộc vào mức độ kỹ năng của người vận hành. Trong thiết kế của nhiều mixer, như đã đề cập, cũng có thêm một switch low-cut cho phép người vận hành cắt giảm các đáp tần thấp của tiếng nói và nhạc cụ treble.

    Một input channel điển hình cũng sẽ cung cấp hai hay nhiều phụ gửi (auxiliary send), nó có tín hiệu giao đến từng auxilary output riêng biệt. Điều này cho phép người vận hành điều chỉnh số lượng riêng của tín hiệu đó sẽ được gửi đến thiết bị khác thay vì đến amplifier và loa chính, chẳng hạn như để giám sát ampli monitor hay bộ hiệu ứng (effect unit).

    Khi vặn biến trở (pot) aux send lên, tín hiệu được đưa vào một đường (line) buss (bus) (≈nhánh) bên trong mixer. Buss, như tên của nó, là cách mang theo một nhóm tín hiệu riêng đi dọc theo tuyến tín hiệu chung. Ở đây điểm đến là khuếch đại kết hợp, cũng gọi là khuếch đại tổng hợp (summing amplifier) (hay đơn giản, sum amp). Summing amp bên trong mixer đặt ra (put out) một tín hiệu tiêu biểu cho sự kết hợp của tất cả tín hiệu đưa vào buss đó, trong trường hợp này là aux. buss. Aux,kiểm tra tổng thể rồi xác định gain output chung của hỗn hợp auxilary. Tương tự như vậy, tất cả fader channel cấp dữ liệu tín hiệu của nó vào mixing buss chính (gọi làprograming mixing buss) rồi tổng kết và sau đó đưa đến output chính của mixer sau khi điều chỉnh bằng fader chính (main fader).

    Phần tổng thể (master) của mixer có thể, ngoài việc kiểm soát fader output và bộ phụ trợ tổng (auxilliary master control), bao gồm kiểm soát tín hiệu hồi lại (return) từ những bộ hiệu ứng (effect units) để đưa vào hỗn hợp chính (main mix), cũng như truy cập và kiểm tra các tín hiệu input phụ từ những nguồn khác như tape, hay tín hiệu từ output của mixer phụ (mixer phụ gọi là submixer).

    Thiết kế phổ biến ở nhiều mixer đa năng liên quan đến việc xử dụng submaster, hay subgroup. Submaster cho phép người vận hành kiểm tra nhiều nhóm input channel trong những chuyên mục, thí dụ như bộ trống, v.v, bằng cách xử dụng những thiết bị chuyển mạch (switch) thích hợp trên input channel. Chắc chắn hữu ích cho quy trình mix khi tín hiệu input có rất nhiều loại khác nhau. Thiết kế tham gia khá nhiều gọi là ma trận (matrix) cho phép người vận hành cho ra nhiều output và gửi từng submixe cho mỗi matrix output ở mức độ khác nhau, từ đó thiết lập một thành phần riêng biệt tại mỗi matrix output. Xử dụng tiêu biểu của ma trận là thu âm multitrack tại chỗ và/hay là phương pháp cung cấp vài monitor mix từ mixer chính.

    Thiết kế Mixer cho các ứng dụng cơ bản thường không có nhiều tính năng như trên, nhưng có thể gồm EQ onboard bổ sung cho các tín hiệu đã trộn, cũng như có thể là bộ khuếch đại công suất nội bộ (internal power amplifier) có output ra loa. (loại này thường gọi là mixer/amplifier, powered mixer hay PA head).

    Figure 7-1.jpg
    Hình 7.1: Mixer 24 channel điển hình (với matrix 4 x 4).

    Bộ suy giảm input (Input Attenuation):

    Bộ suy giảm input, như đã đề cập, cho phép người vận hành điều chỉnh mức tín hiệu gửi đến input channel. Chức năng này cũng gọi đa dạng là input level, gain,input gain hay trim.

    Có thể bổ sung thêm bằng một switch phụ, thường gọi là pad, làm giảm mức độ tín hiệu input nếu cần để ngăn ngừa quá tải (overload). Switch pad bổ sung, nếu được trang bị, cũng có thể hữu ích ở mức độ nào đó dưới mức channel quá tải, mang bộ suy giảm trở lại một giải tần hoàn toàn khả thi hơn nếu nó bắt đầu tiếp cận giới hạn mức suy giảm của nó.

    EQ Onboard:

    Như đã đề cập, EQ onboard rất khác nhau tùy theo thiết kế của mỗi mixer. EQ hai, ba, và bốn way tần số cố định (fix-frequency), và trong chừng mực nào đó, là bất cứ cái gì nhỏ hơn EQ fully parametric, từng có những hạn chế riêng về mặt nó có thể ảnh hưởng đến đặc tính của những âm thanh mà nó có nhiệm vụ phải kiểm soát.

    Thật thú vị, những đặc điểm khác nhau thậm chí có thể có ảnh hưởng trên micro đang được xử dụng hiệu quả nhất đã đạt được những âm thanh đúng ý. Tại sao? Một trong nhiều thí dụ, nói âm thanh trống snare không đủ mập (fat, dầy) cho giác quan của chúng ta. EQ bốn band tần số cố định tiêu biểu sẽ cho ra tần số cut hay boost trong lĩnh vực sheving 60Hz hay 80Hz, và kiểm soát ở low-mid thường xoay quanh tần số 400Hz. Độ dầy của trống snare thường thấy tại khu vực 160-250Hz. Vì vậy, chúng ta phải boost low, nhưng bây giờ trống snare lại quá “ùm” (boomy) trong khoảng dưới 160Hz. Hay thử đưa xuống thấp? Độ dầy hoàn toàn biến mất, và núm kiểm soát low-mid lại ở tần số quá xa để giúp. Vì vậy, bây giờ có thể cần phải một micro khác, nếu có, được chọn để có âm thanh gần đúng ý muốn. Nếu chúng ta có một EQ có sweepable lower-mid, chúng ta có thể di chuyển EQ low-mid thấp xuống điểm 200Hz cần thiết hay giải tần giống vậy, và cần có sự điều chỉnh của chúng ta, nơi cần thiết. Tình huống này khá phổ biến, và chắc chắn là không giới hạn cho bất kỳ nhạc cụ hay loại giọng nói nào. (Có lẽ sẽ lý tưởng nếu chỉ đơn giản có thể chọn micro chính xác cho mỗi ứng dụng và không sờ đến EQ. Tuy nhiên, kỹ sư giàu kinh nghiệm nhất sẽ đồng ý không có vấn đề phải lựa chọn micro hay cách chỉ dùng một loại không đủ hoàn thành công việc, nếu không có EQ hiệu quả bổ sung vào).

    Vấn đề là thế này. Chắc chắn, một EQ đơn giản ít có khả năng làm người vận hành thiếu kinh nghiệm lâm vào rắc rối. Tuy nhiên, tầm quan trọng của EQ onboard linh hoạt với một người vận hành có kinh nghiệm, có hai cái tai tốt không thể bị phóng đại.

    Output phụ (Gởi đi) (Auxiliary Output (Sends)):

    Không có quy tắc bất di bất dịch nào để làm cho tín hiệu đi qua mạch điện của channel đến aux send. Thông thường, xử dụng các hướng dẫn sau của các hãng sản xuất.

    Theo quy tắc chung, tín hiệu monitor hay foldback sẽ gửi bản sao của nó trước khi qua EQ onboard và fader (nói cách khác, những điều chỉnh không ảnh hưởng đến chất lượng âm hay cường độ của tín hiệu từ các bus đó). Cái này gọi là pre-EQ/pre-fader (trước EQ/trước fader). Mục đích của việc tách chức năng của núm monitor send ra khỏi sự di chuyển của fader channel là cho phép các người vận hành điều chỉnh mức độ riêng biệt mà không cần quan tâm tới việc mức độ monitor nânglên gần tới điểm xảy ra feedback, cũng như không phải để ý việc nó giảm đến điểm không thể nghe được nó trên sân khấu. Trong phần lớn trường hợp, việc xem xét cho khán giả khác với xem xét trên sân khấu.

    Đôi khi monitor send lấy tín hiệu của nó sau khi qua EQ Channel, trong trường hợp đó nó sẽ được gọi là post-EQ/pre-fader (qua-EQ/trước-fader) (nói cách khác, điều chỉnh EQ của channel sẽ tạo ra một sự thay đổi tương tự cho chất lượng âm của tín hiệu monitor, nhưng sự chuyển động của fader sẽ không ảnh hưởng đến nó).

    T
    heo truyền thống, chỉ có mixer phòng thu (studio) mới kết nối điều chỉnh EQ của channel input vào tín hiệu monitor (trên board (mixer) này, chức năng monitor thường gọi là cue). Có vài board được thiết kế với cả studio và live mixing trong ý nghĩ, đây là nơi mà cấu hình này thường bắt gặp ở live mixing. Vài người vận hành thật sự thích thiết kế này trong các ứng dụng live mà tín hiệu monitor được mix từ house (main-FOH) mixer.

    Có lẽ tốt cho cả hai là xử dụng mixer có post-EQ monitor trong live pro-sound. Nói chung, nó thích hợp để điều chỉnh chất lượng âm sắc của tiếng nói và nhạc cụ dội lại trong monitor. Điều này là do khi hai hay nhiều ca sĩ hay nhạc công đang hát hay chơi chung với nhau, người vận hành hiệu chỉnh âm sắc để làm chất âm cá nhân của họ hòa hợp tốt hơn với nhau. Nếu những điều chỉnh này được thực hiện có hiệu quả, diễn viên có thể hưởng lợi từ việc có điều chỉnh tiếng dội trong âm thanh monitor. (Nói cách khác, xem xét tốt và điều chỉnh hiệu quả tiếng nói, nhạc cụ hài hoà với nhau giúp tạo ra sự hòa hợp tốt hơn, dù là mix FOH hay mix monitor. Nhấn mạnh, trên thật tế, những người vận hành hệ thống giàu

    Figure 7-2.jpg
    Hình 7.2: Mẫu điều khiển channel input cho một mixer 24 x 8.

    (A) Nguồn 48V phantom on /off, cho phép cung cấp năng lượng từ xa cho hầu hết miccro condenser thông qua dây micro.

    (B) 30dB pad in / out, cho phép giảm thêm cho bộ suy giảm của input cao cấp, đối với trường hợp C và / hay D không đủ.

    (C) (D) Mic Trim và Line Trim. Trong thiết kế mixer, bộ suy giảm riêng biệt được cung cấp từ các jack input XLR và các jack input 1 / 4 ".

    (E) MIC / LINE select. Lựa chọn input channel cho dù nhận được tín hiệu từ jack XLR hay từ jack 1 / 4" line input.

    (F) Đảo phase. Cho phép phân cực được đảo ngược lại khi cần thiết. Một thí dụ của chuyện này là micro tùy chọn ở dưới trống snare.

    (G) High Pass Filter. Nút này cắt giảm tần số thấp, thí dụ, cho vocal hay nhạc cụ khác không có nhu cầu cần tần số thấp.

    (H) EQ kiểm soát tần số cao với shelving cut/boost.

    (I) EQ high-mid với peaking, hay chuông đặc trưng (bell characteristic). Cái trên điều chỉnh sự lựa chọn tần số trung tâm, Cái dưới kiểm soát sự thay đổi số lượng cut hay boost. (Ở các hãng sản xuất khác, trên vài mixer, vị trí của hai nút này đảo ngược. Trên vài thiết kế, nó là loại đồng trục, đôi, nói cách khác là một cái nút vặn ở bên trong cái khác).

    (J) EQ low-mid với peaking, hay bell đặc trưng. Tương tự như high-mid, trừ giải của tần số trung tâm khác nhau.

    (K) EQ kiểm soát tần số thấp với shelving cut/boost.

    (L) EQ in/out, thoát khỏi EQ khi cần thiết, được xử dụng thường xuyên nhất khi người vận hành mong muốn mẫu tín hiệu không có EQ, thay vì phải đặt ở giữa tất cả các nút điều chỉnh EQ.

    (M) Auxiliary send 1 và 2, trong thiết kế này là post-fader , với switch để cho phép điều khiển ở trước fader volume nếu cần.

    (N) Auxiliary send 3 và 4 là trong thiết kế này là nối vĩnh viễn với đằng sau fader (post-fader) . Thông thường đây là những hiệu ứng send.

    (O) PAN, gởi channel output trên cơ sở chuyển sang trái hay phải, trái sang submasters đánh số lẻ, phải sang submasters số chẵn.

    (P) Submaster switch chuyển giao, xử dụng kết hợp với PAN.

    (Q) Switch on / off channel, cho phép channel nghỉ ngơi khi không cần thiết.

    (R) Solo (PFL), cho phép giám sát trước fader của các channel qua head-phone, hay kiểm tra mức độ trong master VU meter.

    (S) LED cao điểm quá tải, đèn sáng lên là một channel gần bị quá tải.

    (T) Fader.

    kinh nghiệm nhất đôi khi cũng mất cảnh giác, vì họ không luôn ở một vị trí để nghe những kết quả trên sân khấu. Lỗi ở đây đôi khi có thể thật sự làm bối rối cho diễn viên).

    Nhưng những bất lợi chính của post-EQ monitor send trong ứng dụng live là có nhiều khả năng xảy ra feedback ở giải tần số mà trong mixer chính có thực hiện việc boost. Chẳng hạn, nếu boost EQ ở nhiều giải tần số khác nhau cho nhiều ca sĩ (rất phổ biến), gain before feedback của hệ thống monitor có khuynh hướng giảm (nói cách khác, sẽ tăng khả năng bị feedback). Điều này là vì boost được thực hiện bởi EQ onboard sẽ làm tăng đáp tần hiệu quả trong các lĩnh vực đó của âm phổ mà sự boost bắt đầu. Kết quả là, có thể tạo ra sự peak sẽ đi tới điểm xảy ra feedback. Vì lý do này, monitor send thường nối với pre-EQ.

    Effects send hầu như luôn là post-fader, vì vậy bất kỳ sự điều chỉnh EQ và/hay fader channel nào cũng sẽ ảnh hưởng đến tín hiệu từ đó gửi đi. Điều này thông thường là do thiết bị effect sẽ nhận được một tín hiệu tương tự như gửi đến main mix, và trả ngược lại phiên bản đã sửa đổi cho phù hợp. (Thí dụ: Nếu người vận hành cắt giảm các tần số cao từ EQ của channel, chúng ta thường mong chờ những tiếng high trên echo được giảm tương tự, những echo khác chỉ cần nét âm thanh giống với tín hiệu ban đầu. Luôn luôn giữ cùng nguyên tắc này cho fader mức độ tổng).

    Đôi khi hãng sản xuất gán những send này cho reverb và/hay echo, vì đây là công dụng phổ biến nhất cho một hiệu ứng vòng lặp (effect loop). (Tùy chọn này thường chỉ xử dụng trên mixer kích cỡ trung bình 12 channel hay ít hơn. Trong trường hợp của reverb send, đôi khi hãng sản xuất đã có trong thiết kế mixer một reverb loại dây lò xo rung động (spring) cơ bản trong chính bản thân mixer, trong các mixer mới hơn có thể là một reverb kỹ thuật số (digital) hay bộ xử lý đa tác dụng (multi processor).

    Một input channel thường có một hay nhiều send, (đôi khi trên tất cả) hãng sản xuất chỉ đơn giản là dán nhãn aux. Muốn biết các nhãn này là pre hay post, người vận hành có thể cần phải tham khảo tài liệu của hãng sản xuất hay làm một số thử nghiệm và mày mò với nó để xác định nên mong đợi gì khi mixer xử dụng cho một sự kiện thật tế. Nhiều mixer chất lượng cao cho phép người vận hành quyết định từ pre hay post bằng cách trang bị một switch thay đổi điểm lấy tín hiệu cho các aux cụ thể, send đến channel tương ứng.

    Input phụ, hiệu ứng trở lại (Auxiliary Input, Effect Return):

    Các điều khoản aux. loop và effect loop, như đã đề cập trước đây, nói về tuyến đường tín hiệu liên quan đến cả hai, send lẫn return. Tín hiệu return, có nhiều dạng điều chỉnh, sau đó sẽ có sẵn để mix lại theo ý muốn.

    Lẽ ra, trong việc kiểm soát tín hiệu return từ các thiết bị effect, nên xử dụng một input channel tiêu chuẩn, chỉ vì nó kiểm soát các tín hiệu trở lại nhiều hơn. Khi có quá nhiều input channel bận bịu cho những đường tín hiệu đến từ sân khấu, auxiliary được xử dụng để thay thế. Hầu hết mixer không ưu tiên việc thiết kế thêm nhiềuinput, trong nhiều trường hợp chỉ dùng một pot xoay để kiểm soát. Điều này đôi khi có thể đưa người vận hành vào thế bất lợi trong việc kiểm soát tín hiệu effect return, vì sẽ không thể kiểm soát EQ của tín hiệu return, và cũng vì pot xoay trên phần master nói chung là xử dụng kém thuận lợi hơn i fader tuyến tính của channel input tiêu chuẩn.

    Figure 7-3.jpg

    Hình 7.3: Chức năng Key input channel, cần được kiểm tra lại trước khi bắt đầu biểu diễn hay sự kiện.
    (A) Switch lựa chọn Mic / line và on / off channel (nếu có). Trên mixer không có switch on/off, switch lựa chọn mic/line thường được xử dụng để chuyển đổi một channel in hay out khi cần thiết. Như trường hợp bật hay tắt micro không dây, hay bị thay đổi bởi người khác trên sân khấu. Rõ ràng cần chú ý đến trạng thái của switch.

    (B) Nguồn Phantom, Input pad và gain. Hình trên bên trái, switch phantom power (trong trường hợp này có tên 48VDC) sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho một micro dynamic tiêu chuẩn. Nhưng, bất cứ khi nào switch này bật, đôi khi sẽ nghe qua hệ thống một tiếng pop lớn nếu có dây micro cắm vào sau khi hệ thống đã power on. Rõ ràng, nếu xử dụng remotely powered direct box hay micro, cần phải ở đúng tư thế này. Switch pad bổ sung đôi khi là một vấn đề. Nếu nó tham gia trong quy trình kiểm tra, haylúc bức thiết gặp phải một tín hiệu cao bất ngờ trong một sự kiện, nó nên tham gia trong lúc tạm lắng trong sự kiện. Trong khi đó, có thể vặn ngược gain lại thấp nhất thay vì xử dụng fader, trừ khi trong trường hợp khẩn cấp hay bạn đang nghe tín hiệu bị méo, kết quả của tín hiệu quá mức. Khi ngắt switch pad, quay núm input gain trở lại một chút trước khi làm như vậy, để tránh tín hiệu bị quá mạnh gây ra khó chịu. Sau đó, nếu cần, đem gain hay fader trở lại dần dần cho đến khi tìm thấy mức độ thích hợp.

    (C) Lựa chọn Aux pre-fader hay post-fader, nếu có. Khi kiểm tra monitor bằng mixer FOH, pad này sẽ ở vị trí pre.

    (D) Assign (gán) Pan / submaster, nếu có. Quá rõ, nhu cầu này cần kiểm tra lại để bảo đảm mỗi tín hiệu được gửi đi qua bus phù hợp. Pan trái để sang submasters số lẻ; Pan phải để sang submasters số chẵn.

    (E) Khi xử dụng bất kỳ PFL / Solo nào để theo dõi mức độ của channel trong meter chính, cần thực hiện kỹ lưỡng để chỉ có một switch PFL tham gia, sẽ có giải thích khi kết hợp cùng với các channel khác. (Dĩ nhiên, nếu xử dụng head phone, có thể nhận ra sai sót. Nhưng ngay cả có head phone, đôi khi có đủ cross-pickup (thu chồng chéo) giữa micro trong buổi biểu diễn live, có thể có sai sót như vậy).

    (F) Bắt đầu kiểm tra âm thanh với faders và/hay input gain tại hay gần thiết lập (setting) thấp nhất của nó, rồi dần dần đưa lên đến một thiết lập trung bình thoải mái. Vị trí trung bình tối ưu cho faders thay đổi tùy theo từng mixer. thường nhất là nó là khoảng 3 / 4 khoảng chạy, cho phép đủ không gian để boost cho vocal chính/nhạc cụ hay để bù đắp cho mức tín hiệu khác nhau. Hầu hết các mixer sẽ có một số loại đường phân chia cho các vị trí trung bình được đề nghị tối ưu, nhưng không có quy tắc bất di bất dịch. Cuối cùng, dĩ nhiên, thực hiện những gì cần phải làm để hoàn thành bất kỳ công việc cụ thể nào.

    Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, trước khi bắt đầu kiểm tra âm thanh, mọi người nói chung là thích cài đặt tất cả cần gạt control EQ (không minh họa ở đây) ở vị trí flat của nó. Tất nhiên, khi bắt đầu sự kiện thật tế, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để chắc chắn không bị sót lại bất cứ thiết lập nào trong quy trình kiểm tra.
     
  2. Tech-Info

    Tech-Info Support

    Joined:
    27/3/17
    Messages:
    221
    Likes Received:
    396
    Location:
    VNAV
    Nhiệm vụ của pan và submaster (Panning and Submaster Assignment) :

    Nhiều mixer thiết kế để sản xuất ra âm thanh nổi (stereo output) (mà, nhân tiện, không làm cho nó không phù hợp khi xử dụng âm thanh mono). Để xác định có bao nhiêu channel tín hiệu cụ thể sẽ chuyển đến một trong hai channel output chính (trái và phải), một pan-pot, được trang bị trong thiết kế mixer. Viết tắt của từ panoramic potentiometer, chức năng này thường gọi đơn giản là pan.

    Pan-pot rất phổ biến, được thiết kế dùng để kết hợp với thiết bị switch assignment submaster. Trong trường hợp này (hình 7.2, 7.3), panning về bên trái có dẫn đường tín hiệu đến submaster số lẻ; panning bên phải sẽ dẫn đường tín hiệu đến submaster số chẵn.

    Meter, PFL, Solo:

    Có vài cách phổ biến để trang bị bộ hiển thị cho mức độ tín hiệu trong mixer. Một số mixer không trang bị meter nào cả, cho dù điều này chỉ thật sự có ở hầu hết các mixer cơ bản và rẻ tiền nhất. Thông thường, bất kỳ mixer hiện đại nào sẽ trang bị ít nhất một bộ hiển thị quá tải. Điểm lấy mẫu cho loại chỉ thị quá tải on/off thường được tham chiếu với mức độ output, mặc dù nhiều thiết kế có nhiều điểm lấy mẫu, mà bất kỳ một trong số đó, khi quá tải, sẽ gây ra tình trạng đèn quá tải sáng liên tục. Loại chỉ thị này có hay không thể có điểm lấy mẫu tại input channel thật tế, do đó, trong vài trường hợp, người vận hành có thể cần phải xem xét khả năng có tín hiệu input quá mạnh cho giai đoạn input vào các channel. Ở trường hợp này, input line có thể yêu cầu một bộ suy giảm nội tuyến (inline attenuator) sẽ trình bày trong chương 16.

    Khi chỉ trang bị một meter duy nhất, nó thường được tham chiếu với output level thật tế. Mixer đa năng, 12 channel trở lên, thường trang bị nhiều meter. Vài dạng thức đang phổ biến. Thông thường, mixer được thiết kế với một meter cho mỗi channel output chính và cho mỗi channel submaster. Nhiều mixer trang bị một hay nhiều meter có sự lựa chọn điểm lấy mẫu. Mixer loại này cho phép lựa chọn meter cho aux, level và/hay các channel riêng biệt trước khi đến fader của channel (một chức năng thường được gọi là nghe trước fader- pre-fader listen (PFL) hay solo) Việc dùng chức năng PFL gửi tín hiệu của từng channel sang headphone output, để nó có thể được nghe một cách độc lập (do đó thuật ngữ PFL và solo, ban đầu đặt ra cho recording studio).

    Hầu hết meter xử dụng phương pháp đo VU mô tả trong chương 4. Peak nhanh đôi khi có thể gây ra sự sai lệch tạm thời, đặc biệt với bộ trống và các nhạc cụ gõ mà không hoàn toàn được ghi nhận là quá tải ở thang độ meter, do đó cần chú ý thêm việc này. Mixer thường trang bị thêm một đèn LED peak màu đỏ (loại meter có kim thường được kể là meter thật tế). Thông thường mixer với thang LED (thang chia độ thường là đèn LED màu xanh lục, vàng và đỏ) cung cấp tùy chọn để hiển thị peak level trên thang chia bằng việc xử dụng công tắc hay nút bấm (switch hay button).

    Hoàn tất một cấu trúc gain khả thi (Achieving a Workable Gain Structure):

    Đã giới thiệu khái niệm về cấu trúc gain (chương 4) là vô cùng quan trọng, cần ghi nhớ khi điều khiển mixer bất kỳ, nhưng lại là điều cơ bản nhất. Ngoài những cấu trúc gain trong các thiết bị sân khấu của hệ thống, mixer điển hình 12 channel trở lên thường có ít nhất ba giai đoạn kiểm soát gain có sẵn để người vận hành điều chỉnh.
    Figure 7-4.jpg
    Hình 7.4: Phần master mẫu..

    Thiết kế phổ biến nhất trong mixer là trang bị những subgroup để phân chia từng submaster out sang âm thanh nổi (stereo), cho ra Main (chính) output left và right bằng cách chỉnh pan ra sao. Đối với phần lớn các ứng dụng live ở những điểm diễn nhỏ, chẳng hạn như một phòng hòa nhạc lớn, xử dụng mix mono . Trong mixer không có sum-output, bất cứ khi nào xử dụng mix mono, chúng ta chỉ cần lựa chọn giữa trái hay phải, và chỉ định nó như là “main`` của chúng ta. (Hướng dẫn bổ sung được trình bày trong chương 13 để xử dụng thay thế các cấu hình này.)

    Aux. master dĩ nhiên kiểm soát mức độ âm lượng gửi đến Aux. output, xử dụng cho monitor sân khấu hay hiệu ứng. Aux. input (đôi khi có nhãn Aux. return) được trang bị cho các tình huống khi một hiệu ứng bắt buộc phải quay trở lại. Lẽ ra, cho dù hầu hết người vận hành thích dùng một input chanell tiêu chuẩn cho hiệu ứng return. Xử dụng một input chanell tiêu chuẩn có ưu điểm là nó cho phép điều khiển mix level dễ dàng hơn, có thể bổ sung EQ cho tín hiệu return và có thể dùng hiệu ứng return để cung cấp cho một thiết bị hiệu ứng khác nếu bạn muốn. Vì những lý do này, các hãng sản xuất mixer chất lượng cao hiện đại ngày càng có khuynh hướng thiết kế hiệu ứng return giống như một input channel tiêu chuẩn.

    Sum, dĩ nhiên là mix kết hợp từ Left và Right master.

    Figure 7-5.jpg
    Hình 7.5: Thiết kế ma trận (matrix) (trong trường hợp này là 4 x 4) cho phép kiểm soát từng output riêng biệt, mà người vận hành có thể gửi submixes trong bất kỳ sự kết hợp độc lập đúng ýnào của mix chính. Ứng dụng điển hình của ma trận là cung cấp thêm mix monitor sân khấu bổ sung, hay cung cấp cho tape-recorder multi-channel với kỳ vọng để remixing sau này. Trên đây thể hiện một mẫu kết hợp.

    Một cấu trúc gain hiệu quả trong một mixer thông thường bao gồm việc sau đây: (1) Các cần điều khiển có sẵn được điều chỉnh cho một sự kiện cho phép dễ dàng chấp nhận khoảnh khắc đến thời điểm điều chỉnh. (2) Thỏa hiệp hợp lý được tìm thấy giữa: (a) những âm thanh mềm (soft) nhất hay tín hiệu input yếu nhất (weakest) cần phải được khuếch đại gấp nhiều lần (nơi lượng noise hệ thống và noise chung quanh, và tiềm năng tiếng hú feedback là những yếu tố chính), và (b) âm thanh lớn nhất trên sân khấu và các tín hiệu mạnh nhất có thể gặp phải (khi tránh bị distortion là sự băn khoăn chính). Sự cân đối của các yếu tố này và sự nhậy cảm về công việc có thể cho phép điều chỉnh linh hoạt các công cụ trong khi vẫn giữ các mixer trong giới hạn hữu ích của nó.

    Một cách thiết lập cấu trúc gain khả thi là khi tiến hành kiểm tra âm thanh (sound check) trước sự kiện (event), có vẻ có khả năng phải dùng cách làm sao cho âm thanh lớn nhất khi hướng dẫn thiết lập các input attenuator của mỗi channel. (Thí dụ: nếu ca sĩ dự kiến sẽ nói chuyện hay hát lớn lên, dường như sẽ hợp lý nếu cố đoán trước điều này trong khi sound check, người vận hành nên yêu cầu ca sĩ hay diễn giả thể hiện phong cách cá nhân của họ bằng cách trổ ra hết mức tối đa của mình, và xác lập các điều khiển một cách thích hợp để tránh distortion ở giai đoạn mix). Nếu mixer trang bị PFL meter, người vận hành dễ dàng đánh giá một thiết lập tối đa phù hợp với các bộ input attenuator đơn giản bằng cách tham khảo mỗi channel trên PFL meter (nên nhớ rằng nếu nâng (boost) những điều khiển channel EQ thường xuyên sẽ làm tăng mức pre-fader, có thể cần bù lại bằng cách tiếp tục giảm mức độ input).

    Một khi những level (mức độ) đã được thiết lập để không có channel nào bị quá tải, người vận hành sẽ giảm dần dần input attenuator của những channel quá lớn trong mix chính, khi các fader đang định vị tại các điểm tham khảo đã chọn. Nói chung, các channel có tín hiệu sẽ có mức lớn nhất khi mix sẽ là những cái mà mức pre-fader sẽ giữ nguyên tại hay gần mức tối đa của nó trên meter. (Mức độ cao nhất (highest level) khi mix âm nhạc điển hình, thí dụ, có thể hướng theo ca sĩ chính, và chắc chắn là bộ trống, phổ biến nhất là kick và snare). Các bộ input attenuator của channel còn lại có thể được điều chỉnh thấp xuống để cho các fader được đưa vào một phạm vi làm việc hợp lý, vì vậy nó không bao giờ xuống ở vị trí dưới cùng đường chạy của nó.

    Hầu hết pot rất hữu dụng khi thiết lập (set) trong phạm vi trung tâm, giữa 1/2 và 3/4 trong phạm vi của nó, vì điều này cần chức năng điều chỉnh lên hay xuống linh hoạt nhất. (Có thể khác trong những thiết kế khác, theo cách pot và/hay faders được hướng dẫn xử dụng bởi hãng sản xuất, do đó, mỗi thiết kế cần được sản xuất riêng cho đặc điểm riêng của mình. Một số thiết kế của pot có thể rất nhạy ở mức thấp nhất hay cao nhất ở hai đầu đường chạy của nó, nơi mà một chuyển động nhẹ đôi khi có thể có một kết quả nhiều hơn. Những cái khác có thể có các điểm nóng ở đâu đó trong khoảng giữa của nó).

    Điều chỉnh thay đổi input attenuator, như đã đề cập, nên được dùng để mang những fader vào một khu vực hoàn toàn khả thi trong tổng chiều dài của nó. Thông thường các hãng sản xuất sẽ cung cấp hướng dẫn đánh dấu khoảng chạy của fader để chỉ thị ra một điểm tham khảo lý tưởng, hay thiết lập trung bình, cho người vận hành . (Nên nhớ rằng khi điều chỉnh lại mức input attenuator cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ tín hiệu tại aux send, vì vậy nó cần phải được điều chỉnh chính xác). (Với những mixer analog thông dụng ở VN, có thể chọn điểm đánh dấu 0dB trên fader làm điểm chuẩn – ND).

    Tương tự, nếu sức mạnh của tín hiệu tại fader master mạnh đến nỗi nó cần phải rất gần đáy đường chạy của nó mới có được mức độ đúng ý cho mix toàn bộ, sau đó thiết lập trung bình trên faders và / hay sắp đặt riêng trên các input attenuator có thể bị giảm cho phép người vận hành mang những master vào một giải dễ dùng hơn. Chúng ta cũng có thể giảm toàn bộ hệ thống tại một EQ outboard hay bộ xử lý tín hiệu khác, chẳng hạn như kiểm soát input level của crossover.

    Nếu xử dụng submasters, kiểm tra PFL tại submasters và các faders chính, cố gắng tìm sự cân đối gain hợp lý ở mỗi giai đoạn được hiển thị trên PFL meter. Cuối cùng, hãy kiểm tra những output meter chính để bảo đảm hiển thị tình trạng quá tải này không chỉ có ở program level lớn nhất. Nếu tình trạng quá tải xảy ra tại bất kỳ giai đoạn nào dọc đường tín hiệu, giảm mức input hơn nữa cho đến khi tìm thấy sự cân bằng thích hợp cho vị trí fader. Trong mixer thiết kế tốt, các thao tác trên thường sẽ bảo đảm không có sự quá tải của các mạch đang xảy ra ở giai đoạn mix.

    Figure 7-6.jpg
    Hình 7.6: Kết nối input channel mẫu.

    Trong cả hai thí dụ ở đây, các line input nói chung sẽ ít nhạy hơn (và có (trở kháng impedance) cao hơn một chút) so với input micro, cho phép xử lý được line level tiêu chuẩn. Thường nhất nó chỉ đơn giản là hai loại jack guitar tiêu chuẩn, mặc dù trên một số mixer, Line in có cấu hình TRS balanced. Một jack phone unbalance (jack guitar chuẩn), đã giới thiệu trong chương 5 có thể được cắm jack như vậy trong mọi trường hợp. Nhưng một plug TRS balanced sẽ không chức năng đó trừ khi các jack Line in cũng là balanced. (Các cấu hình nối dây được mô tả trong Chương 16).

    Line Out trong thí dụ A sẽ cho phép chúng ta nhận được tín hiệu từ post-fader output channel riêng biệt, dùng thường xuyên nhất là trong recording multi-channel.

    Đối với patching-purpose (mục đích ráp nối) thí dụ như cho một limiter hay EQ insert (chèn) bổ sung. Trong thí dụ A hai line unbalanced được xử dụng, thường được gọi làSend và Return. Thí dụ B xử dụng một jack cắm TRS, với Tip và Ring là các line riêng biệt, hiển thị trong hình 7.8.

    Figure 7-7.jpg
    Hình 7.7: Phần master mẫu, kết nối ở bảng điều khiển phía sau của mixer 16 x 4 x 2.

    Thông thường mixer hay gặp cái này mà không cần truy cập sách hướng dẫn xử dụng. Bảng mẫu này ra giả thuyết bảng output này là một phức hợp (composite) bao gồm một số nguồn thông thường, gây nhầm lẫn cho người xử dụng thiếu kinh nghiệm.

    Stack: Thông thường là một input, được chỉ định để nhận tín hiệu từ một mixer bổ sung đã bao gồm trong main output.

    Inserts: Ở đây chúng ta có thể giả định rằng jack TRS insert là một định dạng như trong hình 7.8. Nếu không chắc chắn về việc Tip (Đầu nhọn của jack) là send hay return, cố gắng mày mò thử nghiệm để thiết lập định dạng cho toàn bộ mixer. Nếu insert không đánh dấu theo channel, thì nó tương ứng với output cụ thể trực tiếp bên dưới nó (trong trường hợp này là bốn subgroup, L / R và Sum out).

    Output: Ở đây là trường hợp mà mỗi jack output XLR là balance, mỗi jack 1 / 4 " là unbalance. Lưu ý rằng vì không có nhãn bên dưới các jack output XLR, các hãng sản xuất trong trường hợp này cứ cho sự hiểu biết về những định dạng chuẩn là một phần bắt buộc của người xử dụng mixer. Thông thường, Subgroup output từ 1 đến 4 sẽ chỉ được xử dụng cho mục đích taping (thu âm).

    FX / Aux 1 & 2: Ở đây hai return được trang bị cho các hiệu ứng loop, có thể điều chỉnh bằng cách điều khiển nhãn tương tự trên mặt trước mixer. Giả định bình thường ở đây sẽ là chỉ có hai trong số aux. output sẽ được dùng cho các hiệu ứng. Hai cái khác, thông thường là các aux pre-fader, thường được dùng cho stage monitor send, vì vậy nó thường không cần return.

    Monitor out: Trong trường hợp này chúng ta có thể cho rằng hợp lý nhất là các output mang nhãn Monitor Out không nói đến stage monitor send, vì hai lý do: Thứ nhất, thật tế là trong bốn aux dán nhãn là Aux. 1 đến 4 sẽ cho biết rằng thuật ngữ monitor trong trường hợp này nói đến một chức năng khác hơn là nó sẽ vào mixer với aux. output mang nhãn effects và monitor. Thứ hai, vị trí của nó, cùng head-phone output và Talkback-mic input, cho biết một dạng thức mà nó sẽ cho phép các mixer nhân đôi như là một recording mixer, với một monitor trong phòng điều khiển. Loại output này thường là một phiên bản line level của cùng một tín hiệu gửi đến headphone output.

    TalkBack: Cái này này nói chung là input của micro balanced tiêu chuẩn, được chỉ định đến các aux pre-fader và kiểm soát được bởi một điều khiển có nhãn tương tự như phần master của mixer.

    Figure 7-8.jpg
    Hình 7.8: Cấu hình nối dây jack TRS (insert).

    Chân Tip-Ring-sleeve của jack 1 / 4 " được xử dụng ở đây để xử lý hai line unbalanced, giống như kết nối của một headphone stereo chuẩn, (Đây là một dạng thức không tương thích với jack line TRS balanced sẽ mô tả trong chương 16). Như đã đề cập trước đây, nếu sách hướng dẫn xử dụng không hữu dụng, cần phải được thực hiện phương pháp cố gắng mày mò để biết thiết kế mixer chỗ nào là send và chỗ nào là return.

    Cẩn thận ở đây, một số mixer dùng Tip là send, số khác dùng Tip là return.

    ------------- Hết Chương 7 -------------​
     
    Vũ Thái Dương and Scorpio like this.

Share This Page

Loading...