Chủ đề: Nhạc vàng và loa đánh nhạc vàng!

Discussion in 'Loa' started by thanrua888, 17/4/13.

  1. mrhatuvu

    mrhatuvu Advanced Member

    Joined:
    18/3/14
    Messages:
    771
    Likes Received:
    487
    Location:
    Passionate about sound
    em thấy trường hợp này khoai thật :(
    nhưng vẫn có con sony ss k5
     
  2. gacon_vn

    gacon_vn Advanced Member

    Joined:
    18/12/07
    Messages:
    116
    Likes Received:
    16
    Các bác cho hỏi với loa cây mới giờ có model nào phù hợp để chơi thể loại nhạc vàng không ? Jamo D590 thì sao nhỉ ?
     
    TRANDAIARC likes this.
  3. nguyenha7940

    nguyenha7940 Advanced Member

    Joined:
    5/12/12
    Messages:
    4.310
    Likes Received:
    1.387
    Location:
    Đống Đa,Hà Nội,sdt 0362353228
    Đề nghi bác nói rõ hơn được không. ....
     
  4. TRANDAIARC

    TRANDAIARC Advanced Member

    Joined:
    31/7/08
    Messages:
    611
    Likes Received:
    87
    Location:
    TPHCM
    Loa cột Bác tìm dòng Pioneer S-99 Twin ghép với đèn nghe khá ổn.
    Jamo D590 hợp với nhạc mạnh hơn là nhạc vàng.
    Tuy nhiên nếu có điều kiện cứ phải nghe thử tận tai xem có hợp không.
     
  5. TDHien59

    TDHien59 Advanced Member

    Joined:
    13/9/07
    Messages:
    511
    Likes Received:
    27
     
    TRANDAIARC likes this.
  6. TRANDAIARC

    TRANDAIARC Advanced Member

    Joined:
    31/7/08
    Messages:
    611
    Likes Received:
    87
    Location:
    TPHCM
    Đèn EL34 mạch PP Bác ạ.
     
  7. gacon_vn

    gacon_vn Advanced Member

    Joined:
    18/12/07
    Messages:
    116
    Likes Received:
    16
    Theo bác các dòng loa đời mới có cặp loa cột nào ~ 20-15 triệu nghe tốt nhạc trữ tình, nhạc vàng, các loại nhạc nhẹ nhàng không ?
     
  8. NguyenTuan77

    NguyenTuan77 New Member

    Joined:
    3/9/17
    Messages:
    3
    Likes Received:
    0
    - Xin chào tất cả các anh em gần xa của vnav.vn. Mình mới tham gia diễn đàn, nay có một vấn đề cần đến các anh em cao thủ audio tư vấn giúp.
    - Mình đc người thân xách tay từ Mỹ về 1 ampli Onkyo A-9050. Nhưng mình không biết nên chọn loa nào để phối ghép với e Onkyo này.
    - Tiêu chí nghe nhạc của mình: nhạc vàng,tiền chiến,hoà tấu
    - Diện tích phòng nghe nhạc 20m2
    - Và nên chọn nguồn nhạc nào để có đc âm thanh hay nhất: Đi chép về Hdd, download từ internet, hay đầu CD. Nếu đầu CD thì nên chọn loại nào?
    - Cuối cùng kinh phí đầu tư cho loa khoảng 10 triệu. Dây AV+dây loa 2 triệu.
    Chân thành cảm ơn các anh em và các bạn đã đóng góp ý kiến cho mình. Chúc mọi người nhiều sức khoẻ.

    https://www.vnav.vn/threads/nho-tu-...vang-tien-chien-voi-ampli-onkyo-a-9050.46040/
     
  9. phongvan2000

    phongvan2000 Advanced Member

    Joined:
    23/10/09
    Messages:
    347
    Likes Received:
    277
    Thanh Lam giáo chủ, lãnh chúa Đàm Hưng, thần kê Chi Pu và những trận "đồ sát" kinh sợ nhất showbiz 2017

    [​IMG]

    Âm nhạc vốn là thứ tinh hoa, giúp con người hướng đến những điều chân, thiện, mỹ. Nhưng nay nhìn vào làng võ nhạc thì không thiếu những cảnh "đồ sát" nhau bằng ngôn từ cay
    Thời bấy giờ, ở nước Nam Việt, người dân no ấm, đời sống vui vầy nên việc hát ca, diễn xướng rất thịnh hành. Từ kinh đô phồn hoa đô hội đến chốn thôn quê đâu đâu cũng thấy người ta thi thố rồi bày gánh hát say sưa quên cả tháng ngày.

    Ở vùng đất phía Nam gần sông Cửu Long rộng lớn, ai ai cũng quen với sự ngự trị đầy tự tôn của những tay cao thủ võ nhạc như Đàm Hưng lãnh chúa, Ngọc Sơn giáo chủ, tiểu bá vương Dương Triệu Vũ hay ngọc nữ Lâm Chi Khanh người đã quyết tâm luyện thành công bộ Tịch tà kiếm phổ cộng thêm bí kíp Quỳ hoa bảo điển lừng danh thiên hạ.

    Để củng cố ngôi vị của mình, những tay cao thủ này vẫn thường tổ chức đại nhạc hội quần hùng mỗi năm vài lần. Họ đứng trên đài cao mang y phục sặc sỡ rồi thi triển thân pháp nhẹ nhàng tựa hồ như nước chảy mây trôi.

    Mỗi khi họ vận khí lực, tống luồng hơi từ đan điền qua thanh quản rồi phóng ra ngoài thì tưởng như trời đất ngừng quay, chim chóc ngừng kêu, đám nhân sĩ phía dưới cùng thôi hò hét để lắng nghe vào tận tâm can những âm thanh du dương, nhẹ nhàng nhưng đầy mê hoặc.

    Thời xa xưa, thứ cung phu đặc dị này được gọi là nhạc sến nhưng sau này, các đạo sĩ người Tây dương đã minh định rõ, đây chính là trường phái Bolero danh chấn giang hồ tưởng đã thất truyền thì không ngờ nó lại phát tiết rực rỡ ở vùng đất xa xôi phía nam nước Việt.

    Nhưng phía Nam có công phu nhạc vàng thì vùng đất phía Bắc lại thịnh hành bí kíp nhạc đỏ, sự phân định rạch ròi này cũng giống như Nam quyền, Bắc cước đã xưng hùng xưng bá ở Trung Hoa hàng ngàn năm trước.

    Những tưởng, địa linh nào thì có nhân kiệt nấy, mỗi người hùng cứ một phương, nước giếng không phạm nước sông. Nhưng các tay cao thủ phía Bắc không cam tâm khi thấy tên tuổi của mình ngày ngày bị lu mờ, lãng quên.

    Một hôm, nữ giáo chủ Thanh Lam, người nổi danh với tuyệt chiêu Màu hoa đỏ bỗng nhiên nộ khí xung thiên rồi lôi những tay cao thủ ở phía Nam ra mà rằng, nhiều kẻ nổi tiếng bất quá cũng chỉ nhờ thế thời chứ không có thực học, chân tài. Họ không được luyện công ở những lò luyện thanh chính phái.

    [​IMG]


    Ngay sau đó, một tay cao thủ khác là Tùng Dươngđạo sĩ, người này nổi tiếng giang hồ với các chiêu thức phát công đầy ma mị cũng đăng đàn tuyên bố, nam phụ não ấu mà đắm đuối với bolero thì quả nhiên là sự tụt lùi của võ nhạc, đáng lo, đáng tiếc lắm thay.

    Cần phải nói về Tùng Dương đạo sĩ, Dương vốn là người luyện công thanh nhạc nhiều năm, nếu nói về võ công chính phái thì ít ai bì kịp, tuổi còn trẻ mà tài cao vời vợi nên Dương đôi lúc cảm thấy mình đang cô đơn trên đỉnh Phù Vân.

    Mỗi lần Dương phát công, âm khí réo rắt, không gian xung quanh như biến dạng khiến ai nấy vừa cảm phục vừa run sợ bội phần.

    Sau khi bị hai đại cao thủ võ nhạc phía Bắc lên tiếng chê bai và có ý coi thường, Đàm Hưng lãnh chúa, tiểu bá vương Dương Vũ đã ngay lập tức thi triển tuyệt học đáp trả dữ dội.

    Đàm Hưng đứng trước quần hùng tuyên bố, kẻ nào động đến Hưng, Hưng sẽ cào mặt ra. Trước sự phản ứng dữ dội của những đại cao thủ phía Nam, Tùng Dương, Thanh Lam vội thoái lui.

    Hỗi ôi, họ đâu biết rằng, bây giờ đã là thời của công phu đặc dị nhạc vàng. Các cuộc tranh tài thi chọn truyền nhân nhạc sến, tuyệt học bolero xuất hiện như nấm sau mưa…

    Nhìn vào bức tranh võ nhạc, nơi mà đâu đâu cũng thấy người ta luyện bolero thì đủ biết, thời của võ nhạc phía Bắc với trường phái luyện âm đanh thép, đòi hỏi vận dụng nhiều sức lực, kỹ thuật, trọng cương hơn nhu đã không còn độc bá nữa rồi.

    Thời thế mỗi thời mỗi khác, âu cũng là quy luật của đất trời, không một cao thủ hay môn phái nào có thể đứng mãi trên đỉnh cao danh vọng.

    Những tưởng, bây giờ là thời thế của tuyệt học bolero thì bỗng đâu một hôm, giang hồ xôn xao, rúng động khi một tiểu nữ mặt ngọc, mày ngài không rõ dã luyện công ở đâu mà tự nhiên xuất hiện rồi tuyên bố, ở Nam Việt, cứ cầm mic lên thì sẽ thành cao thủ võ nhạc, tức là ca sĩ.

    Tiểu nữ mặt ngọc này có biệt danh Chi Pu dường như chưa luyện qua bất cứ trường lớp thanh nhạc chính phái nào, cũng không được đại cao thủ nào truyền cho bí kíp phát âm, cũng chẳng qua cuộc tranh tài chọn truyền nhân nhạc vàng, nhạc đỏ.

    Chi Pu xuất hiện thi triển võ nhạc theo kiểu vô thức vô chiêu, luồng hơi Chi Pu phát ra không cương cũng chẳng nhu, nó lào khào nhưng khi được kết hợp với thân thủ phi phàm thì thành ra một trường phái lạ lùng rất khó để nhận diện.

    Nhiều cao hoảng hốt khi nghe âm khí Chi Pu phát ra giống thần kê gáy vang mỗi sáng. Nhưng lượng đồ đệ theo tiểu nữ này mỗi ngày mỗi đông, có khi lên tới vài triệu người.

    Khi thấy Chi Pu - một kẻ vô danh tiểu tốt tự nhiên bước ra gây sóng gió khắp chốn giang hồ thì nhiều người khác ấm ức khôn nguôi.


    Tiểu muội mưa Hương Tràm sau quá nhiều năm lăn lộn mà cứ kẻ nhớ người quên đã không phục mà thét lên, trời đã sinh ra Tràm cớ sao lại có thêm Pu, kẻ như Pu không xứng đứng cùng ta ở bất kỳ đâu…

    [​IMG]


    Cuộc chiến giữa Tiểu muội mưa với truyền nhân của thần kê còn chưa lắng xuống thì một cao thủ khác là Dương Cầm lại lên tiếng chê bai võ nhạc của tiểu mỹ nữ Miu Lê…

    Những người có kiến văn sâu rộng, võ nhạc tinh thông khi nhìn vào những trận tranh quyền đoạt vị diễn ra liên miên trên giang hồ thì không khỏi ngán ngẩm.

    Trên chốn võ nhạc nơi đây, bấy lâu người ta lâu nay đã quên mất truyền thống tương ái, tương thân. Kẻ non nớt đến sau thì hiếu thắng, tự phụ, kiêu căng, người có tên có tuổi đã luyện xong tuyệt học thì phát ngôn kẻ cả, ngông cuồng…

    Âm nhạc vốn là thứ tinh hoa, nó giúp con người hướng đến những điều chân, thiện, mỹ. Nhưng nay nhìn vào làng võ nhạc thì không thiếu những cảnh "đồ sát" nhau bằng ngôn từ cay độc, phũ phàng.

    Những người muôn năm cũ như Văn Cao, như Trịnh Công Sơn… đã mãi mãi không quay về nữa. Người dân thèm nghe những thanh âm dịu ngọt như suối mơ, dịu dàng như mùa thu từ muôn kiếp trước…

    Nhưng tiếc là những thanh âm đó rất ít được ngân lên, giờ đây người ta đã biến âm nhạc thành võ đài để dìm nhau những mong tìm chỗ đứng.

    Than ôi, làng nhạc Việt sao càng ngày càng giống chốn võ lâm hàng trăm năm trước.

    *bài viết thể hiện góc nhìn tác giả, có tính chất giải trí vui vẻ
    http://m.soha.vn/thanh-lam-giao-chu...inh-so-nhat-showbiz-2017-2017122014342481.htm
     
    minhhp6365, nguyenlan and Do Hoa like this.
  10. mrhatuvu

    mrhatuvu Advanced Member

    Joined:
    18/3/14
    Messages:
    771
    Likes Received:
    487
    Location:
    Passionate about sound
    bài viết trên công phu quá. may là mình không nghe nhạc của mấy bang phái nêu trên :D
     
  11. phuongtdcn

    phuongtdcn Approved Member

    Joined:
    4/2/18
    Messages:
    49
    Likes Received:
    4
    e đang có cặp loa nỉ phễu sony, đang nghe bằng đầu cd ô tô. e đang tìm cho e nó 1 amp phối ghép tốt nhất với tầm giá dưới 3tr. Biết là tuỳ theo tai nghe mỗi người, nhưng e xin các bác tư vấn 1 vài e thông dụng. Em nghe mn nói ghép với amp đèn el34 pp là hợp nhất nhưng giá lại hơi chát, tiện bác nào có bán giá yêu, e gom lúa xúc liền
     
  12. Quachvandung74

    Quachvandung74 Approved Member

    Joined:
    2/2/18
    Messages:
    36
    Likes Received:
    13
    Với khoãng tiền này khó mà mua được cặp loa hiend nào ở các loa thương hiệu khác. Đã từng nghe so sánh với B&W 604S3 ( 1400 do ) Tôi thấy D590 hay hơn
     
  13. hoangmk

    hoangmk Approved Member

    Joined:
    2/2/14
    Messages:
    17
    Likes Received:
    32
    Mình mới lấy loa Mordaunt Short HT50, nghe nhạc vàng cũng khá hay
     
  14. Quang Tiffany

    Quang Tiffany Approved Member

    Joined:
    14/1/18
    Messages:
    50
    Likes Received:
    5
    Cái âm nhạc ấy mà nói thì nó chạm đến tâm hồn của mỗi người nghe. Bác cứ họi các cụ ngày xưa mà được đi nghe ca nhac thì dù giá gì cũng phải đi. Chính vì vậy ta phải tìm 1 thiết bị mà để thỏa mãn cái tâm hồn của người nghe thôi.
    Nghệ thuật thì khó có thước đo lắm bác ạ!!
     
    phuongtdcn likes this.
  15. nguyenlinh63

    nguyenlinh63 Advanced Member

    Joined:
    13/9/10
    Messages:
    76
    Likes Received:
    62
    Mình cũng vậy. Môn phái TÀ NHẠC này mình nuốt không trôi.
     
  16. hoanganhtuan

    hoanganhtuan Approved Member

    Joined:
    16/9/14
    Messages:
    20
    Likes Received:
    0
    co le nhac bolero moi nguoi nghe moi kieu toi truoc nghe jbl l100 nhac vang thay hay gan day nghe ban be bao ar hay toi cung doi sang ar2ax bbo thay cung duoc nhung vai thang sau thay khong hop voi minh lai quay ve jbl l 100 tron nghe hop voi minh hon vay toi co vai loi chia se mong anh em bo qua cho
     
  17. spd

    spd Approved Member

    Joined:
    21/8/11
    Messages:
    15
    Likes Received:
    0
    Location:
    114/6M Thống Nhất , Phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM
    Có một nữ ca sĩ rất trẻ ở Hà Nội, Mạc Thủy, làm sống lại một phong cách chơi nhạc của Sài Gòn trước 1975. Cô không phát hành các bài hát của mình bằng CD, DVD, SACD hay các file kỹ thuật số cao cấp DSD,…. Cô phát hành các băng nhạc “cối” dạng băng nhạc phát các đầu Akai khi xưa. Cách hát và hòa âm phối khí cũng tương tự như xưa: hát mộc, truyền cảm, chậm rãi, không sử dụng nhạc cụ điện tử. Nói chung là quay về kỹ thuật âm thanh Analog thời xưa, trong khi bây giờ là thời đại của digital. Các bác Audiophile "Nhạc Vàng" bây giờ không phải mất nhiều tiền và công sức để sưu tầm các băng cối đã bị giảm chất lượng nữa.
     
  18. ducduong86

    ducduong86 Approved Member

    Joined:
    24/12/08
    Messages:
    35
    Likes Received:
    14
    Nhạc vàng thì mình ưng loa Mỹ
     
  19. tranphuong12vy12

    tranphuong12vy12 Approved Member

    Joined:
    20/4/19
    Messages:
    25
    Likes Received:
    2
    nhs likes this.
  20. Delet

    Delet Approved Member

    Joined:
    18/2/12
    Messages:
    32
    Likes Received:
    236
    Em rất Kính nể bác quá đi!


     
  21. phongvan2000

    phongvan2000 Advanced Member

    Joined:
    23/10/09
    Messages:
    347
    Likes Received:
    277
    Nguyễn Văn Đông: 'Đường đời mưa bay gió cuốn'
    • Jason Gibbs
    • Viết cho BBC Tiếng Việt
    23 tháng 3 2018
    [​IMG]

    NGUỒN HÌNH ẢNH,SBTN

    Chụp lại hình ảnh,
    Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông từng là sĩ quan Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa

    Tôi được gặp và nói chuyện với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hai lần, năm 2009 và năm 2015. Ông ngoài 75 tuổi nhưng đầy nhiệt huyết như một con hùm.
    Ông Đông nói rằng ông có đọc sách của tôi. Hình như dù có vài thắc mắc không tiện nói về sách này, ông thấy tôi là một người đáng tin. Ông nhấn mạnh rằng gần như không cho ai phỏng vấn ông.
    Trong bài này tôi sẽ không nói nhiều về các tác phẩm của nhạc sĩ tài hoa này. Tôi muốn nói đến hiện tượng của Nguyễn Văn Đông trong bối cảnh thị trường nhạc thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa.

    Đời ông bị làm chia đôi. 43 năm (1932-1975) ông làm hết mình - ông học hỏi, sản xuất, và làm việc nước. 43 năm nữa (1975-2018) ông im lặng để tồn tại.

    Mặc dù sau năm 1975 ông sống như một người vô hình, nhưng tôi đã được gặp một đàn ông rất tự tin và biết giá trị của mình. Trong nửa đời sản xuất tròn 43 năm, ông đạt được những thành công phi thường.

    Nguyễn Văn Đông sinh ở quận 1, Sài Gòn. Bố mẹ gốc Tây Ninh là điền chủ từng bị bắt tù thời chiến tranh chống Pháp. Lúc bấy giờ có một sĩ quan Pháp, đại úy Vieux coi Nguyễn Văn Đông như người em kết nghĩa nhận ông là con nuôi và cho học tại École d'enfants de troupe (Trường Thiếu sinh quân Đông Dương). Đây là một ngôi trường ưu tú, chỉ có con cái của sĩ quan Pháp được vào học.

    Trường này dạy về văn hóa và quân sự. Giáo sư âm nhạc là Charles Martin, một nhạc sĩ Pháp từng dạy hòa âm và phối khí từ những năm 1920 ở Sài Gòn.

    Thuở ấy Nguyễn Văn Đông đã học thổi kèn trompette và tham gia dàn nhạc fanfare của ngôi trường.

    Năm 1948 khi lên tuổi 16 ông cũng sáng tác "Thiếu sinh quân hành khúc" đã được nhận là bài ca của trường.

    Năm 1951 ông thi vào École Militaire Cap Saint Jacques (Trường Võ bị sĩ quan Vũng Tầu) và năm 1952 ông học xong với cấp sous lieutenant (thiếu úy).

    Năm 1952 ông học thêm ở École Militaire Interarmes de Dalat (Trường võ bị liên quân Đà Lạt) và năm sau ông lên cấp trung úy. Rồi sau đó ông ra Bắc và học tiếp ở École Tactique Hanoi (Trường chiến thuật Hà Nội).

    Trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh Đông Dương thứ nhất, ông chỉ huy một Đại đội Trọng Pháo ở hai tỉnh Móng Cái và Lạng Sơn. Sau biến cố thua trận ở Điện Biên Phủ, ông được chuyển về miền Nam.

    Từ năm 1954 đến 1958 Nguyễn Văn Đông đóng quân ở Đồng Tháp Mười. Khu này được coi như một "chiến trường ác liệt" suốt 30 năm chiến tranh ở Đông Dương. Nó cũng là căn cứ địa của bên cộng sản vì nằm cạnh ranh giới Việt Nam - Cambodia.

    Nguyển Văn Đông là một hiện tượng rất hiếm là một nhạc sĩ chuyên nghiệp nhưng đã từng cầm súng trên trận địa. Năm 1956, Nguyễn Văn Đông soạn hai tác phẩm "Chiều mưa biên giới" và "Phiên gác đêm xuân." Các ca khúc này phản ánh đời sống của lính chiến ở khu ấy.

    Ông nói với tôi rằng ông "viết thực tế về lính." Ông "có thấy chết nhiều lắm, đau khổ nhiều lắm." Khi mới cho phổ biến hai bài ca ấy ông đề tên bút Vì Dân như nửa muốn giấu tên mình. Hai ca khúc đều có lời giới thiệu: Kính tặng các Chiến sĩ một nắng hai sương lao mình nơi tiền tuyến, dâng mình cho đất nước và các Bạn thanh-niên sắp khoác chiến y.

    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Chụp lại hình ảnh,
    Nhạc phẩm ''Chiều mưa biên giới''

    Chiều mưa biên giới
    Tôi hỏi ông về ca khúc "Chiều mưa biên giới" ông suy nghĩ sâu. Cũng có thể ca khúc của mình đã làm giảm sức chiến đấu của quân lực miền Nam ít hay nhiều. Nhưng ông nói là "trong người có trách nhiệm với lương trí."

    Ông "không làm chủ - không lãnh đạo được cái trí của mình." Ông muốn biểu lộ cảm xúc thực của mình. "Tôi không có ý muốn phản bội. Tôi muốn người ta hiểu mình."

    "Chiều mưa biên giới" được xuất bản năm 1959 rồi không biết bao nhiêu lâu sau đó lại bị cấm chung với các bài ca "Phiên gác đêm xuân," "Mấy dặm sơn khê," và "Nhớ một chiều xuân."

    Trên bìa sau ca khúc "Nhớ người viễn xứ" (sáng tác chung với Lâm Tuyền và được cấp phép xuất bản 26 tháng 4 1963) có danh sách bốn ca khúc này với lời nhắn các "quí bạn yêu nhạc đừng gởi thơ về xin chữ ký trên các nhạc phẩm này nữa."

    Trên bìa cũng đã đề cập đến hai ca khúc "Cuốn theo chiều gió" về "Bến đò biên giới" mà "chúng tôi cũng không xuất bản. Hẹn ra mắt quí vị khi có hoàn cảnh thuận tiện."

    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Chụp lại hình ảnh,
    Một số nhạc phẩm bị cấm của Nguyễn Văn Đông

    Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ thì lúc "thuận tiện" mới đến và các tác phẩm ấy được phổ biến rộng rãi. Thực ra "Chiều mưa biên giới" đươc nghe khắp mọi nơi như làm khuây với dân miền Nam đã cảm thấy khó phù hợp với phong cách cai trị chặt chẽ của chế độ ấy.

    Nguyễn Văn Đông tâm sự: "Làm văn nghệ rất là khó - không được sự hỗ trợ vì không vào cuộc chiến tranh tâm lý."

    Vì vụ bài ca "Chiều mưa biên giới" ông bị quân đội phạt, nhưng ông cũng giỏi về việc tự lăng-xê mình. Các bài hát bị cấm thì một điều tất nhiên là quần chúng sẽ càng thích và tìm đến.

    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Chụp lại hình ảnh,
    Hãng đĩa hát Continental năm 1960

    Nhạc sĩ - doanh nhân
    Ông là sĩ quan quân đội, là nhạc sĩ sáng tác, nhưng cùng thời ông là một doanh nhân. Ông đã từng lập ra một số hãng đĩa và nhà xuất bản. Ông mở hãng đĩa hát Continental năm 1960 (167 thương xá Nguyễn Huệ). Hãng đĩa Continental có nhãn hiệu chữ viết hoa in đệm và gọn. Tên Continental là tên gọi có tính quốc tế mà có nghĩa Lục Địa được viết thế trông oai nghi và nghiêm trang.

    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Chụp lại hình ảnh,
    Nhà xuất bản Trăm Hoa Miền Nam

    Sau đó năm 1966 ông lập nhà xuất bản Trăm Hoa Miền Nam (103 đường Nguyễn Thái Học).

    Nhãn hiệu Trăm Hoa Miền Nam được tao nhã in với chân chữ trang điểm với hình lá cây. Một thiếu nữ tóc bay thổi hạt và cánh của nụ hoa. "Trăm hoa" chắc gốc từ chữ "bách hoa" nghĩa là nhiều loài hoa.

    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Chụp lại hình ảnh,
    Hãng đĩa hát Sơn Ca

    Năm 1967 có thêm hãng đĩa hát Sơn Ca (135/116 đường Nguyễn Huệ) "do nhạc sĩ Phượng Linh trình bày" (Phượng Linh là tên bút chính của Nguyễn Văn Đông). Nhãn hiệu Sơn Ca hiện đại hơn, hai chữ ghép với nhau trên hình trái đất có con chim hót trên. Ở dưới có hình đàn guitar lập thể nhiều sắc màu.

    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Chụp lại hình ảnh,
    Chủ trương do Đông Phương Tử

    Ông sáng lập thêm một nhà xuất bản năm 1967 là "chủ trương do Đông Phương Tử." Đông Phương Tử là tên bút của Nguyễn Văn Đông khi làm cổ nhạc hay soạn lời tân cổ. Chữ của nhãn hiệu vừa tròn, vừa nét kẻ.

    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Chụp lại hình ảnh,
    Nhà xuất bản Hoa Bốn Phương

    Nguyễn Văn Đông lập nhà xuất Hoa Bốn Phương năm 1971 với nhãn hiệu có phong cách thí nghiệm. Chữ màu cam khó đọc trên nền cây cỏ nâu. Phông chữ cũng hỗn độn chữ hoa với chữ thường, chân chữ với sans serif trông rất hiện đại.

    Năm 1966 Việt Nam bắt đầu có kỹ thuật mới để phát thành nhạc là băng cát xét. Đến năm 1969 thì kỹ thuật này đã thành phương tiện chính của người tiêu thụ âm nhạc vì được sản xuất và bán rẻ tiền hơn.
    Hãng Continental thực hiện các chương trình mới và chương trình được biên soạn theo các đĩa hát 45 tua từ trước. Hãng Sơn Ca đã từng làm các chương trình cát xét chỉ có một nghệ sĩ (nổi tiếng nhất là Sơn Ca 7 với Khánh Ly ca nhạc Trịnh Công Sơn). Các băng cát xét Sơn Ca có nhạc đề ("Sơn Ca, Sơn Ca, Sơn Ca" với ba giọng ca nữ hát hợp âm xuống) của Nguyễn Văn Đông soạn và Lê Văn Thiện phối khí.

    Hãng băng nhạc Premier mà Nguyễn Văn Đông lập năm 1971 không sản xuất đĩa. Chữ Premier viết hoa được uốn cong như hình tròn của cuốn băng.

    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Chụp lại hình ảnh,
    Hãng băng nhạc Premier

    Quãng thời gian hữu ích nhất trong sự nghiệp văn nghệ của Nguyễn Văn Đông là khi ông được chuyển làm ở Bộ Tổng Tham Mưu ở Sài Gòn. Mặc dù Bộ Quốc phòng không thích ông làm văn nghệ, nhưng mỗi cuối tuần Nguyễn Văn Đông làm âm nhạc và xếp chương trình đĩa băng. Ông tự mô tả mình là "người chia làm hai." Đến trưa thứ Bảy ông làm quân sự, nhưng "tối thứ Bảy, Chủ Nhật thì thuộc về mình."

    Thị trường âm nhạc
    Là doanh nhân thì Nguyển Văn Đông phải nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường âm nhạc.

    Hãng của ông phân phối đĩa với 36 đại lý khắp miền Nam. Ông hỏi kỹ ở các đại lý về sở thích của người mua đĩa để sắp xếp các chương trình ăn khớp với thị hiếu của quần chúng nghe nhạc.

    Ông kể rằng một chương trình cải lương được phát hành với 10,000 đĩa mỗi lượt, nhưng một chương trình tân nhạc chỉ có phát hành 5,000. Thường lệ một chương trình cải lương hay tân cổ sẽ bán được 70,000 đĩa và một chương trình tân nhạc chỉ bán được 5,000 đĩa.

    Ông giải thích rằng lúc bấy giờ "cải lương nuôi tân nhạc."

    Ông thừa nhận "tân nhạc chỉ ăn ở thành phố." Quần chúng ở các tỉnh chỉ ưa mua đĩa vọng cổ và cải lương.

    Ông thực sự là một nhà sản xuất tài ba. Mỗi chương trình đĩa tân nhạc gồm bốn ca khúc thì ông chọn từng bài, tuyển các ca sĩ và dàn nhạc. Với các đĩa cải lương ông làm đạo diễn chọn đề tài chọn nghệ sĩ và thuê tác giả soạn kịch.

    Mỗi việc xảy ra từ khuya đêm thứ Bảy. Sau mỗi buổi cải lương kết thúc thì các nghệ sĩ đi đến phòng thâu ở cơ quan hãng Continental tại 167 thương xá Nguyễn Huệ. Các ca sĩ tân nhạc thường hát phòng trà rồi cũng đến phòng thâu từ khuya và làm việc suốt ngày Chủ Nhật.

    Để giúp vui ông đãi các nghệ sĩ những đồ ăn và uống ngon nhất. Các nhạc công rất vui mừng khi được làm việc với ông mặc dù là đêm khuya vì được tăng lương thêm một nửa.

    [​IMG]
    NGUỒN HÌNH ẢNH,TƯ LIỆU NGUYỄN VĂN ĐÔNG

    Chụp lại hình ảnh,
    Băng nhạc Continental

    Nguyễn Văn Đông làm việc tích cực ở nhiều lĩnh vực - soạn cổ nhạc, viết ca khúc, sản xuất đĩa, xuất bản nhạc phẩm, phân phối đĩa và bản nhạc, và điều hành một phòng thu âm. Tài năng chính của ông là "có tổ chức lắm."

    Nhờ Nguyễn Văn Đông làm kinh doanh giỏi, nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, kể cả kỹ sư âm thanh, họa sĩ, tiệm bán đĩa và bản nhạc cũng được kiếm sống.

    Nhưng ông cũng làm các việc nhỏ nhoi như viết chapeau (tức "cái nón), thực là lời giới thiệu cho các chương trình băng nhạc.

    Sau 1975
    Sau 1975 ông mất hết. Vì ông là đại tá của quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng nhận mề đay của quân đội Mỹ tặng thưởng, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị giam 10 năm.

    Trong những năm đầu ông ở một trại tại Biên Hòa, nhưng từ năm 1978-1985 ông ở Khám Chí Hòa.

    Tại các trại ở ngoài trời có chế độ lao động thì ông sung sướng hơn, khi bị giam ở nhà tù phải ngồi đợi trong im lặng. Là một con người ham hành động thì bị bắt phải ngồi không rất là đau khổ.
    Khi được thả tự do và được sum họp với gia đình ông sống rất khép kín. Một điều tất nhiên là ông từng thường bị công an thăm hỏi và theo dõi.

    Không muốn bị nghi ngờ thì ông phải tiếp xúc với mỗi người rất cẩn thận. Một thí dụ là khi mở tài khoản email ông chọn một công ty Việt Nam để được công khai và dễ kiểm soát hơn.

    Tôi nghĩ rằng ông hiểu rõ vị trí của một người lính bên thua cuộc và chấp nhận hay chịu đựng cái đời sống mới ấy mặc dù đời sống ấy chưa có chỗ đứng cho mình được hoạt động.

    Nhưng ông đã tồn tại. Ngay sau biến cố năm 1975 các sản phẩm văn nghệ ông từng thực hiện bị xã hội mới coi xấu, thậm chí là độc ác. Hàng hóa của các công ty ông bị tịch thu luôn.

    Nhưng mới đây thì nền tân nhạc thời Việt Nam Cộng Hòa được xét lại và dần dần được chấp nhận kể cả tán dương.

    Hiện nay nhiều người than phiền về thị trường lộn xộn của âm nhạc Việt Nam. Song thị trường ấy chỉ khởi đầu từ những năm 1990 mà được xây lại từ đầu trong những năm đổi mới.

    Trước năm 1975 thì miền Nam Việt Nam đã từng có một thị trường âm nhạc mà cũng có những nét lộn xộn. Nhưng thị trường ấy cũng có mặt tao nhã.

    Nguyễn Văn Đông là một tay mạnh ở đằng sau thị trường âm nhạc miền Nam lúc bấy giờ. Ông soạn ca khúc theo kiểu phương Tây, nhưng ông cũng là một "Phương Đông tử" nâng cao nhạc truyền thống.

    Các chương trình ông được thực hiện rất kỹ càng. Ông chú ý đến kỹ thuật âm thanh và họa tiết từng bìa và quảng cáo để hiện đại hóa văn nghệ Việt Nam. Thực ra ông chế tạo những sản phẩm văn hóa hậu tân thời và rất cá tính.
    Jason Gibbs có bằng tiến sĩ về Lý thuyết và Sáng tác âm nhạc từ Đại học Pittsburgh, chuyên nghiên cứu âm nhạc Việt Nam.
    Bài viết gửi BBC được ông viết trực tiếp bằng tiếng Việt.
     
    kenzoman and minhhp6365 like this.
  22. yentran

    yentran New Member

    Joined:
    9/8/21
    Messages:
    5
    Likes Received:
    7
    Chắc bác chủ bài là fan nhà văn Kim dung
     
    hhiepbi likes this.
  23. Xshop-luxury

    Xshop-luxury Approved Member

    Joined:
    4/11/17
    Messages:
    21
    Likes Received:
    12
    Cứ bass 40 từ alnico nhện mềm gân mềm màng giấy trên 95db 16ohm là loa nhạc zàng
     
    yentran likes this.
  24. yentran

    yentran New Member

    Joined:
    9/8/21
    Messages:
    5
    Likes Received:
    7
    Thế mà em cứ tưởng loa Ar mới chuyên nhạc vàng?? Mà loa Ar có loại nào bass 40cm đâu??
     
    Trien78 likes this.
  25. lethientamtlnq

    lethientamtlnq Advanced Member

    Joined:
    17/3/14
    Messages:
    287
    Likes Received:
    162
    Nhạc vàng là cách gọi dân gian của các bài hát chủ yếu được sáng tác trước năm 75, một số bài hát đi hát lại cả chục lần như nữa đêm ngoài phố, thành phố buồn... Đó là cách gọi của người việt thôi. Như bài Lý ngựa ô dù hát theo phong cách gì cũng được gọi là nhạc vàng chứ không thể gọi nó là nhạc đỏ hay nhạc xanh được.
    Còn Loa và đồ điện tử nói chung thì chủ yếu dựa theo " nhịp điệu" để phân biệt như country, jazz, rock...
    Cũng là bài nhạc vàng: Hoa cài mái tóc, nhưng Hương Lan hát là country nhưng Lương Gia Huy hát là Dance nên nếu dùng khái niệm nhạc vàng để chọn loa và amply thì sẽ rất khó vì nó không có liên quan gì nhau cả. Nhưng nếu dùng khái niệm nhạc country, jazz, rock để chọn thì sẽ có tính chính xác hơn.
     

Share This Page

Loading...